Nhu Cầu Nghỉ Ngơi Theo Giới Tính ( N=480; Đơn Vị = %)



60 - 64

65,5

17,9

10,7

6,0


*

65 - 69

49,1

14,5

16,8

19,7

≥ 70

51,8

18,7

22,3

7,2

Yếu tố xã hội - Dự định làm việc đến khi không còn người thuê

60 - 64

21,4

10,7

20,2

47,6


*

65 - 69

18,5

15,0

11,0

55,5

≥ 70

24,5

7,9

25,2

42,4

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 22

Song, tùy thuộc vào từng độ tuổi khác nhau mà NCT có việc làm có những quyết định khác nhau về nhu cầu nghỉ ngơi của bản thân. Trong khi những người thuộc độ tuổi 65 – 69 có tỷ lệ cao nhất đề cao yếu tố kinh tế, nghĩa là thừa nhận bản thân sẽ rút khỏi TTLĐ khi có đủ tiền dưỡng già (23,7%), thì nhóm người thuộc độ tuổi 65 – 69 có tỷ lệ cao nhất đề cao yếu tố cá nhân, nghĩa là dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe (65,5%), còn nhóm người thuộc độ tuổi từ 70 trở lên có tỷ lệ cao nhất đề cao yếu tố xã hội, nghĩa là thừa nhận sẽ thôi làm việc khi không còn người thuê (24,5%).

Điều này cho thấy, ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế, cá nhân và xã hội biến đổi theo từng độ tuổi, theo đó, vai trò của chúng có sự thay đổi khi NCT ở những ngưỡng tuổi khác nhau.

Bảng 5.8. Nhu cầu nghỉ ngơi theo giới tính ( N=480; Đơn vị = %)



Hoàn toàn đúng

Đúng phần nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Dự định làm việc đến khi đủ tiền dưỡng già

Nam

18,3

17,4

34,3

30,0

***

Nữ

11,6

15,2

35,2

38

Yếu tố cá nhân - Dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe

Nam

60,4

18,3

15,7

5,7

*

Nữ

51,2

15,6

16,8

16,4

Yếu tố xã hội - Dự định làm việc đến khi không còn người thuê

Nam

44,8

17,8

32,2

5,2

*



Nữ

58,0

8,8

21,6

11,6


Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Tương tự, theo bảng 5.8 nêu trên, nhóm nam giới có tỷ lệ cao hơn so với nhóm nữ giới trong việc đưa ra quyết định về nhu cầu rút khỏi TTLĐ dưới góc độ kinh tế, nghĩa là họ có tỷ lệ cao hơn thừa nhận bản thân dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già là “Hoàn toàn đúng” (18,3% so với 11,6%). Song kết luận này cần có thêm thông tin kiểm chứng (P > 0,1).

Bảng 5.8 cũng cho thấy NCT nam giới có tỷ lệ cao hơn so với NCT nữ giới thừa nhận dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe là “Hoàn toàn đúng” (60,4% so với 51,2%), song có tỷ lệ thấp hơn thừa nhận dự định làm việc đến khi không còn người thuê (44,8% so với 58,0%).

Theo cách giải thích của Phan Đại Doãn (2010), thực tế này tồn tại là bởi theo quan niệm còn phổ biến của xã hội thì nam giới là “người xây nhà”, nghĩa là người chịu trách nhiệm chính đảm bảo kinh tế gia đình, trong khi đó, nữ giới là “người xây tổ ấm”, nghĩa là người chịu trách nhiệm chính trong việc chăm sóc gia đình. Dường như bởi vậy mà NCT nam giới đề cao yếu tố cá nhân hơn so với NCT nữ giới đối với Nhu cầu nghỉ ngơi của bản thân, nghĩa là dự định rút khỏi TTLĐ khi sức khỏe không còn đảm bảo thực hiện công việc, nhưng lại đề thấp các yếu tố xã hội, đó là không còn người thuê.

Bảng 5.9. Nhu cầu nghỉ ngơi theo tình trạng sức khỏe ( N=480; Đơn vị =

%)



Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần ít

Không

đúng

P

Yếu tố kinh tế - Dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già

Tốt

18,2

37,9

37,9

6,1


*

Bình thường

14,2

11,1

37,8

36,9

Yếu

14,8

24,1

11,1

50,0

Yếu tố cá nhân - Dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe

Tốt

39,4

6,1

36,4

18,2

*

Bình thường

55,8

18,3

15,0

10,8



Yếu

74,1

20,4

0,0

5,6


Yếu tố xã hội - Dự định làm việc đến khi không còn người thuê

Tốt

48,5

6,1

45,5

0,0


*

Bình thường

53,6

11,9

25,6

8,9

Yếu

42,6

29,6

11,1

16,7

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Tiếp theo biến số giới tính, kết quả khảo sát cũng cho thấy sức khỏe có ảnh hưởng đến Nhu cầu nghỉ ngơi của NCT có việc làm (P < 0,05).

Theo đó, tỷ lệ NCT có sức khỏe tốt thừa nhận bản thân chịu ảnh hưởng lớn nhất của yếu tố kinh tế đối với dự định rút khỏi TTLĐ (18,2% thừa nhận là Hoàn toàn đúng). Trong khi đó, NCT có sức khỏe yếu chịu ảnh hưởng lớn nhất của yếu tố cá nhân, nghĩa là họ sẽ rút khỏi TTLĐ khi sức khỏe không đảm bảo (Tỷ lệ thừa nhận là “Hoàn toàn đúng” lên tới 74,1%), và NCT có sức khỏe bình thường chịu ảnh hưởng lớn nhất của yếu tố xã hội, nghĩa là họ sẽ rút khỏi TTLĐ khi không còn người thuê (Tỷ lệ thừa nhận “Hoàn toàn đúng” lên tới 53,6%) (bảng 5.9).

Theo lý giải của Ngân hàng Thế giới (2016), của Evans và Brooks (2017), của Bộ Y tế (2017), hay của Phạm Thắng và Đỗ Thị Khánh Hỷ (2009), chi phí chăm sóc sức khỏe của nhóm có sức khỏe kém thường cao hơn so với chi phí của các nhóm xã hội khác. Do vậy, khác với NCT có sức khỏe bình thường và tốt, nhóm NCT có sức khỏe kém thường nỗ lực làm việc khi sức khỏe còn cho phép, điều đó giúp họ tăng cường khả năng tự chủ hơn về kinh tế trong việc chăm sóc sức khỏe của bản thân. Sự ảnh hưởng này dường như là động cơ thúc đẩy chủ đạo cho quyết định bản thân sẽ rút khỏi TTLĐ khi không còn đủ sức khỏe làm việc. Thực tế này đã được nêu ra trong nhiều trích đoạn PVS được trình bày ở trên.

Bảng 5.10. Nhu cầu nghỉ ngơi theo tình trạng thụ hưởng CSXH ( N=480;

Đơn vị = %)



Hoàn toàn

đúng

Đúng phần

nhiều

Đúng phần ít

Không đúng

P

Yếu tố kinh tế - Dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già

17,2

18,6

32,8

31,4

***



Không

13,0

14,5

36,2

36,2


Yếu tố cá nhân - Dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe

54,4

20,1

10,3

15,2

*

Không

56,5

14,5

20,7

8,3

Yếu tố xã hội - Dự định làm việc đến khi không còn người thuê

42,2

16,2

25,5

16,2

*

Không

58,7

10,9

27,5

2,9

Ghi chú: * = P < 0,05; ** = P< 0,1; *** = P> 0,1

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019;

Tương tự, kết quả khảo sát cho thấy, “Dự định làm việc đến khi có đủ tiền dưỡng già” là “Hoàn toàn đúng” ở nhóm thụ hưởng CSXH cao hơn so với ở nhóm không thụ hưởng (17,2% so với 13,0%) (bảng 5.11). Song kết luận này cần có thêm thông tin kiểm chứng (P > 0,1).

Mặc dù vậy, theo giải thích của Ngân hàng Thế giới (2016), cũng như của Richard Jackson và Tobias Peter (2015), thì những người thụ hưởng CSXH hay lo sợ nguồn trợ cấp từ hệ thống an sinh xã hội dành cho họ bị suy giảm, do vậy mà họ thường có động lực cao tham gia lao động nhằm mục đích có thể tự bảo đảm sinh kế. Trong khi đó, nhóm không thụ hưởng dường như có sự bận tâm thấp hơn về điều này, bởi lẽ họ không sử dụng điểm tựa từ CSXH. Sự giải thích từ các nghiên cứu này có thể là phù hợp với trường hợp của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Tuy nhiên, tỷ lệ thừa nhận “Dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe” là “Hoàn toàn đúng” của NCT thụ hưởng CSXH thấp hơn so với NCT không thụ hưởng (54,4% so với 56,5%). Tình trạng này tiếp tục diễn ra đối với “dự định làm việc đến khi không còn người thuê” (42,2% so với 58,7%) (bảng 5.10).

Theo Quỹ dân số liên hợp quốc [UNFRA, 2016], thì những NCT thụ hưởng CSXH thường có học vấn, tay nghề cao hơn so với những NCT không thụ hưởng, do vậy mà họ dễ dàng tìm được công việc có độ ổn định cao và họ cũng có độ chủ động cao khi từ bỏ công việc. Trong khi đó, nhiều NCT không thụ hưởng thường làm những công việc tự do, bấp bênh. Thực tế này khiến cho hai nhóm NCT nêu trên có độ thích ứng khác nhau.


So với NCT không thụ hưởng thì NCT thụ hưởng CSXH thường có sự yên tâm hơn, chủ động hơn về công việc đang làm và nhờ vậy, họ có độ lệ thuộc thấp hơn vào sức khỏe của bản thân, cũng như vào quyết định của người sử dụng lao động. Dường như nhờ vậy mà họ có tỷ lệ thấp hơn chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân và xã hội đối với dự định rút khỏi TTLĐ.

5.3. Sự hài lòng về công việc

5.3.1. Thu nhập trung bình từ công việc

Theo các phát hiện trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Lan Hương (2015), thu nhập của người lao động tăng dần theo thâm niên, nhưng giảm mạnh khi họ bước qua tuổi nghỉ hưu. Điều này có nghĩa thu nhập của NCT ngày càng giảm xuống và thực tế này cũng diễn ra ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Bảng 5.11. Thu nhập trung bình từ công việc trên tháng (1.000 đồng)



Thu nhập trung bình


Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

5220,5

393,6

4540,5

6069,9

65 - 69

6151,2

448,5

5319,0

7030,9

≥ 70

5002,5

344,8

4393,0

5764,9

Giới tính

Nam

6361,5

425,3

5532,0

7250,8

Nữ

4693,6

218,9

4297,8

5150,0


Sức khỏe

Tốt

8580,3

1148,2

6455,4

10908,1

Bình thường

4824,3

173,2

4498,6

5160,1

Yếu

6175,9

938,2

4461,0

8151,0

Thụ hưởng

CSXH

6220,3

479,8

5358,0

7229,4

Không

4955,1

188,1

4600,6

5357,1

Thu nhập

5492,8

5492,8

233,2

5052,9

ĐLC

5230,3

5230,3

547,2

4129,6

N

480

0

480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Bảng số liệu trên cho thấy, mức thu nhập trung bình từ công việc theo tháng của NCT có việc làm đạt 5,5 triệu, song giảm dần xuống còn 5 triệu khi họ ở độ tuổi từ 70 trở lên, tương ứng với mức giảm khoảng 0,5 triệu/tháng (bảng 5.11).


Theo cách giải thích của lý thuyết động cơ làm việc thì nguyên nhân của tình trạng này là do sức khỏe của NCT giảm xuống, khiến cho năng suất lao động của họ giảm theo, và điều đó tất yếu làm suy giảm hiệu suất sinh lời thu được từ sức lao động. Sự tổ hợp ảnh hưởng của các nhân tố trên đã làm suy giảm mức thu nhập trung bình từ công việc của nhóm dân số này.

Cũng theo bảng số liệu 5.11 nêu trên thì thu nhập trung bình/tháng của NCT nam giới cao hơn NCT nữ giới. Mức chênh lệch lên tới gần 1,7 triệu đồng/tháng (6,361 triệu so với 4,693 triệu). Sự khác biệt này phù hợp với phát hiện trong nghiên cứu của Lê Ngọc Lân và cộng sự (2010), của Nguyễn Thị Lan Hương (2015), cũng như của Mạc Văn Tiến (2015), bởi các nghiên cứu này đã đưa ra kết luận tương tự về thu nhập của NCT theo giới tính mà nguyên nhân có thể bắt nguồn từ năng suất lao động. Cách giải thích của các nghiên cứu này phù hợp với cách giải thích của lý thuyết động cơ làm việc, theo đó, khi mà NCT nam giới có năng suất làm việc tốt hơn thì họ xứng đáng nhận mức thu nhập cao hơn.

Tương tự, kết quả khảo sát tại bảng 5.11 nêu trên cho thấy sự khác biệt về thu nhập của NCT theo tình trạng sức khỏe. Theo đó, mức thu nhập của NCT có sức khỏe tốt là cao nhất, lên tới gần 8,6 triệu đồng/tháng, trong khi đó, mức thu nhập của NCT có sức khỏe kém đạt khoảng 6,2 triệu và của NCT có sức khỏe bình thường đạt khoảng 4,8 triệu, thấp nhất trong 3 nhóm.

Theo mục 5.2.1, 5.2.2 và 5.3.2 nêu trên thì NCT có sức khỏe kém thể hiện tinh thần làm việc thấp hơn so với NCT có sức khỏe tốt, song cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường. Theo logic mà lý thuyết động cơ làm việc nêu ra ở trên, điều này dường như trở thành nguyên nhân khiến cho thu nhập trung bình/tháng của nhóm dân số này dao động ở khoảng giữa so với mức thu nhập của NCT có sức khỏe tốt và bình thường.

Sự khác biệt về thu nhập của NCT tiếp tục được quan sát thấy khi phân tách họ thành 2 nhóm khác nhau, trong đó có một nhóm thụ hưởng CSXH và một nhóm không thụ hưởng. Theo kết quả khảo sát thì NCT thụ hưởng CSXH có mức thu nhập trung bình/tháng cao hơn so với NCT không thụ hưởng (6,220 triệu và 4,955 triệu) (bảng 5.11). Mức độ chênh lệch tương ứng đạt khoảng 1,26 triệu/tháng.

Tình trạng bất bình đẳng về thu nhập này đã được giải thích thông qua nghiên


cứu của Ngân hàng Thế giới (2016), của Evans và Brooks (2017), hay của Nguyễn Ngọc Anh (2015). Theo đó, NCT thụ hưởng CSXH có tỷ lệ cao hơn làm việc trong khu vực chính thức. Mặt bằng thu nhập từ khu vực này cao hơn so với khu vực phi chính thức, nơi thu hút đa số người lao động không thuộc diện bao phủ của hệ thống CSXH. Chính điều này giải thích tại sao NCT thụ hưởng CSXH có mức thu nhập cao hơn so với NCT không thụ hưởng. Sự giải thích của các nghiên cứu này cũng phù hợp với sự giải thích của lý thuyết động cơ làm việc, bởi lẽ, khi gia nhập vào khu vực có mức thu nhập cao hơn, thì NCT làm việc cho khu vực đó tất yếu đạt mức thu nhập trung bình cao hơn.

5.3.2. Sự hài lòng về công việc cho thu nhập cao nhất, về thời gian làm việc và thu nhập từ công việc

Kế tiếp nghiên cứu về thu nhập nêu trên, nội dung nghiên cứu dưới đây đề cập đến sự thỏa mãn về công việc của NCT có việc làm. Kết quả khảo sát cho thấy nhóm dân số này có độ thỏa mãn cao hơn so với mức trung bình. Điều đó có nghĩa NCT có việc làm đánh giá tích cực về công việc của bản thân.

Để đánh giá sự thỏa mãn về công việc của NCT có việc làm, đề tài tiến hành lượng giá mức độ hài lòng của nhóm dân số này về công việc cho thu nhập cao nhất, về thời gian làm việc và về thu nhập từ công việc. Thang điểm đo lường mức độ hài lòng này dao động từ 1 đến 5, trong đó 1 là kém nhất và đến 5 là tốt nhất. Kỳ vọng đưa ra là NCT có việc làm có mức độ hài lòng đạt điểm số 3, nghĩa là cao hơn so với mức trung bình là 2,5 điểm (bảng 5.12).

Bảng 5.12. Mức độ hài lòng về công việc ( N=480; Đơn vị = ĐTB)



Test giá trị = 3


P

ĐTB

khác biệt

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Hài lòng về công việc cho thu nhập cao

nhất

0.000

0,58

0,48

0,68

Hài lòng về thời gian làm việc

0.000

0,67

0,57

0,76

Hài lòng về thu nhập từ công việc

0.000

0,57

0,47

0,68

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019


Tuy nhiên, kết quả thu được cho thấy, sự hài lòng về công việc của NCT có việc làm là cao hơn so với kỳ vọng. Cột mức độ đo lường ĐTB khác biệt luôn hiển thị các giá trị dương. Điều này có nghĩa, sự hài lòng mà nhóm dân số này lượng giá cao hơn so với mức điểm 3 được đem ra làm tiêu chí so sánh. Theo đó, NCT có việc làm có mức độ hài lòng về thời gian làm việc (+ 0,67 điểm) cao hơn mức độ tương ứng về công việc cho thu nhập cao nhất (+ 0,58 điểm) và thu nhập từ công việc (+ 0,57 điểm) (bảng 5.12).

Thực tế này hoàn toàn phù hợp với các phát hiện tại mục 5.2.1 và 5.2.2, cũng như phù hợp với cơ chế giải thích của lý thuyết động cơ làm việc, theo đó, khi áp lực kinh tế giảm dần, sức khỏe cũng giảm theo thì nhu cầu tìm kiếm việc làm phù hợp với sức khỏe tăng lên và nhờ vậy, họ cảm thấy hài lòng hơn khi tìm được việc làm phù hợp với sức khỏe, thậm chí sẵn sàng làm công việc đó với cả 7 ngày/tuần và có thể lên tới hơn 10 giờ mỗi ngày.

Bảng 5.13. Mức độ hài lòng về công việc theo biến số ảnh hưởng ( N=480;

Đơn vị = ĐTB)



ĐTB

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên

Mức độ hài lòng về công việc cho thu nhập cao nhất


Độ tuổi

60 - 64

3,74

0,09

3,57

3,91

65 - 69

3,34

0,09

3,17

3,52

≥ 70

3,69

0,10

3,48

3,89

Giới tính

Nam

3,60

0,08

3,43

3,74

Nữ

3,57

0,07

3,43

3,71


Sức khỏe

Tốt

3,08

0,16

2,75

3,39

Bình thường

3,75

0,06

3,63

3,86

Yếu

3,07

0,16

2,75

3,37

Thụ hưởng

CSXH

3,75

0,08

3,59

3,91

Không

3,46

0,07

3,33

3,60

Mức độ hài lòng về thời gian làm việc

Độ tuổi

60 - 64

3,69

0,08

3,53

3,85

65 - 69

3,71

0,08

3,55

3,85

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí