lại là người vợ. Tuy nhiên, bởi vì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn, có vẻ như việc ly hôn do cả vợ và chồng cùng yêu cầu cũng không thể được Tòa án thụ lý chừng nào người vợ còn đang mang thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Càng khó có thể được Toà án tiếp nhận, đơn yêu cầu cua rngười chồng có chữ ký chấp nhận của người vợ trong hoàn cảnh đó. Trái lại, có thể đơn vẫn được tiếp nhận, nếu người đứng đơn là người vợ và đơn được nộp với sự chấp nhận của người chồng.
- Điều luật được áp dụng, ngay cả trong trường hợp người vợ đang mang thai với người khác hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi sinh ra do quan hệ xác thịt với người khác.Trong trường hợp này, người chồng cũng không được phép xin ly hôn.
- Luật không phân biệt con dưới 12 tháng tuổi là con ruột hay con nuôi. Có thể hình dung: vợ nhận con nuôi dưới 12 tháng tuổi mà không có sự đồng ý của chồng; do giận dữ, người chồng quyết định xin ly hôn. Trong khung cảnh của luật thực định, dường như Tòa án không thể tiếp nhận đơn xin ly hôn của người chồng trong trường hợp này, chừng nào con nuôi của người vợ chưa đủ 12 tháng tuổi.
- Quan hệ vợ chồng trong trường hợp “hôn nhân thực tế”
“Hôn nhân thực tế” về cơ bản được coi là trường hợp hai bên nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng nhưng được pháp luật công nhận là vợ chồng.
Khác với quy định của pháp luật thời kỳ trước năm 2000, Luật HNGĐ năm 2000 của nước ta đã dự liệu xóa bỏ tình trạng “hôn nhân thực tế”. Trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng (khoản 1 Điều 11 Luật HNGĐ năm 2000). Tuy nhiên, để giải quyết dứt điểm về tình trạng “hôn nhân thực tế đã tồn tại ở nước ta mấy chục năm qua, nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng của các cặp vợ chồng trong hôn nhân thực tế; tạo
cơ sở pháp lý vững chắc khi giải quyết các tranh chấp về “hôn nhân thực tế” và quan điểm thống nhất khi áp dụng Luật HNGĐ năm 2000, Nhà nước đã ban hành một số văn bản pháp luật nhằm giải quyết về hậu quả pháp lý của hôn nhân thực tế, sau khi Luật HNGĐ năm 2000 có hiệu lực thi hành bao gồm:
- Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội ngày 9/6/2000
Có thể bạn quan tâm!
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 4
- Các Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Theo Quy Định Chung Của Luật Dân Sự
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 6
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Chung Của Vợ Chồng Ở Việt Nam Hiện Nay
- Một Số Vướng Mắc Trong Áp Dụng Các Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Chung Của Vợ Chồng
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 10
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của TANDTC ngày 23/12/2000
- Nghị định số 77/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/10/2001
- Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 3/1/2000
Theo các văn bản này, thời điểm quan hệ vợ chồng được xác lập được coi là thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Thời điểm này được xác định tại Điểm c Mục 1 Nghị định số 77/2001/NĐ-CP là “ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
Cũng theo các văn bản này, quan hệ giữa hai bên được coi là quan hệ vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 1 năm 1987. Trong trường hợp này, dù họ có đăng ký kết hôn hay không thì pháp luật vẫn thừa nhận giữa hai bên tồn tại quan hệ vợ chồng. Thời điểm xác lập quan hệ vợ chồng của hai bên được tính là thời điểm hai bên bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Trường hợp sau khi chung sống với nhau như vợ chồng họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu
chung sống với nhau như vợ chồng) chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn Việc chấm dứt quan hệ vợ chồng của họ cũng phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật.
Thứ hai, nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 3/1/1987 trở đi đến trước ngày 01/01/2001 (ngày Luật HNGĐ 2000 có hiệu lực), thì theo quy định tại điểm a, khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội, họ có nghĩa vụ phải đăng ký kết hôn trong thời hạn 2 năm, kể từ ngày 01/01/2001 cho đến ngày 01/01/2003 và quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng. Kể từ sau ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì theo quy định tại điểm b, khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10, họ không được công nhận và vợ chồng và nếu sau này họ mới đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ chỉ được công nhận là đã xác lập kể từ ngày họ đăng ký kết hôn.
Tuy nhiên, do nhiều lý do khách quan khác nhau, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân, trên cơ sở kết luận 84ê/UBTVQH11 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XI, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ra Chỉ thị số 02/2003/CT-BTP ngày 14/07/2003 về tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/1/1987 đến ngày 01/01/2001, có đủ điều kiện kết hôn theo Luật HNGĐ 2000 và đã xin đăng ký kết hôn, đã được rà soát và lập danh sách, nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận kết hôn trong thời hạn quy định tại điểm b mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10) vẫn được quyền đăng ký kết hôn đến trước ngày 01/8/2004 và thời gian xác lập quan hệ vợ chồng của họ vẫn được tính từ ngày bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng.
Như vậy, quan hệ vợ chồng là quan hệ giữa hai bên nam nữ có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật trong thời kỳ hôn nhân được tính từ ngày kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Ngoài ra, trong
một số trường hợp đặc biệt, nam, nữ có đủ các điều kiện kết hôn, mặc dù không có đăng ký kết hôn nhưng vẫn được coi là có quan hệ vợ chồng đó là các trường hợp “hôn nhân thực tế”
Tóm lại, về sự tồn tại quan hệ vợ chồng, hai chủ thể nam, nữ chỉ được coi là có quan hệ vợ chồng kể từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt quan hệ hôn nhân. Để được đăng ký kết hôn họ phải có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và phải được cấp Giấy chứng nhận kết hôn. Quan hệ vợ chồng này chỉ có thể chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt do ly hôn hoặc do một bên chết hoặc bị Toà án tuyên bố là đã chết. Ngoài ra, pháp luật cũng công nhận quan hệ vợ chồng của hai bên nam nữ trong một số trường hợp gọi là “hôn nhân thực tế”.
2.1.3. Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng
Điều 27, Luật HNGĐ năm 2000 có xác định
“Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.”
Như vậy, có thể thấy các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm 2 căn cứ cơ bản là quy định của pháp luật và sự thỏa thuận của vợ chồng.
- Quy định của pháp luật:
Pháp luật nước ta hiện nay mặc dù đã công nhận sự thỏa thuận của vợ chồng cũng là một trong những căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Tuy nhiên, với quan điểm về vai trò và các chức năng quan trọng của gia đình như đã nói ở phần trên, quy định của pháp luật vẫn là căn cứ đầu tiên để xác định các tài sản chung của vợ chồng. Theo đó, các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng bao gồm:
Thứ nhất, tài sản do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
Hành vi “tạo ra” tài sản của vợ chồng được hiểu là vợ chồng dựa theo công việc, chuyên môn của mình đã trực tiếp tạo ra tài sản đó bằng chính sức lao động của mình như: xây dựng nhà ở, đóng bàn ghế, giường, tủ, trồng cây, nuôi cá... Cũng có thể vợ chồng sử dụng tiền bạc thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà “thuê” người khác trực tiếp tạo ra những tài sản đó thông qua các hợp đồng cụ thể.
Hành vi tạo ra tài sản của vợ, chồng còn được hiểu là vợ, chồng đã sử dụng tiền bạc, tài sản của mình, thông qua các hợp đồng để mua sắm các tài sản đó, chuyển quyền sở hữu tài sản từ người khác, sang quyền sở hữu của vợ chồng (như mua nhà ở, ti vi, xe máy, giường, tủ, bàn ghế, chuyển quyền sử dụng đất....); bảo đảm cho các nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của gia đình hoặc để vợ chồng đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Việc tạo ra tài sản của hai bên vợ chồng có thể là do cả hai bên cùng nhau tạo ra hoặc do một bên vợ hoặc chồng tạo ra. Tuy nhiên, một trong những căn cứ quan trọng để xác định tài sản đó có phải là tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng hay không chính là việc tài sản phải được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Nếu tài sản dù do hai bên vợ chồng tạo ra nhưng được tạo ra trước hoặc sau thời kỳ hôn nhân thì đó cũng không phải là căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ, trong trường hợp hai bên nam nữ cùng nhau xây dựng một ngôi nhà để ở. Sau khi ngôi nhà
được hoàn thành, họ mới xác lập quan hệ vợ chồng thì ngôi nhà đó không phải là tài sản chung của vợ chồng trừ khi hai vợ chồng có thỏa thuận khác.
Như vậy, việc tài sản có được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân hay không mới là căn cứ quan trọng nhất để xác định tài sản được tạo ra là tài sản chung hay không chứ không phải là sự đóng góp công sức của các bên. Điều này dẫn đến hiện tượng trong nhiều trường hợp, khi chưa có quan hệ vợ chồng, một bên đã bỏ công sức nhằm tạo ra một tài sản nào đó. Đến khi xác lập quan hệ vợ chồng thì tài sản mới được tạo ra. Khi đó tài sản mặc dù do công sức đóng góp của một bên và không liên quan đến bên kia nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Ví dụ, trong trường hợp vợ (chồng) giao kết hợp đồng mua tài sản và đã trả tiền mua tài sản trước khi kết hôn, nhưng quyền sở hữu đối với tài sản chỉ được chuyển cho người mua sau khi kết hôn, thì tài sản mua được cũng là tài sản chung. Tất nhiên, một khi tài sản có nguồn gốc riêng trở thành tài sản chung, thì người có tài sản riêng được coi như có công sức đóng góp tích cực vào sự phát triển của khối tài sản chung, nhưng đó là chuyện khác.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra là: do pháp luật Việt Nam không có lý thuyết về tài sản thay thế nên tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân dù bằng tiền riêng của vợ hoặc chồng hay bằng tiền chung của hai vợ chồng cũng đều trở thành tài sản chung của vợ chồng, nếu như nó được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Ví dụ, chồng có một ngôi nhà thuộc sở hữu riêng. Nếu anh để nguyên ngôi nhà này và không chuyển dịch cho ai thì ngôi nhà vẫn thuộc sở hữu riêng của anh. Nhưng nếu anh bán ngôi nhà này hay sử dụng ngôi nhà để trao đổi tài sản thì tiền mà anh thu được hay tài sản mà anh trao đổi được lại trở thành tài sản chung của hai vợ chồng. Vì hiệu lực của hợp đồng mua, bán, trao đổi là chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu đối với tài sản vốn là của mình và nhận lại một số tiền hoặc nhận quyền sở hữu đối với một tài sản vốn thuộc về người khác, và tiền hoặc tài sản này nhận được trong thời kỳ hôn nhân nên thuộc tài sản chung của vợ
chồng. Thậm chí, ngay trong thời gian tiền bán tài sản chưa được trả, thì quyền yêu cầu trả tiền, tương ứng với nghĩa vụ trả tiền của người mua tài sản cũng đã rơi vào khối tài sản chung. Cách giải quyết này cũng được áp dụng cho trường hợp góp vốn vào công ty: đưa tiền riêng hoặc một tài sản riêng bằng hiện vật vào một công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc một công ty cổ phần, người có tài sản riêng có một phần hùn hoặc một số cổ phần trong công ty đó và nếu người này đã có gia đình, thì phần hùn hoặc số cổ phần đó sẽ trở thành tài sản chung của vợ chồng.
Đây là những vấn đề rõ ràng cần có sự xem xét và suy ngẫm kỹ hơn.
Thứ hai là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân
Theo từ điển tiếng Việt thì thu nhập được hiểu là “nhận được tiền bạc, của cải vật chất từ một hoạt động nào đó”. Còn theo từ điển thuật ngữ về thuế thì thu nhập là “quyền lợi kinh tế, tiền hay giá trị nhận được”.
Theo quy định tại Mục 3, điểm a Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP thì thu nhập hợp pháp khác có thể là tiền thưởng, tiền trợ cấp, tiền trúng sổ số mà vợ, chồng có được hoặc những tài sản mà vợ chồng được xác lập theo quy định của BLDS. Như vậy, nếu suy luận một cách lô gic, có thể nói, theo pháp luật về hôn nhân và gia đình, thu nhập ở đây được hiểu là tất cả các tài sản mà vợ, chồng có được do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài sản theo quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2005 lại bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác. Tóm lại thu nhập được hiểu là tất cả các loại tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản khác mà vợ chồng có được do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh. Lao động nếu được hiểu theo nghĩa rộng nhất có thể bao hàm cả hoạt động sản xuất kinh doanh, lao động chân tay, lao động trí óc v.v…
Như vậy, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng có phần trùng với tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân vì lao
động cũng có thể hiểu là việc chính bản thân vợ hoặc chồng bằng sức lao động của mình tạo ra tài sản. Tiền lương – một loại thu nhập chủ yếu của vợ chồng – thực chất là tiền, một loại tài sản cũng là tài sản do chính vợ chồng bằng chuyên môn của mình đã tạo ra. Thực tế này đòi hỏi các nhà làm luật cần có những quy định cụ thể, rõ ràng về các tài sản do vợ chồng tạo ra cũng như các thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng.
Một vấn đề khác cũng đặt ra là các quyền tài sản mà vợ chồng có được do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ chồng nên được hiểu như thế nào. Bộ Luật dân sự 2005 có xác định quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, quyền sở hữu chung của vợ chồng cũng được xác lập trên cả một số quyền gắn liền với nhân thân như quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, Luật sở hữu trí tuệ 2005 lại không xác định vợ chồng là một loại chủ sở hữu của quyền sở hữu trí tuệ. Rõ ràng ở đây, không có sự thống nhất giữa hai hệ thống pháp luật. Thực tế, áp dụng pháp luật cho thấy, trong thực tiễn, người muốn sử dụng đối tượng của sở hữu trí tuệ thường chỉ làm việc với người tạo ra đối tượng của sở hữu trí tuệ, chứ không phải với cả vợ hoặc chồng của người đó. Tuy nhiên, một khi tác giả nhận được một khoản tiền nhuận bút hoặc thù lao về việc cho phép sử dụng đối tượng của sở hữu trí tuệ, thì khoản tiền ấy được đồng hóa với thu nhập do lao động hoặc với hoa lợi từ tài sản và, do đó, rơi vào khối tài sản chung của vợ và chồng. Còn bản thân đối tượng của sở hữu trí tuệ, như một tài sản vô hình, dù được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, vẫn được coi là tài sản của người sáng tạo ra; chỉ có người đó mới có các quyền tài sản đối với đối tượng của sở hữu trí tuệ dù giá trị của đối tượng của sở hữu trí tuệ lại thuộc tài sản chung của vợ chồng. Đây là một vấn đề rất cần được pháp luật về hôn nhân gia đình quy định cụ thể. Tương tự như vậy, vấn đề về các tài sản, phần hiện vật kèm theo các giải thưởng khoa học, nghệ thuật đối với