Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 23




≥ 70

3,58

0,09

3,39

3,74

Giới tính

Nam

3,73

0,07

3,58

3,87

Nữ

3,61

0,07

3,49

3,75


Sức khỏe

Tốt

3,09

0,13

2,83

3,35

Bình thường

3,88

0,05

3,78

3,97

Yếu

2,96

0,18

2,6

3,33

Thụ hưởng

CSXH

3,77

0,07

3,64

3,91

Không

3,58

0,07

3,45

3,71

Mức độ hài lòng về thu nhập từ công việc


Độ tuổi

60 - 64

3,65

0,10

3,46

3,84

65 - 69

3,55

0,08

3,39

3,71

≥ 70

3,50

0,10

3,30

3,68

Giới tính

Nam

3,65

0,08

3,5

3,81

Nữ

3,5

0,07

3,36

3,64


Sức khỏe

Tốt

3,21

0,15

2,92

3,52

Bình thường

3,71

0,06

3,6

3,83

Yếu

3,09

0,19

2,73

3,45

Thụ hưởng

CSXH

3,7

0,08

3,53

3,85

Không

3,48

0,07

3,35

3,62

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Chân dung xã hội của người cao tuổi có việc làm tại Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội - 23

So sánh theo giới tính cho thấy NCT nam giới và nữ giới có sự lượng giá khá tương đồng nhau. Theo kết quả khảo sát trong bảng trên, NCT nam giới và nữ giới đều thừa nhận mức độ hài lòng cao nhất của bản thân là “hài lòng về thời gian làm việc” (ĐTB = 3,73 và 3,61). Nhưng trong khi NCT nam giới thừa nhận bản thân có mức độ “hài lòng về thu nhập từ công việc” cao hơn so với mức độ “hài lòng về công việc” (ĐTB = 3,65 so với = 3,60), thì NCT nữ giới có cách nhìn nhận ngược lại, theo đó, mức độ “hài lòng về thu nhập từ công việc” thấp hơn so với mức độ “hài lòng về công việc” (ĐTB = 3,50 so với = 3,57) (bảng 5.13).

Cũng theo cách nói của Vroom, sự thay đổi này là do sự thay đổi về kỳ vọng vào công việc, cũng như kết quả đạt được trong quá trình lao động. Điều này dẫn đến hiện tượng NCT có việc làm có cách nhìn nhận, lượng giá khác nhau về mức độ


hài lòng về công việc theo giới tính.

Quan sát theo yếu tố sức khỏe cũng cho thấy sự biến động mức độ hài lòng về công việc của NCT có việc làm theo nhóm có sức khỏe tốt, bình thường và yếu. Theo bảng số liệu trên, NCT có sức khỏe yếu có mức độ “Hài lòng về thu nhập từ công việc”, “Hài lòng về thời gian làm việc” và “Hài lòng về công việc” là khá tương đồng nhau (ĐTB = 3,07; = 2,96; và = 3,09), song thấp hơn mức độ tương ứng của NCT có sức khỏe tốt (ĐTB = 3,08; = 3,09; và = 3,21). Trong khi đó, NCT có sức khỏe bình thường là nhóm có mức độ hài lòng cao nhất (ĐTB = 3,75; =3,88 và = 3,71) (bảng 5.13).

Cũng theo cách giải thích trong lý thuyết của Vroom thì động cơ làm việc của con người phụ thuộc vào sự kỳ vọng của họ vào công việc. Điều này có nghĩa, động cơ làm việc của NCT có sức khỏe yếu, bình thường và tốt là khác nhau nên đưa ra những mức độ đánh giá khác nhau. Kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (2016) cho thấy, NCT có sức khỏe yếu kỳ vọng tích lũy được nhiều tiền ở giai đoạn còn đủ sức khỏe làm việc để có thể chi trả chi phí chăm sóc sức khỏe, do vậy, trong quá trình tìm việc, họ thường lựa chọn những công việc phù hợp với thể trạng của bản thân, điều đó khiến cho nhóm dân số này thường có mức độ hài lòng thấp hơn về công việc đang làm so với các nhóm dân số khác.

Sự biến động về mức độ hài lòng về công việc tiếp tục được quan sát thấy theo tình trạng thụ hưởng CSXH, theo đó, nhóm thụ hưởng có mức độ hài lòng về công việc cao hơn so với nhóm không thụ hưởng, tương ứng với ĐTB đạt 3,75 điểm về công việc cho thu nhập cao nhất, 3,77 điểm về thời gian làm việc và 3,70 điểm về thu nhập từ công việc so với mức 3,46 điểm, 3,58 điểm và 3,48 điểm (bảng 5.13).

Sự khác biệt về mức độ hài lòng cũng có thể được giải thích thông qua cơ chế mong đợi về sự công bằng giữa đóng góp và nhận lại trong lý thuyết động cơ làm việc của Vroom. Đồng thời, theo cách giải thích của Mạc Văn Tiến (2015), những người được hưởng CSXH có tỷ lệ làm việc trong khu vực chính thức cao hơn so với những người không thụ hưởng. Việc làm trong khu vực chính thức cho phép người lao động có được mức thu nhập cao hơn, giúp họ được đảm bảo thu nhập sau khi đến tuổi nghỉ hưu thông qua chế độ hưu trí. Đây là những lợi thế mà NCT thụ hưởng CSXH có được, nhờ vậy mà họ có mức độ thỏa mãn về công việc cao hơn so


với NCT không thụ hưởng.

Tiểu kết chương 5

Chương 5 phác họa về chân dung xã hội thông qua việc làm cho thấy NCT có việc làm thường lựa chọn công việc trong lĩnh vực KD – DV, bởi quá trình đô thị hóa trong giai đoạn vừa qua đã tạo ra hiện tượng “bùng nổ” của nền kinh tế này.

Song đa số NCT có việc làm làm nghề tự do, hoặc là lao động gia đình. Thực tế đó khiến nhiều người trong số họ không được ký hợp đồng lao động, cũng như có cường độ làm việc cao nếu xét theo số ngày làm việc trung bình trên tuần và số giờ làm việc trung bình trên ngày.

Nội dung phân tích ở chương 5 cũng cho thấy kinh tế có thể là yếu tố cơ bản thúc đẩy người lao động tham gia TTLĐ, song với NCT có việc làm thì yếu tố xã hội (làm việc để con, cháu tôn trọng, qua đó cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân với xã hội), cùng với yếu tố cá nhân (làm việc để cuộc sống đỡ buồn) có sức ảnh hưởng lớn hơn, nhất là sự ảnh hưởng của yếu tố xã hội.

Tương tự, dự định rút khỏi TTLĐ để được nghỉ ngơi của NCT có việc làm chịu ảnh hưởng của yếu tố cá nhân (dự định làm việc đến khi không đủ sức khỏe) và yếu tố xã hội (dự định làm việc đến khi không còn người thuê) cao hơn so với yếu tố kinh tế (dự định làm việc đến khi đủ tiền dưỡng già). Thực tế này phản ánh kinh tế không là yếu tố cơ bản thúc đẩy NCT có việc làm tiếp tục làm việc khi mà áp lực kinh tế đã được họ san xẻ sang vai các thế hệ kế cận.

Do vậy, nhìn chung thì đa số NCT có việc làm hài lòng với công việc, với thời gian làm việc, cũng như với thu nhập trung bình từ công việc của bản thân.


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Kết luận

Dựa theo hướng tiếp cận dưới góc độ kinh tế và xã hội, đề tài đề cập đến cuộc sống của NCT có việc làm nhằm mục đích phác họa chân dung xã hội của họ thông qua cuộc sống trong gia đình, ở cộng đồng và thông qua việc làm, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm dân số này.

Với hướng tiếp cận và mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung phân tích các mối QHXH, sự trợ giúp của NCT có việc làm với gia đình, và cộng đồng, cũng như nghiên cứu sự tôn trọng mà các chủ thể xã hội này dành cho họ. Những nội dung trên đều được đề cập theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Đồng thời, với hướng tiếp cận và mục đích trên, đề tài đi sâu phân tích sự lựa chọn công việc, các yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc và sự hài lòng với công việc. Những nội dung này cũng được phân tích theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH.

Hướng tiếp cận và mục đích nghiên cứu trên được làm sáng tỏ dưới lăng kính của lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội, lý thuyết nhận diện xã hội và lý thuyết động cơ làm việc. Lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội và lý thuyết nhận diện xã hội tập trung vào phân tích chân dung xã hội trong gia đình và ở cộng đồng, qua đó nêu bật bản sắc xã hội, vị trí xã hội, vai trò xã hội của NCT có việc làm thông qua các mối QHXH, sự trợ giúp dành cho xã hội và sự tôn trọng của xã hội. Trong khi đó, lý thuyết động cơ làm việc được vận dụng chủ đạo trong nghiên cứu về chân dung xã hội phác họa thông qua việc làm, qua đó giải thích sự lựa chọn công việc, các yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc, cũng như sự hài lòng về kết quả thực hiện công việc.

Hướng tiếp cận và mục đích nghiên cứu được thực hiện bằng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó, cơ bản nhất là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi với 480 mẫu đại diện cho NCT có việc làm đang sinh sống ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Việc lựa chọn cỡ mẫu này được thực hiện dựa theo các căn cứ khoa học về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cũng như dựa theo các thông tin thực tiễn về địa bàn nghiên cứu, nhờ vậy mà các kết luận đưa ra có độ tin cậy và giá trị khoa học.


Các phát hiện trong nghiên cứu của đề tài cho phép phác họa một phần chân dung xã hội trong gia đình của NCT có việc làm, theo đó, đa số nhóm dân số này đang chung sống cùng vợ/chồng, trong hộ gia đình mở rộng, dù rằng quy mô hộ gia đình có sự suy giảm khiến nguy cơ đối diện sự cô đơn ngày càng hiện hữu.

Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đa số NCT có việc làm duy trì các mối quan hệ gần gũi, thân thiện, tích cực, tốt đẹp với các thành viên trong gia đình. Điều này thể hiện thông qua ĐTB cao đo lường về mức độ thường xuyên “Chia sẻ chuyện vui, buồn, khó khăn với người nhà”, cũng như ĐTB thấp đo lường về mức độ thường xuyên “nói nặng lời với người nhà”. Tuy nhiên, nguy cơ nảy sinh mẫu thuẫn giữa các thế hệ cũng có thể bùng phát khi giữa các bên thiếu kiềm chế, phối hợp, nhất là khi NCT có việc làm cảm nhận vị trí, vai trò của bản thân không được tôn trọng như trước.

Trong cuộc sống gia đình, đa số NCT có việc làm thực hiện tốt vai trò “Tư vấn, định hướng” cho con cháu, cũng như vai trò hòa giải mâu thuẫn gia đình và quyết định việc lớn trong nhà. Nhờ vậy, họ nhận được sự tôn trọng cao từ phía gia đình. Song, sự từ bỏ thực hiện vai trò, sự độc lập của con, cháu, sự bình đẳng giữa các thế hệ có thể là nguyên nhân khiến NCT có việc làm cảm nhận vị trí, vai trò, uy tín, quyền lực của bản thân suy giảm.

Việc phân tích dưới các chiều cạnh độ tuổi, giới tính, sức khỏe, và tình trạng thụ hưởng CSXH đã góp phần phản ánh đa dạng chân dung xã hội trong gia đình của NCT có việc làm. Theo đó, NCT ở độ tuổi từ 70 trở lên, cũng như nhóm nam giới, có sức khỏe tốt, và thụ hưởng CSXH đối diện nguy cơ sống cô đơn trong gia đình là thấp hơn, nhưng dường như họ là nhóm có khả năng cao hơn trong việc duy trì mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp với các thành viên khác.

Kết quả nghiên cứu cho thấy NCT có việc làm ở độ tuổi từ 70 trở lên, nhóm nam giới, có sức khỏe tốt và thụ hưởng CSXH là những nhóm thực hiện tích cực hơn vai trò “Tư vấn, định hướng” cho con cháu, hòa giải mâu thuẫn gia đình, cũng như quyết định việc lớn trong nhà, nhờ vậy, họ là nhóm nhận được sự tôn trọng từ phía gia đình ở mức độ cao hơn, và nhìn chung, họ cũng là nhóm có sự hài lòng cao hơn về sự tôn trọng đó.

Tương tự, thông qua cuộc sống ở cộng đồng, đề tài góp phần phác họa một


phần bức tranh về chân dung xã hội của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Kết quả nghiên cứu phản ánh nhóm dân số này biết cách duy trì tốt các mối QHXH với bạn thân, hàng xóm. Điều này được thể hiện ở tần suất cao đến nhà thăm hỏi nhau, ở mức độ trên ngưỡng trung bình về chia sẻ chuyện riêng, cũng như ở mức độ thấp về mâu thuẫn xã hội.

Song, kết quả nghiên cứu cũng phản ánh sự giảm dần các mối QHXH mà NCT có việc làm thiết lập với cộng đồng, điều đó khiến cho sắc màu trong cuộc sống xã hội của họ ngày càng mờ nhạt, nghĩa là họ buộc rút dần khỏi cuộc sống cộng đồng khi sức khỏe không còn cho phép duy trì nhịp sống xã hội như trước.

Điều này khiến cho cuộc sống của NCT có việc làm có nguy cơ rơi vào “trầm lắng”, và đồng thời đối diện với hai cuộc khủng hoảng lớn, đó là cảm nhận sự “cô đơn ngay trong gia đình” do hiện tượng thu hẹp quy mô hộ gia đình và cảm nhận sự “cô đơn tại cộng đồng” do hiện tượng thu hẹp các mối QHXH.

Trong quá trình tham gia vào các hoạt động xã hội, NCT có việc làm luôn thực hiện tốt vai trò trợ giúp dành cho các chủ thể xã hội nêu trên, như trợ giúp hòa giải mâu thuẫn gia đình, cũng như khó khăn gặp phải. Nhờ vậy, NCT có việc làm nhận được sự tôn trọng cao từ phía các chủ thể xã hội này. Nhưng mức độ tôn trọng đó là không đồng đều và dường như giảm dần theo độ tuổi.

Việc phân tích dưới các chiều cạnh độ tuổi, giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH góp phần phản ánh đa dạng chân dung xã hội của NCT có việc làm. Theo đó, NCT ở độ tuổi từ 70 trở lên, nhóm nam giới, NCT có sức khỏe yếu và NCT thụ hưởng CSXH dường như có hình ảnh xã hội đa dạng hơn, nghĩa là họ có chân dung xã hội tích cực, phong phú hơn.

Trong tương quan so sánh thì NCT thụ hưởng CSXH tham gia hạn chế hơn so với NCT không thụ hưởng vào hoạt động xã hội, nhưng là nhóm nhận được sự tôn trọng của xã hội ở mức độ cao hơn. Kết quả này dường như bắt nguồn từ yếu tố kinh tế, bởi NCT thụ hưởng CSXH có mức thu nhập trung bình/tháng cao hơn, mà theo nhiều nghiên cứu khác nhau thì địa vị kinh tế có ảnh hưởng lớn đến địa vị xã hội, nhờ vậy mà ý kiến của họ được lắng nghe nhiều hơn, nghĩa là họ được tôn trọng ở mức độ cao hơn.

Phân tích chân dung xã hội thông qua việc làm cho thấy NCT có việc làm có


thể làm nhiều công việc khác nhau, song KD-DV là lĩnh vực chủ đạo. Tương tự, hộ gia đình thu hút nhiều lao động này nhất. Nhưng đa số NCT có việc làm không được ký kết hợp đồng lao động.

Sự lựa chọn tập trung theo lĩnh vực KD - DV, theo vị trí công việc của NCT có việc làm là phù hợp với sự biến đổi về kinh tế - xã hội ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa, quá trình chuyển đổi quỹ đất từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.

Các phát hiện trong nghiên cứu cũng chỉ ra mối liên hệ khác biệt của các yếu tố độ tuổi, giới tính, sức khỏe và CSXH bởi chúng tạo ra sự ổn định, cũng như biến đổi không đồng nhất về công việc của NCT có việc làm.

Các phát hiện trong nghiên cứu cũng cho thấy cường độ làm việc của nhóm dân số này là cao nếu tính theo số ngày làm việc trung bình/tuần và số giờ làm việc trung bình/ngày.

Các phát hiện trong nghiên cứu cũng cho thấy kinh tế không trở thành yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến động cơ làm việc và nhu cầu nghỉ ngơi của họ. Thay vào đó, yếu tố cá nhân và yếu tố xã hội là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhóm dân số này, nhất là yếu tố xã hội.

Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy độ tuổi, giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH là các yếu tố có ảnh hưởng đến sự tham gia TTLĐ của NCT. Nhưng sự ảnh hưởng này là không đồng nhất, dù rằng trong nhiều trường hợp các thông tin thu được chưa cho phép đưa ra kết luận có ý nghĩa thống kê (P > 0,1).

Tương tự, kết quả so sánh cho thấy thu nhập trung bình từ công việc của NCT có việc làm biến động theo độ tuổi, giới tính, sức khỏe và tình trạng thụ hưởng CSXH. Trong đó, NCT từ 70 tuổi trở lên, nhóm nữ giới, có sức khỏe yếu và không thụ hưởng CSXH thường là nhóm có thu nhập trung bình thấp hơn. Mặc dù vậy, trong quá trình tham gia TTLĐ, NCT có cách nhìn nhận đánh giá tích cực về công việc, thời gian làm việc, cũng như thu nhập từ công việc.

Tuy nhiên, kết quả phác họa chân dung xã hội thông qua việc làm của NCT có việc làm cho thấy có những tác động không mong muốn ở nhóm dân số này, đó là thay vì được giải trí, nghỉ ngơi, quây quần bên con/cháu thì một bộ phận trong số họ tiếp tục phải làm việc với mục đich tự đảm bảo cuộc sống. Đây là một thách thức


lớn về mặt kinh tế đối với nhóm dân số này, bởi lẽ quãng thời gian có thể làm việc của họ không còn nhiều, thu nhập từ công việc giảm sút, trong khi đó, các khoản chi phí chăm sóc y tế liên tục tăng cao. Tuổi thọ tăng lên, chi phí cuộc sống tăng cao, thu nhập suy giảm, do vậy, nguy cơ rơi vào cảnh sống “tiêu hết tiền mà chưa chết” ngày càng rõ nét theo như cảnh báo của tổ chức Y tế Thế giới.

Trong quá trình tham gia TTLĐ, đa số NCT có việc làm chỉ có thể làm việc ở khu vực phi chính thức, điều đó đồng nghĩa với việc họ phải gánh chịu nhiều rủi ro về mặt kinh tế, về mặt xã hội và về mặt sức khỏe. Rủi ro kinh tế là họ không được ký hợp đồng lao động, có thể không được nhận mức lương tương xứng với vị trí công việc, nghĩa là dễ bị lạm dụng sức lao động, hoặc dễ mất việc làm khi có biến cố bất ngờ phát sinh. Rủi ro về mặt xã hội là họ có thể bị phân biệt đối xử trong môi trường công việc. Rủi ro về mặt sức khỏe là họ có thể không được cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo vệ sức khỏe, phải làm việc trong môi trường độc hại.

Ngoài ra, đa số NCT có cường độ làm việc căng thẳng về mặt thời gian. Số ngày làm việc trung bình/tuần và số giờ làm việc trung bình/ngày đều cao hơn so với quy định của Luật Lao động. Điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến trạng thái tâm lý, đến sức khỏe của họ. Động cơ làm việc với mục đích giải trí, tăng cường các mối QHXH có thể biến dạng trở thành động cơ làm việc vì mục đích kinh tế và điều này cũng có thể khiến NCT có việc làm quên đi mục đích thực sự của lao động là giải trí, cống hiến, hay duy trì các mối QHXH.

Hơn thế nữa, cường độ làm việc căng thẳng về mặt thời gian đã ngăn cản sự tham gia tích cực của NCT có việc làm vào các hoạt động xã hội. Do vậy, các mối QHXH của họ giảm xuống. Hạn chế này đã góp phần làm giảm bớt sự phong phú trong cuộc sống ở cộng đồng của nhóm dân số này, cũng như góp phần khiến cho cuộc sống của họ trở lên đơn điệu “sáng đi làm, tối về nhà”.

Khuyến nghị

Để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho NCT có việc làm, đề tài đề xuất một số biện pháp áp dụng đối với Nhà nước, với chính quyền địa phương, với hộ gia đình và với nhóm dân số này.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí