Mức Độ Lắng Nghe Ý Kiến Của Nct Có Việc Làm Từ Phía Bạn Thân19



ĐLC

0,94

0,03

0,89

0,99

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 18

Tinh thần tương trợ cao nêu trên xuất hiện ở các nhóm xã hội khác biệt về giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH. Theo đó, NCT nam giới có tinh thần tương trợ cao hơn so với NCT nữ giới; NCT có sức khỏe yếu có tinh thần tương trợ cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt; và NCT thụ hưởng CSXH có tinh thần tương trợ cao hơn NCT không thụ hưởng. Điều này có nghĩa NCT có việc làm nêu cao tinh thần tương trợ dành cho cộng đồng, dù rằng tinh thần đó có sự khác biệt theo các nhóm xã hội khác biệt.

4.3.Sự tôn trọng xã hội

Sự tôn trọng xã hội trong nghiên cứu này được đo lường thông qua mức độ lắng nghe từ phía bạn thân, hàng xóm về ý kiến mà NCT có việc làm đưa ra. Mức độ tôn trọng đó được đo lường bằng thang điểm số dao động từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên nghe theo. Thực tiễn khảo sát cho thấy NCT có việc làm luôn nhận được sự tôn trọng cao từ phía xã hội.

4.3.1. Mức độ tôn trọng từ phía bạn thân, hàng xóm

Tương tự chương 3, chương 4 đo lường mức độ tôn trọng mà xã hội dành cho NCT có việc làm thông qua tiêu chí đánh giá mức độ lắng nghe ý kiến của nhóm dân số này từ phía bạn thân và hàng xóm. Với tiêu chí đo lường đó, kết quả khảo sát cho thấy NCT có việc làm nhận được sự tôn trọng xã hội ở thang điểm số cao.

Cụ thể, kết quả khảo sát cho thấy ĐTB đo lường mức độ lắng nghe ý kiến của NCT có việc làm lên tới 3,81 điểm từ phía bạn thân, song sự tôn trọng này giảm dần theo độ tuổi, từ mức 3,85 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 xuống còn 3,84 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 và còn 3,74 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi từ 70 trở lên. Mặc dù vậy, mức điểm cao hơn ngưỡng trung bình theo thang điểm 5 nêu rõ sự tôn trọng cao mà bạn thân dành cho NCT có việc làm, dù họ thuộc độ tuổi từ 70 trở lên.

Bảng 4.11. Mức độ lắng nghe ý kiến của NCT có việc làm từ phía bạn thân19


19 Ghi chú : Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên lắng nghe




ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 – 64

3,85

0,09

3,66

4,02

65 – 69

3,84

0,08

3,69

3,99

≥ 70

3,74

0,09

3,57

3,92

Giới tính

Nam

4,13

0,06

4,02

4,24

Nữ

3,52

0,07

3,38

3,67


Sức khỏe

Tốt

3,73

0,12

3,49

3,97

Bình thường

3,76

0,06

3,65

3,88

Yếu

4,24

0,13

3,98

4,49

Thụ hưởng CSXH

4,14

0,07

4,02

4,27

Không

3,57

0,07

3,44

3,70

ĐTB

3,81

0,05

3,72

3,91

ĐLC

1,10

0,04

1,02

1,17

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

So sánh theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính cho thấy NCT nam giới nhận được sự tôn trọng từ phía xã hội cao hơn so với NCT nữ giới, với khoảng cách chênh lệch lên tới 0,61 điểm; đồng thời NCT có sức khỏe yếu nhận được sự tôn trọng xã hội nhiều hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt; và NCT thụ hưởng CSXH cũng nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao hơn so với NCT không thụ hưởng (bảng 4.11).

Theo lý thuyết nhận diện xã hội, cũng như lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì kết quả đạt được này là phù hợp, bởi các kết quả thu được ở trên đều phản ánh NCT nam giới tham gia nhiều hơn vào các hoạt động cộng đồng, có mức độ gắn kết cao hơn và có sự chia sẻ, trợ giúp dành cho các nhóm bạn thân là tích cực hơn. Do vậy, dưới ảnh hưởng tích cực từ môi trường xã hội mà họ nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao hơn. Tương tự, kết quả nghiên cứu nêu trên cũng cho thấy mức độ sẵn sàng tương trợ mà NCT có sức khỏe yếu dành cho bạn thân khi gặp khó khăn là cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và yếu (xem thêm bảng 4.9). Nên có thể


dưới sự ảnh hưởng này mà NCT có sức khỏe yếu được bạn thân tôn trọng ở mức độ cao hơn.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy dường như sự khác biệt về mức độ tôn trọng mà NCT có việc làm nhận được theo các nhóm xã hội khác biệt về tình trạng thụ hưởng/không thụ hưởng CSXH là gắn liền với yếu tố thu nhập, bởi kết quả khảo sát cho thấy NCT thụ hưởng CSXH có mức thu nhập trung bình cao hơn so với NCT không thụ hưởng (Xem mục 5.3.1 chương 5). Theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội thì sự thành công hơn về mặt kinh tế có thể ảnh hưởng đến vị thế xã hội của NCT, mà điều này cũng phù hợp với phát hiện của nhiều nghiên cứu khác nhau, chẳng hạn như nghiên cứu về tiếng nói của người nghèo mà tổ chức Lao động quốc tế, cũng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã chỉ ra. Theo đó, người nghèo thường có tiếng nói “lạc lõng” hơn tại những cuộc họp dân, tọa đàm nhóm. Như vậy, theo logic này thì NCT thụ hưởng CSXH dường như có vị thế kinh tế cao hơn so với NCT không thụ hưởng, nhờ vậy mà họ có “tiếng nói” tốt hơn. Khi tiếng nói của họ được lắng nghe nhiều hơn thì có nghĩa họ nhận được sự tôn trọng nhiều hơn.

***

Tương tự, phân tích từ nhóm xã hội khác, đó là từ phía hàng xóm cũng cho thấy sự tôn trọng mà xã hội dành cho NCT có việc làm đạt mức ấn tượng. ĐTB đo lường mức độ tôn trọng này lên tới 3,58 điểm. Mặc dù sự độ tôn trọng đó giảm dần, từ mức 3,64 điểm ở nhóm 60 – 64 tuổi xuống còn 3,48 điểm ở nhóm 65 – 69 tuổi, song vẫn đạt mức 3,63 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên (bảng 4.12). Những thông tin này kết hợp với thông tin tại bảng 4.11 nêu trên phản ánh NCT có việc làm nhận được sự tôn trọng cao của xã hội, bao gồm từ phía hàng xóm.

Bảng 4.12. Mức độ lắng nghe ý kiến của NCT có việc làm từ phía hàng xóm20



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Độ tuổi

60 - 64

3,64

0,08

3,48

3,78


20 Ghi chú : Đánh giá theo mức độ từ 1 đến 5, trong đó, 1 là không bao giờ và đến 5 là rất thường xuyên lắng nghe




65 - 69

3,48

0,08

3,32

3,65

≥ 70

3,63

0,08

3,47

3,79

Giới tính

Nam

3,72

0,07

3,58

3,84

Nữ

3,45

0,06

3,32

3,58


Sức khỏe

Tốt

3,55

0,12

3,32

3,80

Bình thường

3,53

0,05

3,43

3,62

Yếu

3,94

0,17

3,60

4,26

Thụ hưởng CSXH

3,60

0,07

3,45

3,75

Không

3,57

0,06

3,45

3,67

ĐTB

3,58

0,05

3,49

3,67

ĐLC

1,04

0,03

0,99

1,09

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Mặc dù luôn đạt mức độ cao, song sự tôn trọng mà hàng xóm dành cho NCT có việc làm có sự khác biệt theo các nhóm xã hội khác biệt về giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Theo đó, NCT nam giới nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao hơn NCT nữ giới. Tương tự, NCT có sức khỏe yếu nhận được sự tôn trọng ở mức độ cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và tốt, và NCT thụ hưởng CSXH nhận được sự tôn trọng đó ở mức độ cao hơn so với NCT không thụ hưởng, dù rằng khoảng cách chênh lệch là không đáng kể, tương ứng với 0,03 điểm.

Nguyên nhân của thực trạng này đã được các phân tích ở trên nêu ra, theo đó, sự khác biệt về mức độ tham gia vào các hoạt động xã hội, vào các hoạt động can thiệp trợ giúp dành cho hàng xóm, cũng như về địa vị kinh tế nên các nhóm xã hội nêu trên nhận được sự tôn trọng từ phía hàng xóm ở mức độ cao hơn.

4.3.2. Mức độ hài lòng về sự tôn trọng của bạn thân và hàng xóm

Với kết quả ấn tượng như trên, NCT thể hiện sự hài lòng của bản thân ở mức độ cao về sự tôn trọng mà bạn thân, hảng xóm dành cho họ.

Kết quả khảo sát cho thấy ĐTB đánh giá mức độ hài lòng của NCT có việc làm lên tới 4,15 điểm trên thang điểm 5 với trường hợp của bạn thân. Mức độ hài


lòng này gần như không khác biệt giữa các độ tuổi, tương ứng với mức 4,30 ở nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64, mức 3,99 điểm ở nhóm thuộc độ tuổi 65 – 69 và mức 4,17 điểm ở nhóm từ 70 tuổi trở lên (bảng 4.13). Điều này có nghĩa NCT có sự hài lòng cao về sự tôn trọng mà bạn thân dành cho họ.

Bảng 4.13. Mức độ hài lòng từ phía NCT về sự tôn trọng của bạn thân21



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

4,30

0,08

4,15

4,47

65 - 69

3,99

0,07

3,84

4,13

≥ 70

4,17

0,09

3,99

4,35

Giới tính

Nam

4,33

0,06

4,22

4,44

Nữ

3,99

0,07

3,85

4,14


Sức khỏe

Tốt

3,80

0,12

3,57

4,04

Bình thường

4,18

0,06

4,07

4,29

Yếu

4,39

0,10

4,17

4,58

Thụ hưởng CSXH

4,23

0,07

4,09

4,37

Không

4,09

0,06

3,96

4,22

ĐTB

4,15

0,05

4,06

4,25

ĐLC

1,03

0,04

0,94

1,12

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Tuy nhiên, so sánh theo giới tính cho thấy NCT nam giới có mức độ hài lòng cao hơn so với NCT nữ giới. ĐTB của họ lên tới 4,33 điểm so với mức 3,99 điểm (bảng 4.12). Kết quả này phù hợp với kết quả tham gia vào các hoạt động xã hội, cũng như mức độ tôn trọng từ phía bạn thân dành cho NCT nam giới mà nhiều nội dung phân tích ở trên đã chỉ ra.

Tương tự, NCT có sức khỏe yếu là nhóm có mức độ hài lòng cao hơn các nhóm khác về mức độ tôn trọng của bạn thân dành cho họ. ĐTB đạt được của nhóm


này lên tới 4,39 điểm, cao hơn 0,21 điểm so với NCT có sức khỏe bình thường và 0,59 điểm so với NCT có sức khỏe tốt (bảng 4.12).

Kết quả này cũng phù hợp với kết quả đo lường mức độ tôn trọng mà bạn thân dành cho các nhóm dân số này. Nhờ nhận được sự tôn trọng cao từ phía bạn thân nên NCT có sức khỏe kém có mức độ hài lòng cao hơn so với các nhóm NCT khác. Điều này phù hợp với cơ chế giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội, lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội. Những lý thuyết này cho rằng hành vi của con người chịu sự chi phối của môi trường xã hội, của vị trí xã hội mà cá nhân đảm nhận. Điều đó có nghĩa, khi nhận thấy bản thân được xã hội tôn trọng hơn thì NCT có sức khỏe yếu tất yếu cũng sẽ hài lòng hơn.

Về phần mình, NCT thụ hưởng CSXH là nhóm có mức độ thừa nhận sự hài lòng của bản thân cao hơn so với NCT không thụ hưởng về sự tôn trọng của bạn thân. ĐTB của nhóm dân số này lên tới 4,23 điểm. Trong khi đó, ĐTB của NCT không thụ hưởng CSXH đạt mức 4,09 điểm (bảng 4.13). Thực tế này cũng bắt nguồn từ việc NCT thụ hưởng CSXH nhận được sự tôn trọng của bạn thân nhiều hơn mà nội dung phân tích ở trên đã chỉ ra. Theo cơ chế giải thích của lý thuyết nhận diện xã hội thì sự tôn trọng cao này là nhân tố tích cực của môi trường xã hội, nhờ đó mà nhóm dân số này có mức độ hài lòng cao hơn.

***

Tương tự, kết quả khảo sát từ phía hàng xóm cũng phản ánh NCT có việc làm có sự hài lòng cao về sự tôn trọng từ phía hàng xóm dành cho họ. Mức độ hài lòng này lên tới 3,98 điểm, trong đó, mức điểm tương ứng của nhóm 60 – 64 tuổi lên tới 4,18 điểm, ở nhóm 65 – 69 tuổi đạt 3,72 điểm và ở nhóm từ 70 tuổi trở lên đạt 4,05 điểm.

Bảng 4.14. Mức độ hài lòng từ phía NCT về sự tôn trọng của hàng xóm22



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Độ tuổi

60 - 64

4,18

0,07

4,04

4,32

65 - 69

3,72

0,08

3,57

3,88




≥ 70

4,05

0,08

3,89

4,21

Giới tính

Nam

3,99

0,06

3,86

4,12

Nữ

3,97

0,06

3,84

4,09


Sức khỏe

Tốt

3,53

0,11

3,32

3,74

Bình thường

3,99

0,05

3,89

4,10

Yếu

3,93

0,07

3,79

4,07

Thụ hưởng CSXH

3,93

0,07

3,78

4,07

Không

4,01

0,06

3,90

4,12

ĐTB

3,98

0,04

3,89

4,06

ĐLC

0,98

0,02

0,94

1,03

N

480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Tương quan theo biến sô giới tính cho thấy NCT nam giới có mức độ hài lòng cao hơn so với NCT nữ giới, dù rằng khoảng cách chênh lệch gần như không đáng kể, đạt mức 0,02 điểm.

Tuy nhiên, NCT có sức khỏe yếu có mức độ hài lòng thấp hơn so với NCT có sức khỏe bình thường, dù rằng họ là nhóm nhận được sự tôn trọng từ phía hàng xóm ở mức độ cao hơn. Điều này cho thấy dường như yếu tố sức khỏe ảnh hưởng đến thực trạng nhận thức ở NCT có sức khỏe yếu. Sự suy giảm sức khỏe, sự yếu mệt nhiều hơn khiến họ trở lên nóng nảy hơn, khó tính hơn, do vậy mà có thể đưa ra cách nhìn nhận, đánh giá khắt khe hơn về sự hài lòng của bản thân đối với mức độ tôn trọng của hàng xóm.

Đối chiếu theo tình trạng thụ hưởng CSXH cũng phản ánh tình trạng tương tự, theo đó, NCT thụ hưởng CSXH có độ hài lòng về sự tôn trọng của hàng xóm thấp hơn so với NCT không thụ hưởng, dù rằng bản thân họ nhận được sự tôn trọng từ phía các chủ thể xã hội này ở mức độ cao hơn (xem bảng 4.12).

Sự khác biệt này có thể bắt nguồn từ sự khác biệt về kỳ vọng của bản thân NCT. Dường như với địa vị kinh tế xã hội cao hơn nhờ có thu nhập cao hơn, NCT thụ hưởng CSXH kỳ vọng bản thân nhận được sự tôn trọng từ phía hàng xóm ở mức độ cao hơn nữa, nhưng thực tế mức độ tôn trọng mà họ nhận được chỉ cao hơn 0,03


điểm, nghĩa là gần như không có sự khác biệt và điều này có thể trở thành nhân tố khiến họ có sự hài lòng về sự tôn trọng đó ở mức độ thấp hơn.

Tiểu kết chương 4

Chương 4 tập trung phác họa chân dung xã hội ở cộng đồng của NCT có việc làm. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm dân số này duy trì tốt các mối QHXH với bạn thân và hàng xóm, nhưng chất lượng các mối QHXH này giảm nhẹ ở giai đoạn sau.

Song sự suy giảm này là phù hợp với quy luật của cuộc sống, bởi lẽ khi mà sức khỏe không còn cho phép, con người sẽ từ bỏ dần các mối QHXH có mức độ quan trọng/ảnh hưởng thấp để giữ lại những mối QHXH “có chất lượng hơn”. Tuy nhiên, sự từ bỏ các mối QHXH của NCT có việc làm cũng phản ánh “sắc màu phong phú” trong đời sống xã hội của nhóm dân số này giảm xuống, cuộc sống của họ trở nên đơn điệu hơn, nhạt nhẽo hơn.

Hơn thế nữa, điều này cũng có thể trở thành nguy cơ khiến cuộc sống của NCT có việc làm rơi vào “trầm lắng”, và lúc đó, nhóm dân số này có nguy cơ đồng thời đối diện với hai cuộc khủng hoảng lớn, đó là cảm nhận sự “cô đơn ngay trong gia đình” do hiện tượng thu hẹp quy mô hộ gia đình và cảm nhận sự “cô đơn tại cộng đồng” do hiện tượng thu hẹp các mối quan hệ với xã hội.

Trong các mối QHXH ngoài cộng đồng, NCT có việc làm sẵn sàng thực hiện vai trò trợ giúp bạn thân và hàng xóm vượt qua mâu thuẫn gia đình, cũng như khó khăn gặp phải. Thực tế này cho thấy NCT có việc làm có điểm tựa vững chắc ngoài cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ sẵn sàng thực hiện vai trò này của NCT giảm xuống khi tuổi của họ tăng lên, như vậy, điểm tựa này cũng đang ngày càng trở nên suy yếu.

Trong các mối QHXH ngoài cộng đồng, NCT có việc làm luôn nhận được sự tôn trọng cao từ phía các chủ thể xã hội này, nhưng mức độ tôn trọng đó giảm xuống theo thời gian và điều này có thể tạo ra sự thương tổn lòng tự trọng ở họ.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023