Vị Trí Và Vai Trò Của Ngành Dệt May Đối Với Nền Kinh Tế Quốc Dân


- Đối với khâu lưu thông sản phẩm dệt may cần phải lựa chọn các phương pháp bảo quản, vận chuyển, bốc xếp hợp lý, không mua bán vòng vèo đẩy chi phí lưu thông lên cao. Đây chính là bộ phận chi phí có thể giảm thiểu được nhiều nhất từ đó hình thành mức giá dệt may xuất khẩu cạnh tranh nhất trên thị trường Hoa Kỳ, EU

Thứ hai, chất lượng sản phẩm dệt may.

Cũng như nhiều sản phẩm khác, bên cạnh giá cả thì chất lượng sản phẩm dệt may cũng là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường. Khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người cũng ngày càng nâng cao. Trước đây, có giai đoạn mà đối với con người thì “đủ mặc” đã là cả một vấn đề nan giải thì hiện này ở phần lớn các quốc gia trên thế giới “mặc đẹp” đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của người dân. đặc biệt tại các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, EU hay Nhật Bản.

Chất lượng của sản phẩm dệt may được hiểu ở đây không chỉ đơn thuần là chất lượng sản phẩm riêng biệt mà là toàn bộ các nhân tố tác động tới quá trình tiêu dùng, sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm. Chất lượng sản phẩm bao gồm các đặc tính của sản phẩm xác định bằng các thông số có thể đo lường được hoặc so sánh được. Một sản phẩm được xác định là có chất lượng khi các thông số của sản phẩm đó phù hợp với các tiêu chuẩn kĩ thuật và thoả mãn được một nhu cầu cụ thể nào đó của xã hội. Người tiêu dùng ngày càng có những đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm. Họ yêu cầu một sản phẩm dệt may có chất lượng thì không chỉ đáp ứng những nhu cầu thiểt yếu của mình mà phải giúp họ thể hiện được giá trị của chính bản thân mình, thể hiện được những điểm mạnh của người mặc chúng. Đối với một sản phẩm có chất lượng cao người tiêu dùng không hề do dự khi bỏ tiền ra mua. Còn nhà sản xuất hoặc người kinh doanh, họ có thể đặt giá cao hơn so với nhưng sản phẩm dệt may của đối thủ, từ đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn và đảm bảo


chắc chắn hơn khả năng tồn tại và phát triển của sản phẩm và doanh nghiệp trên thị trường trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay khi mà hầu hết hạn ngạch trong lĩnh vực dệt may đã được xoá bỏ. Những yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm dệt may có ảnh hưởng mạnh mẽ tới quyết định của người mua là vẻ đẹp của sản phẩm, sự ích lợi, kiểu dáng hiện đại phù hợp với thị hiếu và an toàn cho người sử dụng.

Thứ ba, kiểu cách mẫu mã.

Trong thế giới hàng hoá, không có loại hàng hoá nào mà kiểu cách mẫu mã lại quyết định mạnh đến quyết định mua hàng như dệt may. Đời sống vật chất của con người ngày càng nâng cao, “ăn ngon, mặc đẹp” là xu hướng chung của thế giới. Mẫu mã quần áo sẽ đáp ứng nhu cầu thẩm mĩ của con người. Không ai lại không muốn được khoác lên mình một bộ quần áo đẹp. Cũng không ai chấp nhận bỏ nhiều tiền ra để mua được một bộ quần áo có mẫu mã không đẹp hay kiểu dáng lỗi thời. Kiểu cách mẫu mã của sản phẩm dệt may phải đảm bảo phù hợp với tâm lý, lứa tuổi. Nhiều công ty may đã và đang tập trung vào khai thác những phân đoạn thị trường dành riêng cho từng độ tuổi. Thí dụ, hãng thời trang Giorgio Armani chủ yếu cung cấp những sản phẩm dành cho giới trẻ, đặc biệt giới doanh nhân và chính khách trẻ rất ưa chuộng sử dụng sản phẩm của hãng này. Ngoài ra, khi bắt đầu thâm nhập vào một thị trường mới, các nhà xuất khẩu phải chú ý nghiên cứu tập quán tiêu dùng của khách hàng, điều này cũng ảnh hưởng rất lớn tới kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm. Không thể áp đặt những nghiên cứu về thị trường Nhật Bản khi muốn thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ. Song sản phẩm dệt may cũng lại là sản phẩm mà mẫu mã lại thay đổi rất nhanh chóng. Hôm nay đó có thể là một sản phẩm được nhiều người ưa thích, những có thể ngày mai đã trở thành lỗi mốt. Chính vì vậy, hiện nay, các quốc gia sản xuất dệt may đều đang tập trung vào việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm nâng cao tối đa tính thích nghi của ngành hàng dệt may đối với sự thay đổi và đặc điểm khác nhau của các thị


trường mục tiêu. Trung Quốc là quốc gia tiên phong trong xu hướng này. Các sản phẩm may mặc của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, phong phú đang tràn ngập thị trường dệt may thế giới. Những người có thu nhập thấp vẫn có thể tìm được những bộ quần áo có kiểu dáng đẹp với giá cả phải chăng phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Nhưng không phải quốc gia nào cũng có thể làm được như Trung Quốc đang làm. Vấn đề là ở chỗ phải có những chiến lược chính sách đào tạo đội ngũ thiết kế từ khâu nguyên liệu cho tới khi đưa ra một bộ quần áo hoàn chỉnh.

Thứ tư là, thương hiệu sản phẩm

Bất cứ một sản phẩm nào, kể cả sản phẩm dệt may khi đã có thương hiệu, đã được người tiêu dùng biết tới thì chắc chắn doanh nghiệp sản xuất sẽ thu được nhiều lợi ích. Thương hiệu vì thế trở thành tài sản quý của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, trở thành biểu tượng hay hình ảnh của doanh nghiệp. Thương hiệu sản phẩm càng được nhiều người biết tới thì mức độ yêu thích của khách hàng đối với sản phẩm đó càng lớn. Hiện nay, không chỉ tại thị trường nước ngoài mà ở cả thị trường nội địa, một sản phẩm dệt may bắt buộc phải tạo dựng thương hiệu riêng cho mình thì mới có thể tìm được chỗ đứng trong môi trường cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế.


Thứ năm là, dịch vụ bán hàng.

Ngày nay, việc cung cấp các dịch vụ bán hàng là nhân tố để các công ty có những sản phẩm cùng chất lượng cạnh tranh với nhau. Bên cạnh vấn đề về chất lượng, giá cả, kiểu cách mẫu mã, khách hàng sẽ lựa chọn mua sản phẩm mà họ sẽ được hưởng những dịch vụ tốt nhất, phù hợp với số tiền mà họ bỏ ra.Rất nhiều tập đoàn trong các lĩnh vực khác nhau đã dành được thành công nhờ nguyên tắc khách hàng luôn luôn đúng trong bất kỳ trường hợp nào. Dịch


vụ bán hàng thể hiện ở thái độ của nhân viên bán hàng, ở việc giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Quảng cáo hiện là một phương pháp phổ biến được nhiều công ty áp dụng. Thông qua quảng cáo, nhà sản xuất phải giới thiệu với khách hàng những lợi ích của sản phẩm.


CHƯƠNG II‌

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc


I – Ngành dệt may Việt Nam


1 - Vị trí và vai trò của ngành dệt may đối với nền kinh tế quốc dân

Ngành dệt may có lịch sử phát triển lâu đời ở nước ta. Tuy nhiên, nó mới chỉ trở thành một ngành sản xuất quan trọng được hơn chục năm nay và việc hoà nhập với thị trường thế giới cũng chậm hơn các nước trong khu vực khoảng từ 15 đến 20 năm. Dù vậy, trong hơn 10 năm qua ngành dệt may xuất khẩu đã trở thành một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân với kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ, luôn là ngành xuất khẩu lớn thứ hai chỉ sau dầu khí, và cho tới tháng 9/ 2007 dệt may đã qua mặt dầu khí để trở thành ngành dẫn đầu với giá trị xuất khẩu trong 9 tháng đầu năm 2007 là 5,805 tỷ USD. Mặt hàng dệt may đã trở thành một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế, góp phần thúc đẩy tự do hoá thương mại. Mặc dù hiện nay ngành dệt may Việt Nam còn nhiều điểm yếu kém, bất cập nhưng vẫn có ý nghĩa to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian qua. Xuất khẩu dệt may góp phần quan trọng làm tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Mặt khác, dệt may đã mang lại một lợi ích to lớn mà không phải ngành nào cũng có thể làm được đó là góp phần giải quyết công ăn việc làm cho đội ngũ lao động dư thừa ngày càng tăng mạnh của Việt Nam. Hơn 10 năm qua ngành đã thu hút hơn 2 triệu lao động trong cả nước và dự kiến sẽ tăng lên 3,5 - 4 triệu lao động vào 2010.


Bảng 4:


Vị trí của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2004 - 2006.

Chỉ tiêu

2004

2005

2006

GDP (Tỷ VND)

651,611

743,299

809,088

Tăng trưởng GDP (%)

7.60

8.41

5.17

Giá trị sản xuất công nghiệp (Tỷ VND)

350,256

410,500

490,819

Tăng trưởng công nghiệp (%)

15.6

17.2

17

Giá trị sản xuất Công nghiệp ngành dệt may

16,625

19,648

23,693

Tăng trưởng Công nghiệp dêt may (%)

17

18.2

20.5

Tổng kim ngạch Xuất khẩu (Triệu USD)

26,003

32,441

39,634

Tăng trưởng Tổng xuất khẩu (%)

28.8

22.4

22.1

Kim ngạch Xuất khẩu hàng dệt may (Triệu USD)

4,386

4,838

5,864

Tăng trưởng Xuất khẩu dệt may (%)

20.0

10.3

20.6

Tỷ trọng XK dệt may /Tổng kim ngạch XK (%)

16.8

14.9

14.7

XK dệt may / GDP (%)

10.17

10.35

11.54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 4

Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)


2 - Thực trạng ngành dệt may Việt Nam

2.1 - Hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu

2.1.1 - Sản lượng sản xuất


Biểu đồ 3:

1154000000

678000000

40000

30400

85000

260000


0000


0000

Sản lượng sản xuất những sản phẩm chính

1200000000

1000000000

800000000

600000000

400000000

200000000

0

Sợi (tấn) Vải đay Sản phẩm

(m2) may (sản phẩm)


Năm Năm


Nguồn: Văn phòng Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Kể từ năm 1998 tới nay, ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là ngành may công nghiệp phục vụ xuất khẩu đã có những tiến bộ đáng kể. Năm 2000, theo số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam, năng lực sản xuất hàng dệt kim là 35 triệu sản phẩm. Theo các chuyên gia đánh giá về dệt kim, sau 10 năm đầu tư vào năm 2000 lĩnh vực dệt kim đã có 1.110 máy dệt, khả năng sản xuất đương đương 220 triệu sản phẩm áo Tshirt. Trong cả ngành, sản lượng sợi đạt

85.000 tấn, sản lượng vải đay là 304 triệu m2 , sản phẩm may là 400 triệu sản

phẩm.


Hiệp định dệt may (ATC) kết thúc năm 2005 cộng với việc Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006 cũng đã có những tác động đáng kể đến ngành dệt may Việt Nam. Trong năm này, toàn ngành sản xuất được 260.000 tấn sợi (tăng 205,9% so với năm 2000), 678 triệu m2 vải (tăng 123,0%) và 1.154 triệu

sản phẩm may (tăng 188,5%). Tuy nhiên, giá trị sản xuất công nghiệp ngành dệt may chỉ đạt 19.648 tỷ VND. Với giá trị sản lượng như trên ngành dệt may Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa trong việc đầu tư vào trang thiết bị, máy móc để nâng cao năng suất phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong thời gian tới.

Nhìn chung, ngành dệt may đã có những bước tiến đáng kể. Lượng vải dệt kim sản xuất năm 2006 đạt 150.000 tấn, đáp ứng được 60% nhu cầu, vải dệt thoi là 680 triệu m2, đáp ứng 30% nhu cầu. Trong khi đó sản xuất hàng may mặc đạt 1,8 tỷ sản phẩm không những đã đáp ứng nhu cầu trong nước mà 65% sản lượng là để xuất khẩu.


2.1.2 - Năng lực sản xuất, công nghệ

Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã đầu tư một số dây chuyền kéo sợi mới, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động cũng như kiểm tra chất lượng... nhiều sản phẩm giả tơ, giả len và nhiều loại sản phẩm nhân tạo khác đã bắt đầu có uy tín trên thị trường. Trong giai đoạn 2000 - 2005 các trang thiết bị sử dụng trong ngành dệt may đều tăng với tốc độ cao. Trong ngành may, lượng máy móc thiết bị tăng 306,0%, còn ngành dệt tăng 326,1%. Trong khâu dệt kim, do phần lớn máy móc được nhập chủ yếu từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Đức... thuộc thế hệ máy mới, nhiều chủng loại đã được trang bị một hệ thống máy tính đạt năng suất cao, tính năng sử dụng rộng rãi, nhưng công nghệ và đào tạo chưa tương xứng nên mặt hàng còn đơn điệu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Do đó, năng lực sản xuất tuy đã được nâng cao nhưng mức sản xuất thực tế vẫn thấp.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí