Đặc Điểm Mới Của Môi Trường Cạnh Tranh Dệt May Thế Giới


mác hoặc yêu cầu nhãn hiệu. Do đó, chinh phục thị trường dệt may EU là một điều không dễ, nhất là khi Việt Nam phải cạnh tranh với Trung Quốc, một cường quốc về các mặt hàng may mặc.


Biểu đồ 1:

Cơ cấu nguồn nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường EU năm 2005 theo giá trị


23%




Trung Quốc Thổ Nhĩ Kỳ

India Rumania

Bangladesh Tuynisia Moroc Pakistan Hongkong Indonesia Việt Nam

Khác




29%


1%




2%




2%




3%




3%



15%

4%

6%

7%


5%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 3

Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Ngày 1/1/ 2005, Hiệp định về hàng dệt may (ATC) sẽ hết hiệu lực mở ra một cơ hội mới cho tất cả các quốc gia sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may đã là thành viên WTO trên thế giới. Giá trị nhập khẩu hàng dệt may vào EU ngày một tăng. Cũng như tại thị trường Mỹ, Trung Quốc vẫn là nước có giá trị nhập khẩu hàng may mặc vào EU lớn nhất, chiếm gần 29% thị phần dệt may của EU. Thực tế, vào tháng 6/2005, EU đã áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu đối với một số mã hàng dệt may của Trung Quốc nhưng dường như vẫn không làm ảnh hưởng nhiều tới thị phần của nước này tại EU. Giá trị nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2005 vẫn đạt gần gấp đôi so với nước


đứng vị trí thứ hai là Thổ Nhĩ Kỳ (21.133.685 nghìn euro so với 10.952.449 nghìn euro). Ấn Độ, đối thủ cạnh tranh chính của Trung Quốc trong lĩnh vực này chỉ đứng vị trí thứ ba trong số những nước chiếm thị phần lớn nhất tại EU, chiếm 7%, một con số quá nhỏ so với 29% của Trung Quốc. Trong khi đó, Việt Nam còn thấp hơn nữa, chỉ chiếm 1,06% đạt 774.563 nghìn euro. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm này hạn ngạch đối với dệt may của các nước thành viên WTO đã được xoá bỏ còn Việt Nam chưa gia nhập tổ chức này nên vẫn phải chịu hạn ngạch do đó lượng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU vẫn bị hạn chế.


Nhật Bản

Nhật Bản là một nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Với dân số hơn 127 triệu người, GDP đạt xấp xỉ 550,5 triệu USD. Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300 - 400 tỷ USD. Nhật Bản hiện là nước lớn nhất Châu Á và thứ ba thế giới (sau Hoa Kỳ và EU) về nhập khẩu hàng may mặc phục vụ tiêu dùng nội địa. Trị giá hàng may mặc nhập khẩu của Nhật Bản chiếm tỷ trọng ngày càng lớn so với thế giới. Mỗi năm Nhật Bản nhập khoảng 20 tỷ USD hàng dệt may. Đây là thị trường nhập khẩu hàng dệt may không hạn ngạch, mức độ tự do hoá cao nên cạnh tranh rất khốc liệt. Đồng thời, Nhật Bản cũng là nơi đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như quy tắc xuất xứ hàng hoá. Hàng hoá nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng các Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japan Industrial Standard - JIS). Hàng hoá được đóng dấu JIS sẽ rất dễ tiêu thụ tại Nhật Bản vì người Nhật rất tin tưởng vào các tiêu chuẩn kiểm tra của JIS.

Hiện tại, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu về thị phần hàng dệt may tại Nhật Bản. Năm 2006, trị giá nhập khẩu hàng dệt may của Trung Quốc tăng so với năm 2005 chiếm 83,15% thị phần, khoảng 2.202.777 triệu Yên. Tiếp


theo là Italia chiếm 4,23% khoảng 111.983 triệu Yên. Tuy giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Italia có tăng so với năm 2006 nhưng thị phần của nước này lại giảm, nhất là lượng nhập khẩu giảm 5,73%. Việt Nam đứng thứ ba trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may vào Nhật Bản, kim ngạch xuất khẩu đạt 73.873 triệu Yên (năm 2006) chiếm 2,79% thị phần. So với năm 2005 thì tốc độ tăng trưởng của Việt Nam là khá cao, trị giá tăng 10,51%, lượng nhập khẩu tăng 6,55%.


Biểu đồ 2:

Cơ cấu nguồn nhập khẩu hàng may mặc thị trường Nhật Bản theo giá trị năm 2006

1% 1% 1% 1% 0%


1%


1%



Trung Quốc Italia

3%


0%


Việt Nam


4%




Hàn Quốc

Thái Lan





Hoa Kỳ





Pháp





India





Indonesia




87%

Anh





Khác







Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)

Trong giai đoạn 1996 - 2000, Nhật Bản là thị trường xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam, với mức tăng trưởng trung bình 21,2%. Tuy nhiên tới giai đoạn 2000 - 2005, xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản đã gặp khó khăn do nền kinh tế Nhật rơi vào tình trạng khó khăn, sức mua phục hồi chậm lại có sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc. Song theo dự báo của giới phân tích, cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới đang có dấu hiệu chuyển mình. Tỷ lệ thất nghiệp giảm, người tiêu dùng cùng giới doanh nghiệp ngày


càng tin tưởng vào tương lai nên chi tiêu cũng như đầu tư nhiều hơn. Giai đoạn thiểu phát có dấu hiệu chấm dứt. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt Nam phục hồi lượng xuất khẩu dệt may vào Nhật Bản


2 - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may

2.1 - Đặc điểm mới của môi trường cạnh tranh dệt may thế giới

Trong 5 năm qua thị trường nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 6% cho sản phẩm dệt và 8% cho sản phẩm may mặc. Ước tính trong 5 năm tới, mức tăng trưởng thị trường nhập khẩu bình quân mỗi năm là 8%, trong đó dệt đạt 6% và may mặc đạt 9%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may thế giới năm 2010 đạt 700 tỷ USD.

Hiện nay, ngành dệt may thế giới đang phân chia thành ba khu vực chính là: châu Á, khu vực Tây Âu và Đông Âu, khu vực Trung và Nam Mỹ. Sau năm 2005, khi các hạn ngạch trong dệt may đã bị xoá bỏ, bản đồ sản xuất và lưu thông hàng dệt may thế giới đã có sự thay đổi. Khu vực Trung và Nam Mỹ sẽ yếu thế nhất do lợi thế xuất khẩu vào Mỹ của họ không còn nhiều. Lợi thế cạnh tranh xuất khẩu đang và sẽ tập trung về hầu hết các nước đang phát triển ở châu Á. Ngành dệt may củaTrung Quốc hiện đang phát triển rất mạnh, chiếm khoảng 18% thị phần thế giới và trong vòng 10 năm tới con số này có thế sẽ tăng lên 50% mặc dù bị Hoa Kỳ và EU áp dụng chế độ hạn chế và kiểm soát nhập khẩu. Ngoài Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam cũng là có khả năng thu được những khoản lợi nhuận khổng lồ từ dệt may. Các nước phát triển ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á tiếp tục bị giảm bớt thị phần do phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng từ các nước sản xuất hàng dệt may giá rẻ. Hàng từ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam sẽ dần “lấn sân” các nhà sản xuất tại châu Âu.

Trong vòng 5 năm tới, bối cảnh kinh doanh hàng dệt may thế giới có những đặc điểm nổi bật sau:


- Thứ nhất là, thương mại dệt may thế giới ngày càng tập trung hơn vào tay các tập đoàn bán lẻ đa quốc gia, từ việc chuyển dịch đầu tư, sản xuất, thiết kế sản phẩm, phân khúc thị trường, tổ chức chuỗi sản xuất cung ứng cho đến khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Các nước nhỏ, các nhà sản xuất và các công ty trung gian nhỏ ngày càng khó có cơ hội phát triển nếu nằm ngoài các chuỗi cung ứng này. Bên cạnh những yêu cầu đã có như chất lượng ổn định, giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng tiến độ thì sắp đến các nhà nhập khẩu ngày càng có yêu cầu cao về khả năng thiết kế sản phẩm, khả năng đáp ứng các hợp đồng nhanh, khả năng về công nghệ thông tin và các tiêu chí về trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường như đảm bảo trật tự an toàn xã hội, không gây ô nhiễm môi trường... Trung Quốc là một điển hình thu được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực dệt may đó là việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu trong đó chú trọng tăng thị phần tại các nước châu Á. Trong khi đó, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc lại tập trung vào sản xuất mặt hàng cao cấp.

- Thứ hai là, khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh, việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ nano, các loại sợi vải chức năng đặc biệt, các loại nguyên liệu có nguồn gốc thiên nhiên thân thiện với môi trường như: tre, đậu tương, ngô... hứa hẹn nhiều thay đổi mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn lại, các sản phẩm ngày càng mang tính thời trang hơn. Thương hiệu sản phẩm trở nên quan trọng trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.

- Thứ ba là, xu thế bảo hộ mậu dịch của các nước lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ và phần nào là EU đối với Trung Quốc và Việt Nam. Để bảo vệ ngành công nghiệp dệt may trong nước và của các đối tác trong khu vực, Hoa Kỳ và EU đã và đang áp dụng cơ chế “bảo vệ” và hạn ngạch nhằm hạn chế tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc tới năm 2008.


Ngoài ra còn thúc ép Trung Quốc tăng giá đồng NDT để giảm bớt chênh lệch mậu dịch. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho Trung Quốc khiến nước này phải áp dụng trở lại cơ chế hạn ngạch nhằm hạn chế xuất khẩu sang Hoa Kỳ và EU. Về phần Việt Nam, khi đã trở thành thành viên chính thức của WTO, Hoa Kỳ lại áp dụng “cơ chế kiểm soát nhập khẩu hàng dệt may từ Việt Nam” trong 2 năm 2007 - 2008 và có khả năng tiến hành tự điều tra chống bán phá giá. Điều này đã gây tâm lý lo ngại, bất an cho các nhà nhập khẩu và bán lẻ Hoa Kỳ, tác động mạnh đến các nhà đầu tư và xuất khẩu Việt Nam, buộc Việt Nam phải áp dụng các biện pháp tự giám sát xuất khẩu trong 2 năm 2007 - 2008.


2.2 - Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may

Dệt may là sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người, vì vậy những yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của nó vừa mang những đặc điểm chung như mọi hàng hoá khác đồng thời lại bao hàm những đặc tính riêng của sản phẩm này. Tuỳ vào thị trường tiêu thụ, sản phẩm dệt may lại bị chi phối bởi những đặc điểm riêng của thị trường đó.


Kh¶ n¨ng c¹nh tranh

Nhu cÇu

Kiểu cách mẫu mã

Giá cả

Thương hiệu sản phẩm

Giá trị thẩm mỹ

T©m lý mua hµng

B¶ng 3

Sức cạnh tranh của sản phẩm dệt

Chất lượng sản phẩm: Chất liệu vải và kỹ thuật may

Dịch vụ bán hàng: quảng cáo. triển lãm…

Giá trị sử dụng

C¬ së h×nh thµnh

Thứ nhất, giá cả sản phẩm dệt may.

Giá cả sản phẩm dệt may là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá sức cạnh tranh của nó. Giá cả sản phẩm dệt may được người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn cả bởi con người luôn luôn muốn có sản phẩm tốt nhưng giá cả phải chăng, hay nói chính xác là giá rẻ. Điều này đã giải thích tại sao hàng dệt may Trung Quốc với những chủng loại có chất lượng thấp vẫn có khả năng xâm nhập vào thị trường phát triển như Hoa Kỳ hay EU.

Để có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh quyết liệt như tại thị trường Hoa Kỳ và EU - Hai thị trường nhập khẩu dệt may chính trên thế giới - thì bất cứ nhà sản xuất, xuất khẩu dệt may nào cũng phải cố gắng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, giảm giá bán để kéo người tiêu dùng đến với sản phẩm của mình. Giá cả là yếu tố đầu tiên có sức lôi cuốn người mua, bởi xuất phát từ thực tế của mâu thuẫn giữa nhu cầu và việc thoả mãn nhu cầu bị giới hạn bởi khả năng thanh toán của họ. Tuy nhiên, giá cả không phải là yếu tố


quyết định duy nhất, cái quyết định ở đây còn là tương quan hợp lý giữa giá cả và chất lượng sản phẩm “tiền nào của nấy”. Người tiêu dùng “hàng hiệu” Hoa Kỳ hay EU sẵn sàng mua những chiếc váy, áo... với giá cao ngất ngưởng, nhưng đó phải là những sản phẩm với chất lượng tốt nhất. Đến với các cửa hàng thời trang ở New York, bạn có thể thấy dân Mỹ sẵn sàng bỏ ra hàng ngàn USD để mua những bộ quần áo của những hãng thời trang nổi tiếng như Dior, Gucci... Để có được điều đó thì các doanh nghiệp dệt may phải làm cho khách hàng nghe và tin vào cái được khi sử dụng sản phẩm. Khi đó thì dù giá cao bao nhiêu cũng thành thấp và ít nhất cũng là “phải chăng”.

Đối với những sản phẩm cùng có chất lượng cao thì những sản phẩm có giá rẻ hơn sẽ hấp dẫn người mua hơn. Người tiêu dùng thường cân nhắc rất kỹ trước khi mua bất cứ một sản phẩm nào. Họ so sánh về mặt chi phí - giá trị sử dụng để có được sự hài lòng cao nhất từ việc sử dụng tiền cũng như thời gian của họ. Vì thế trong kinh doanh hiện đại ngày nay những doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao là các doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm các phương thức quản lý hoạt động hiệu quả nhằm giảm chi phí và xây dựng chính sách giá cả hợp lý đối với các sản phẩm của mình.


Giá bán sản phẩm dệt may của bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

- Chiến lược đầu tư của tất cả các doanh nghiệp dệt may trước hết là hướng vào hạ giá thành, điều này cho phép doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cả. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải tìm đến tất cả các phương thức nhằm giảm chi phí của các yếu tố đầu vào như: tìm nguồn nguyên vật liệu, phụ liệu rẻ, kỹ thuật tiên tiến, giá nhân công thấp, giảm chi phí ngoài sản xuất...

- Đối với sản xuất phải coi trọng định mức kỹ thuật, tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật , tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm thiểu phế phẩm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/04/2022