Trong đó có hai cấu trúc tác động lên vị ngữ của câu: a.1) Từ phủ định + VP, ví dụ:
(223)阿 Q 并没有抗辩他确凿姓赵,只用手摸着左颊,和地保退出去
了;外面又被地保训斥了一番,谢了地保二百文酒钱。
Dịch: A Q. không hề cãicho ra lẽ chắc chắn mình là họ Triệu, chỉ giơ tay lên sờ cái má bên trái cùng Trương Tuần lùi ra. Ra ngoài, lại bị Trương Tuần quở mắng một hồi nữa, phải kỉnh Trương Tuần hết hai quan tiền rượu. [105]
(224)Hồng cũng chẳng hiểutại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy.” [65]
a.2) Từ phủ định + NP (NP là ngữ danh từ)
Trong cấu trúc này, từ phủ định “ 没 ” thường kết hợp với từ “ 有 ” mang
nghĩa phủ định không thay đổi, tạo thành cấu trúc “ 没 + 有 + NP”. Tương ứng với tiếng Hán, tiếng Việt cũng có thể dùng “chẳng/chả + có + NP” để tiến hành
phủ định. Ví dụ:
(225)临末,因为在晚上,应该送地保加倍酒钱四百文,阿 Q 正没有现钱,便用一顶毡帽做抵押,并且订定了五条件……
Dịch: Cuối cùng, vì đương ban đêm, phải gấp đôi số tiền kỉnh rượu Trương Tuần lên là bốn quan, mà A Q. không có tiền mặt, đành thế chấp bằng một cái mũ dạ, và chịu cam đoan năm khoản… [105]
(226) Vả lại ở đây chẳng cóai. [67]
b) Từ phủ định làm định ngữ của câu
Từ phủ định “ 没 ” và “chẳng/chả” có thể tác động lên định ngữ của câu theo 3 hình thức sau:
b.1) Từ phủ định + VP (VP = verb phrase: ngữ động từ)
Từ phủ định “ 没 ” và “chẳng/chả” đều có thể kết hợp với động từ để phủ định một hành động nào đó. Ví dụ:
(227)我虽不知道是真没有,还是没有查,然而也再没有别的方法了。
Dịch: Tôi không biết là không có thật, hay vốn không hề tra, dù vậy, tôi cũng chẳng có phương pháp nào khác nữa. [105]
(228)Dường như ngôi nhà chẳng chútđổi thay, từ chiếc ghế đá, từ mái ngói rơm rêu phong, từ những con người. [78]
b.2) Từ phủ định + NP
NP có thể là danh từ, đại từ, số từ hay một đoản ngữ. Từ phủ định “ 没 ” và “chẳng/chả” đều có thể kết hợp với NP tạo nghĩa phủ định tác động lên định
ngữ của câu. Chẳng hạn:
(229)此后便再没有人提起他的氏族来,所以我终于不知道阿 Q 究竟
什么姓。
Dịch: Từ đó về sau không còn có ai nhắc đến chuyện hắn là họ gì nữa, cho nên rốt cuộc tôi cũng chẳng biết A Q. họ gì. [105]
(230)Thuỷ Hử cũng hay, chẳng kémTam Quốc và Ðông Chu Liệt Quốc.
[69]
b.3) Từ phủ định + NP + VP
Từ phủ định “ 没 ” trong tiếng Hán và “chẳng/chả” trong tiếng Việt đều có thể sử dụng trong cấu trúc phủ định “Từ phủ định + NP + VP” tác động lên
định ngữ. Ví dụ:
(231)害得我晚上没有觉睡,你的妈妈的!……
Dịch: Báo hại tao cả đêm không nhắm mắt được, mẹ mày nhá!... [105]
(232) Đi một đỗi mày sẽ qua sông, lúc đó chẳng có súng nổ,... [87] b.4) Từ phủ định + AP (AP: Adjective Phrase: ngữ tính từ)
Đối với từ phủ định làm định ngữ của câu có cấu trúc “từ phủ định + AP”,
thì từ phủ định “ 没 ” và từ phủ định “chẳng/chả” đều có thể kết hợp với AP tác động lên định ngữ của câu. Chẳng hạn:
(233)“这正好。你是识字的,又是出门人,见识得多。我正要问你一件
事——”她那没有精采的眼睛忽然发光了。
Dịch: "Thế thì tốt lắm. Ông có học, lại là người đi ra, thấy biết được nhiều. Tôi muốn hỏi ông một việc..." Cặp mắt không có tinh thần của mụ bỗng dưng sáng lên. [121]
Câu dịch trên: Cặp mắt chẳng/chả có tinh thần của mụ bỗng dưng sáng lên. (+)
B. Những điểm khác biệt
Từ phủ định “ 没” trong tiếng Hán có thể đứng một mình làm thành câu không có chủ ngữ, nhưng từ phủ định “chẳng/chả” trong tiếng Việt không thể
đứng một mình. Ví dụ:
(234)“没有没有!你出去!” (+)
“没!没!你出去!”(+)
Dịch: "Không có, không có! Đi ra đi!"(+)
"Chẳng/chả! Chẳng/chả! Đi ra đi!"(-) [105]
3.2.2.2.Cấu trúc phủ định
Cấu trúc phủ định gồm từ “ 没” và “chẳng/chả” có một số điểm tương đồng và khác biệt như sau:
A. Những điểm tương đồng
a) Cấu trúc phủ định chứa từ nghi vấn
Trong kiểu cấu trúc này, dạng thức “từ phủ định + từ nghi vấn + vị từ” có
thể dùng trong tiếng Hán với từ phủ định “ 没” . Trường hợp này cũng được người Việt ứng xử tương tự đối với từ phủ định “chẳng/chả”. Chẳng hạn:
(235)但随后也就自笑,觉得偶尔的事,本没有什么深意义,而我偏
要细细推敲,正无怪教育家要说是生着神经病。
Dịch: Song le, liền đó tôi cũng bật cười cho mình, việc là việc tình cờ, vốn chẳng có ý nghĩa gì sâu sắc cả, mà mình lại cứ nắn nót mãi ra, hèn chi có nhà giáo dục bảo là đau thần kinh bệnh. [121]
(236)Hồng cũng chẳnghiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. [65]
b) Cấu trúc “S + từ phủ định + N”
Trong cấu trúc phủ định này, S (chủ ngữ) là những từ nơi chốn hoặc
những từ có tính chất sở thuộc của sự vật. Các từ phủ định như “ 没 ” và “chẳng/chả” đều có thể được sử dụng trong cấu trúc này để phủ định sự tồn tại
hoặc thuộc tính của một sự vật nào đó. Chẳng hạn:
(237)阿 Q 于是抛了石块,一面走一面吃,而且想道,这里也没有什么东西寻,不如进城去……
Dịch: A Q. bèn ném đá đi, vừa đi vừa nhai củ cải, và nghĩ bụng, ở đây cũng chẳng tìm ra món gì, chi bằng đi lên thành... [105]
(238)Vả lại ở đây chẳng có ai. [67]
c) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + VP”
Từ phủ định “没” và “chẳng/chả” đều có thể kết hợp với VP (động từ/ngữ động từ). Chẳng hạn:
(239)如是云云的教训了一通,阿 Q 自然没有话。
Dịch: Bị quở mắng thế nọ thế kia một hồi, tự nhiên A Q. không nói nănggì. [105]
(240)Thật ra thì thị cũng chẳng nghĩ ngợi nhiều đến thế.” [67]
d) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + N (thời lượng)”
Từ phủ định “ 没 ” và từ phủ định “chẳng/chả” đều có thể kết hợp với N(thời lượng) để phủ định thực hiện một động tác nào đó. Chẳng hạn:
(241)娘先不肯,说她来了没有几天;后来也肯了。
Dịch: Lúc trước mẹ không chịu, mẹ cho rằng nó đến chẳng đến mấyhôm; nhưng về sau mẹ cũng đồng ý. [123]
B. Những điểm khác biệt
Cấu trúc phủ định chứa từ “没” trong tiếng Hán có 3 điểm khác biệt so với cấu trúc phủ định chứa từ “chẳng/chả” trong tiếng Việt.
a) Cấu trúc phủ định chứa từ nghi vấn
Cấu trúc phủ định chứa từ nghi vấn có hai dạng. Dạng thứ nhất là “từ phủ
định + từ nghi vấn + vị từ”. Với cấu trúc này, từ phủ định “没” trong tiếng Hán và từ phủ định “chẳng/chả” đều thích hợp. Nhưng cấu trúc thứ hai: “từ phủ
định+vị từ+từ nghi vấn” lại chỉ sử dụng trong tiếng Việt với từ phủ định “chẳng/chả”. Chẳng hạn:
(242)但随后也就自笑,觉得偶尔的事,本没有什么深意义,而我偏
要细细推敲,正无怪教育家要说是生着神经病。(+)
但随后也就自笑,觉得偶尔的事,本没有深意义什么,而我偏
要细细推敲,正无怪教育家要说是生着神经病。(-)
Dịch: Song le, liền đó tôi cũng bật cười cho mình, việc là việc tình cờ, vốn chẳng có ý nghĩa gì sâu sắc cả, mà mình lại cứ nắn nót mãi ra, hèn chi có nhà giáo dục bảo là đau thần kinh bệnh. (+) [121]
(243)Ngộ nó không lấy gìlo được, lại bán vườn thì sao? (+) [71]
b) Cấu trúc phủ định so sánh
Tiếng Hán và tiếng Việt đều có thể sử dụng từ phủ định biểu thị nghĩa so sánh. Trong khi tiếng Hán sử dụng từ phủ định “不(不比)” mà không dùng từ
“ 没 ” , thì tiếng Việt vừa sử dụng từ “không” vừa sủ dụng từ “chẳng/chả” kết hợp với từ so sánh “bằng” để tạo ra câu phủ định mang nghĩa so sánh.
3.2.3. Cấu trúc và từ phủ định đặc biệt “ 别” với từ phủ định “đừng” trong tiếng Việt
Từ phủ định “ 别” trong tiếng Hán là một từ mang nghĩa phủ định với ý ngăn chặn, khuyên bảo người khác không làm một việc gì đó. Từ phủ định này
tương ứng với tiếng Việt là từ “đừng”. Tuy nhiên, ngoài điểm giống nhau đó, còn có những điểm khác nhau giữa chúng cần được xem xét cụ thể hơn.
Tuy từ “đừng” không thuộc từ phủ định tiêu biểu và sử dụng phổ biến
trong tiếng Việt, nhưng so với từ phủ định “别” trong tiếng Hán cũng có một số điểm tương đồng:
3.2.3.1 Về ngữ nghĩa phủ định
Từ phủ định “ 别 ” trong tiếng Hán là một phó từ có hai nghĩa: (1) biểu thị ý cấm, ngăn chặn hoặc khuyên bảo người khác không làm một việc nào đó, nó
đồng nghĩa với từ “ 不 要 (không nên, không được)”; (2) biểu thị sự phán đoán
của người khác, mong những điều mình đoán không xảy ra và thường kết hợp với từ “ 是 ” [51].
Từ “đừng” trong tiếng Việt có thể được coi là một từ phủ định đặc biệt. Cũng là một phó từ, từ phủ định “đừng” trong tiếng Việt có hai nghĩa: (1) từ biểu thị ý khuyên ngăn, bảo không nên nói hay làm một việc nào đó. Đồng nghĩa với từ chớ; (2) biểu thị ý phủ định đối với điều người nói mong không có, không xảy ra [14].
Về mặt ngữ nghĩa phủ định, có thể thấy rằng, từ phủ định “ 别 ” và từ phủ
định “đừng” đều mang nghĩa khuyên ngăn và phủ định.
3.2.3.2 Cấu trúc phủ định
A. Những điểm tương đồng
Từ phủ định “ 别” và từ phủ định “đừng” có hai dạng cấu trúc phủ định giống nhau khi phủ định:
a) Cấu trúc phủ định “Từ phủ định + VP”
Từ phủ định “别” và “đừng” đều có thể kết hợp với động từ/ động từ đoản ngữ. Ví dụ:
(244)我说,名字很好,只是人土些;还能做么?她说,别看她土,很聪明呢。
Dịch: Tôi nói, tên thì hay, chỉ có người hơi quê mùa; nó còn làm được việc gì nữa? Bác Lý nói, cháu đừng trông nó quê mùa, nó thông mình ra phết đấy.
[123]
(245) Cũng có lẽ, cụ chỉ muốn bà Tư đừng đi lâu quá thế. [67]
b) Cấu trúc phủ định “từ phủ định + A”
Từ phủ định “别” và từ phủ định “đừng” đều có thể kết hợp với tính từ tạo thành câu phủ định trạng thái của con người. Ví dụ:
(246)雨是最寻常的,一下就是三两天。可别恼。
Dịch: Mưa là chuyê ên rất thường tình, mỗi trâ ên mưa thường phải hai ba ngày mới tạnh. Mà đừng phiền lòng. [125]
(247)Lão đừng lo gì cho cái vườn của lão.” [71]
B. Những điểm khác biệt
Thông qua những khảo sát sơ bộ về sự khác biệt giữa từ phủ định “别” và từ phủ định “đừng”, chúng tôi thấy ý nghĩa phủ định và cấu trúc phủ định của
hai từ này không có nhiều khác biệt.
Từ phủ định “ 别 ” là một trong 3 từ phủ định được sử dụng nhiều nhất
trong tiếng Hán. Đó cũng có thể coi là từ phủ định chính trong tiếng Hán hiện đại. Trong khi đó, từ phủ định “đừng” trong tiếng Việt tuy có mang nghĩa phủ định, nhưng lại ít khi xuất hiện với tư cách phủ định, mà thường mang nghĩa khuyên ngăn.
Dưới đây là bảng tổng hợp trình bày những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt trên phương diện tác
động và cấu trúc phủ định giữa “不-không”, “没-chẳng/chả”, “别-đừng”.
A. So sánh phương thức phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt
Tương đồng hay khác biệt Phương thức phủ định | Tiếng Hán | Tiếng Việt | |||
1 | Phương thức sử dụng cấu trúc cú pháp | + | + | ||
2 | Phương thứ từ vực nghĩa | + | + | ||
3 | Phương thức vị trí của các yếu tố | Phủ định toàn bộ | TPĐ +VP/nòng cốt câu | + | + |
TPĐ + đại từ/thể từ | - | + | |||
Phủ định bộ phận | + | + |
Có thể bạn quan tâm!
- Sự Phân Bố Của Các Từ Phủ Định Trong Tiếng Việt Hiện Đại
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Cơ Bản Về Phương Thức Phủ Định Giữa Tiếng Hán Và Tiếng Việt
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Cơ Bản Về Cấu Trúc Phủ Định Giữa Tiếng Hán Và Tiếng Việt
- Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
B. So sánh tầm tác động của từ phủ định “不” và “không”
Có thể kết hợp hay không Tầm tác động | 不 | không | ||
1 | Từ phủ định làm thành câu không có chủ ngữ | + | + | |
2 | Từ phủ định tác động lên phần còn lại của câu | TPĐ đứng trước phần còn lại của câu | + | + |
TPĐ đứng sau phần còn lại của câu | - | + | ||
3 | Từ phủ định tác | TPĐ + (是/phải) + DT | + | + |
động lên chủ ngữ của câu | TPĐ + DT | - | + | |
4 | Từ phủ định tác động lên vị tố của câu | + | + | |
5 | Từ phủ định tác động lên bổ ngữ của câu | CN + TPĐ + bổ ngữ | + | - |
CN + TPĐ + vị tố + bổ ngữ | - | + | ||
TPĐ + trợ từ + C | - | + |
C. So sánh cấu trúc phủ định chứa từ phủ định “不” và “không”
Có thể kết hợp hay không Cấu trúc phủ định | 不 | không | |||
1 | Từ phủ định + V/VP | TPĐ+V/VP (hành vi động tác) | + | + | |
TPĐ+V/VP (tâm trạng) | + | + | |||
TPĐ+V/VP (quan hệ) | + | + | |||
+有/có | - | + | |||
TPĐ+V/VP(giây lát) | - | + | |||
TPĐ+V/VP (hoạt động tâm lý) | - | + | |||
2 | Từ phủ định + A | + | + | ||
3 | Từ phủ định + trạng từ | - | + | ||
4 | Từ phủ định + phó từ | + | - | ||
5 6 | Từ phủ định + DT/danh ngữ | - | + | ||
Từ phủ định + 是/phải +DT/danh ngữ | + | - |
D. So sánh tầm tác động của từ phủ định “没” và “chẳng/chả”
Có thể kết hợp hay không Tầm tác động | 没 | Chẳng/ chả | ||
1 | Từ phủ định kết hợp với vị từ tác động lên vị ngữ | TPĐ + VP | + | + |
TPĐ + 有/có + NP | + | + | ||
2 | Từ phủ định làm định ngữ của câu | TPĐ + ĐT | + | + |
TPĐ + NP | + | + | ||
TPĐ + NP + VP | + | + | ||
TPĐ + AP | + | + | ||
3 | Từ phủ định làm thành câu không có chủ ngữ | + | - |
E. So sánh cấu trúc phủ định chứa từ phủ định “没” và “chẳng/chả”
Có thể kết hợp hay không Cấu trúc phủ định | 没 | Chẳng/ chả | ||
1 | Cấu trúc phủ định chứa từ | TPĐ +từ nghi vấn+vị từ | + | + |
nghi vấn | TPĐ+vị từ+từ nghi vấn | - | + | |
2 | Cấu trúc S + từ phủ định + N | S(nơi chốn) + TPĐ + N | + | + |
S(sở thuộc) + TPĐ + N | + | + | ||
3 | Cấu trúc từ phủ định + N (thời lượng) | + | + | |
4 | Cấu trúc từ phủ định + VP | TPĐ + VP (giây lát) | + | + |
TPĐ + VP (động tác) | + | + | ||
TPĐ + VP (tâm trạng) | + | + | ||
TPĐ + VP (ý muốn) | + | + | ||
5 | Cấu trúc phủ định so sánh | TPĐ + N + C | + | - |
TPĐ + từ so sánh | - | + |
F. So sánh cấu trúc phủ định chứa từ phủ định “别” và “đừng”
Có thể kết hợp hay không Cấu trúc phủ định | 别 | đừng | |
1 | Cấu trúc phủ định TPĐ + VP(cầu khiến) | + | + |
2 | Cấu trúc phủ định TPĐ + A | + | + |
3.3.Tiểu kết
Trong CHƯƠNG III chúng tôi đã tiến hành so sánh cấu trúc phủ định giữa hai ngôn ngữ Hán và Việt. Cụ thể, chúng tôi đã miêu tả và so sánh những điểm tương đồng và khác biệt giữa phương thức phủ định cũng như các kiểu cấu trúc
phủ định của ba cặp từ phủ định: “不 – không”, “没– chẳng/chả”, “别 – đừng”.
Trong quá trình so sánh, đối với từ phủ định “别 – đừng”, chúng tôi nhận thấy rằng ý nghĩa phủ định của cặp từ này rất rõ ràng, nên chúng tôi không đi sâu
mà chỉ sơ bộ so sánh hai từ này.
Những điểm tương đồng và khác biệt về phương thức phủ định trong tiếng Hán và tiếng Việt trên phương diện tác động và cấu trúc phủ định giữa
“ 不-không”, “ 没-chẳng/chả”, “ 别-đừng” đã được chúng tôi trình bày ở bảng
biểu tổng hợp cuối chương.