Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 24


Đối với Nhà nước

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững, hệ thống CSXH dành cho NCT cần tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo hướng phát huy tối đa vị thế, vai trò và tiềm năng to lớn của NCT có việc làm, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội bền vững. Lồng ghép CSXH đối với NCT trong xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật khác liên quan. Cần thay đổi tư duy “NCT cần nghỉ ngơi” bằng tư duy “NCT cần phát huy năng lực”, coi NCT là một nguồn lực có đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh già hóa dân số đang diễn ra mạnh mẽ như hiện nay.

Song song với đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên dương NCT điển hình trong việc duy trì đời sống gia đình văn hóa, NCT có những đóng góp tích cực vào phát triển phòng trào cư xử lễ phép, đúng mực trong gia đình, đồng thời tạo cơ hội và khuyến khích NCT tham gia đầy đủ vào các hoạt động của cộng đồng, của xã hội nhằm mở rộng hơn các mối QHXH của NCT, phát huy và tận dụng tốt vốn sống, kinh nghiệm cũng như những giá trị cao đẹp ở NCT. Tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống tổ chức Hội người cao tuổi từ cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã, thôn đã được hình thành trong việc huy động sự tham gia của NCT vào các hoạt động cộng đồng.

Đồng thời cần tiếp tục hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội dành cho NCT nhằm phát huy lợi thế của các tổ chức này trong việc thu hút NCT có việc làm tham gia các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân, các hoạt động trợ giúp dành cho cộng đồng, các hoạt động văn hóa, xã hội, tâm linh của địa phương, đồng thời cần thực hiện thường xuyên hơn các hoạt động tuyên truyền, huy động NCT có việc làm tham gia vào các tổ chức xã hội nhằm phát huy lợi thế của họ trong việc phát triển đời sống văn hóa, xã hội, tâm linh theo chiều hướng tích cực, cũng như tiếp tục chú trọng thực hiện các biện pháp tuyên dương những quận/huyện, xã/phường làm tốt công tác xã hội với NCT.

Nghiên cứu xây dựng chính sách đáp ứng nhu cầu việc làm của NCT trên cơ sở sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, Luật Người cao tuổi và các luật liên quan đối với NCT còn khả năng lao động, nhất là cho nhóm 60 - 70 tuổi, để giải quyết sự mất cân bằng giữa cung và cầu lao động, giảm thiểu sự chênh lệch, mâu thuẫn giữa các


thế hệ.

Nghiên cứu xây dựng chính sách hỗ trợ tư vấn, đào tạo, tạo điều kiện cho lao động là NCT có cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp phù hợp với lứa tuổi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp (nghề thứ 2) để chuẩn bị chuyển đổi nghề nghiệp khi hết tuổi lao động theo luật định. Phát triển các hình thức hoạt động kinh tế phù hợp với lứa tuổi cho NCT, đặc biệt là hoạt động kinh doanh, dịch vụ cấp hộ gia đình phù hợp với NCT là nữ.

Cần xây dựng, hoàn thiện chiến lược phát triển TTLĐ đặc thù có tính chất ưu đãi dành cho NCT nhằm thu hút lực lượng lao động xã hội này vào làm việc mà không làm sụt giảm vị trí việc làm dành cho giới trẻ, đồng thời cần tiếp tục xác lập, hoàn thiện cơ chế thúc đẩy sự phát triển thị trường việc làm của khu vực chính thức nhằm thu hút dần lực lượng lao động là NCT từ khu vực phi chính thức chuyển sang. Cũng như tiếp tục nghiên cứu thực hiện đồng bộ các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế với các CSXH dành cho NCT nhằm đảm bảo việc làm và cải thiện thu nhập cho nhóm dân số này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Cần thực hiện linh hoạt nhiều hình thức vận động, khuyến khích NCT tiếp tục làm việc khi sức khỏe còn cho phép, tuyên truyền, giải thích giúp NCT hiểu rằng điều đó giúp họ có cơ hội tiếp tục được giao tiếp với xã hội, tiếp tục cảm nhận cuộc sống có ý nghĩa, tận dụng cuộc sống một cách hợp lý, tránh lệ thuộc và tạo gánh nặng cho con/cháu, đồng thời gạt bỏ nguy cơ đối diện cuộc sống cô đơn, trầm cảm lúc tuổi già.

Nghiên cứu hướng tới thực hiện phổ cập các chế độ trợ cấp xã hội/ hưu trí xã hội dành cho NCT sao cho đảm bảo mỗi người từ đủ 60 tuổi trở lên đều được thụ hưởng tối thiểu một loại hình trợ cấp, đồng thời nghiên cứu thực hiện tốt các CSXH dành cho NCT có hoàn cảnh đặc biệt nhằm giảm bớt áp lực tìm kiếm việc làm đến từ động cơ làm việc bởi kinh tế khó khăn. Nghiên cứu lộ trình giảm tuổi được hưởng trợ cấp xã hội đối với NCT từ 80 tuổi hiện nay xuống 75 tuổi và tiến tới giảm xuống 65 tuổi.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 24

Đối với chính quyền Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Nghiêm túc thực hiện theo định kỳ công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến NCT để nâng cao nhận thức,


trách nhiệm của xã hội, của các hộ gia đình trong việc chăm sóc và phát huy năng lực của NCT, đồng thời tiếp tục thực hiện các biện pháp tuyên truyền, nêu gương NCT tiêu biểu về lao động, sản xuất, về tham gia các hoạt động xã hội từ đó nâng cao mức độ tôn trọng của xã hội dành cho họ.

Tạo điều kiện cho NCT có việc làm tiếp tục cống hiến, truyền thụ kiến thức văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, kỹ năng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ, khuyến khích, động viên họ đảm nhận vai trò gương mẫu đi đầu và làm nòng cốt trong các phong trào xã hội tại địa phương. Tổ chức các hoạt động tiếp thu ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của NCT có việc làm với cơ quan, tổ chức công quyền, khuyến khích, hỗ trợ họ tham gia thực hiện những sáng kiến phát triển cộng đồng.

Cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng nếp sống, môi trường ứng xử văn hóa phù hợp đối với NCT có việc làm ở trong gia đình, tại các địa điểm công cộng và thường xuyên tổ chức các hoạt động, văn hóa, xã hội, tâm linh, các hoạt động thể dục - thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với họ, cũng như hỗ trợ NCT có việc làm tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa, thể thao nhằm nâng cao sức khỏe tinh thần, đồng thời hỗ trợ tăng cường mối liên kết giữa NCT có việc làm với cộng đồng, xã hội.

Tiếp tục triển khai các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương, thu hút và khuyến khích tạo lập nhiều cơ sở sản xuất – kinh doanh mới, ưu tiên hỗ trợ hộ gia đình mở rộng hoạt động kinh tế tạo việc làm phù hợp cho NCT. Thực hiện đầy đủ các biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, hỗ trợ phương tiện sản xuất, chuyển giao công nghệ, tiêu thụ sản phẩm, vay vốn ưu đãi từ ngân hàng CSXH phát triển sản xuất dành cho NCT theo chính sách, pháp luật quy định.

Đối với hộ gia đình ở Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Khuyến khích NCT có việc làm thăm hỏi bạn thân, họ hàng, hàng xóm, tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội để duy trì cuộc sống tinh thần vui vẻ, lành mạnh.

Cần tôn trọng cách nghĩ, cách làm, nếp sống, thói quen sinh hoạt của NCT có việc làm bằng cách đặt mình vào vị trí của họ để cân nhắc, suy nghĩ và hành động.

Cần tiếp tục ủng hộ nhu cầu tham gia TTLĐ của NCT, coi đó là một trong những điểm tựa vững chắc giúp họ có được cuộc sống năng động, hòa đồng, mạnh khỏe lúc tuổi già.


Đối với bản thân NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Tham gia tích cực vào việc duy trì nếp sống gia đình văn hóa, vào các hoạt động xã hội, cũng như vào việc tạo lập và thúc đẩy bầu không khí hữu ích, vui vẻ,

thân thiện, hòa đồng với các thành viên khác trong gia đình và ở cộng đồng.

Tiếp tục tham gia TTLĐ khi còn đủ năng lực làm việc để tiếp tục cống hiến cho sự phát triển xã hội, đồng thời truyền đạt, nâng cao tinh thần hăng say lao động cho các thế hệ kế tiếp./.


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Nguyễn Trung Hải (2019), “Identify challenges in the family life of the elderly people through research in Nam Tu Liem District –Hanoi”, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế về Nghề công tác xã hội tại Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực hành, NXB Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr. 358 - 363.

2. Nguyễn Trung Hải (2019), “Nhu cầu tham gia thị trường lao động của người cao tuổi ở Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội dưới góc nhìn của lí thuyết động cơ làm việc”, Tạp chí Giáo dục (số đặc biệt), tr. 105 – 109.

3. Nguyễn Trung Hải và Nguyễn Thị Vĩnh Hà (2019), “Định hướng chính sách xã hội nhằm phát huy nguồn lực người cao tuổi góp phần phát triển kinh tế - xã hội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước (286), tr. 47 – 50.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Đặng Nguyên Anh (2014), “Đảm bảo an sinh xã hội vì mục tiêu phát triển con người ở Việt Nam: Định hướng mô hình và giải pháp”, Tạp chí nghiên cứu con người (4 - 73), tr. 23 - 31.

2. Phí Văn Ba (1990), “Sự biến đổi của các truyền thống gia đình nông thôn tỏng quá trình hiện đại hóa: phác thảo theo các kết quả điều tra xã hội học gần đây”, Tạp chí Xã hội học (3), tr. 15 - 25.

3. Tổng cục Thống kê (2016), Báo cáo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2014, NXB Thống kê, Hà Nội.

4. Bộ Y tế (2017), Hướng tới mục tiêu già hóa khỏe mạnh ở Việt Nam, Bộ Y tế, Hà Nội.

5. Nguyễn Đình Cử (2016), Tác động của già hóa dân số đến phát triển bền vững – khuyến nghị chính sách, NXB Lao động – xã hội, Hà Nội.

6. Doãn Mậu Diệp, Đặng Kim Chung, Bùi Sỹ Lợi, Nguyễn Hải Hữu, Dương Xuân Triệu (2015), Cơ sở khoa học của việc xây dựng sàn an sinh xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.

7. Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (1991), Những nguyên tắc của Liên hợp quốc về người cao tuổi (bản dịch tiếng Việt), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Phan Đại Doãn (2010), Từ làng đến nước: một cách tiếp cận lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Hà (2016), “Thực trạng sắp xếp cuộc sống của người cao tuổi hiện nay”, Tạp chí Xã hội học (4 - 136), tr. 84 - 90.

10. Vũ Công Giao (2018), “Một số vấn đề lí luận, pháp lí, thực tiễn về quyền của người cao tuổi”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội tập 34 (3), tr. 43 – 53.

11. Nguyễn Thị Thu Hà, Nguyễn Việt Nga, Nguyễn Thanh Phương và Nguyễn Văn Thục (2015), Báo cáo tổng quan các nghiên cứu về giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

12. Phan Thị Minh Hiền (2017), Nhận diện công việc đang làm của người cao tuổi Việt


Nam, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia, Hà Nội.

13. Nguyễn Thế Huệ (2017), Chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

14. Nguyễn Thế Huệ (2015), “Đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi: thành tựu và thách thức”, Tạp chí Dân số và Phát triển (2 - 166), tr. 45 - 62.

15. Phạm Vũ Hoàng (2011), “Xu hướng già hóa trên thế giới và các vấn đề đặt ra với các nước đang phát triển”, Tạp chí Dân số và phát triển (9 -126) tr. 45 - 62.

16. Quốc hội (2015), Luật Việc làm, NXB Tư pháp, Hà Nội.

17. Quốc hội (2009), Luật người cao tuổi, NXB Tư pháp, Hà Nội.

18. Tạ Thị Hương (2013), “Cơ cấu dân số già ở Việt Nam: những thách thức và giải pháp, khuyến nghị chính sách”, Tạp chí Dân số và Phát triển (10 - 151), tr. 45 - 62.

19. Trần Đình Hượu (1989), “Về gia đình truyền thống Việt Nam với ảnh hưởng Nho giáo”, Tạp chí Xã hội học (2 -24), tr. 25 - 38.

20. Vũ Tuấn Huy (2006), “Những vấn đề của gia đình Việt Nam trong quá trình biến đổi xã hội”, Tạp chí xã hội học (2 - 94), tr. 13 - 20.

21. Lê Văn Khảm (2014a), “Khía cạnh văn hóa trong cách thức chăm lo sức khỏe của người cao tuổi: Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Con người (6 - 75), tr. 49 - 59.

22. Lê Văn Khảm (2014b), “Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay”,

Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam (7 - 80), tr. 77 - 86.

23. Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh và Trần Quý Long (2011), “Quan hệ giữa người cao tuổi và con cháu trong gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (2 - 21), tr. 50 - 72.

24. Lê Ngọc Lân (2012), “Một số yếu tố tác động đến việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần của người cao tuổi trong gia đình Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (2 - 22), tr. 59 - 73.

25. Võ Đình Liên (2016), Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng về chăm sóc người cao tuổi, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

26. Đặng Vũ Cảnh Linh (2009), Người cao tuổi và các mô hình chăm sóc người


cao tuổi ở Việt Nam, NXB Dân Trí, Hà Nội.

27. Nguyễn Hữu Minh (2010), “Các mối quan hệ trong gia đình ở Việt Nam: một số vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Xã hội học (4 - 120), tr. 91 - 100.

28. Ngân hàng Thế giới (2016), Hướng tới cuộc sống khỏe mạnh và năng động cho người cao tuổi ở Việt Nam, Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, Hà Nội.

29. Ngân hàng Thế giới (2014), Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam, Hà Nội, Việt Nam.

30. Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh, Phan Thị Dang và Lê Thị Tố Quyên (2017), “Mức độ đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi ở tỉnh Bến Tre”, Tạp chí Khoa học Trường Đai học Cần Thơ tập 51, tr. 82 - 89.

31. Nguyễn Nam Phương (2016), Các yếu tố ảnh hưởng đến chăm sóc người cao tuổi từ cách tiếp cận vi mô đến cách tiếp cận vĩ mô, NXB Lao động Xã hội, Hà Nội.

32. Nguyễn Nam Phương và Ngô Quỳnh An (2015), “Cơ sở lý luận về chăm sóc người cao tuổi”, Tạp chí Dân số và Phát triển (2 - 166), tr. 45 - 62.

33. Mạc Văn Tiến (2015), Xu hướng già hóa dân số và an sinh xã hội trong thế kỷ 21, Bảo hiểm xã hội, Hà Nội.

34. Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), Chính sách chăm sóc người cao tuổi thích ứng với cơ cấu tuổi tại Việt Nam, Bộ Y tế và Tổng cục Dân số

- Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội.

35. Nguyễn Thị Thọ (2014), “Giá trị đạo đức của gia đình Việt nam truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (7 - 80), tr. 96 - 104.

36. Lê Truyền (1993), “Xã hội – Người cao tuổi: Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Xã hội học (4 - 44), tr. 76 – 89.

37. Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình và Quỹ dân số Liên hợp quốc (2013), Phát huy và chăm sóc người cao tuổi, Tổng cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội.

38. UNFRA (2011), Già hóa dân số và người cao tuổi ở Việt Nam : thực trạng, dự báo và một số khuyến nghị chính sách, UNFRA in Vietnam, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023