Chân Dung Xã Hội Phác Họa Thông Qua Việc Làm Của Người Cao Tuổi Có Việc Làm Ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội


Chương 5. CHÂN DUNG XÃ HỘI PHÁC HỌA THÔNG QUA VIỆC LÀM CỦA NGƯỜI CAO TUỔI CÓ VIỆC LÀM Ở QUẬN NAM TỪ LIÊM, HÀ NỘI

Chương 5 nhằm mục đích phác họa một phần chân dung xã hội thông qua việc làm của NCT đang tham gia các hoạt động tạo ra nguồn thu nhập hợp pháp cho bản thân, nghĩa là của NCT có việc làm. Nội dung phân tích này được thực hiện thông qua sự lựa chọn công việc, các yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc, cũng như sự hài lòng về công việc.

5.1. Sự lựa chọn công việc

Mục 5.1 phân tích sự lựa chọn công việc của NCT có việc làm, trong đó đề cập đến lĩnh vực công việc cho thu nhập cao nhất, vị trí công việc, sự ký kết hợp đồng lao động và thời gian làm việc từ đó phác họa một phần chân dung xã hội của nhóm dân số này trong bối cảnh xã hội hiện nay ở Việt Nam nói chung và Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội nói riêng.

5.1.1. Lĩnh vực và vị trí công việc cho thu nhập cao nhất

- Lĩnh vực công việc cho thu nhập cao nhất

NCT làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau, song công việc cho thu nhập cao nhất tập trung cao vào kinh doanh – dịch vụ.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2014), cơ cấu kinh tế của những vùng đô thị hóa thường có xu hướng biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Thực tế này cũng diễn ra tại Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, địa bàn có tốc độ đô thị hóa cao trong thời gian vừa qua. Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2015 – 2018 của địa phương cho thấy nền kinh tế nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 0,2%, trong khi đó, nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ lên tới 42,3% và 57,7% (xem bảng 2.2, chương 2).

Thực tế này ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm của người dân nơi đây. Theo đó, số NCT vào làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ lệ thấp. Trong khi đó, số NCT vào làm việc trong lĩnh vực KD – DV chiếm tỷ lệ cao, lên tới 71,9%, dù rằng, tỷ lệ này giảm dần khi độ tuổi của nhóm dân số này tăng lên, nhưng vẫn đạt mức 66,9% ở những người từ 70 tuổi trở lên (biểu 5.1).



Ở độ tuổi của Bác bây giờ thì đa số đều làm dịch vụ hết. Không bán hàng hàng nước thì hàng ăn, cho thuê nhà, chạy xe... Nói chung là thấy người khác làm được thì mình cũng làm được.

Nguồn: Nam, 68 tuổi, sức khỏe bình thường

Theo lý thuyết động cơ làm việc và lý thuyết nhận diện xã hội thì thực tế trên

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Nông nghiệp

Công nghiệp

0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0

Xây dựng

KD-DV

cho thấy dường như môi trường kinh tế và xã hội đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm theo hướng tập trung cao vào lĩnh vực KD – DV của NCT có việc làm, mà nguyên nhân là bởi sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế dịch vụ nơi đây. Biểu 5. 1. Lĩnh vực công việc cho thu nhập cao nhất (N = 480; Đơn vị = %)



Tổ

ng












Thụ hưởn g CSX H

Không






















Sức khỏe

Yếu











Bình thường











Tốt












Giới

tính

Nữ











Nam












Độ tuổi

≥ 70











65 - 69











60 - 64


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.



Độ tuổi

Giới tính

Sức khỏe

Thụ hưởng

CSXH

Tổng


60 - 64


65 - 69


≥ 70


Nam


Nữ


Tốt

Bình

thườn

g


Yếu



Không


Nông nghiệp

20.8

16.2

29.5

20.4

22.8

18.2

21.7

25.9

14.2

27.2

21.7

Công nghiệp

2.4

9.2

3.6

8.7

2.0

7.6

5.6

0.0

6.9

4.0

5.2

Xây dựng

1.2

2.3

0.0

1.3

1.2

0.0

1.7

0.0

0.0

2.2

1.3

KD-DV

75.6

72.3

66.9

69.6

74.0

74.2

71.1

74.1

78.9

66.7

71.9


Song, sự lựa chọn việc làm cho thu nhập cao nhất theo hướng tập trung chủ đạo vào lĩnh vực KD – DV có sự khác biệt theo giới tính, theo đó, NCT nam giới có tỷ lệ thấp hơn vào làm việc trong lĩnh vực này. Sự chênh lệch đó lên tới 4,4 điểm (bảng 5.1).

Thực tế này có thể là bởi sự phát triển mạnh mẽ của các loại hình kinh doanh nhỏ lẻ trong thời gian vừa qua đã tạo ra nhiều việc làm phù hợp hơn với nữ giới (như bán hàng nước, hàng cơm, thực phẩm, tạp hóa ...), nhờ vậy mà NCT nữ giới có


tỷ lệ cao hơn làm việc trong lĩnh vực KD-DV. Điều này phù hợp với cơ chế giải thích của lý thuyết động cơ làm việc. Theo đó, sự tương hợp giữa con người và vị trí công việc cũng ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm của các cá nhân, dù họ là NCT.

Song khi phân tích theo các nhóm sức khỏe cho thấy mặc dù có sự khác biệt, nhưng tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực KD - DV của NCT có sức khỏe tốt, bình thường và yếu là khá tương đồng (bảng 5.1). Điều này cho thấy sự phát triển mạnh mẽ về số lượng việc làm trong lĩnh vực KD – DV đã tạo ra một lực hút khá tương đồng đến các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe. Do vậy mà tỷ lệ làm việc trong lĩnh vực KD – DV của các nhóm NCT này đạt mức khá tương đương mà kết quả khảo sát chỉ ra.

Theo cách nói của lý thuyết động cơ làm việc thì quyết định lựa chọn việc làm dường như có tính chất ngẫu nhiên khi NCT có việc làm được chia theo các nhóm xã hội khác biệt về sức khỏe. Nói cách khác, sức khỏe không tạo ra sự khác biệt đáng kể về quyết định lựa chọn việc làm trong lĩnh vực KD - DV của nhóm dân số này, dù họ là người có sức khỏe tốt, bình thường hay yếu. Điều này được minh chứng thêm qua trích đoạn PVS sau đây:

Công việc của Bác thì ai làm chả được. Bán hàng chứ có phải làm gì đâu mà cần phải có sức khỏe tốt mới làm được. Bác làm tự do theo ý thích của mình, cứ lúc nào mệt thì Bác nghỉ.

Nguồn: Nữ, 71 tuổi, có sức khỏe kém

Quan sát theo tình trạng thụ hưởng CSXH cho thấy NCT thụ hưởng có tỷ lệ

thấp hơn so với NCT không thụ hưởng làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng có tỷ lệ cao hơn làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, và KD-DV (bảng 5.1).

Thực tế này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFRA, 2016]. Theo giải thích của nghiên cứu này thì những người được hưởng CSXH thường có tỷ lệ cao hơn làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, KD-DV, và khi đến tuổi nghỉ hưu thì họ cũng thường lựa chọn công việc quen thuộc mà ít khi chuyển hướng sang nông nghiệp.

- Về vị trí công việc cho thu nhập cao nhất

Tiếp theo phân tích về lĩnh vực công việc của NCT nêu trên, nội dung nghiên


cứu dưới đây đề cập đến vị trí công việc cho thu nhập cao nhất.

Theo thông tin thu được từ cuộc khảo sát, đa số NCT có việc làm đều là lao động tự do hoặc làm công ăn lương. So sánh theo nhóm tuổi 60 – 64 và 65 – 69 thì đây cũng là hai vị trí công việc mà người từ đủ 70 tuổi trở lên có tỷ lệ làm việc là cao nhất và thấp nhất (biểu 5.2).

Sự tập trung cao vào hai loại hình vị trí công việc này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Quận Nam Từ Liêm giai đoạn vừa qua. Đối chiếu với biểu 5.1 nêu trên thì công việc tự do của NCT có việc làm chủ yếu thuộc về KD - DV. Tác nhân cơ bản tạo ra thực tế này có thể được quy về quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ trên địa bàn. Các quá trình này thúc đẩy sự phát triển của các loại hình công việc như: bán hàng tạp hóa, hàng nước, quản lý nhà cho thuê ..., mà nội dung nêu trên đã chỉ ra. Những công việc này tỏ ra phù hợp, vừa sức với NCT, bao gồm cả với nhóm từ 70 tuổi trở lên.

Biểu 5. 2. Vị trí công việc cho thu nhập cao nhất (N = 480; Đơn vị =%)


Lao động tự do Lao động gia đình Làm công ăn lương Chủ doanh nghiệp Khác

03

26.2

14.3

18..17

27.7

05

20.9

7.2

04..48

30.9

06.8

20

10.4

0

02..85

26.7

12.8

16.8

12.1

28.8

6.1

0

16.7

11.1

24.1

11.8

0

35.3

10..17

17.8

14.1

16.1

05..64

25.2

13.1

11.8

56.5

66.9

66.3

45.7

47.8

62.8

53

57.2

48.1

41.2

55.6

Đ Ộ T UỔ I

G I Ớ I T Í N H

S Ứ C K HỎ E

T HỤ HƯ Ở N G T Ổ N G

C S X H

60 - 64

65 - 69

≥ 7 0

NAM

NỮ

T Ố T

B Ì N H T HƯ Ờ N G

Y Ế U

K HÔ N G

(Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019)

Tuy nhiên, xét theo yếu tố giới tính thì NCT nữ giới có tỷ lệ cao hơn so với NCT nam giới là lao động tự do và thấp hơn là người làm công ăn lương (bảng 5.1). Điều này tiếp tục cho thấy có nhiều loại hình kinh doanh nhỏ lẻ phù hợp hơn


với NCT nữ giới, như bán hàng nước, hàng ăn, hàng tạp hóa ..., nhờ vậy nhóm nữ giới có tỷ lệ cao hơn chiếm giữ vị trí công việc này. Song, sự phát triển của các khu công nghiệp dường như tạo ra nhiều việc làm phù hợp hơn với NCT nam giới, như bảo vệ, trông kho, cơ khí nhẹ, gia công sản phẩm..., nhờ vậy mà NCT nam giới có tỷ lệ cao hơn vào làm việc ở vị trí của người làm công ăn lương. Trích đoạn PVS sau đây minh chứng thêm cho nhận định này.

Bác bán hàng ở nhà, chỉ cần phục vụ cho nhóm sinh viên cũng đủ sống rồi. Bác trai nhà Bác thì không quen bán hàng, nên xin vào làm chân bảo vệ trong khu công nghiệp.

Nguồn: Nữ, 71 tuổi, có sức khỏe kém

Tương tự, quan sát vị trí làm việc cho thu nhập cao nhất theo tình trạng sức

khỏe cũng phản ánh sự phân tán không đồng đều, song nó cho thấy NCT có sức khỏe kém có tỷ lệ cao nhất làm việc ở vị trí của người lao động gia đình, đồng thời cũng có tỷ lệ thấp nhất làm việc ở vị trí của người làm công ăn lương (bảng 5.1).

Điều này phản ánh sự ảnh hưởng của sức khỏe đến quyết định lựa chọn việc làm của NCT. Theo cơ chế giải thích của lý thuyết động cơ làm việc, đó là người lao động thường ưu tiên lựa chọn công việc phù hợp với bản thân. Nếu đặt lợi ích kinh tế lên trước thì họ sẽ tìm việc làm cho thu nhập cao khi sức khỏe còn bảo đảm, nhưng nếu đặt sức khỏe lên trước thì họ sẽ tìm việc làm vừa sức. Và do vậy, ta thấy nhiều NCT có sức khỏe yếu thường rút về làm công việc của gia đình để có thể vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi, vừa tạo thu nhập, vừa bảo vệ sức khỏe. Trong khi đó, nhiều NCT có sức khỏe tốt tiếp tục công việc làm thuê nhằm tạo ra nguồn thu nhập cao hơn (xem bảng 5.12. Thu nhập trung bình từ công việc).

Quan sát theo yếu tố CSXH cho thấy NCT thụ hưởng có tỷ lệ thấp hơn làm việc ở vị trí của người lao động tự do, song có tỷ lệ cao hơn làm việc ở vị trí của người làm công ăn lương, hoặc Chủ doanh nghiệp (bảng 5.1).

Theo Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA, 2016], hay Evans và Brooks (2017) thì đây là sự lựa chọn duy lý về vị trí công việc của NCT có việc làm, bởi lẽ, những người không thụ hưởng CSXH thường là những người làm việc ở khu vực phi chính thức, nghĩa là làm các nghề tự do và họ thường tiếp tục công việc này. Trong khi đó, những người thụ hưởng CSXH thường có tỷ lệ cao hơn làm việc ở khu vực


chính thức, nghĩa là hay làm những công việc của người làm công ăn lương, hoặc là chủ sử dụng lao động, do vậy, kể cả khi đến tuổi nghỉ hưu theo luật định thì nhiều người trong số họ vẫn tiếp tục làm việc trong khu vực kinh tế này.

Dưới góc độ của lý thuyết động cơ làm việc, ta có thể giải thích sự lựa chọn công việc của NCT dường như tuân theo sự dịch chuyển việc làm theo từng ngành kinh tế, cũng như sự thích ứng công việc của các cá nhân. Các báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của Quận Nam Từ Liêm giai đoạn vừa qua cho thấy sự biến chuyển mạnh mẽ của nền kinh tế nơi đây theo hướng chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Sự biến chuyển này tạo ra sự chuyển đổi mạnh mẽ về công việc của cư dân địa phương, cũng như buộc người lao động thích nghi theo cấu trúc kinh tế mới. Lúc này, sự ổn định hay chuyển đổi việc làm theo hướng tập trung cao vào lĩnh vực KD – DV của NCT theo độ tuổi, giới tính, sức khỏe hay tình trạng thụ hưởng CSXH có thể được quy về sự dịch chuyển và thích ứng của từng cá nhân riêng lẻ, mà sự tổ hợp các trường hợp cụ thể cho phép phác họa một phần bức tranh chung về chân dung xã hội thông qua việc làm của nhóm dân số này.

5.1.2. Sự ký kết hợp đồng lao động và thời gian làm việc

- Về ký kết hợp đồng lao động

Tiếp theo phân tích trên, nội dung nghiên cứu dưới đây đề cập tình trạng ký kết hợp đồng lao động. Kết quả nghiên cứu phản ánh hiện tượng đa số NCT có việc làm không quan tâm đến lợi ích này, hơn thế nữa, tình trạng đó dường như có xu hướng tăng lên khi tuổi của họ tăng cao.

Theo bảng số liệu khảo sát dưới đây, trung bình 4 NCT tham gia TTLĐ thì 1 người có ký hợp đồng lao động (biểu 5.3). Điều này phản ánh thực trạng đã được nêu ra trong nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFPA, 2016], của Phan Thị Minh Hiền (2017), hay của Evans và Brooks (2017).

Theo đó, khi hết tuổi lao động theo luật định thì nhiều NCT chuyển qua làm việc ở khu vực phi chính thức. Tại khu vực làm việc tự do này, họ không thể ký hợp đồng lao động do thiếu quy định và các chế tài ước thúc. Do vậy, tỷ lệ ký hợp đồng lao động của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đạt mức thấp, dù rằng điều đó có thể khiến họ đối diện với nguy cơ không được nhận mức lương tương xứng với vị trí công việc, có thể bị lạm dụng sức lao động, dễ mất việc làm khi có


biến cố bất ngờ phát sinh, có thể bị phân biệt đối xử trong môi trường công việc, có thể không được cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ sức khỏe, hay phải làm việc trong môi trường độc hại... Tuy nhiên, nhiều người trong số họ không quan tâm đến quyền lợi này.

Bác không ký hợp đồng lao động. Đến tuối này rồi thì Bác cũng không quan tâm nữa. Ký cũng được, không ký cũng được.

Nguồn: Nam, 72 tuổi, sức khỏe bình thường.

Hơn thế nữa, khi so sánh theo thời gian thì dường như tỷ lệ ký hợp đồng lao

động giảm dần theo độ tuổi, từ mức 30,1% ở những người thuộc độ tuổi 66 – 69 xuống còn 23,0% ở những người từ 70 tuổi trở lên (biểu 5.3). Song, kết luận về xu hướng này cần có thêm thông tin kiểm chứng (P > 0,1).

Biểu 5. 3. Tình trạng ký hợp đồng lao động (N = 480; đơn vị = %)


Ghi chú P 0 05 P 0 1 P 0 1 Nguồn Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm Hà Nội 1

(Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1; Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019)

Tương tự, bảng số liệu trên cho thấy mặc dù chưa thể kết luận giới tính có mối liên hệ với tình trạng ký hợp động lao động của NCT có việc làm (P > 0,1). Nhưng kết quả khảo sát cho thấy nam giới có tỷ lệ ký kết cao hơn so với nữ giới (biểu 5.3). Thực tế, tình trạng ký kết hợp đồng lao động bất đối xứng nêu trên đã được giải thích trong nghiên cứu của Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFRA, 2016].

Nghiên cứu này cho thấy NCT nữ giới có tỷ lệ cao hơn làm việc ở khu vực phi chính thức, do vậy mà họ có tỷ lệ ký hợp đồng lao động thấp hơn so với NCT nam giới. Điều này phù hợp với trường hợp của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm,


Hà Nội, nơi có ngành kinh tế phi chính thức phát triển cao hơn so với ngành kinh tế chính thức và có sự phù hợp với nữ giới cao hơn so với nam giới.

Song, với P < 0,05, ta có thể kết luận sức khỏe có mối liên hệ với việc ký hợp đồng lao động. Theo đó, NCT có sức khỏe tốt có tỷ lệ cao nhất ký hợp đồng lao động và NCT có sức khỏe yếu là nhóm có tỷ lệ thấp nhất (biểu 5.3).

Theo Denis Mannaerts (2016), hay Weber. D và cộng sự (2016), cũng như theo cơ chế giải thích của lý thuyết động cơ làm việc thì người sử dụng lao động thường ưu tiên ký hợp đồng lao động với những người có sức khỏe tốt, bởi điều đó giúp họ có nguồn nhân lực ổn định, và đạt lợi nhuận cao, nhờ năng suất lao động của nhóm này thường cao hơn so với nhóm có sức khỏe kém. Thực tế này có thể là một trong những căn cứ giải thích tại sao NCT có sức khỏe yếu ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội là nhóm có tỷ lệ thấp nhất ký hợp đồng lao động.

Tương tự, cũng với P > 0,1, ta chưa thể kết luận tình trạng thụ hưởng CSXH có mối liên hệ với tình trạng ký hợp đồng lao động. Tuy nhiên, kết quả khảo sát phản ánh NCT thụ hưởng có tỷ lệ ký kết hợp đồng lao động cao hơn so với NCT không thụ hưởng (biểu 5.3).

Điều này được giải thích qua nghiên cứu của Martin Evans và Susan Harkness (2008). Theo đó, số NCT thụ hưởng CSXH có tỷ lệ cao hơn làm việc trong khu vực chính thức. Theo quy định của luật lao động, tại khu vực làm việc này họ được quyền ký kết hợp đồng lao động. Chính điều này giải thích cho sự khác biệt nêu trên.

- Về thời gian làm việc

Tiếp theo nghiên về việc ký kết hợp đồng lao động, nội dung dưới đây tập trung vào phân tích thời gian làm việc của NCT có việc làm. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm dân số này có cường độ làm việc cao nếu xét theo số ngày và số giờ làm việc, dù rằng cường độ đó giảm dần theo độ tuổi.

Kết quả khảo sát tại bảng 5.1 cho thấy, số ngày làm việc trung bình/tuần của NCT có việc làm lên tới 6,1 ngày và giảm dần từ mức 6,49 ngày ở nhóm thuộc độ tuổi 60 – 64 xuống còn 5,86 ngày ở nhóm 65 – 69 tuổi và 5,93 ngày ở nhóm từ 70 tuổi trở lên, tương ứng với mức giảm 0,36 ngày.

Kết quả này phản ánh nhóm dân số NCT có cường độ làm việc cao, bởi nếu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/05/2023