Thống Kê Số Ngày Làm Việc Theo Tuần


xét theo số ngày làm việc, thì đa số đều cần dành thời gian cả tuần cho công việc mà không có ngày nghỉ. Song kết quả này cũng phù hợp với nhận định, thời gian làm việc của người lao động giảm dần khi độ tuổi của họ tăng lên.

Tuy nhiên, đối chiếu với quy định tại điều 110, luật lao động năm 2012 “Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục” thì đa số NCT có việc làm không được hưởng quyền lợi này, bao gồm cả những người từ 70 tuổi trở lên. Nhưng theo lý thuyết động cơ làm việc thì kết quả trên phản ánh sự hăng say lao động của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, bởi nếu không được nuôi dưỡng bằng tinh thần lao động tốt thì họ đã từ bỏ công việc đang làm, qua đó chuyển hướng sang làm những công việc có thời gian làm việc thấp hơn.

Bảng 5. 1. Thống kê số ngày làm việc theo tuần



Tối thiểu

Tối đa

Trung bình

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên


Độ tuổi

60 - 64

3

7

6,49

0,08

6,33

6,62

65 - 69

2

7

5,86

0,11

5,64

6,06

≥ 70

2

7

5,93

0,11

5,69

6,13

Giới tính

Nam

2

7

6,09

0,09

5,91

6,24

Nữ

2

7

6,11

0,08

5,96

6,26


Sức khỏe

Tốt

5

7

6,41

0,07

6,27

6,55

Bình thường

2

7

6,04

0,07

5,90

6,18

Yếu

4

7

6,11

0,15

5,83

6,39

Thụ hưởng

CSXH

3

7

5,87

0,10

5,68

6,07

Không

2

7

6,26

0,07

6,13

6,40

ĐTB

2

7

6,10

0,06

5,98

6,21

ĐLC



1,27

0,05

1,17

1,36

N



480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.

Theo bảng số liệu 5.1 thì NCT có số thời gian làm việc khá tương đương theo giới tính, dù rằng số ngày làm việc trung bình của nhóm nam giới là thấp hơn, tương ứng với mức chênh lệch 0,02 ngày/tuần.


Theo Weber. D và cộng sự (2016), cũng như Martin Evans và Susan Harkness (2008), NCT nam giới thường có thời gian làm việc ít hơn khoảng 15% - 20% so với NCT nữ giới. Theo cách giải thích của các tác giả trên thì nguyên nhân của tình trạng này có thể là bởi sự khác biệt về thu nhập. Nhờ có mức thu nhập cao hơn, nên NCT nam giới dường như hay giảm bớt thời gian làm việc và dành thời gian đó cho các hoạt động xã hội, giải trí. Trong khi đó, NCT nữ giới dành thời gian làm việc nhiều hơn để kiếm thêm thu nhập (xem thêm bảng 5.12 về thu nhập).

Cũng theo bảng 5.1, NCT có sức khỏe tốt là nhóm có cường độ làm việc cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường và yếu.

Dựa theo cách giải thích của Weber. D và cộng sự (2016) thì NCT có sức khỏe kém hơn thường cần thời gian nghỉ ngơi dài hơn cho việc phục hồi sức khỏe. Do vậy mà họ có số giờ làm việc ngắn hơn so với NCT có sức khỏe tốt, mặc dù vậy, số ngày làm việc trung bình/tuần của họ cũng cao hơn so với NCT có sức khỏe bình thường, bởi lẽ nhiều người trong số họ dường như có mong muốn giảm thiểu mức độ phụ thuộc vào gia đình, nhất là phụ thuộc về chi phí khám, chữa bệnh nên còn nỗ lực làm việc. Trích đoạn PVS dưới đây minh họa thêm cho điều này.

Lúc nào mệt thì Bác nghỉ, lúc nào khỏe thì Bác làm. Ông trời còn cho Bác sức khỏe thì Bác còn tiếp tục bán hàng. Bác kiếm tiền để tự mình trả tiền chữa bệnh. Bác không muốn phụ thuộc nhiều vào con, cháu.

Nguồn: Nữ, 71 tuổi, có sức khỏe kém

Tương tự, bảng số liệu 5.4 nêu trên cho thấy, NCT không thụ hưởng CSXH có

thời gian làm việc dài hơn NCT thụ hưởng.

Theo cách lý giải của Martin Evans và Susan Harkness (2008), NCT không thụ hưởng CSXH thường có thu nhập thấp hơn, bởi họ có tỷ lệ cao hơn làm việc ở khu vực phi chính thức, do vậy, tại khu vực kinh tế này, họ cần dành thời gian làm việc nhiều hơn để tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống.

***

Để tiếp nối chuỗi phân tích về thời gian làm việc của NCT có việc làm, đề tài đặt câu hỏi “trung bình Bác làm công việc đó mấy giờ/1 ngày23? (tính cả thời gian


23 Công việc đó là công việc cho thu nhập cao nhất


chờ đợi, đi lại)”. Kết quả thu được cho thấy nhóm dân số này có cường độ làm việc cao, nếu xét theo số giờ làm việc trung bình/ngày.

Theo bảng 5.2, số thời gian làm việc tối đa trên ngày của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội có thể lên tới 16 giờ và mức tối thiểu là 2 giờ. Như vậy, nếu xét theo số giờ làm việc trung bình thì họ cần dành ra 7,55 giờ mỗi ngày, song giảm từ mức 8,23 giờ/ngày ở nhóm 60 – 64 tuổi xuống còn 7,46 giờ/ngày ở nhóm 65 – 69 tuổi và 6,83 giờ/ngày ở nhóm từ 70 tuổi trở lên.

Đối chiếu với thời gian làm việc được quy định tại điều 104, luật lao động năm 2012 “Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần” thì NCT có thời gian làm việc nhiều hơn. Nhiều người trong số họ làm việc cả 7 ngày/tuần, nghĩa là có thể làm việc lên tới 52,85 giờ/tuần, cao hơn 4,85 giờ/tuần so với luật định. Điều này cho thấy NCT có cường độ làm việc cao tính về mặt thời gian. Song, điều đó dường như không tạo cho họ cảm giác căng thẳng. Trích đoạn PVS sau đây minh họa cho nhận định này:

Công việc của Bác nhẹ nhàng thôi, lúc có khách thì Bác bán hàng, lúc không có khách thì Bác nghỉ ngơi, dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, xem ti vi. Sáng dậy sớm là Bác mở cửa hàng rồi. Đến giờ đi ngủ tối thì mới đóng cửa. Bác không cảm thấy như vậy là vất vả.

Nguồn: Nữ, 67 tuổi, sức khỏe bình thường

Theo lý thuyết động cơ làm việc thì điều này tiếp tục cho thấy tinh thần hăng

say lao động của NCT có việc làm. Nhờ tinh thần đó mà họ có động lực duy trì nhịp độ làm việc căng thẳng về mặt thời gian. Song thực tế này có thể trở thành nguy cơ làm biến tướng động cơ làm việc của một bộ phận NCT, đó là, thay vì làm việc để được giải trí, duy trì các mối QHXH, để được con, cháu tôn trọng, qua đó cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân, thì nhiều người làm việc vì động cơ tạo thêm thu nhập. Hơn thế nữa, thời gian làm việc kéo dài cũng có thể khiến cho nhiều NCT có việc làm cảm thấy mệt mỏi, sức khỏe suy giảm, từ đó giảm dần sự quan tâm đến các hoạt động xã hội.

Bảng 5.2. Thống kê số giờ làm việc theo ngày



Tối

thiểu

Tối

đa

Trung

bình

Sai số

Khoảng tin cậy 95%

Cận đáy

Cận trên




Độ tuổi

60 - 64

2

16

8,23

0,25

7,76

8,77

65 - 69

3

16

7,46

0,22

7,03

7,91

≥ 70

2

14

6,83

0,26

6,35

7,35

Giới tính

Nam

2

16

7,37

0,21

6,97

7,84

Nữ

2

16

7,71

0,19

7,35

8,05


Sức khỏe

Tốt

4

10

7,80

0,13

7,27

8,32

Bình thường

2

16

7,85

0,17

7,53

8,17

Yếu

2

8

5,24

0,28

4,68

5,77

Thụ hưởng

CSXH

3

12

7,31

0,21

6,90

7,72

Không

2

16

7,72

0,19

7,36

8,11

ĐTB

2

16

7,55

0,14

7,29

7,82

ĐLC



3,15

0,09

2,98

3,31

N



480


480

480

Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019

Theo bảng số liệu 5.2, nếu cân nhắc theo yếu tố giới tính, ta thấy NCT nam giới có số giờ làm việc trung bình/ngày thấp hơn so với NCT nữ giới (7,37 giờ/ngày so với 7,71 giờ/ngày).

Điều này cho thấy giới tính tạo ảnh hưởng khá rõ nét đến thời gian làm việc trung bình của NCT, mà theo giải thích của nhiều nghiên cứu nêu trên, như của Weber. D và cộng sự (2016), hay Martin Evans và Susan Harkness (2008) thì nhờ có thu nhập cao hơn từ công việc nên NCT nam giới thường có thời gian làm việc ngắn hơn và họ tận dụng các khoảng thời gian tự do đó để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội.

Tương tự, khi so sánh theo yếu tố sức khỏe ta thấy, NCT sức khỏe yếu có số giờ làm việc trung bình là thấp nhất, đạt 5,24 giờ, thấp hơn 2,61 giờ/ngày so với NCT có sức khỏe bình thường và 2,56 giờ/ngày so với NCT có sức khỏe tốt (bảng 5.2).

Điều này cho thấy, kết hợp với yếu tố thời gian thì ảnh hưởng của sức khỏe tạo ra sự khác biệt tương đối rõ rệt về số giờ làm việc của NCT có việc làm. Theo cách nói của lý thuyết động cơ làm việc thì sức khỏe là tác nhân chi phối thời gian làm việc của nhóm dân số này, giúp họ có thể vừa làm việc, vừa nghỉ ngơi theo nhu


cầu của thể trạng.


Bác làm việc cho đỡ buồn, để bảo vệ sức khỏe. Ham hố gì chuyện kiếm tiền để mà lao đầu vào công việc. Cứ mệt là Bác đóng cửa hàng. Nghỉ ngơi cho hết mệt rồi bán tiếp.

Nguồn: Nữ, 71 tuổi, có sức khỏe kém

Cũng theo logic so sánh trên thì NCT thụ hưởng CSXH có số giờ làm việc

trung bình/ngày thấp hơn so với NCT không thụ hưởng (7,31 giờ so với 7,72 giờ) (bảng 5.2).

Nguyên nhân của thực trạng này đã được giải thích ở trên, đó là NCT không thụ hưởng CSXH thường có thu nhập từ công việc thấp hơn, nên theo lý thuyết động cơ làm việc thì các nhóm dân số này có động lực làm việc nhiều hơn với mong muốn cải thiện thu nhập.

5.2. Yếu tố thúc đẩy thực hiện công việc

Trong nghiên cứu này, yếu tố thúc đẩy tiếp tục thực hiện công việc của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội được đề cập theo Động cơ làm việc và Nhu cầu nghỉ ngơi và cùng được phân tích dưới góc độ kinh tế, cá nhân và xã hội.

5.2.1. Động cơ làm việc

NCT có việc làm có nhiều động cơ khác nhau khi tham gia TTLĐ, song mỗi động cơ có vai trò quan trọng khác nhau. Với nhóm dân số này thì dường như kinh tế chưa thể là động cơ thúc đẩy mạnh mẽ, mà thay vào đó là yếu tố xã hội, nghĩa là làm việc để con, cháu tôn trọng, qua đó cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân.

Theo lý thuyết động cơ làm việc (Taylor, Elton Mayo, Mac Gregor, Vroom, Claude Lévy-Leboyer...), sự tham gia TTLĐ của người lao động chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những yếu tố tác động từ phía xã hội, có những yếu tố tác động từ bản thân cá nhân, nhưng cơ bản nhất là những yếu tố tác động về mặt kinh tế.

Do vậy, trong nghiên cứu về động cơ làm việc của NCT có việc làm ở Quận Nam Từ Liêm- Hà Nội thì các yếu tố được đề cập bao gồm: yếu tố kinh tế (làm việc để tự lo cuộc sống), yếu tố cá nhân (làm việc để cuộc sống đỡ buồn) và yếu tố xã hội (làm việc để con/cháu tôn trọng, nghĩa là để cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân đối với xã hội).


Để đo lường động cơ làm việc của NCT có việc làm, đề tài thiết kế thang đo theo 4 mức độ khác nhau, trong đó 1 là “Hoàn toàn đúng”, 2 là “Đúng phần nhiều”, 3 là “Đúng phần ít” và 4 là “Không đúng”24.

Góc nhìn phân tích này cho thấy yếu tố xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến động cơ làm việc của nhóm dân số này, trong khi đó, yếu tố kinh tế có sức ảnh hưởng thấp đến động cơ làm việc của họ. Điều này được minh chứng qua biểu số liệu dưới đây (biểu 5.4).

Biểu 5. 4. Động cơ làm việc của NCT (N=480; Đơn vị = %)


Nguồn Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm Hà Nội 2019 Theo đó kết quả 1

[Nguồn: Kết quả khảo sát ở Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, 2019]

Theo đó, kết quả khảo sát cho thấy động cơ làm việc vì lý do kinh tế của NCT có việc làm có sự ảnh hưởng thấp hơn rõ nét so với động cơ làm việc vì lý do xã hội. Nếu số NCT thừa nhận động cơ làm việc để tự lo cuộc sống là “Hoàn toàn đúng” đạt 18,8 % thì lý do làm việc để con, cháu tôn trọng, nghĩa là để cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân với xã hội lên tới 36,7 %. Khoảng cách chênh lệch này lên tới gần 2 lần (biểu 5.4).

Điều này có thể giải thích, ở giai đoạn trước tuổi 60 thì đa số người lao động là trụ cột kinh tế gia đình, có trách nhiệm tạo thu nhập đảm bảo chi phí sinh hoạt hàng ngày, chí phí đầu tư cho tương lai (đầu tư cho giáo dục, tích lũy dưỡng già...), nhưng ở giai đoạn trở thành NCT thì vai trò này được chuyển giao cho thế hệ kế tiếp. Nhờ vậy mà động cơ làm việc để tự lo cuộc sống có thể là phù hợp với đa số


24 Thang đo này được Linda Waite và Aniruddha Das (2010) sử dụng nhằm đo lường cảm nhận của NCT về sự thoải mái tinh thần khi tham gia các hoạt động chung của gia đình, xã hội và sản xuất.


người lao động ở giai đoạn dưới 60, nhưng không phù hợp khi họ trở thành NCT. Thay vào đó, động cơ làm việc để con, cháu tôn trọng trở lên phù hợp hơn. Trích đoạn 2 PVS dưới đây minh chứng thêm cho lập luận này.

Trước đây Bác phải bươn chải lo cuộc sống của cả nhà. Nhà Bác lúc đó rất khó khăn, thiếu thốn. Cuộc sống bây giờ của bác đỡ hơn nhiều rồi. Bác có một chút tiền gửi tiết kiệm và thỉnh thoảng các con, cháu cho thêm. Công việc hiện nay là Bác đã làm từ trước đây rồi, có khách hàng ổn định. Bác duy trì để con, cháu thấy Bác ở tuổi này mà còn làm việc thì chúng nó cũng sẽ cố gắng hơn, nghe lời Bác hơn.

Nguồn: Nữ, 67 tuổi, sức khỏe bình thường.

... Tiền lương hàng tháng của 2 bác cũng đủ chi tiêu cuộc sống hàng ngày, có chút tích lũy phòng khi ốm đau. Hai bác tranh thủ làm thêm công việc này cho vui cửa vui nhà mà thôi, và cũng để làm gương cho các cháu.

Nguồn: Nữ, 65 tuổi, sức khỏe bình thường.

Theo cách giải thích của lý thuyết động cơ làm việc thì điều này có nghĩa kinh

tế có thể là tác nhân chủ yếu thúc đẩy sự tham gia TTLĐ của người lao động, nhưng sự ảnh hưởng của yếu tố này giảm mạnh khi họ bước sang ngưỡng tuổi của NCT, bởi khi đó, nhu cầu, áp lực kinh tế với họ đã giảm nhiều. Và lúc này, họ cần có những động cơ thúc đẩy khác để tiếp tục làm việc, mà theo lý thuyết động cơ làm việc, thì đó có thể là sự giải trí của cá nhân, hoặc sự tôn trọng của xã hội.

Hơn thế nữa, theo chân dung xã hội được phác họa trong gia đình (xem chương 3), cũng như theo lý thuyết vị trí xã hội, vai trò xã hội và truyền thống văn hóa của Việt Nam thì NCT có việc làm là điểm tựa tinh thần, là nơi kết nối các thành viên trong gia đình và do vậy, họ luôn nhận được sự tôn trọng của thế hệ trẻ. Việc tạo dựng, duy trì hình ảnh với con/cháu thông qua hoạt động lao động cũng là một trong những cách thức mà nhóm dân số này có thể vận dụng để từ đó truyền đạt giá trị của bản thân, của gia đình cho các thế hệ kế tiếp. Do vậy, động cơ làm việc để con, cháu tôn trọng trở thành động cơ thúc đẩy chính, bởi nó giúp NCT có việc làm cảm nhận giá trị hữu ích của bản thân với xã hội. Lập luận trên được củng cố thêm qua 2 trích đoạn PVS dưới đây.

Các bác vẫn còn có sức khỏe làm việc để lo cho cuộc sống của 2 bác thì cũng chưa cần phải nhờ cậy con cái về kinh tế. Bác nghĩ, có thế thì chúng nó mới tôn trọng



mình hơn.

Nguồn: Nam, 64 tuổi, sức khỏe bình thường Bác vẫn muốn tiếp tục làm công việc này bởi thấy mình vẫn đủ sức khỏe đi làm và sẽ tiếp tục làm cho đến khi nào có thể để bớt làm phiền con cháu. Bác không muốn ăn bám các con để tránh chúng nó đối xử không ra gì.

Nguồn: Nam, 67 tuổi, sức khỏe tốt

Tương tự, kết quả khảo sát cho thấy động cơ làm việc để cuộc sống đỡ buồn là

“Hoàn toàn đúng” chiếm tới 21,3%, cao hơn 2,5 điểm phần trăm so với động cơ làm việc vì lý do kinh tế (biểu 5.4).

Đối chiếu với kết quả trên và kết hợp với góc nhìn của lý thuyết động cơ làm việc cho thấy, khi áp lực kinh tế còn đè nặng lên vai thì động cơ làm việc với mục đích giải trí (để cuộc sống đỡ buồn) có thể chưa được người lao động chú trọng. Nhưng khi áp lực kinh tế giảm xuống ở giai đoạn sau tuổi 60, thì nhu cầu giải trí thông qua hoạt động lao động được NCT có việc làm quan tâm hơn, nghĩa là họ mong muốn được hòa nhập vào xã hội. Nhờ vậy mà động cơ làm việc để cuộc sống đỡ buồn là “Hoàn toàn đúng” có sức ảnh hưởng cao hơn so với động cơ kinh tế. Kéo theo đó là tỷ lệ NCT làm việc vì lý do giải trí cao hơn.

Song nhìn chung thì kết quả khảo sát trên cho thấy, động cơ làm việc vì lý do để cuộc sống đỡ buồn chưa chiếm vị trí chủ đạo trong số các động cơ làm việc, dù rằng nó cũng phần nào phản ánh xu hướng làm việc vì mục đích có thêm niềm vui của nhóm dân số này. Trích đoạn PVS dưới đây thể hiện rõ tinh thần nêu trên.

Bác hiện đang sống cùng với vợ chồng con trai thứ hai. Hai vợ chồng nó đi làm từ sáng sớm đến tối mịt mới về, hai đứa cháu nội cũng đi học bán trú cả ngày, một mình bác ở nhà lủi thủi đi ra đi vào trong căn nhà vắng thấy buồn quá nên bác quyết định xin làm việc ở đây bởi công việc cũng nhẹ nhàng, phù hợp với bác và bác có cơ hội tiếp xúc với nhiều người giúp bác đỡ buồn hơn mà lại có thêm thu nhập cho bản thân.

Nguồn: Nam, 72 tuổi, sức khỏe bình thường.

Đi sâu phân tích theo các nhóm xã hội khác biệt về độ tuổi tiếp tục cho thấy

động cơ làm việc vì lý do kinh tế của NCT có việc làm giảm dần theo thời gian, thay vào đó là động cơ làm việc là để con cháu tôn trọng tăng cao (P < 0,05).

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 31/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí