Chẩn đoán ung thư thanh quản bằng hình ảnh nội soi ống cứng gián tiếp và sinh thiết ống mềm - 8

thường là 44,1%, bệnh nhân có hạn chế di động dây thanh là 20,6% và bệnh nhân dây thanh bị cố định là 35,3%.

Sự di động của dây thanh là một yếu tố quan trọng để phân loại giai đoạn T trên lâm sàng. Theo tác giả Murakami [65] trong nghiên cứu của mình đã cho thấy khi trên lâm sàng chẩn đoán giai đoạn là T2 nhưng chưa có sự xâm nhập sâu và nhóm có sự xâm nhập sâu. Tỉ lệ sống ở nhóm xâm nhập sâu giảm hẳn so với nhóm còn lại: 47% so với 95% (p<0,01). Mặc dù phân độ giai đoạn đều cùng là T2. Như vậy phân độ T trong ung thư thanh quản chỉ có ý nghĩa tương đối.

Đánh giá sự di động của dây thanh phụ thuộc vào chủ quan của thầy thuốc, có thể khác nhau giữa các lần soi nên có thể làm thay đổi chẩn đoán giai đoạn giữa T1 và T2 hay T2 và T3 [66], điều này dẫn đến quyết định điều trị sai. Chính vì vậy, việc soi thanh quản nhiều lần để đánh giá độ di động dây thanh là điều cần cân nhắc nếu cần thiết.

4.2. Kết quả mô bệnh học

4.2.1. Phân loại mô bệnh học

Kết quả mô bệnh học là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán xác định ung thư thanh quản. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả các trường hợp đều có kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào vảy chiếm 100%.

Kết quả này tương đồng với Lê Xuân Nhân và cộng sự với tỷ lệ 100% [58]. Theo tác giả Schultz ung thư biểu mô tế bào vảy là loại ung thư hay gặp nhất, chiếm tỉ lệ trên 95% tổng số các loại ung thư thanh quản [18]. Kết quả của Tanadech Dechaphunkul cũng cho thấy ung thư biểu mô vảy chiếm từ >96% đến gần 99% [67].

4.2.2. Phân độ mô học

Trong nghiên cứu của chúng tôi, đa số bệnh nhân có kết quả phân độ mô học là độ II với 21/33 trường hợp (63,6%). Kết quả phân độ mô học thuộc độ I và độ III là tương đương nhau với 6/33 trường hợp (18,2%). Không có trường hợp nào độ IV (0%).

Theo tác giả Đỗ Xuân Anh [68], tỷ lệ mô học độ I là 20,69%, độ II là 51,72%, độ III là 27,59% và không gặp trường hợp nào mô học độ IV. Kết quả

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

này có sự khác biệt, có thể giải thích do nhiều yếu tố như sự khác biệt loạt bệnh hay do cỡ mẫu của chúng tôi chưa đủ lớn.

Đối với các tác giả nước ngoài độ mô học có ý nghĩa trong việc tiên lượng sau mổ và tính liều xạ trị khi có chỉ định. Tuy nhiên tại Việt Nam, điều kiện về thiết bị y tế còn hạn chế, nên đối với những trường hợp xạ trị thường được chỉ định liều xạ trị tối đa cho tất cả các trường hợp. Vì vậy phân độ mô học đối với ung thư tế bào vảy trong ung thư thanh quản chỉ giúp ích được phần nào trong tiên lượng và điều trị xạ trị hẫu phẫu khi có chỉ định xạ trị.

Chẩn đoán ung thư thanh quản bằng hình ảnh nội soi ống cứng gián tiếp và sinh thiết ống mềm - 8

4.2.3. Mối liên quan giữa hình ảnh nội soi và kết quả phân độ mô học ung thư thanh quản

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Sự khác biệt giữa hình thái, vị trí nguyên phát và sự lan tràn u với phân độ mô học trong ung thư thanh quản là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Hay có thể nói: Không có sự liên quan giữa đặc điểm hình thái, vị trí nguyên phát và sự lan tràn u với kết quả phân độ mô học trong ung thư thanh quản.

KẾT LUẬN


1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và tổn thương ung thư thanh quản qua hình ảnh nội soi ống cứng

- Ung thư thanh quản chủ yếu gặp ở độ tuổi 61 – 70 tuổi, độ tuổi trung bình là 61,85 ± 7,01. Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới (97%).

- Hút thuốc lá và sử dụng rượu là yếu tố nguy cơ gây bệnh.

- Khàn tiếng là triệu chứng chính gặp ở 100% bệnh nhân ung thư thanh quản.

- Hình thái tổn thương ung thư thanh quản qua nội soi đa số là thể sùi (93,9%).

- 97 % ung thư nguyên phát được tìm thấy ở vị trí thanh môn.

- Tổn thương ở giai đoạn u còn khu trú ở 1 tầng thanh quản là 75,8%. Không có trường hợp nào u lan ra ngoài thanh quản (0%).

- Đa số bệnh nhân có di động dây thanh bị thường (81,8%). Tỷ lệ bệnh nhân di động dây thanh giảm là 12,1% và bệnh nhân có dây thanh bị cố định là 6,1%.

2. Đối chiếu kết quả giải phẫu bệnh với hình ảnh nội soi

- Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều có kết quả mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào vảy (100%).

- Phần lớn độ mô học của các bệnh nhân ung thư thanh quản là độ II (63,6%). Tỷ lệ phân độ mô học độ I và độ III là tương đương nhau (18,2%).

- Sự khác biệt về hình thái, vị trí khối u và sự lan tràn u với phân độ mô học trong ung thư thanh quản là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.

KIẾN NGHỊ‌


Khi xuất hiện triệu chứng khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần, điều trị nội khoa không thuyên giảm thì người bệnh nên được tầm soát ung thư thanh quản bằng nội soi ống cứng.

Nội soi ống cứng là phương pháp phổ biến, dễ thực hiện, giúp phát hiện sớm các tổn thương ở thanh quản. Vì thế, phương pháp này nên được trang bị rộng rãi tại các trung tâm y tế cơ sở.

Tổn thương thanh quản do ung thư ở giai đoạn đầu rất khó phân biệt với các bệnh lành tính khác. Vì vậy để tránh bỏ sót hay nhầm lẫn, ở những bệnh nhân có triệu chứng khàn tiếng kéo dài, nội soi thấy hình ảnh nghi ngờ ung thư thanh quản thì việc sinh thiết, chẩn đoán mô bệnh học là cần thiết.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Flint P.W. và cộng sự (2010), "Malignant tumors of the larynx", Cumming’s Otolaryngology - Head and Neck Surgery, 5th edition, tr. 1482-1512.

2. GLOBOCAN (2020), "Larynx".

3. Nguyễn Tuấn Hưng (2008), "Đặc điểm dịch tể học mô tả ung thư cộng đồng dân cư Hà Nội giai đoạn 2001-2005", Luận án Tiến sỹ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.

4. Nguyễn Văn Hiếu, "Ung thư thanh quản", Ung thư học, tr. 121-133.

5. Andrew B. Anthony J. (1996), "A short history of laryngoscopy", Log Phon Vocol, 21, tr. 181-185.

6. Cocek A. (2008), "The history and current status of surgery in the treatment of laryngeal cancer", Acta Medica, 51, tr. 157-163.

7. Charlin B. (1989), "Asessment of laryngeal cancer: CTscan versus endoscopy", J Otolaryngol, 18(6), tr. 283-288.

8. Thamer M. Musaid H. (2012), "Clinical and pathological staging of primary carcinoma of the larynx", Fac Med Baghdad, 54(1), tr. 10-14.

9. Ciolofan và cộng sự (2017), "Clinical, Histological and Immunohistochemical Evaluation of Larynx Cancer", Current Health Sciences Journal, 43(4), tr. 367-375.

10. H. S. Raitiola và J. S. Pukander (1997), "Etiological factors of laryngeal cancer", Acta Otolaryngol Suppl, 529, tr. 215-7.

11. Nguyễn Đình Phúc (2005), "Đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật của ung thư thanh quản - hạ họng tại khoa Ung bướu Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương từ 2000-2004", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Tai Mũi Họng toàn quốc 2005.

12. Phạm Thị Kư Nguyễn Đình Phúc (1999), "Ung thư thanh quản và hạ họng. Nhận xét lâm sàng qua 58 bệnh nhân được phẫu thuật từ 1995- 1998"", Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học toàn quốc 1999.

13. Lê Anh Tuấn (2003), "Nghiên cứu hình thái lâm sàng và mô bệnh học của hạch cổ trong ung thư thanh quản và hạ họng", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

14. Bùi Thế Anh (2005), "Đối chiếu biểu hiện của Galectin-3 với đặc điểm lâm sàng và mô bệnh học của ung thư thanh quản-hạ họng", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

15. Nguyễn Hoàng Huy (2005), "Nghiên cứu lâm sàng và biến đổi thanh điệu ở bệnh nhân ung thư thanh quản", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

16. Phạm Văn Hữu (2009), "Nghiên cứu hình thái lâm sàng, nội soi và đối chiếu kết quả phẫu thuật của ung thư thanh quản giai đoạn sớm", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

17. Nguyễn Lê Hoa (2012), "Nghiên cứu tổn thương tại chỗ của khối u trong ung thư thanh quản qua lâm sàng, nội soi, chụp cắt lớp vi tính và phẫu thuật", Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ nội trú, Đại học Y Hà Nội.

18. Schultz P. (2011), "Vocal fold cancer", Eur Ann Otorhinolaryngol Head Neck Dis, 128(6), tr. 301-308.

19. Pai SI Loyo M (2008), "The molecular genetics of laryngeal cancer",

Otolaryngol Clin North Am, 41(4), tr. 657-672.

20. Noone AM Howlader N, Krapcho M, et al (2012), "SEER cancer statistics review", tr. 1975-2010.

21. Kleinsasser O (1968), "Microlaryngoscopy and endolaryngeal microsurgery Techniques and typi cal cases".

22. Thomas DB Yang PC, Daling JR (1989), "Differences in the sex ratio of laryngeal cancer incidence rates by anatomic subsite", J.Clin. Otolaryngol, 42(8), tr. 755-758.

23. Bussani R Silvestri F, Stanta G, Cosatti C, Ferlito A (1992), "Supraglottic versus glottic laryngeal cancer: epidemiological and pathological aspects", ORL J. Oto-Rhino-Laryngol, 54(1), tr. 43-48.

24. Greenberg SD DeRienzo DP, Fraire (1991), "Carcinoma of the larynx: Changing incidence in women", Arch Otolaryngol Head Neck Surgery, 117, tr. 681-684.

25. Barnes DE Stephenson WT, Holmes FF (1991), "Gender influences subsite of origin of laryngeal carcinoma", Otolaryngol Head Neck Surgery, 117(7), tr. 774-778.

26. Laraqui N Benhamou CA, Touhami M, Chekkoury A, Benchakroun Y, Samlali R, Kahlain A (1992), "Tobacco and cancer of the larynx: a prospective survey of 58 patients", Rev Laryngol Otol Rhinol, 113, tr. 285-288.

27. Becher H Zatonski W, Lissowska J, Wahrendorf J (1991), "Tobacco, alcohol, and diet in the etiology of laryngeal cancer: a population-based case-control study", Cancer Causes Control CCC, 2(1), tr. 3-10.

28. et al Tuyns A J (1988), "Cancer of the larynx/hypopharynx, tobacco and alcohol: IARC international case-control study in Turin and Varese", Int. J. Cancer, 41(4), tr. 483–491.

29. Talamini R Bosetti C, Levi F, Negri E, Franceschi S, Airoldi L, La Vecchia C (2002), "Fried foods: a risk factor for laryngeal cancer", Br J Cancer, 87, tr. 1230-1233

30. Macfarlane GJ Boyle P, Zheng T,Maisonneuve P, Evstifeeva T, Scully C (1992), "Recent advances in epidemiology of head and neck cancer", Curr Opin Oncol, 4, tr. 471-477.

31. Tisch M Maier H (1997), "Epidemiology of laryngeal cancer: results of the Heidelberg case-control study", Acta Otolaryngol Suppl, 527, tr. 160-164.

32. Chuang HC Chen WC, Lin YT, et al (2017), "Clinical impact of human papillomavirus in laryngeal squamous cell carcinoma: a retrospective study", PeerJ 2017, 5, tr. 333-395.

33. Astley SM Nunez DA, Lewis FA, Wells M (1994), "Human papilloma viruses: a study of their prevalence in the normal larynx", J Laryngol Otol, 108, tr. 319-320.

34. Patrikakos G Assimakopoulos D (2002), "The role of gastroesophageal reflux in the pathogenesis of laryngeal carcinoma", Am J Otolaryngol, 23, tr. 351-357.

35. Biller HF Berkower AS (1988), "Head and neck cancer associated with Bloom’s syndrome", Laryngoscope, 98, tr. 746-748.

36. Nguyễn Quang Quyền (1997), "Giải phẫu thanh quản", Giải phẫu người, Nhà xuất bản Y học, tr. 85-88.

37. Compton C.C. Greene F.L. (2006), "Larynx", AJCC cancer staging atlas, Springer, tr. 41-57.

38. Steven M.Z (2006), "Early Glottic and Supraglottic Carcinoma Endoscopiv Technicques", Head & Neck Surgery - Otolaryngology, 4, tr. 1721-1726.

39. Hirano M (1975), "Phonosurgery: Basic and clinical investigations",

Otologia, tr. 21.

40. Ngô Ngọc Liễn và Phạm Tuấn Cảnh (1997), Giản yếu bệnh học Tai Mũi Họng, 92-106.

41. Sataloff R.T, Chowdhury F, Portnoy J và các cộng sự. (2013), Surgical Techniques in Otolaryngology – Head and Neck Surgery: Laryngeal Surgery, Surgical Techniques in Otolaryngology – Head and Neck Surgery.

42. Ngô Ngọc Liễn (2000), Giải phẫu thanh quản, đại cương sinh lý thanh quản, Giản yếu Tai Mũi Họng, Vol. 3.

43. Nguyễn Thị Ngọc Dinh (2006), "Ung thư thanh quản", Bài giảng tai mũi họng thực hành, tr. 129-136.

44. Mai Trọng Khoa Lương Ngọc Khuê (2020), "Ung thư thanh quản - hạ họng", HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH UNG BƯỚU, tr. 174-182.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024