C.1 Yếu tố phủ định “không” làm dấu hiệu phủ nhận sự tồn tại:
Có thể nói từ “không” ở đây đồng nghĩa với từ “không có”, cũng có thể hiểu là nó đã gồm cả hai nghĩa “không” và “có”. Ở đây nó dùng ở vị trí của vị ngữ, ví dụ:
(140)Khôngnhà khôngcửa; (141)Khôngkènkhôngtrống;
(142)Bây giờ tiền không mà gạo cũng không. [17]
C.2 Yếu tố phủ định “không” thay thế cho vế câu giả thiết “ (nếu) không ... (thì...)”
Ở đây “nếu... thì...” có thể không xuất hiện và nghĩa cả câu không thay đổi, ví dụ:
(143)(Nếu) ăn (thì) không đói;
(144)Đi nhanh (thì) không muộn. [17]
C.3 Yếu tố phủ định “không” thay thế cho bộ phận “hay không” của cụm từ liên hợp trong câu hỏi lựa chọn
Ở đây cụm từ “hay không” có thể rút gọn thành từ đơn “không” trong câu lựa chọn, và lúc này yếu tố phủ định “không” đã không mang nghĩa phủ định nữa. Ví dụ:
Có thể bạn quan tâm!
- Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 6
- Những Đặc Điểm Cấu Trúc Của Câu Phủ Định Tiếng Việt
- Sự Phân Bố Của Các Từ Phủ Định Trong Tiếng Việt Hiện Đại
- Sự Tương Đồng Và Khác Biệt Cơ Bản Về Cấu Trúc Phủ Định Giữa Tiếng Hán Và Tiếng Việt
- Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 11
- Câu phủ định tiếng Hán trong sự đối chiếu với tiếng Việt - 12
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
(145)Hỏi : Ăn hay không ăn? => Ăn hay không? => Ăn không? Trả lời: Ăn / không ăn / không. [17]
(146)Hỏi: Được hay không được? => Được hay không? => Được không? Trả lời: Được / không được. [17]
C.4 Yếu tố phủ định “không” đứng một mình làm thành một câu khi nói gọn Trường hợp này chúng ta thường gặp ở những câu hỏi lựa chọn, ví dụ: (147)Hỏi: Đi chơi không?
Trả lời: không. [17]
D. Cấu trúc phủ định của từ phủ định “không”
Từ phủ định “không” là từ có tần số xuất hiện cao nhất trong tất cả những từ phủ định trong tiếng Việt, cấu trúc phủ định của từ này cũng khá đa dạng phong phú.
D.1 Cấu trúc phủ định “S+không+P”
Từ “không” ở trong cấu trúc phủ định này chủ yếu phủ định vị từ P, và đây cũng là cấu trúc điển hình nhất của cấu trúc phủ định “không”. Cấu trúc này mang nghĩa phủ nhận một hiện tượng, sự vật v.v... do người nói thể hiện.
Trong đó, vị từ P trong cấu trúc phủ định này có thể là một trong 4 loại:
danh từ, tính từ, động từ và danh ngữ. Chẳng hạn:
D.1.1 Cấu trúc phủ định “S+không+P(danh từ), ví dụ:
(148)Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng khôngcha. Ai lại đi lấy thằng chỉ có một nghề là đi rạch mặt ra ăn vạ.
[67]
(149)Cái thằng không cha không mẹnày! [67]
D.1.2 Cấu trúc phủ định “S+không+P(tính từ)
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một tính chất hay trạng thái của một sự vật nào đó. Ví dụ:
(150)Hồng cũng chẳng hiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. Chỉ biết: đã ít lâu nay, cả thầy lẫn u đều có vẻ không vui. [65]
(151)Trừ thị Nở: thì đã bảo thị là người dở hơi, thị không thíchlàm như kẻ khác. [67]
D.1.3 Cấu trúc phủ định “S+không+P(động từ)
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một hành động. Ví dụ:
(152)Thầy có vẻ không nghe thấy, bởi thầy không đáp lại. U sợ thầy gắt,
không hỏi nữa. [65]
(153)Nó lấm lét lảng dần cũng không dámchạy một cách thẳng thắn để đi trốn nữa. [66]
D.1.4 Cấu trúc phủ định “S+không+P(danh ngữ)
Cấu trúc này mang nghĩa phủ định một sự vật hay đối tượng nào đó. Ví
dụ:
(154)Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không toàn là xác
thịt. [67]
(155)Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến khôngmột chàng trai nàophải phân vân. [67]
D.2 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Động từ định ngữ”. Ví dụ:
(156)Chỉ tại thằng lý Cường nóng tính không biết nghĩ trước nghĩ sau.
[67]
[69]
(157)Nhiều ông cầm đến một khẩu súng kiểu lạ, không biết bắn thế nào.
D.3 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Danh từ định ngữ”. Ví dụ:
(158)Ðàn ông chết hết cả rồi sao, mà lại đâm đầu đi lấy một thằng khôngcha. [67]
(159)Mà thị cũng không còn ai thân thích, trừ một người cô đã có thể gọi
được là già, và đã không chồngnhư thị. [67]
D.4 Cấu trúc phủ định “S+P+không+Trạng từ”. Ví dụ:
(160)Nhưng này, anh Chí ạ, anh muốn đâm người cũng không khógì.
[67]
(161)Về nhà chồng mà thổi cơm không chín, quét nhà chẳng nên thì liệu
người ta có khỏi đào ông, bới cha không? [73]
Trong đó, từ phủ định “không” trong hai cấu trúc D.2, D.3 và D.4 đều làm định ngữ hạn định.
D.5 Cấu trúc phủ định “Không+từ nghi vấn+P”.
Từ nghi vấn trong cấu trúc này có thể là những từ nghi vân đơn âm tiết như ai, gì, đâu, bao giờ v.v... Ví dụ:
(162)Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờnên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm... [71]
(163)Dần đi lấy chồng, không aitrông coi vườn đất, nhà cửa, con cái cho ông nữa. [73]
D.6 Cấu trúc phủ định “không+danh từ+nào+P”. Ví dụ:
(164)Những cái ấy không đời nào ăn giải được. [72]
(165)Và thị lại là dòng giống của một nhà có mả hủi: cái này khiến khôngmột chàng trai nàophải phân vân. [67]
Từ phủ định “không” trong cấu trúc phủ định D.5 và D.6 thường làm chủ ngữ của một mệnh đề hoặc phát ngôn.
D.7 Cấu trúc phủ định “Không+P+từ nghi vấn”. Ví dụ:
(166) Ngộ nó không lấy gìlo được, lại bán vườn thì sao? [71]
(167) Việc thứ hai: Lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào: con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được... [71]
D.8 Cấu trúc phủ định “Không+P+danh từ+nào”. Ví dụ:
(168)Bà ấy đã thú thật rằng: phải biện năm, ba cỗ thế nào, về đằng họ nhà gái, thì xin biện; chứ đằng họ nhà bà ấy tịnh không mời người nàocả. [73]
(169)Mắc cái lúc mẹ mày nằm xuống, nhà không còn một đồng xu nào, không còn vớ víu vào đâu được, tao đã nhận của người ta hai mươi đồng bạc cưới. [73]
2.3.3.1.2 Sự phân bố của từ “chẳng/ chả”
Trong tiếng Việt ngày nay, từ phủ định “chẳng/ chả” là hai từ mang nghĩa phủ định được sử dụng khá phổ biến sau từ “không”. Về ý nghĩa phủ định của
hai từ này, Từ điển tiếng Việt [20] của Trung tâm từ điển học do Hoàng Phê chủ biên (2008) định nghĩa như sau:
Chẳng: từ biểu thị ý phủ định dứt khoát điều được nêu ra sau đó. Ví dụ: Chẳng thấy mặt mũi nó bao giờ; Chẳng biết gì sất; Không thừa nhưng cũng chẳng thiếu. (đồng nghĩa với chả, chớ, không)
Chả: dùng trong khẩu ngữ, như chẳng. Ví dụ: Chả biết; Chán chả buồn
nói.
Vì vậy, chúng ta có thể gộp hai từ phủ định này (chẳng/chả) để cùng lúc
tiến hành phân tích trình bày. Về thực chất, cấu trúc cú pháp và cách sử dụng của hai từ này hầu như giống nhau.
A. Vị trí và tầm tác động của yếu tố phủ định “chẳng/ chả”
A.1 Yếu tố phủ định “chẳng/ chả” kết hợp với vị từ
Trong mô hình này, cách kết hợp của “chẳng/ chả” giống với từ phủ định “không”, có thể kết hợp với các vị từ như tính từ, động từ v.v hoặc một mệnh đề. Ví dụ:
(170)Cái Hồng ngót năm tuổi rồi, chẳngcòn bé bỏng gì, trao cho nó giữ em. [65]
(171)Các ảnh chẳngnhững không ngăn trở, lại còn khuyến khích tôi làm việc đó. [80]
A.2 Yếu tố phủ định “chẳng/ chả” làm định ngữ hạn định trong câu
Có thể khái quát ba mô hình trình bày yếu tố phủ định “chẳng/ chả” có chức năng làm định ngữ hạn định như sau:
A.2.1 Chủ ngữ + vị từ + chẳng/ chả + trạng từ Ví dụ:
(172)Dường như ngôi nhà chẳngchút đổi thay, từ chiếc ghế đá, từ mái ngói rơm rêu phong, từ những con người. [78]
A.2.2 Chủ ngữ + vị từ + chẳng/ chả + động từ định ngữ Ví dụ:
(173)Người con cả xa xôi ấy vừa viết thư báo chẳngbao lâu sẽ về.
[66]
A.2.3 Chủ ngữ + vị từ +chẳng/ chả + danh từ định ngữ Ví dụ:
(174)Thuỷ Hử cũng hay, chẳng kém Tam Quốc và Ðông Chu Liệt Quốc.
[69]
B. Yếu tố phủ định “chẳng/ chả” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối hay phủ định
toàn bộ
Trong trường hợp này, yếu tố phủ định “chẳng/ chả” có hai cách kết hợp để biểu thị nghĩa phủ định:
B.1 Chẳng/ chả + từ nghi vấn + vị từ Chẳng/ chả +danh từ + nào + vị từ
Ví dụ:
(175)Tìm được no, ăn no; tìm được đói, ăn đói. Chẳngtội gì mà lo mìnhạ. [65]
(176)Thấy điệu bộ hung hăng của hắn, bà cả đùn bà hai, bà hai thúc bà ba, bà ba gọi bà tư, nhưng kết cục chẳngbà nào dám ra nói với hắn một vài lờiphải chăng. [67]
B.2 Chẳng/chả + vị từ + từ nghi vấn Chẳng/ chả + vị từ + danh từ +nào
Ví dụ:
(177)Hồng cũng chẳnghiểu tại sao u bỗng nhiên sinh khó tính như thế vậy. [65]
(178)Cả tháng nay, tôi lặn lội đi tìm mộ cháu, nhưng tìm không được anh ạ, thành ra chẳngcòn bụng dạ nào lo nghĩ đến chuyện khác. [78]
C. Yếu tố phủ định “chẳng/ chả” kết hợp với từ “phải”
Cũng giống như yếu tố phủ định “không”, “chẳng/ chả” có thể kết hợp với từ “phải” để mang đến ý nghĩa bác bỏ cho cả câu, và ở trong thực tế, hầu như cấu trúc “không phải” có thể thay thế bằng “chẳng phải/ chả phải” mà nghĩa của câu không thay đổi.
Để biểu thị ý nghĩa bác bỏ, “chẳng/ chả” có cấu trúc như sau:
C.1 Chẳng/ chả + vị từ Ví dụ:
(179)Tôi nổi gai ốc cả người về sự mất mát đó, và thưa anh, tự nhiên rồi tôi ngó thấy những giọt nước mắt của vợ tôi thiệt là bé mọn, và chuyện tôi đi học tập chẳng có chi mà phải kêu rêu. [80]
C.2 chẳng/ chả + phải Ví dụ:
(180)Bởi vì, tôi dám tin chắc rằng chẳng phảiriêng tôi, bất cứ một anh nào mới cầm bút hẳn cũng sẽ thấy khoan khoái như tôi... [78]
2.3.3.2 Các từ phủ định khác
Ngoài yếu tố phủ định “không”, “không phải”, “chẳng/ chả”, “chẳng phải/
chả phải” ra, trong tiếng Việt còn có những yếu tố phủ định khác mà chúng ta cũng thường gặp như sau:
A. Dùng từ nghi vấn “đâu”
Từ nghi vấn “đâu” mang nghĩa phủ định thường được đặt ở phần cuối câu hoặc ở trước yếu tố tình thái dứt câu như “đâu ạ” chẳng hạn. Ví dụ:
(181)Nó đã hiểu là thế nào đâu. [76]
(182)Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tý gì đâu? [71]
B. Khuôn phủ định
Các tổ hợp yếu tố phủ định tạo thành khuôn như: có...đâu, làm gì có..., có phải... đâu, đâu có phải... v.v... Những khuôn phủ định này thường xuất hiện ỏ những câu bác bỏ và chúng cũng là một loại yếu tố phủ định trong tiếng Việt. Ví dụ:
(183)Nhưng nằm thì nằm, thầy cóngủ đâu. [76] (184)Làm gì cónhiều mật mà ngọt. [74]
C. Các yếu tố phủ định thông tục
Trong tiếng Việt cũng có một số yếu tố phủ định mang phong cách không lịch sự và thông tục, thường được dùng trong khẩu ngữ. Đó là những từ như: đếch, cóc, khỉ, quái v.v. Ở đây, chúng tôi chỉ nêu lên các trường hợp này mà không đi vào phân tích cụ thể.
2.5 Tiểu kết
Qua phần nghiên cứu CHƯƠNG II cấu trúc phủ định của tiếng Hán và tiếng Việt, chúng ta có thể thấy rằng:
Về cấu trúc phủ định tiếng Hán: có 3 từ phủ định chủ yếu là “ 不 ” “ 没 ”
“别”, trong đó từ phủ định “不” là từ có tần số xuất hiện cao nhất và sử dụng rộng nhất so với các từ phủ định khác.
- Cấu trúc phủ định và ý nghĩa phủ định của ba từ phủ định “ 不 ” “ 没 ”
“别” rất đa dạng và phong phú, chẳng hạn, “不” có 13 kiểu cấu trúc phủ định với 17 kiểu nghĩa biểu hiện phủ định; “没” có 16 kiểu cấu trúc phủ định với 10
kiểu nghĩa biểu hiện phủ định; còn “ 别 ” thì có 5 kiểu cấu trúc phủ định với 7 kiểu nghĩa biểu hiện phủ định.
- Tầm tác động của hai từ phủ định “不” và “没” là khá rộng, chẳng hạn từ
phủ định “ 不 ” có thể tác động lên phần còn lại của câu, tác động lên định ngữ của câu, bổ ngữ của câu, chủ ngữ và tân ngữ của câu v.v… còn từ phủ định
“没” thì có thể làm vị ngữ, định ngữ và chủ ngữ hoặc tân ngữ của câu v.v…
Về cấu trúc phủ định tiếng Việt: cũng có 3 từ phủ định chủ yếu là “không” “chẳng” “chả”, trong đó từ phủ định “không” được sử dụng nhiều nhất so với những từ phủ định khác, còn hai từ phủ định “chẳng” và “chả”, theo một số nhà ngôn ngữ thì cấu trúc sử dụng và nghĩa biểu hiện phủ định của hai từ này gần giống với nhau, do vậy có thể nhập hai từ này vào cùng một nhóm.
- Có nhiều kiểu cấu trúc phủ định khác nhau của những từ “không” “chẳng/ chả”: có 8 kiểu cấu trúc phủ định “không” và 10 kiểu cấu trúc phủ định “chẳng/ chả”
- Từ phủ định “không” có thể làm thành câu không có chủ ngữ, có thể tác động lên phần còn lại của câu, tác động lên chủ ngữ, vị tố, bổ ngữ, gia ngữ của câu, và tác động lên gia ngữ của từ trong câu, ngoài ra, từ phủ định “không” còn có thể dùng trong câu không có chủ ngữ. Từ phủ định “chẳng/ chả” thì có thể kết hợp với vị từ, làm định ngữ hạn định trong câu. Ngoài ra, từ phủ định “chẳng/ chả” mang ý nghĩa phủ định tuyệt đối hay phủ định toàn bộ, và chúng còn có thể kết hợp với từ “phải”.
CHƯƠNG III ĐỐI CHIẾU CÂU PHỦ ĐỊNH
TIẾNG HÁN VÀ TIẾNG VIỆT
Trong chương này, chúng tôi tập trung so sánh phương thức phủ định và cấu trúc phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt để từ đó tìm ra sự tương đồng và khác biệt trong câu phủ định của hai ngôn ngữ
3.1 Sự tương đồng và khác biệt cơ bản về phương thức phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt
3.1.1 S+ự tương đồng trong phương thức phủ định
Qua khảo sát, có thể nhận thấy có 3 đặc điểm tương đồng về phương thức phủ định giữa tiếng Hán và tiếng Việt như sau:
a) Về phương thức sử dụng cấu trúc cú pháp
Phương thức này chủ yếu sử dụng những cấu trúc cú pháp để tiến hành việc phủ định, như sử dụng các từ nghi vấn hay cấu trúc cảm thán. Tiếng Hán và tiếng Việt đều sử dụng phương thức này. Chẳng hạn, trong tiếng Hán có
những từ như “哪”, “什么”, “谁” v.v... và trong tiếng Việt có những từ “đâu”,
“nào”, “ai”, “làm sao”, “gì” v.v... để diễn đạt ý phủ định. Những từ nêu trên đều dùng trong cấu trúc nghi vấn và ở một số trường hợp nhất định, chúng mang nghĩa phủ đinh và cả câu đó cũng được gọi là câu phủ định. Ví dụ:
(185)“他再三再四的请我上湖北,我还没有肯。谁愿意在这小县城里
做事情。……”
Dịch: Anh ta khẩn khoản đến ba bốn lần mời tôi đi lên Hồ Bắc, tôi còn chưa chịu đi. Làm việc trong một thành huyện tí hon này, chán chết, aimà thích làm... [105]
(186)“ Có bao giờ nó sắm được một hộp màu như vậy đâu.” [77]
b) Về phương thức từ vựng ngữ nghĩa
Trong phương thức từ vựng ngữ nghĩa ở tiếng Hán và tiếng Việt đều có những từ mang nghĩa phủ định bác bỏ, phủ nhận hay từ chối. Ví dụ trong tiếng
Hán có những từ như “才怪”, “未必” v.v. còn trong tiếng Việt sử dụng các từ
như “quên”, “chưa” v.v... Ví dụ:
(187)“知道的人都说阿 Q 太荒唐,自己去招打;他大约未必姓赵,即