pháp luật đối với quyền tự do cá nhân và yêu cầu của sự phát triển kinh tế buộc hai bên vợ chồng cần có những tài sản riêng lớn để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh mà không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của gia đình, Luật HNGĐ năm 2000 đã ra đời. Luật HNGĐ năm 2000 tiếp tục kế thừa và phát huy các quy định tiến bộ của Luật HNGĐ năm 1986 về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đồng thời mở rộng quyền tự do cá nhân qua việc khẳng định rõ ràng quyền có tài sản riêng của vợ chồng với các quy định cụ thể hơn và lần đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam, thỏa thuận của vợ chồng được coi là một trong những căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Điều này được ghi nhận tại Điều 27 với quy định “Tài sản chung của vợ chồng gồm... và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung” và quy định về việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân tại Điều 29, 30 Luật HNGĐ năm 2000.[21]
Bên cạnh đó, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, Luật HNGĐ năm 2000 cũng có những quy định cụ thể hơn về các điều kiện kết hôn và bổ sung thêm các quy định mới nhằm khắc phục những điểm còn bất cập của Luật HNGĐ năm 1986 như bổ sung thêm các trường hợp cấm kết hôn giữa những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người cùng giới tính; Bổ sung thêm quy định về quan hệ hôn nhân khi một bên bị tuyên bố là đã chết mà trở về;
Đến nay, Luật HNGĐ năm 2000 cùng các văn bản pháp luật khác về hôn nhân và gia đình đã và đang tiếp tục phát huy những tác dụng tích cực, điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình trong xã hội. Tuy nhiên, quá trình áp dụng cũng bộc lộ những điểm còn bất cập hạn chế nhất định. Để tìm hiểu rõ hơn về những ưu điểm và hạn chế này, luận văn xin đi sâu vào phân tích các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng tại chương 2.
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CHUNG CỦA VỢ CHỒNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
2.1 Quy định hiện hành:
Ở nước ta hiện nay, quyền tự do cá nhân, quyền tự do dân sự, quyền sở hữu của cá nhân đã được khẳng định và ghi nhận trong các văn kiện của Đảng cũng như văn bản pháp luật như Hiến pháp 1992 tại Điều 58 “Công dân có quyền sở hữu… Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế của công dân” [6] và BLDS năm 2005 tại Điều 169 “Quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân và chủ thể khác được pháp luật công nhận và bảo vệ. Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của mình. Chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ, ngăn cản bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền sở hữu của mình, truy tìm, đòi lại tài sản bị người khác chiếm hữu, sử dụng, định đoạt không có căn cứ pháp luật” [10]. Còn gia đình với các chức năng xã hội của mình cũng đã được nhìn nhận trong các văn bản pháp luật khác nhau và được coi là “tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng con người, là môi trường quan trọng hình thành và giáo dục nhân cách, góp hần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” (Lời nói đầu của Luật HNGĐ năm 2000). Phản ánh các quan điểm này, các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng hiện nay cũng bao gồm ba nhóm căn cứ cơ bản là
- Các căn cứ xác lập quyền sở hữu nói chung theo quy định của pháp luật dân sự
Có thể bạn quan tâm!
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 2
- Các Căn Cứ Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng:
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 4
- Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 6
- Các Căn Cứ Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng
- Thực Tiễn Áp Dụng Các Căn Cứ Xác Lập Quyền Sở Hữu Chung Của Vợ Chồng Ở Việt Nam Hiện Nay
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
- Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp
- Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng bao gồm: sự thoả thuận của các bên chủ thể hoặc theo quy định của pháp luật.
2.1.1 Các căn cứ xác lập quyền sở hữu theo quy định chung của luật dân sự
Đây là một căn cứ chung để xác lập quyền sở hữu nói chung. Do điều kiện có hạn và để tập trung làm rõ những điểm khác biệt trong căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, luận văn sẽ không đi sâu phân tích về các căn cứ này mà chỉ nêu ra những vấn đề cơ bản để người đọc có được cái nhìn tổng quát về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.
BLDS năm 2005 quy định quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản trong các trường hợp sau đây:
Thứ nhất là do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp: theo đó người lao động, người tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp có quyền sở hữu đối với tài sản do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, kể từ thời điểm có được tài sản đó.
Thứ hai là được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận: theo đó người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặng cho, trao đổi, cho vay có quyền sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác.
Thứ ba là do thu hoa lợi, lợi tức: theo đó, chủ sở hữu, người sử dụng tài sản có quyền sở hữu đối với hoa lợi, lợi tức theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, kể từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó.
Thứ tư là đối với các vật mới tạo thành do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến: Theo đó, trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được sáp nhập với nhau tạo thành vật không chia được và không thể xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặc vật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó; nếu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụ thì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, kể từ thời điểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản
mới phải thanh toán cho chủ sở hữu vật phụ phần giá trị của vật phụ đó, nếu không có thỏa thuận khác. Còn trong trường hợp tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật mới không chia được thì vật mới là tài sản thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn. Chủ sở hữu của nguyên vật liệu được đem chế biến tạo thành vật mới cũng là chủ sở hữu của vật mới được tạo thành. Người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu của người khác để chế biến mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu đó, bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.
Thứ năm là do được thừa kế tài sản: theo đó, người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản thừa kế theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thứ sáu là do chiếm hữu trong các điều kiện pháp luật quy định đối với vật vô chủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên
Thứ bảy là do chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005.
Thứ tám là theo các bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc các trường hợp khác do pháp luật quy định
2.1.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp:
Thời gian tồn tại của quan hệ vợ chồng, theo khoản 7, điều 8, Luật HNGĐ năm 2000 được gọi là thời kỳ hôn nhân và được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
Ngoài ra, do đặc điểm tồn tại của phong tục, tập quán từ thời phong kiến để lại, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên, pháp luật Việt Nam cũng thừa nhận sự tồn tại của quan hệ vợ chồng mà không có đăng ký kết
hôn trong một số trường hợp gọi là “hôn nhân thực tế”.
- Ngày phát sinh quan hệ hôn nhân - ngày đăng ký kết hôn:
Ngày phát sinh quan hệ hôn nhân hay quan hệ vợ chồng là ngày đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ. Ngày đăng ký kết hôn là ngày hai bên tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng nhận bằng Giấy chứng nhận kết hôn.
Cũng theo quy định của Luật HNGĐ năm 2000, để được cấp giấy chứng nhận kết hôn, hai bên nam, nữ phải có đủ các điều kiện sau:
Thứ nhất, là sự khác biệt về giới tính: Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính chỉ được chính thức ghi nhận trong luật viết từ khi có Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (Điều 10, khoản 5). Trước đây, pháp luật mặc dù không có dự liệu về việc này, nhưng tục lệ thường xuyên can thiệp thông qua dư luận để ngăn chặn các quan hệ như vợ chồng giữa những người cùng giới tính hoặc để tạo sức ép đối với những người cùng giới tính nhằm chấm dứt việc duy trì quan hệ như vợ chồng giữa họ. Cụ thể hóa điều này điểm a, khoản 1, điều 8, Nghị định số 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 có quy định xử phạt hành chính đối với các trường hợp kết hôn giữa những người cùng giới tính, dưới hình thức phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng. Thế nhưng hành vi bị chế tài ở đây chỉ là hành vi kết hôn (nghĩa là có đăng ký kết hôn) trái pháp luật. Nếu các đương sự không kết hôn mà chỉ chung sống thì luật không thể làm gì. Cơ quan hộ tịch, về phần mình thì luôn từ chối việc đăng ký kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Thứ hai là điều kiện về tuổi kết hôn, theo Luật HNGĐ năm 2000, nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn (khoản 1, Điều 9). Cách tính tuổi của một người được căn cứ vào ngày sinh ghi trên giấy khai sinh. Theo đó, nam được tính là 20 tuổi bắt đầu từ ngày đầu tiên
sau khi tròn 19 tuổi và tương tự như vậy, nữ được coi là đạt tuổi 18 bắt đầu từ ngày đầu tiên sau khi tròn 17 tuổi. Giải pháp này đã được chấp nhận ngay từ văn bản luật đầu tiên về hôn nhân và gia đình dưới chế độ xã hội chủ nghĩa và được giữ nguyên cho đến nay. Các lý lẽ của giải pháp này chủ yếu mang tính y học là đối với người Việt Nam, sự phát triển thể chất đủ chín mùi cho việc thiết lập quan hệ hôn nhân thường được ghi nhận khi con người đạt độ tuổi đó. Người làm luật quan tâm đến sự chín mùi về thể chất chứ không quan tâm đến khả năng sinh sản. Điều đó giải thích tại sao luật chỉ quy định giới hạn tối thiểu mà không có quy định giới hạn tối đa về tuổi kết hôn; người đã quá tuổi sinh sản tự nhiên vẫn có quyền kết hôn.
Quy định này, nhìn qua có vẻ rất bình thường. Tuy nhiên, khi đặt nó trong mối quan hệ với hệ thống pháp luật của Việt Nam, đã có một số vấn đề đặt ra. Khoản 1, Điều 20, BLDS năm 2005 của nước ta quy định “Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác” Như vậy, đặt trong mối quan hệ với quy định về tuổi kết hôn của Luật HNGĐ năm 2000, ta thấy có sự mâu thuẫn nảy sinh trong trường hợp nữ tròn 17 tuổi cho đến khi tròn 18 tuổi. Trong trường hợp này, BLDS năm 2005 thì quy định phải người có đại diện theo pháp luật đồng ý khi thực hiện các giao dịch, trừ các giao dịch phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, trong khi đó Luật HNGĐ năm 2000 lại cho phép nữ được quyết định xác lập quan hệ vợ chồng. Mặc dù trong quá trình áp dụng pháp luật, các cơ quan đều vận dụng nguyên tắc, quy định tại luật chuyên ngành có giá trị cao hơn nên thường áp dụng Luật HNGĐ đối với việc kết hôn của hai bên nam và nữ. Tuy nhiên, để đảm bảo sự thống nhất pháp luật, thiết nghĩ hệ thống pháp luật Việt Nam nên có sự sửa đổi cho phù hợp.
Thứ ba là điều kiện về sự tự quyết định của hai bên: Khoản 2, Điều 9, Luật HNGĐ năm 2000 quy định “việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện
quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. Đây là một trong những quy định nhằm đảm bảo nguyên tắc tự nguyện trong hôn nhân – một nguyên tắc được ghi nhận trong rất nhiều văn bản pháp luật của nước ta. Kết hôn trước hết là một quyền chứ không phải là một nghĩa vụ; không thể có hôn nhân ngoài ý muốn của người kết hôn. Như vậy, sự tự quyết định của hai bên là một trong những điều kiện quan trọng để hai bên xác lập quan hệ vợ chồng.
Sự tự quyết định được thể hiện qua việc hai bên cùng đến làm thủ tục đăng ký kết hôn, cùng ký vào giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Sự tự quyết định của hai bên cũng được thể hiện ở chỗ hai bên không bên nào bị lừa dối, cưỡng ép.
Tuy nhiên, pháp luật về hôn nhân gia đình không có quy định cụ thể về “lừa dối” mà chỉ có định nghĩa chung về sự lừa dối, ghi nhận tại khoản 1, Điều 132, BLDS 2005 quy định “Lừa dối trong giao dịch là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó”. Đây là một định nghĩa rất chung và khó áp dụng. Ví dụ A muốn két hôn với B; C cố ý làm cho A nhầm tưởng rằng mình là B; cuối cùng, A kết hôn với C mà cứ ngỡ rằng đã kết hôn với B. Trong giải thuyết vừa nêu, A có thể yêu cầu huỷ hôn nhân do có sự lừa dối. Tuy nhiên, nếu A muốn kết hôn với B vì tin rằng B giàu có và B cũng cố ý làm ra vẻ giàu có (dù thực ra rất nghèo) để A chấp nhận kết hôn với mình, thì khó có thể nói rằng A có quyền yêu cầu hủy hôn nhân do có sự lừa dối. Càng không thể xin hủy hôn nhân do có sự lừa dối, nếu A tin rằng B là một chàng trai tơ và B cũng cố tình làm ra vẻ như vậy, dù trên thực tế, b đã có một (thậm chí nhiều) đời vợ. Tòa án nhân dân tối cao, về phần mình, cũng không xây dựng khái niệm lừa dối trong hôn nhân mà chỉ cho một số ví dụ về lừa dối như nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp, sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị HIV
nhưng cố tình giấy v.v.. tại Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của TANDTC. Thực tế này, đòi hỏi hệ thống pháp luật về hôn nhân gia đình cần có những quy định cụ thể, chính xác hơn về các tiêu chí đánh giá thế nào là lừa dối nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Có sự cưỡng ép cũng được coi là một trong những biểu hiện của sự không tự quyết định của hai bên. Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (Luật HNGĐ năm 2000, khoản 5, Điều 8). Như vậy, Luật HNGĐ năm 2000 đã không quy định cụ thể về chủ thể thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn. Điều này đã dẫn đến hai cách hiểu khác nhau về cưỡng ép kết hôn. Theo cách hiểu thứ nhất, cưỡng ép kết hôn là hành vi của một người thứ ba chứ không phải của một trong hai bên kết hôn nhằm buộc một bên phải kết hôn với một người nào đó. Trường hợp một bên chấp nhận kết hôn do chịu sức ép của bên kia được coi là ép buộc kết hôn chứ không phải là cưỡng ép kết hôn (Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao. Theo cách hiểu thứ hai, cưỡng ép được hiểu theo nghĩa rộng là hành vi của một bên kết hôn hoặc của một người thứ ba nhằm ép buộc một bên phải kết hôn với người đó hoặc người khác, tức là bao hàm cả khái niệm cưỡng ép kết hôn và ép buộc kết hôn. Trên cơ sở quan điểm này, Điều 146, Bộ LHS năm 1999 đã ghi nhận tội cưỡng ép kết hôn là bất cứ ai “cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ”
Thứ tư là điều kiện về năng lực hành vi: Khoản 2, Điều 10 Luật HNGĐ năm 2000 cấm người mất năng lực hành vi không được kết hôn. Người đại diện của người mất năng lực hành vi cũng không có quyền cho phép người được đại diện kết hôn. Đây là một giải pháp khá riêng của luật Việt Nam, bởi trong luật của nhiều nước, người mất năng lực hành vi không mất năng lực pháp luật kết hôn. Ví dụ luật của Pháp thừa nhận rằng người mất năng lực hành vi vẫn có thể kết hôn một khi có ý kiến thuận lợi