Nhìn chung, trình độ sản xuất vẫn trong tình trạng lạc hậu mất cân đối giữa khâu dệt và khâu may. Nhiều sản phẩm của ngành dệt chưa đáp ứng được đầu vào cho ngành may, đặc biệt là may xuất khẩu. Hiện ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu. Vì vậy, ngành dệt may Việt Nam cần phải đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ tạo sự đồng bộ giữa khâu dệt và khâu may. Có như vậy mới tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của ngành dệt may từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.1.3 - Cơ cấu sản phẩm
Trong những năm gần đây, cơ cấu sản phẩm dệt may đã có nhiều thay đổi. Các sản phẩm dệt may đã dần được đa dạng hoá. Có rất nhiều sản phẩm trước đây chưa từng có, nay đã trở thành phổ biến ở nhiều doanh nghiệp như một số sản phẩm sợi, hàng dệt thoi, hàng dệt kim, các sản phẩm may mặc và các loại phụ liệu. Trong đó, hàng may mặc chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các mặt hàng xuất khẩu. Nguyên nhân cũng dễ hiểu bởi vì ngành may mặc được đầu tư khá nhiều về máy móc, trang thiết bị cũng như các yếu tố khác, trong khi ngành dệt lại thiếu máy móc, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ công nhân có tay nghề. Danh mục hàng dệt may chủ yếu hiện nay là: áo sơmi, áo jacket, quần jean, quần áo thể thao, quần áo trẻ em...Trong 6 tháng đầu năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu được 10,6 triệu cái áo sơmi, 22,6 triệu cái quần... sang Trung Quốc. Ngoài những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, đầu năm nay chủng loại mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bổ sung thêm khá nhiều mặt hàng mới như: áo dài Việt Nam, áo bà ba, quần áo dành cho lễ hội hoá trang... Mặc dù khối lượng và kim ngạch xuất khẩu của các chủng loại mặt hàng này còn chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam nhưng đây sẽ là tín hiệu tốt sẽ mở ra nhiều cơ hội đối với ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, theo đánh giá của các đối tác nước ngoài, hàng dệt may của
Việt Nam khá phong phú về chủng loại song chính sự phong phú này đã làm cho chất lượng của các loại hàng đó chưa được đồng đều. Nhiều mặt hàng còn hạn chế về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc do thiếu công nghệ cũng như thiếu đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp. Mặt khác, do hạn chế về vốn và sự yếu kém của hoạt động Marketing nên các loại hàng dệt may của Việt Nam chưa thích ứng được với sự thay đổi liên tục của thời trang thế giới dẫn tới hàng dệt may của Việt Nam thường bị lỗi mốt, dù chất lượng cao, giá hạ nhưng vẫn không bán được.
2.1.4 - Tình hình tiêu thụ nguyên phụ liệu
Ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Nhưng hiện nay ngành này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài khi gần 70% nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam phải nhập khẩu từ nước ngoài.
Bông (tấn) Sợi các loại (tấn) Vải các loại Phụ liệu dệt may
Biểu đồ 4:
Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 tới 7 tháng đầu năm 2007
5000
4500
4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
4470
2980
2928
2253
2398
2282
1711
997
2033
1364
1927
1952
96.7
313.7
105.7
298.3
190.2339
340
167
544
219
816
328.5
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
7 tháng đầu năm 2007
Nguồn: Văn phòng Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS)
Theo thống kê, trong tháng 7/2007, kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ tăng 32% so với cùng kỳ năm 2006, đạt trên 200 triệu USD. Tháng 6 đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2007, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với cùng kỳ năm 2006. Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để đảm bảo sản xuất cần đến 95% xơ bông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi. Qua đó, có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may đang lệ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Đây chính là nguyên nhân khiến hầu như các công ty dệt may của Việt Nam đều chấp nhận làm gia công cho đối tác nước ngoài dù lợi nhuận thấp nhưng bù lại họ sẽ được cung cấp kịp thời đầy đủ nguyên phụ liệu từ đó sản xuất của doanh nghiệp sẽ ổn định hơn.
Thực ra thì không phải là Việt Nam không sản xuất được nguyên liệu. Năm 2006, về nguyên liệu, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã sản xuất được 10.000 tấn xơ bông (đáp ứng 5% nhu cầu), 50,000 tấn xơ sợi tổng hợp (đáp ứng 30% nhu cầu), 260.000 tấn sợi xơ ngắn(đáp ứng 60% nhu cầu). Về sản xuất dệt nhuộm, đã sản xuất được 150.000 tấn vải dệt kim (đáp ứng 60% nhu cầu), 680 triệu m2 vải dệt thoi (đáp ứng 30% nhu cầu). Nói chung, về cơ
bản, nguyên phụ liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sản xuất, nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu Việt Nam chưa đáp ứng được nên phải nhập từ nước ngoài.
Thực chất, không có quốc gia sản xuất dệt may nào có thể tự túc được về vấn đề nguyên phụ liệu, tất cả các nước đều phải nhập khẩu, kể cả Trung Quốc vì nhu cầu trên thế giới rất đa dạng, không thể cùng lúc đáp ứng được. Vấn đề là phải tập trung nội lực phát triển sâu mạnh, có định hướng vào loại nguyên liệu nhất định nào đó để nó có thể trở thành nguồn cung cấp chính cho thị trường.
Hiện nay, ngành dệt may đã đưa ra dự án xây dựng trung tâm nguyên phụ liệu ngành dệt may, da giày. Trung tâm này được đặt tại tỉnh Bình Dương, gồm có trung tâm giao dịch và kho ngoại quan nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), khi Trung tâm này đưa vào hoạt động sẽ tháo gỡ được vấn đề khó khăn lớn nhất đối với ngành dệt may cũng như da giày, sẽ đáp ứng được nhu cầu cho khoảng 1.700 đơn vị sản xuất của ngành dệt may và da giày ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, thay vì chỉ tập trung vào xây dựng nhà máy dệt, các doanh nghiệp dệt Việt Nam nên chú trọng vào đầu tư khâu thiết kế sản phẩm dệt, tạo thương hiệu riêng cho dệt Việt Nam. Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp dệt nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để giúp dệt Việt Nam tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới.
2.1.5 - Tổ chức sản xuất
Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại là một sự kiện quan trọng trong ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên các nhà sản xuất Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ trên thị trường thế giới mà còn ở ngay chính trên thị trường nội dịa. Để thích ứng với hoàn cảnh mới, ngành dệt may phải cải tiến hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh sao cho có khả năng cạnh tranh cao mới có thể giữ vững được thị trường trong nước tiến tới tiếp cận các thị trường xuất khẩu lớn như: Hoa Kỳ, EU...
Hiện nay Việt Nam có 2000 DN hoạt động trong lĩnh vực dệt may. Trong đó DN tư nhân và công ty cổ phần chiếm số tỷ trọng lớn nhất là 74,5%, tiếp đó là DN FDI chiếm 25%, các DNNN chiếm tỷ trọng thấp nhất chỉ đạt 0,5%. Trong xu thế cổ phần hoá các DNNN, các công ty cổ phần ngày càng tăng về số lượng. Mặc dù thời gian đầu còn gặp nhiều khó khăn do phải thay đổi cách thức tổ chức sản xuất từ việc dựa vào sự trợ giúp của Nhà nước nay chuyển sang kiểu “tự cung tự cấp” nhưng các công ty cổ phần dệt may vẫn đứng vững trên thị trường nội địa, nâng cao lượng hàng dệt may xuất khẩu ra nước ngoài. Chúng ta có thể nói tới các DN tư nhân và các công ty cổ phần dệt may lớn tại thị trường Việt Nam như: Ninomaxx, Việt Tiến, FOCI, công ty thời trang Xanh cơ bản (Blue Exchange), Dệt may Thành Công, May Nhà Bè...
Về thu hút đầu tư nước ngoài tính tới nay có khoảng 888 dự án liên quan đến xơ, sợi, vải, dệt kim, may mặc, phụ liệu... với số vốn pháp định vào khoảng 2,1 tỷ VND trong đó có rất nhiều dự án đã đi vào hoạt động, tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trực tiếp và gián tiếp.
Bảng 5:
Doanh nghiệp dệt may toàn quốc theo loại hình sở hữu năm 2006
Tổng | Tỷ trọng | |
Quốc doanh | 10 | 0,5% |
Tư nhân và công ty cổ phần | 1490 | 74,5% |
FDI và liên doanh | 500 | 25% |
Tổng cộng | 2000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cạnh tranh giữa hàng dệt may Việt Nam và Trung Quốc - cơ hội và thách thức - 2
- Đặc Điểm Mới Của Môi Trường Cạnh Tranh Dệt May Thế Giới
- Vị Trí Và Vai Trò Của Ngành Dệt May Đối Với Nền Kinh Tế Quốc Dân
- Phân Tích Thực Trạng Về Hoạt Động Xuất Khẩu Dệt May Của Việt Nam
- Phân Tích Ưu Và Nhược Điểm Của Ngành Dệt May Việt Nam 4.1 – Ưu Điểm.
- Xuất Khẩu Dệt May Vào Thị Trường Hoa Kỳ Tăng Ổn Định
Xem toàn bộ 102 trang tài liệu này.
Nguồn: Văn phòng Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS) tổng hợp
Xét về mức độ phân bố theo địa phương thì phần lớn các doanh nghiệp dệt may tập trung ở TP Hồ Chí Minh và vùng phụ cận với khoảng 1400 doanh nghiệp, tiếp theo là Hà Nội và vùng phụ cận với khoảng 300 doanh nghiệp, đồng bằng Bắc Bộ và duyên hải miền Trung đều có khoảng 70 doanh nghiệp ở mỗi vùng, số doanh nghiệp dệt may còn lại tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long với 30 doanh nghiệp. Tp Hồ Chí Minh và vùng phụ cận là trung tâm kinh tế của đất nước nơi tập trung rất nhiều các khu công nghiệp thu hút hàng vạn lao động, điều đó giải thích tại sao phần lớn các doanh nghiệp dệt may lại tập trung tại đây. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long, nơi từ trước tới nay vẫn được biết tới như vựa lúa của đất nước, có số lượng doanh nghiệp dệt may thấp nhất trong cả nước.
4% 4% 2 % 16% 0% 74% | Khu vực TP Hồ Chí Minh và Phụ cận Hà Nội và phụ cận Đồng bằng Bắc Bộ Duyên hải miền Trung Đồng bằng sông Cửu Long |
Nguồn: Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)
Nếu phân chia doanh nghiệp dệt may theo ngành sản xuất thì hiện nay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc chiếm số lượng lớn nhất với 1446 doanh nghiệp. Có thể nói ngành may mặc của Việt Nam ngày càng phát triển chỉ trong vòng 4 năm kể từ 2002 tới 2005 số lượng doanh nghiệp may mặc đã tăng gấp hơn 2 lần từ 659 lên tới 1446 doanh nghiệp. Số doanh nghiệp hoạt động trong ngành kéo sợi là 96 doanh nghiệp, dệt thoi có 382 doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt không thoi có số lượng ít nhất là 6 doanh nghiệp chủ yếu là do công nghệ để sản xuất trong lĩnh vực này còn mới nên ít doanh nghiệp ở Việt Nam đưa vào sử dụng. Ngoài ra do có những chính sách đầu tư nhất định nên số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt kim đã tăng từ 54 doanh nghiệp năm 2002 lên 100 doanh nghiệp năm 2005
Bảng 6:
Thống kê doanh nghiệp theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh năm 2005
Số doanh nghiệp | |
Kéo sợi | 96 |
Dệt thoi | 382 |
Dệt không thoi | 6 |
Dệt kim | 100 |
May mặc | 1446 |
Phụ liệu | 35 |
Dịch vụ | 265 |
Nguồn: Văn phòng Hiệp hội dệt may Việt Nam tổng hợp (VITAS)
Hiện tại, sản phẩm dệt may của Việt Nam được xuất khẩu theo 3 phương thức chính:
- Hình thức gia công xuất khẩu: Đây là hình thức phổ biến nhất đối với ngành dệt may, 80% hàng may mặc xuất khẩu là gia công cho các nước Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ... Thực chất đây là hình thức nhập nguyên phụ liệu, thậm chí cả kỹ thuật của nước ngoài, thực hiện sản xuất trong nước và sau đó tái xuất khẩu thành phẩm. Mặc dù xuất khẩu sản phẩm dưới hình thức này đem lại lợi nhuận thấp do giá gia công thường rất rẻ nhưng nó sẽ có ích đối với các doanh nghiệp ổn định sản xuất đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, ít kinh nghiệm xuất khẩu hoặc không có đủ khả năng tài chính để mua nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, gia công xuất khẩu cũng gây ra tâm lý ỷ lại của các doanh nghiệp. Chúng ta sẽ không có điều kiện phát triển ngành sản xuất trong nước, đặc biệt là ngành trồng dâu nuôi tắm, trồng bông hay không sáng tạo trong việc thiết kế