Thực Trạng Cạnh Tranh Của Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Giao Nhận

hiện qua các công đoạn. Chương trình tương đối lạc hậu, giảng dạy theo nghiệp vụ giao nhận truyền thống là chủ yếu. Các kỹ thuật giao nhận hiện đại ít được cập nhật hóa như vận tải đa phương thức, kỹ năng quản trị dây chuyền chuỗi cung ứng, các khái niệm mới như “one stop shopping”, “Just in time” (JIT-Kanban)...Tính thực tiễn của chương trình giảng dạy không cao, làm cho người học chưa thấy hết vai trò và sự đóng góp của giao nhận vận tải trong nền kinh tế.

Về phía Hiệp hội: trong thời gian qua VIFFAS đã và đang kết hợp với các hiệp hội giao nhận các nước ASEAN (AFFA), các chương trình của Bộ Giao thông vận tải, tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ giao nhận, gom hàng đường biển, liên kết với trường Cao đẳng Hải quan mở lớp đào tạo về đại lý khai quan, cấp bằng, chứng chỉ cho các hội viên tại TP.HCM, Đà Nẵng và Hà Nội. Về giao nhận hàng không, trước kia, hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

- IATA thông qua Vietnam Airlines đã tổ chức được một số lớp học nghiệp vụ và tổ chức thi cấp bằng IATA có giá trị quốc tế. Hiện nay, chương trình này vẫn không tiến triển do tính không chính thức, số lượng người tham gia hạn chế, chỉ mang tính nội bộ và chưa có tổ chức bài bản trong chương trình đào tạo của hiệp hội. Hiện nay, mỗi năm VIFFAS tổ chức được 1-2 khóa nghiệp vụ, quy mô này là chưa tương xứng với nhu cầu hiện tại và tương lai của các hội viên và ngoài hội viên. VIFFAS hiện chưa thực hiện được chương trình đào tạo và tái đào tạo khởi xướng bởi FIATA và AFFA hàng năm. Đây là chương trình rất phù hợp với ngành nghề giao nhận và có phần tài trợ của FIATA theo đề nghị của từng quốc gia và hiệp hội của quốc gia đó.

Về mảng đào tạo nội bộ tại các công ty: do nguồn đào tạo chính quy thiếu hụt nên các công ty sau khi tuyển dụng nhân viên đều phải tự trang bị kiến thức nghề nghiệp bằng các khóa tự mở trong nội bộ công ty cho các nhân viên mới với lực lượng giảng dạy là những cán bộ đang tại chức. Lực lượng này là những người đang kinh doanh nên có nhiều kinh nghiệm thực tế, tuy

nhiên khả năng sư phạm và phương pháp truyền đạt chưa đảm bảo. Điều này dẫn đến sự khập khễnh, chênh lệch về nghiệp vụ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ của nhân viên giữa các công ty. Sự thiếu hụt này cần được ngành và các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng vì xu thế chung trong giao nhận vận tải quốc tế nhất là thời kỳ hội nhập như hiện nay đòi hỏi bắt buộc nhân viên phải có trình độ cao về ngoại ngữ, chuyên môn sâu, có kiến thức rộng về địa lý, am tường luật lệ liên quan đến xuất nhập khẩu, các quy định và luật Hải quan trong nước và quốc tế, thông thạo và hiểu biết về pháp luật quốc gia và luật quốc tế, có kiến thức về cả ngân hàng, bảo hiểm và hàng không, máy bay, tàu biển...‌

Về định hướng phát triển nguồn nhân lực cho ngành giao nhận theo quan điểm của VIFFAS là phát triển theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và kế hoạch phát triển dài hạn và cả ngắn hạn.

3. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ GIAO NHẬN

3.1.Các loại hình doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hoạt động ở Việt Nam hiện nay.

Ở Việt Nam, nghề giao nhận đã hình thành từ lâu. Từ trước khi giải phóng, ở miền Nam đã có các công ty giao nhận nhưng phần lớn làm công việc khai quan thuế vận tải đường bộ manh mún, nhỏ lẻ. Một số khác là đại lý cho các hãng giao nhận nước ngoài. Trong chế độ bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế. Những người giao nhận chủ yếu lo giao hàng xuất, nhận hàng nhập tại các cảng trong nước. Thị trường giao nhận vì thế cũng rất nhỏ bé và không phát triển. Tuy nhiên từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế mở cửa theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động giao nhận ở Việt Nam đã có những biến chuyển đáng ghi nhận. Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không bắt đầu đóng vai trò lớn khi mà các công ty muốn sử dụng dịch vụ vận tải hàng không phải uỷ thác cho những người giao nhận vận

tải hàng không bởi vì các hãng hàng không sẽ chỉ trực tiếp giao dịch với các công ty lớn hơn chứ không phải các công ty vừa và nhỏ. Đồng thời các công ty vận tải hàng hải từ Mỹ, Tây Âu và Nhật Bản cũng bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình sang các cảng của Việt Nam bởi vì khách hàng của các công ty này đã bắt đầu nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam. Với chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước, các nhà đầu tư nước ngoài đã đẩy mạnh việc đầu tư liên doanh liên kết với các đối tác Việt Nam trong việc xây dựng các khu chế xuất, nhà máy, khách sạn, cảng biển, sân bay cũng như nhiều công trình khác. Trong quá trình đó, nhà đầu tư nước ngoài rất cần những người làm công tác giao nhận thay mặt họ đảm nhận toàn bộ mọi vấn đề liên quan đến thủ tục giấy tờ, tổ chức vận tải hàng hoá, vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu của họ từ địa điểm xuất phát ở nước ngoài tới tận công trường thi công ở Việt Nam hoặc ngược lại. Các nhà đầu tư nước ngoài yêu cầu người làm giao nhận kho vận tổ chức sắp xếp khâu vận tải sao cho thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá của họ có thể di chuyển nhanh chóng và kinh tế nhất qua nhiều thủ tục công đoạn chuyên chở trên những chặng đường khác nhau, xuyên qua nhiều biên giới quốc tế để từ kho của người cung cấp đến kho của người tiêu thụ nhanh chóng, an toàn, kịp thời theo tiến độ thi công...Có thể nói giao nhận quốc tế lúc này là một đòi hỏi thiết yếu đối với hàng hoá xuất nhập khẩu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Ngoài ra kinh doanh dịch vụ giao nhận không phải bỏ vốn đầu tư ban đầu nhiều như các ngành khác mà chủ yếu là chất xám, trình độ kỹ năng nghiệp vụ, nếu kinh doanh tốt lợi nhuận sẽ rất cao. Với lý do trên, hàng loạt các doanh nghiệp tại Việt Nam đổ xô vào hoạt động trong lĩnh vực giao nhận. Trước năm 90 VIETRANS là cơ quan duy nhất hoạt động như một tổng đại lý giao nhận độc quyền, được phép giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu theo sự uỷ thác của các công ty xuất nhập khẩu trong nước cũng như các chủ hàng nước ngoài. Kể từ đầu năm 1990, bên cạnh VIETRANS đã xuất hiện nhiều các công ty giao nhận vận tải được phép hoạt động kinh doanh dịch vụ cho

khách hàng Việt Nam và khách hàng nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận cũng đã bắt đầu vào Việt Nam liên doanh liên kết với các đối tác trong nước, trở thành thách thức không nhỏ đối với các nhà giao nhận Việt Nam và làm tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này. Đến nay cả nước có hơn 800 doanh nghiệp lớn nhỏ hoạt động trong lĩnh vực giao nhận, tập trung chủ yếu và phát triển mạnh nhất ở thành phố Hồ Chí Minh, trong số đó 90% là các doanh nghiệp mới được thành lập từ năm 1994 đến nay. Các doanh nghiệp này thành lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện ở nhiều nơi khác nhau, tập trung vào các thành phố có cảng hàng hoá như Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai...làm cho mạng lưới các công ty giao nhận càng trở nên dày đặc. Bên cạnh đó, một số công ty tự tách ra thành các công ty con nhỏ hơn như Công ty giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (Vinatrans Saigon) tách ra thành nhiều công ty con như Công ty cổ phần vận tải ngoại thương (Vinafreight), Công ty cổ phần giao nhận vận tải và thương mại (Vinalink)...làm cho số lượng các công ty ngày một tăng lên trong một thời gian rất ngắn, và mỗi doanh nghiệp đều có một thế mạnh riêng. Nhìn chung các loại hình doanh nghiệp giao nhận hoạt động ở Việt Nam hiện nay gồm có:

Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận - 7

3.1.1.Doanh nghiệp Nhà nước:

Trước đây các doanh nghiệp giao nhận đều thuộc sở hữu của Nhà nước. Tuy nhiên với xu thế của thời đại và theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, các doanh nghiệp này cũng dần chuyển sang công ty cổ phần và Nhà nước chỉ sở hữu một phần nhỏ trong các công ty này. Điển hình là công ty Cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương (Transimex), Công ty vận tải và thuê tàu (Vietfracht) trước đây là công ty Nhà nước nay đã trở thành công ty cổ phần. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước như Công ty giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans). Số lượng các công ty

thuộc sở hữu Nhà nước không nhiều nhưng các công ty này lại có cơ sở vật chất tốt do được đầu tư ban đầu của Nhà nước như trụ sở, kho bãi...Tuy nhiên, một số công ty lại tỏ ra làm ăn không có hiệu quả nên trong tương lai, Nhà nước sẽ có chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp này để tạo đòn bẩy thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sao cho đạt hiệu quả tốt nhất. 3.1.2.Doanh nghiệp cổ phần

Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong ngành giao nhận vận tải hàng hoá. Các doanh nghiệp cổ phần có xuất phát điểm từ doanh nghiệp Nhà nước hiện nay đều hoạt động kinh doanh có hiệu quả do có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt, lãnh đạo doanh nghiệp năng động và đội ngũ nhân viên có trình độ, được đào tạo đầy đủ. Một số doanh nghiệp như còn đầu tư xây dựng cả hệ thống cảng cạn (ICD) để kinh doanh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cổ phần không có xuất phát điểm từ doanh nghiệp Nhà nước như Công ty cổ phần đại lý vận tải (SAFI) cũng hoạt động kinh doanh tương đối tốt và đóng góp nhiều cho ngân sách Nhà nước.

3.1.3.Doanh nghiệp tư nhân

Đây là loại hình doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong số hơn 800 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận ở Việt Nam. Từ khi có chủ trương mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, số doanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá tăng vọt. Do giao nhận không phải là một ngành phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư nên rất nhiều doanh nghiệp đổ xô vào hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực này. Tuy nhiên phần lớn các công ty này có vốn nhỏ, văn phòng hầu hết là đi thuê, kho bãi đều không có, phương tiện vận chuyển không nhiều nên chỉ thích hợp trong việc vận chuyển hàng hoá nội địa. Họ không có mạng lưới đại lý ở nước ngoài nên rất khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá quốc tế vì không thể theo dõi được hành trình của hàng hoá. Hơn nữa vì số vốn ít ỏi thậm chí họ không thể thay mặt khách hàng trả tiền cước vận chuyển cho người chuyên chở. Chính vì thế mà

nhiều công ty tư nhân khi có trong tay luồng hàng để vận chuyển đi nước ngoài, họ đã không thể trực tiếp thực hiện được dịch vụ của mình mà phải thông qua các công ty giao nhận lớn, có uy tín để gửi hàng với cước tốt và có thể tận dụng được nguồn vốn dồi dào của các công ty này.

3.1.4.Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Trước đây, hầu hết các công ty giao nhận trong nước đều làm đại lý cho các hãng giao nhận lớn của nước ngoài thì vài năm trở lại đây cùng với chủ trương mở cửa hội nhập của Đảng và Nhà nước, các công ty giao nhận nước ngoài đã tham gia vào thị trường giao nhận Việt Nam dưới hình thức liên doanh với một doanh nghiệp giao nhận trong nước. Có thể kể tên một số công ty liên doanh như YUSEN Việt Nam, Royal Cargo, Jupiter Pacific...Các công ty này kinh doanh tương đối tốt do tiếp cận được công nghệ tiên tiến của các hãng giao nhận nước ngoài. Hầu hết các công ty này đều có mạng lưới ở nhiều nước trên thế giới và có hệ thông mạng nội bộ giữa các chi nhánh ở các nước với nhau. Chính vì thế, họ thu hút được nhiều khách hàng lớn và thường xuyên có nguồn hàng vận chuyển đi khắp các châu lục.

3.2.Cạnh tranh trên thị trường giao nhận ở Việt Nam hiện nay.

Khi tham gia kinh doanh trên thị trường giao nhận, các doanh nghiệp chịu sự tác động lớn từ nhiều nhân tố thuộc môi trường trong và ngoài doanh nghiệp. Trong bối cảnh tăng cường hội nhập, hợp tác kinh tế hiện nay, môi trường kinh doanh ngày càng phức tạp và không ngừng biến động, đặt ra càng nhiều thách thức mới cho các doanh nghiệp. Cũng như trong bất kỳ một ngành kinh doanh nào khác, để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận không thể thiếu sự cạnh tranh. Thị trường giao nhận Việt Nam trong thời gian gần đây đang trở nên rất sôi động do có sự tham gia của ngày một nhiều các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Mỗi doanh nghiệp đều có ưu thế riêng của mình trên thương trường và họ sử dụng các phương thức cạnh tranh khác nhau để có được khách hàng. Nhiều doanh

nghiệp đã có những biện pháp cạnh tranh rất tích cực như nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao uy tín của mình trên thương trường bằng cách đầu tư vào cơ sở hạ tầng như kho bãi, phương tiện chuyên chở...Các doanh nghiệp tư nhân năng động với bộ máy quản lý gọn nhẹ, tự do tuyển dụng đội ngũ nhân viên có kiến thức, linh hoạt trong giao dịch với khách hàng cũng dần tạo được chỗ đứng của mình. Các doanh nghiệp hoạt động lâu năm dựa trên uy tín và nguồn vốn mạnh, cơ sở hạ tầng đầy đủ cũng đang mở rộng hoạt động, cải cách phương thức quản ly, cố gắng giữ vững thị phần của mình. Tuy nhiên hiện các tổ chức này cũng gặp khó khăn do xuất phát từ phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp trong đó các chi nhánh, các phòng kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động độc lập. Điều này tạo ra sự cạnh tranh nội bộ giữa các chi nhánh hoặc giữa các phòng kinh doanh trong doanh nghiệp, làm giảm uy tín của cả doanh nghiệp. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài ở thị trường Việt Nam cũng rất gay gắt. Các doanh nghiệp này đều có sự đầu tư lớn của các đối tác giao nhận nước ngoài và có nhiều lợi thế hơn so với các doanh nghiệp giao nhận Việt Nam như:

- Có lượng khách hàng lớn và ổn định tại các nước: do họ có chi nhánh đại lý khắp trên thế giới và các khách hàng nước ngoài thường thích lựa chọn các đơn vị giao nhận tại nước họ cho các lô hàng của mình vì họ đã có quan hệ mật thiết và nhận được sự hỗ trợ chính sách của chính quyền sở tại.

- Có vốn lớn: đủ sức để cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam và đầu tư cơ sở vật chất tốt hơn các doanh nghiệp của chúng ta.

- Yếu tố con người: thực tế hoạt động giao nhận mới thực sự phát triển ở nước ta từ thập niên 90 trở lại đây trong khi các quốc gia phát triển trên thế giới có bề dày hoạt động từ hàng trăm năm trước. Vì thế họ có các chuyên gia, nhân viên giao nhận giỏi với kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực

này, am hiểu nghiệp vụ chuyên môn, luật pháp cũng như tập quán buôn bán quốc tế.

Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam từ quốc doanh đến tư nhân có xu hướng chuyển đổi cơ cấu hoạt động sang lĩnh vực nhận làm đại lý cho các hãng nước ngoài hoặc liên doanh để thành lập một công ty mới kinh doanh cùng lĩnh vực. Đó là do, tập quán buôn bán ngoại thương nước ta thường là mua CIF bán FOB làm cho các nhà xuất khẩu ít giành được quyền thuê tàu. Hầu hết là người giao nhận của các khách hàng nước ngoài ký kết hợp đồng thuê tầu và lo liệu các dịch vụ giao nhận liên quan khác. Thêm vào đó, trong khi các hãng giao nhận Việt Nam không phát triển được hệ thống chi nhánh, đại lý mà chủ yếu là do không đủ năng lực về vốn nên càng khó xúc tiến các hoạt động Marketing trên diện rộng. Trong khi đó, những hãng giao nhận quốc tế hoạt động rất mạnh ở khắp các thị trường xuất khẩu chủ lực của ta. Do vậy nguồn hàng chủ yếu với thị trường giao nhận Việt Nam là hàng chỉ định. Một công ty giao nhận trong nước có thể kinh doanh rất tốt do nguồn hàng chỉ định này ổn định. Tuy nhiên đây chỉ là sự ổn định giả tạo vì hiện nay, do cạnh tranh quyết liệt nên các công ty giao nhận thường tìm mọi cách để thu hút các đại lý lớn của nhau và nguồn hàng này có thể chuyển từ doanh nghiệp này qua doanh nghiệp khác. Chính vì thế điểm mấu chốt là doanh nghiệp trong nước phải có kế hoạch Marketing để tạo dựng cho mình một mạng lưới khách hàng truyền thống, chung thuỷ.

Trên thực tế các hãng giao nhận nước ngoài chỉ nhân danh nghĩa của các công ty Việt Nam để được hoạt động hợp pháp trước pháp luật Việt Nam. Các công ty làm đại lý hầu như chỉ biết đến hoa hồng đại lý được hưởng đúng hạn còn lại không tham gia vào hoạt động điều hành của hãng. Tạo dựng quan hệ khách hàng, giám sát và điều hành nguồn hàng, quản lý hoạt động kinh doanh đều là do người của hãng đối tác nước ngoài thực hiện.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí