Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM


HỌC VIỆN NGÂN HÀNG


----------------oOo---------------- PHẠM MẠNH HÙNG


CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM


CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 62.34.02.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. LÊ VĂN LUYỆN


2. TS. NGUYỄN VĂN KHÁCH


HÀ NỘI, 2018


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và kết quả của luận án là trung thực.

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm lời cam đoan trên.


Người cam đoan


NCS. Phạm Mạnh Hùng


Luận án này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của nghiên cứu sinh trong một thời gian dài. Đề hoàn thành luận án không chỉ bằng nỗ lực của bản thân mà bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã nhận được sự đóng góp quý báu từ phía các cá nhân và tổ chức đã đồng hành cúng nghiên cứu sinh suốt thời gian qua.

Trước hết, nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới hai giáo viên hướng dẫn khoa học là PGS.TS. Lê Văn Luyện và TS. Nguyễn Văn Khách đã trực tiếp hướng dẫn và động viên nghiên cứu sinh trong suốt thời gian nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh cũng gửi lời tri ân tới các Thầy, Cô của Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học Học viện Ngân hàng, các Thầy, Cô hội đồng các cấp đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian học tập và nghiên cứu.

Nghiên cứu sinh cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện, động viên giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm

Tác giả luận án


Phạm Mạnh Hùng


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG, HÌNH VẼ VÀ HỘP v

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .7

1.1. CÁC NGHIÊN CỨU VỂ CẤU TRÚC SỞ HỮU TÁC ĐỘNG TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 7

1.1.1. Nghiên cứu tại các quốc gia phát triển 9

1.1.2. Nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển 11

1.1.3. Nghiên cứu tại Việt Nam 14

1.2. KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 24

2.1. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 24

2.1.1. Cấu trúc sở hữu trong doanh nghiệp 24

2.1.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 25

2.1.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 28

2.2. CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 33

2.2.1. Cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại 33

2.2.2. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 36

2.2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 40

2.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÔNG QUA QUẢN TRỊ CÔNG TY 52

2.3.1. Quản trị công ty trong ngân hàng thương mại 52

2.3.2. Mối liên hệ giữa cấu trúc sở hữu, quản trị công ty và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại 55

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 60

3.1. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM 60

3.1.1. Quy định chung về vấn đề sở hữu trong ngân hàng thương mại 60

3.1.2. Quy định về sở hữu của ngân hàng thương mại này trong ngân hàng thương mại khác 61

3.1.3. Quy định về sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại 63

3.1.4. Quy định về việc sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài 63

3.1.5. Quy định về lựa chọn cổ đông chiến lược đối với ngân hàng thương mại Nhà nước cổ phần hóa 65

3.1.6. Quy định về đại diện chủ sở hữu phần vốn Nhà nước tại ngân hàng thương mại 66

3.2. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 68

3.2.1. Khái quát cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 68

3.2.2. Sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 74

3.2.3. Sở hữu tư nhân trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 76

3.2.4. Sở hữu nước ngoài trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 79

3.2.5. Hiện tượng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam ... 83

3.3. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 90

3.3.1. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhà nước 90

3.3.2. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần 98

3.3.3. Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có sở hữu nước ngoài. 107

3.4. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CÔNG TY 114

3.4.1. Ngân hàng thương mại Nhà nước sau khi cổ phần hóa 116

3.4.2. Ngân hàng thương mại cổ phần 120

3.5. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CẤU TRÚC SỞ HỮU 123

3.5.1. Những điểm tích cực 123

3.5.2. Những hạn chế còn tồn tại 125

CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU TỚI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 132

4.1. CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG 132

4.1.1. Quy mô mẫu và nguồn số liệu 132

4.1.2. Các biến số và phương pháp định lượng 133

4.2. KẾT QUẢ CỦA MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG 137

4.2.1. Phân tích thống kê mô tả 137

4.2.2. Phân tích tương quan giữa các biến 140

4.2.3. Kết quả mô hình hồi quy 142

4.3. NHẬN XÉT VỀ KẾT QUẢ 147

4.3.1. Nhận xét về kết quả hồi quy 147

4.3.2. Giải thích về kết quả hồi quy 149

CHƯƠNG 5: CÁC KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 152

5.1. ĐỊNH HƯỚNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 152

5.1.1. Những định hướng lớn về phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 152

5.1.2. Định hướng về cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam . 155

5.2. KHUYẾN NGHỊ VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 156

5.2.1. Khuyến nghị về điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam 156

5.2.2. Khuyến nghị về kiểm soát và minh bạch hóa sở hữu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 165

5.2.3. Khuyến nghị về nâng cao năng lực quản trị công ty cho các ngân hàng thương mại Việt Nam 173

KẾT LUẬN 185

TÀI LIỆU THAM KHẢO 187

PHỤ LỤC 196

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


Tên viết tắt

Tên đầy đủ bằng tiếng Việt

Tên đầy đủ bằng tiếng Anh

BIS

Ngân hàng thanh toán quốc tế

Bank of International Settlement

CAR

Hệ số an toàn vốn tối thiểu

Capital Adequacy Ratio

COI

Chi phí trên thu nhập

Cost on Income

CPH

Cổ phần hóa


CSTT

Chính sách tiền tệ


DNNN

Doanh nghiệp nhà nước


ECB

Ngân hàng trung ương châu Âu

European Central Bank

FED

Cục dự trữ liên bang Mỹ

Federal Reserve System

HĐQT

Hội đồng quản trị


IFC

Tổ chức tài chính Quốc tế

International Finance Corporation

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

International Monetary Fund

IPO

Phát hành cổ phiếu lần đầu ra

công chúng

Initial Public Offering

M&A

Mua bán, sáp nhập ngân hàng

Mergers and Acquisitions

NHLD

Ngân hàng liên doanh


NHNN

Ngân hàng nhà nước


NHNNg

Ngân hàng nước ngoài


NHTM

Ngân hàng thương mại


NHTMCP

Ngân hàng thương mại cổ phần


NHTMNN

Ngân hàng thương mại nhà

nước


NHTW

Ngân hàng trung ương


NIM

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên

Net Interest Margin

NPL

Tỷ lệ nợ xấu

Non Performing Loan

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển

kinh tế

Organization for Economic

Cooperation and Development

R&D

Nghiên cứu và phát triển

Research and Development

ROA

Lợi nhuận trên tổng tài sản

Return on Assets

ROE

Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

Return on Equity

TCTD

Tổ chức tín dụng


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TTCK

Thị trường chứng khoán


USD

Đô la Mỹ

USA dollar

VJEPA

Hiệp định đối tác kinh tế

Việt Nam-Nhật Bản


VND

Việt Nam đồng


WB

Ngân hàng thế giới

World bank

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

World Trade Organization

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 160 trang tài liệu này.

Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH VẼ


1. Danh mục bảng

Bảng 2.1: Một số vụ quốc hữu hóa ngân hàng giai đoạn 2007-2009 41

Bảng 3.1: Thay đổi về tỷ lệ sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài so với vốn điều lệ tại một NHTM Việt Nam 64

Bảng 3.2: Yêu cầu tăng vốn tối thiểu đối với một số loại hình TCTD 69

Bảng 3.3: Vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam 70

Bảng 3.4: Cấu trúc hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/12/2016 73

Bảng 3.5: Sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN 75

Bảng 3.6: Danh sách các NHTMCP tại Việt Nam 77

Bảng 3.7: Sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam 80

Bảng 3.8: Ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam 82

Bảng 3.9: Quan hệ sở hữu chéo tại các ngân hàng liên doanh 84

Bảng 3.10: Hệ số ROA và ROE của các NHTMNN 95

Bảng 3.11: Hệ số CAR của các NHTMNN 95

Bảng 3.12: Thay đổi tỷ lệ sở hữu Nhà nước và các chỉ tiêu tài chính của NHTMNN .97 Bảng 3.13: Tổng tài sản của một số NHTMCP 98

Bảng 3.14: Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP 100

Bảng 3.15: Lợi nhuận của các NHTMCP 102

Bảng 3.16: Chỉ số ROA, ROE của các NHTMCP 102

Bảng 3.17: Hệ số CAR của một số NHTMCP 103

Bảng 3.18: Hệ số đòn bầy tài chính của các NHTMCP 104

Bảng 3.19: Tỷ lệ nợ xấu của một số NHTMCP 104

Bảng 3.20: Một số chỉ tiêu tài chính của NHTMNN và NHTMCP 105

Bảng 3.21: Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của một số chỉ tiêu tài chính theo 107

Bảng 3.22: Sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại một số ngân hàng Việt Nam ..108 Bảng 3.23: Tăng trưởng dư nợ của một số NHTM có sở hữu nước ngoài 110

Bảng 3.24: Một số chỉ tiêu hiệu quả của các NHTM có sở hữu nước ngoài 111

Bảng 3.25: Hệ số CAR và nợ xấu của NHTM có sở hữu nước ngoài 113

Bảng 3.26: Kết quả điểm quản trị công ty của NHTMNN và NHTMCP 114

Bảng 3.27: Ví dụ về người đại diện phần vốn Nhà nước do NHNN chỉ định 127

Bảng 4.1: Kì vọng kết quả mô hình nghiên cứu và những nghiên cứu trước đó 136

Bảng 4.2: Thống kê mô tả các biến hồi quy trong mô hình nghiên cứu 137

Bảng 4.3: Giá trị CGI trung bình của từng ngân hàng theo biến khảo sát 138

Bảng 4.4: Phân tích CGI theo các nhóm ngân hàng thương mại 139

Bảng 4.5: Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 141

Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAA 142

Bảng 4.7: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc ROAE 144

Bảng 4.8: Kết quả hồi quy với biến phụ thuộc NPL 145

Bảng 4.9: Kết quả hồi quy theo phương pháp GMM 146

Bảng 5.1: Lộ trình tái cơ cấu lại hệ thống TCTD Việt Nam 152

Bảng 5.2: Phân loại các nhóm ngân hàng theo sở hữu của Nhà nước 157

Bảng 5.3: Lộ trình giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước 157

Bảng 5.4: So sánh các mặt tích cực và tiêu cực của các kịch bản nới room 164

Bảng 5.5: Các giá trị quan trọng của cơ cấu quản trị doanh nghiệp hiệu quả 177


2. Danh mục hình

Hình 2.1: Cơ chế tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng 56

Hình 2.2: Mô hình tam giác về quản trị công ty trong NHTM 57

Hình 3.1: Sở hữu chéo giữa Vietinbank và IVB 86

Hình 3.2: Sở hữu chéo của ngân hàng An Bình và các công ty liên quan 87

Hình 3.3: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP 88

Hình 3.4: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp 89

Hình 3.5: Sở hữu chéo của giữa các NHTMCP và doanh nghiệp 90

Hình 3.6: Tăng trưởng Tổng tài sản của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 92

Hình 3.7: Tăng trưởng Vốn chủ sở hữu của các NHTMNN giai đoạn 2011 – 2016 92

Hình 3.8: Thị phần tín dụng của các khối ngân hàng 93

Hình 3.9: Thị phần huy động vốn của các khối ngân hàng 93

Hình 3.10: Tình hình thanh khoản của các NHTMNN 94

Hình 3.11: Tăng trưởng lợi nhuận các NHTMNN 94

Hình 3.12: Đòn bẩy tài chính các NHTMNN 96

Hình 3.13: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTMNN 96

Hình 3.14: Tình hình thanh khoản của các NHTMCP 101

Hình 3.15: Sự thay đổi vốn chủ sở hữu của Vietinbank và Vietcombank 110


LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của chủ đề nghiên cứu

Mối quan hệ giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là một chủ đề đã được nhiều học giả trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ đầu thế kỷ 20. Nền tảng lý thuyết nghiên cứu về vấn đề hoạt động của doanh nghiệp đặt trong mối quan hệ giữa sở hữu và quản trị công ty được các tác giả Berle và Means [43] công bố lần đầu tiên vào năm 1932. Suốt nửa thế kỷ sau đó rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính, đặc biệt là các nghiên cứu tại Anh và Hoa Kỳ, đã tập trung khảo sát giả thuyết về mức độ tác động của sở hữu đến hiệu quả hoạt động và cấu trúc tài chính của doanh nghiệp. Lý thuyết về quản trị công ty trong công ty cổ phần cho rằng sự tách rời giữa quyền sở hữu và điều hành công ty có thể cho phép các nhà quản trị công ty theo đuổi mục tiêu riêng hơn là tập trung tối đa hóa lợi ích cho cổ đông. Vì vậy, mâu thuẫn có thể sẽ nảy sinh từ sự khác biệt giữa mục tiêu của cổ đông và mục tiêu của nhà quản lý doanh nghiệp. Bản chất và mức độ của mâu thuẫn này sẽ phụ thuộc vào mức độ phân tách giữa sở hữu và quản trị cũng như sự khác biệt trong mục tiêu của cổ đông và nhà quản lý. Cuối cùng, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp sẽ chịu tác động từ sự phân tách giữa quyền sở hữu và quản lý. Trên cơ sở lý thuyết này, rất nhiều nghiên cứu trên phạm vi thế giới đã được thực hiện để đánh giá mối quan hệ giữa cấu trức sở hữu và hiệu quả hoạt động của các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, không thể không nhắc đến một loại hình doanh nghiệp có vai trò quan trọng, là trung gian tài chính trong nền kinh tế, đó là các ngân hàng thương mại.

Trải qua hơn 20 năm cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những bước phát triển rõ rệt mà một trong những điểm đáng chú ý nhất đó là sự đa dạng hóa trong cấu trúc sở hữu. Các tổ chức tín dụng Việt Nam từ chỗ là hệ thống ngân hàng một cấp chủ yếu phục vụ mục tiêu kinh tế kế hoạch của chính phủ thì hiện nay đã là một hệ thống hoạt động dựa trên nguyên tắc thị trường với nhiều loại hình cơ cấu sở hữu như: Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, Ngân hàng liên doanh, Ngân hàng 100% vốn nước ngoài… Sự đa dạng về cấu trúc sở hữu một mặt đã tạo nên sự phát triển tích cực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam những năm qua. Ví dụ như đối với sở hữu nhà nước, khi việc thành lập hệ thống ngân hàng cổ phần được thực thi, nhà nước chủ trương phải có đại diện của mình trong mỗi


ngân hàng và các ngân hàng quốc doanh lớn đã được lựa chọn để góp vốn với tư cách cổ đông nhà nước. Sự hiện diện của những ngân hàng quốc doanh nhằm mục đích hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý nếu có cũng như những yếu kém ban đầu từ phía các ngân hàng cổ phần mới được thành lập. Trong bối cảnh bấy giờ, sự thận trọng này là cần thiết. Nếu như ban đầu, gần như sở hữu Nhà nước chiếm lĩnh toàn bộ thị trường tài chính, ngân hàng thì đến nay, khối tư nhân và nước ngoài cũng tham gia vào thị trường năng động này. Cùng với quá trình phát triển của hệ thống ngân hàng, các loại hình sở hữu trong ngân hàng trở nên đa dạng và phức tạp hơn đã đặt ra các yêu cầu quản lý nghiêm ngặt hơn của các cơ quan chức năng. Đồng thời, bản thân các NHTM cũng đối mặt với những thách thức trong việc thực thi các biện pháp quản trị hợp lý.

Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải làm rõ vai trò sở hữu đối với hiệu quả hoạt động trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đồng thời tiến hành tái cơ cấu từng bước đối với hệ thống ngân hàng mà trong đó những cải cách về cấu trúc sở hữu tại các NHTM là một trong những nhiệm vụ cấp thiết để từ đó từng bước nâng cao tính an toàn, lành mạnh và hiệu quả của hệ thống ngân hàng. Trên tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” ban hành theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012. Trong đề án được phê duyệt, vấn đề cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng là ưu tiên hành đầu để bảo đảm mục tiêu đến năm 2020 phát triển hệ thống đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn. Tuy nhiên, đối với thực tế nghiên cứu tại Việt Nam, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là chưa có nghiên cứu đưa ra sự lý giải về cơ chế tác động này. Điều này gây ra sự thiếu hụt về mặt cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế cũng như những đánh giá cụ thể về mối quan hệ này, dẫn đến những khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách. Nhận thấy tính cấp thiết và khả năng ứng dụng cao trong thực tiễn của việc làm sáng tỏ những vấn đề trên, nghiên cứu sinh đã quyết định chọn chủ đề “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sỹ với mong muốn đưa ra được những phân tích, nhận định nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam thông qua những thay đổi về cơ cấu sở hữu.


2. Mục tiêu nghiên cứu

Luận án được thực hiện nhằm giải quyết các mục tiêu nghiên cứu sau:

Làm rõ cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng. Hệ thống hóa các mô hình lý thuyết về tác động giữa loại hình sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng như đưa ra những lý giải về mặt cơ chế cho mối quan hệ này.

Phân tích thực trạng tác động của sở hữu trong mỗi quan hệ với mức độ hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay theo từng nhóm sở hữu ngân hàng, bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở hữu nước ngoài.

Xây dựng mô hình kinh tế lượng xác định mức độ ảnh hưởng và chiều hướng tác động của các tỷ lệ sở hữu và chất lượng quản trị công ty đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. So sánh kết quả kiểm định với lý thuyết, giải thích sự khác biệt nếu có giữa lý thuyết và thực tế.

Đề xuất các khuyến nghị về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM thông qua những chính sách về (i) quản lý, giám sát và minh bạch hóa các tỷ lệ sở hữu; (ii) điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu phù hợp đối với từng loại hình sở hữu ngân hàng; (iii) nâng cao năng lực quản trị công ty trong ngân hàng.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng chính của luận án là thực trạng cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng Việt Nam và mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiêu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, luận án cũng tập trung lý giải mối quan hệ này thông qua chất lượng quản trị công ty trong nội bộ các ngân hàng thương mại. Mối quan hệ ở đây là mối quan hệ thuận chiều, cấu trúc sở hữu tác động tới hoạt động quản trị công ty và tới lượt mình hoạt động quản trị công ty sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu về không gian: hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, cấu trúc sở hữu và mối quan hệ với hiêu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó luận án nghiên cứu dựa trên số liệu của 26 NHTM Việt Nam. Các ngân hàng lựa chọn trong mẫu bao gồm cả những ngân hàng 100% vốn nhà nước, ngân hàng có sở hữu nhà nước chi phối (trên 50%), ngân hàng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2022