Đặc Điểm Lâm Sàng, Hình Ảnh Nội Soi, Mô Bệnh Học Ung Thư Thanh Quản

xạ trị (trong đó các hóa chất được sử dụng vừa với mục đích tiêu diệt tế bào ung thư, vừa làm tăng độ nhạy cảm của tế bào ung thư với xạ trị). Với hóa trị bổ trợ trước: có hai phác đồ thông dụng là CF (gồm 5-fluorouracil phối hợp với một chất thuộc nhóm platin như cisplatin hoặc carboplatin) và TCF (gồm 5- fluorouracil phối hợp với một chất thuộc nhóm platin và một chất thuộc nhóm taxane như doxetacel, paclitaxel). Với hóa - xạ trị đồng thời: phác đồ thường được sử dụng là cisplatin truyền tĩnh mạch 1 lần/tuần trong thời gian xạ trị. Ngoài ra, hóa trị cũng được chỉ định trong điều trị hỗ trợ triệu chứng ở một số trường hợp UTTQ giai đoạn muộn [46].

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa bệnh nhân

- Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, đánh giá tổn thương tại chỗ bằng nội soi ống cứng gián tiếp và sinh thiết qua ống mềm.

- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là ung thư thanh quản bằng mô bệnh học.

- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.

- Hồ sơ bệnh án lưu trữ đầy đủ.

2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

- Bệnh nhân không đủ các tiêu chuẩn trên.

- Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu: Khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2022.

2.3. Thiết kế nghiên cứu

Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp.

2.4. Cỡ mẫu

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Lựa chọn tất cả bệnh nhân được chẩn đoán xác định là UTTQ tại khoa Nội soi Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ tháng 12/2019 đến tháng 3/2022. Thực tế chúng tôi đã thu thập được thông tin của 33 bệnh nhân.

2.5. Các biến số nghiên cứu

Bảng 2.1. Một số biến số nghiên cứu


STT

Biến số

Định nghĩa

Phân loại biến

PP thu thập

Một số đặc điểm chung

1

Họ và tên

Họ và tên đầy đủ của bệnh nhân

Định lượng

Phỏng vấn

2

Tuổi

Tuổi tính theo năm dương lịch

Định lượng

Phỏng vấn

3

Giới tính

Giới tính theo căn cước công dân

Định tính

Phỏng vấn

4

Nghề nghiệp

Công việc của bệnh nhân

Định tính

Phỏng vấn

5

Địa chỉ

Nơi sinh sống

Định lượng

Phỏng vấn

6

Thông tin liên hệ

Tên và số điện thoại của bệnh nhân và người nhà

Định lượng

Phỏng vấn

7

Ngày vào viện

Ngày bệnh nhân đến khám và điều trị

Định lượng

Phỏng vấn

Tiền sử


8


Bản thân

Các bệnh lý tại thanh quản trước đây

Hút thuốc lá

Sử dụng rượu


Định tính


Phỏng vấn

9

Gia đình

Các bệnh lý ung thư thanh thanh quản

Định tính

Phỏng vấn

Bệnh sử

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Chẩn đoán ung thư thanh quản bằng hình ảnh nội soi ống cứng gián tiếp và sinh thiết ống mềm - 5

10


Lý do vào viện

Triệu chứng cơ năng khó chịu khiến bệnh nhân vào viện kèm theo mức độ


Định tính


Phỏng vấn

11

Thời gian

Thời gian từ khi khởi phát triệu chứng

Định tính

Phỏng vấn


12


Triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng bệnh nhân cảm nhận được (Khàn tiếng, nói hụt hơi, nuốt vướng, đau rát họng,…)


Định tính


Phỏng vấn

Khám lâm sàng


13


Nội soi

Hình ảnh khi khám nội soi Tai-Mũi-Họng (hình thái, dây thanh, vị trí u, mũi, vòm, họng)


Định tính


Khám lâm sàng

14

Giải phẫu bệnh

Kết quả mô bệnh học

Định tính

Phỏng vấn


2.6. Quy trình nghiên cứu Các bước nghiên cứu

Bước 1. Viết đề cương nghiên cứu Bước 2. Xây dựng bệnh án nghiên cứu Bước 3. Lựa chọn và tiếp cận bệnh nhân

Bước 4. Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng, nội soi. Bước 5. Thu thập và xử lý số liệu

Bước 6. Hoàn thiện luận văn.

2.7. Phương tiện nghiên cứu

1. Máy nội soi ống cứng (Đức) gồm optic 70 độ và 0 độ.

2. Hệ thống nội soi ống mềm thanh quản của hãng Olympus (Nhật Bản).

3. Bộ pince dây sinh thiết (nội soi) FB 52 C-1 Olympus. Đường kính của pince dây khi mở ra tối đa là: 5mm.

4. Lọ cố định bệnh phẩm.

5. Kính hiển vi quang học độ phóng đại 100 - 200 lần.



Hình 2.1. Máy nội soi


Hình 2.2. Bộ nội soi ống mềm

2.8. Thu thập và xử lý số liệu

- Số liệu thu được sử lý theo phương pháp thống kê y học bằng chương trình SPSS 20.0

- So sánh các biến định tính bằng Fisher’s exact test.

2.9. Đạo đức trong nghiên cứu

- Các bệnh nhân được lựa chọn vào nghiên cứu đều được giải thích về những yêu cầu, lợi ích và tự nguyện tham gia nghiên cứu.

- Các kỹ thuật không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

- Không phân biệt đối xử với bệnh nhân.

- Trong quá trình nghiên cứu bệnh nhân có thể yêu cầu ngừng nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1. Đặc điểm lâm sàng, hình ảnh nội soi, mô bệnh học ung thư thanh quản

3.1.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

3.1.1.1. Phân bố theo tuổi

Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo tuổi


Tuổi

Số trường hợp (N=33)

Tỷ lệ (%)

≤50

3

9,1

51-60

11

33,3

61-70

16

48,5

>70

3

9,1

Tổng số

33

100

Nhận xét: Trong số 33 bệnh nhân của nghiên cứu:

- Nhóm tuổi bệnh nhân ung thư thanh quản có tỷ lệ cao nhất từ 61 - 70 tuổi chiếm tỷ lệ 48,5%.

- Độ tuổi trung bình là 61,85 ± 7,01 tuổi, tuổi thấp nhất là 49 và cao nhất là 74 tuổi.

3.1.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới


32

(97%)

Nam

1

(3%)

Nữ


Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo giới

Nhận xét:


- Trong số 33 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thanh quản, có 32 bệnh nhân nam (97%) cao hơn rất nhiều so với nữ (3%). Tỷ lệ nam/nữ là 32/1.

3.1.1.3. Phân bố theo nhóm nghề nghiệp

Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp



Nhóm nghề nghiệp

Số trường hợp

(N=33)


Tỷ lệ (%)

Lao động phổ thông

23

69,7

Lao động trình độ cao

2

6,1

Hưu trí

8

24,2

Tổng số

33

100

Nhận xét:

- Các bệnh nhân có nghề nghiệp thuộc nhóm lao động phổ thông chiếm đa số với tỷ lệ 69,7%.

3.1.1.4. Phân bố theo địa dư

Bảng 3.3. Phân bố theo địa giới



Địa dư

Số trường hợp

(N=33)


Tỷ lệ (%)

Thành thị

10

30,3

Nông thôn

23

69,7

Tổng số

33

100

Nhận xét:

- Đa số bệnh nhân sinh sống ở nông thôn (69,7%). Số bệnh nhân sống ở thành thị chiếm tỷ lệ ít hơn (30,3%).

100.0


90.0


80.0

69.7

70.0

63.6

60.0 54.5

50.0


40.0


30.0


20.0

9.1

10.0


0.0

Hút thuốc lá

Uống rượu

Cả hút thuốc lá, uống Viêm thanh quản mạn

rượu tính

tỷ lệ (%)

3.1.1.5. Tiền sử các bệnh lý tai mũi họng và các yếu tố nguy cơ


Biểu đồ 3.2: Tiền sử bệnh lý tai mũi họng và các yếu tố nguy cơ Nhận xét:

- Tỷ lệ hút thuốc lá là cao nhất (69,7%), xếp sau là uống rượu (63,6%).

- Hơn một nửa số bệnh nhân có tiền sử vừa hút thuốc lá, vừa uống rượu (54,5%).

- Bệnh nhân có tiền sử viêm thanh quản mạn tính chiếm tỷ lệ 9,1%.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024