Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

----- -----


KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

TÊN ĐỀ TÀI:

“C¹nh tranh gi÷a hµng dÖt may ViÖt Nam vµ Trung Quèc. C¬ héi vµ th¸ch thøc”


Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hồng Nhung Lớp : Nga

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.

Khoá : K42 G

Giáo viên hướng dẫn : TS.Từ Thúy Anh

Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 1


Hà nội, tháng 11/2007 

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I - CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY 4

I - Khái niệm cạnh tranh 4

II - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may 5

1 - Quá trình phát triển của ngành dệt may 6

1.1 - Quá trình phát triển và hình thành của ngành dệt may 6

1.2 - Thương mại dệt may trên thế giới 6

1.3 - Một số thị trường nhập khẩu chính 11

2 - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may 17

2.1 - Đặc điểm mới của môi trường cạnh tranh thế giới 17

2.2 - Tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may 19

CHƯƠNG II - CẠNH TRANH GIỮA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC ...25

I – Ngành dệt may Việt Nam 25

1 - Vị trí và vai trò của ngành dệt may với nền kinh tế quốc dân 25

2 - Thực trạng ngành dệt may Việt Nam 27

2.1 - Hoạt động sản xuất hàng dệt may xuất khẩu 27

3 - Phân tích thực trạng về hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam 37

3.1 - Kim ngạch xuất khẩu 37

3.2 - Thị trường xuất khẩu chính 39

4 - Phân tích ưu và nhược điểm của ngành dệt may Việt Nam 47

4.1 - Ưu điểm 47

4.2 – Nhược điểm 48

II – Ngành dệt may Trung Quốc 49

1 - Một số nhận định về ngành dệt may Trung Quốc kể từ khi nước này trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) 49

2 - Thực trạng ngành dệt may Trung Quốc 53

2.1 - Tình hình sản xuất của ngành dệt 53

2.2 - Tình hình xuất khẩu ngành dệt may 53

2.3 - Tình hình điều chỉnh chính sách thuế xuất khẩu 58

III – Tương quan về khả năng cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc 59

1 – Những điểm tương đồng giữa Việt Nam và Trung Quốc 60

2 – Những điểm khác biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá trình phát triển ngành dệt may 61

2.1 - Về chất lượng sản phẩm và kiểu cách mẫu mốt. 61

2.2 - Về nguyên phụ liệu 62

2.3 - Về giá các sản phẩm dệt may 63

2.4 - Về giá lao động 64

CHƯƠNG III – CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC. GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SO VỚI HÀNG DỆT MAY TRUNG QUỐC 66

I – Cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may Việt Nam kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thường mại thế giới (WTO) 66

1 – Cơ hội 67

2 – Thách thức 69

II - Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 69

1 - Mục tiêu chiến lược 69

2 - Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 70

III - Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với hàng dệt may Trung Quốc 72

1 - Về phía Nhà nước và Chính phủ 72

2 - Về phía Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) 74

3 - Về phía doanh nghiệp 77

KẾT LUẬN 81

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


LỜI MỞ ĐẦU


Năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình phát triển của Việt Nam. Tháng 11/2006, Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có rất nhiều cơ hội cũng như những thách thức đặt ra đối với Việt Nam. Tận dụng các cơ hội để hạn chế những thách thức là một vấn đề không hề đơn giản đòi hỏi những nỗ lực hết mình của các Bộ ngành và các doanh nghiệp Việt Nam.

Như ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam từ trước tới nay phát triển chủ yếu dựa vào những nguồn lực sẵn có của đất nước như: tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động... Do đó, bên cạnh những chính sách tập trung phát triển các ngành công nghiệp nặng (cơ khí chế tạo, điện tử...), Đảng và Chính phủ cũng không hề xem nhẹ các ngành công nghiệp truyền thống như: nông nghiệp, dầu khí, dệt may... Thực tế, đây chính là những ngành hiện đang mang lại phần lớn ngoại tệ cho đất nước. Trong đó, dệt may là ngành có bước phát triển đáng kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Năm 2006, xuất khẩu dệt may chiếm 11,54% tổng GDP của đất nước. Tới tháng 9/2007, dệt may đã “vượt mặt” dầu khí trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong cả nước. Không chỉ tạo ra nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế, ngành dệt may còn góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động cho xã hội. Đây chính là nhân tố quan trọng khiến dệt may có được sự quan tâm chú ý đặc biệt.

Tuy nhiên, cũng như nhiều ngành khác, có rất nhiều vấn đề đặt ra đối với ngành dệt may Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên


chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Một nguy cơ lớn đối với ngành dệt may Việt Nam đó là chúng ta phải cạnh tranh với dệt may các nước không chỉ tại các thị trường nước ngoài mà cả ở thị trường nội địa. Đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam trong ngành dệt may có thể kể tới “người hàng xóm khổng lồ” - Trung Quốc. Kể từ khi gia nhập WTO vào năm 2002, Trung Quốc đã trở thành đối thủ đáng gờm đối với các quốc gia trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực dệt may. Với những ưu thế vế lực lượng lao động, nguồn nguyên phụ liệu sẵn có lại được sự quan tâm đầy đủ của Chính phủ, ngành công nghiệp dệt may của Trung Quốc đang gia tăng mạnh, đây không chỉ là nỗi lo ngại đối với công nghiệp may mặc của nhiều quốc gia trong khu vực mà còn là thách thức đối với ngành công nghiệp này trên toàn cầu. Do Việt Nam và Trung Quốc có những nét tương đồng về chính trị, xã hội, văn hoá nên sự phát triển của ngành dệt may Trung Quốc thực sự đã tác động rất lớn đối với ngành này của Việt Nam ở cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Vậy liệu Việt Nam có thể vươn lên cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may hay sẽ bị quốc gia này qua mặt? Đây là câu hỏi cần có sự hợp tác hỗ trợ giải quyết của các Bộ ngành liên quan cũng như của các doanh nghiệp dệt may trong nước.

Với mục đích góp một phần nhỏ vào việc phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam cũng như Trung Quốc, đánh giá những thuận lợi khó khăn của chúng ta khi đối mặt với Trung Quốc, từ đó đưa ra một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với Trung Quốc em xin lựa chọn đề tài khoá luận tốt nghiệp là: Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc. Cơ hội và thách thức

Khoá luận tốt nghiệp gồm ba chương:


- Chương I - Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may.


- Chương II - Cạnh tranh giữa hàng dệt may của Việt Nam và Trung Quốc.

- Chương III – Cơ hội và thách thức. Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Do lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm vẫn còn hạn chế nên bài viết này không tránh khỏi thiếu sót mong nhận được lời nhận xét và sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương cũng như những người quan tâm tới đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình dạy dỗ chỉ bảo em trong suốt quá trình học tập tại Trường. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TS. Từ Thuý Anh đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo để em có thể hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.


Em xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên Nguyễn Hồng Nhung


CHƯƠNG I‌

Cạnh tranh trong lĩnh vực dệt may


I - Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một hiện tượng gắn liền với nền kinh tế thị trường và nó chỉ xuất hiện với những tiền đề kinh tế và pháp lý cụ thể. Nền kinh tế có năng lực cạnh tranh quốc tế cao sẽ đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tạo thêm nhiều việc làm, thu nhập, trình độ khoa học công nghệ nâng cao và đời sống nhân dân được cải thiện.

Năng lực cạnh tranh diễn ra đồng thời ở ba cấp độ: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ. Ba cấp độ này có liên quan với nhau: năng lực cạnh tranh quốc gia cao khi có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao, ngược lại để doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, môi trường kinh doanh của nền kinh tế phải thuận lợi, các chính sách vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được, nền kinh tế xã hội phải ổn định, bộ máy nhà nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả, chuyên nghiệp. Và một sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ đó.

Có thể nói, cạnh tranh đã dần trở thành một điều kiện để tồn tại và phát triển của các nền kinh tế nói chung, của từng doanh nghiệp và từng ngành hàng nói riêng. Đối với thị trường nội địa, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là động lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trên thị trường quốc tế, cạnh tranh giữa các quốc gia về một chủng loại hàng hoá nào đó là việc không ai có thể tránh được. Mỗi quốc gia đều phải ganh đua để có được lợi thế so với các quốc gia khác.


Trong thời điểm hiện tại, khi mà phần lớn các rào cản thương mại đã được xoá bỏ, tự do hoá thương mại là xu hướng chung của thế giới thì cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp và từng sản phẩm dịch vụ ngày càng gay gắt hơn bao giờ hết. Yếu tố quyết định sức mạnh kinh tế của mỗi nước tham gia thị trường thế giới chính là lợi thế cạnh tranh quốc gia. Các quốc gia, các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao sẽ chiến thắng và chi phối nền kinh tế thế giới, những quốc gia có năng lực cạnh tranh yếu hơn nếu không cải thiện sẽ dễ bị loại bỏ. Do đó, Chính phủ các nước phải đưa ra các chiến lược phát triển cho từng ngành kinh tế để tạo ra, duy trì và phát triển lợi thế cạnh tranh quốc gia phù hợp với những đặc điểm riêng, trình độ phát triển của thị trường và trình độ nền kinh tế của nước mình. Lợi thế cạnh tranh quốc gia của mỗi nước là kết quả tổng hợp của lợi thế cạnh tranh của những ngành kinh tế chủ lực cấu thành nền kinh tế của đất nước đó. Các ngành kinh tế đó có quan hệ với nhau và với môi trường kinh tế chung của quốc gia. Do đó, khi xác định chiến lược phát triển lợi thế cạnh tranh của từng ngành kinh tế cần chú ý:

- Những giải pháp cần thiết để tăng lợi thế cạnh tranh của mỗi ngành hàng thay đổi theo giai đoạn phát triển kinh tế, khiến cơ hội phát triển của ngành hàng đó cũng thay đổi theo.

- Những nhân tố liên ngành có thể giúp cho một quốc gia trở nên cạnh tranh hơn trên trường quốc tế.

Michael Porter, Giám đốc Viện chiến lược và Cạnh tranh của Trường đào tạo Kinh doanh Harvard, đã nhận xét: “Sự thịnh vượng của một quốc gia là cái được tạo ra chứ không phải là cái được thừa hưởng”. Trong thế giới cạnh tranh, chỉ có liên tục phát triển và đổi mới lợi thế cạnh tranh mới có thể tạo ra sự thịnh vượng.

Xem tất cả 102 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí