Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 6

của bác sĩ điều trị và sự cho phép của gia đình.


Người mất năng lực hành vi là người “do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình” (Khoản 1, Điều 22, BLDS năm 2005). Căn cứ pháp lý để xác định người mất năng lực hành vi chính là Quyết định của Tòa án. Như vậy, Luật HNGĐ năm 2000 chỉ cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi mà không có quy định cụ thể về việc ra quyết định kết hôn trong trạng thái không nhận thức được hành vi của một trong hai bên kết hôn. Ví dụ, một người bị bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức bị đặt vào tình trạng mất năng lực hành vi theo quyết định của Tòa án, thực hiện việc quyết định kết hôn (thời điểm tiến hành lễ kết hôn trước viên chức hộ tịch) trong thời điểm không nhận thức được hành vi của mình thì theo quy định pháp luật hiện hành vẫn được coi là có hiệu lực. Các trường hợp này rất ít xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, thiết nghĩ để đảm bảo sự chặt chẽ của pháp luật, pháp luật về hôn nhân gia đình cũng nên có những quy định cụ thể về trường hợp này.

Thứ năm là việc cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác. Quy định này, trên thực tế, nhằm chủ yếu vào việc ngăn chặn tình trạng đa thê. Theo Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, người đang có vợ hoặc có chồng là:

- Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường

hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003)

Để đảm bảo điều kiện này, trong thực tế áp dụng pháp luật, các nhà áp dụng pháp luật thường yêu cầu các bên cần có xác nhận về tình trạng hôn nhân của các bên khi làm thủ tục đăng ký kết hôn.

Thứ sáu là việc cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng (Khoản 3,4 Điều 10, Luật HNGĐ năm 2000). Về vấn đề này, các quy định của luật viết nhìn chung còn khá đơn giản. Tục lệ, tùy theo từng vùng, còn có thể cấm cả việc kết hôn giữa cha, mẹ nuôi với vợ, chồng (góa) của con nuôi, giữa con nuôi và con ruột của người nuôi (và, nói chung, giữa con nuôi với những người thân thuộc trực hệ của người nuôi).... Trong trường hợp những người vi phạm quy định về cấm kết hôn (do có mối quan hệ thân thích) là những người có quan hệ thân thuộc về trực hệ, anh, chị, em cùng cha, mẹ hoặc chỉ cùng chau hay cùng mẹ, thì các đương sự có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Thứ bảy là việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức kết hôn do pháp luật quy định. Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành chính thức để công nhận quan hệ vợ chồng một cách hợp pháp giữa các chủ thể đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật. Nghi thức kết hôn được quy định tại Điều 14 Luật HNGĐ năm 2000 như sau: Khi tổ chức đăng ký kết hôn phải có mặt hai bên nam, nữ kết hôn. Đại diện cơ quan đăng ký kết hôn yêu cầu hai bên cho biết ý muốn tự nguyện kết hôn, nếu hai bên đồng ý kết hôn thì đại diện cơ quan đăng ký kết hôn trao giấy Chứng nhận kết hôn cho hai bên.

- Chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp:

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 6

Quan hệ hôn nhân hợp pháp hay nói cách khác quan hệ vợ chồng có thể bị chấm dứt trong các trường hợp: vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết (gọi chung là chết); vợ và chồng ly hôn.

Quan hệ hôn nhân chấm dứt do một bên vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên là đã chết:

Trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng chết thì đương nhiên quan hệ vợ chồng và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng chấm dứt vì một bên chủ thể đã không còn. Khi đó thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật dựa vào ngày khai tử tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (mục 3, Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ)

Một người cũng có thể bị coi là đã chết khi có tuyên bố của Tòa án là đã chết. Trong trường hợp này, Điều 82, BLDS năm 2005 đã xác định “Khi quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết có hiệu lực pháp luật thì quan hệ về hôn nhân, gia đình của người đó được giải quyết như đối với người đã chết”. Như vậy, quan hệ vợ chồng và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng bị chấm dứt khi quyết định tuyên bố một người là đã chết của Toà án có hiệu lực pháp luật.

Các trường hợp, một người được coi là đã chết và được Toà án ra quyết định tuyên bố là đã chết bao gồm:

- Sau ba năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

- Biệt tích trong chiến tranh sau năm năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống

- Bị tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai mà sau một năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

- Biệt tích năm năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người

đó, nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng, nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là, trong trường hợp một người bị tuyên bố là đã chết nhưng nay trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì quan hệ vợ chồng và quan hệ sở hữu chung của vợ chồng được xác định như thế nào.

Điều 83, BLDS năm 2005 xác định “Quan hệ nhân thân của người bị tuyên bố là đã chết được khôi phục khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người đó là đã chết, trừ các trường hợp sau đây:

- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 78 BLDS. Khi đó, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật

- Vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì việc kết hôn đó vẫn có hiệu lực pháp luật

Điều 26 Luật HNGĐ năm 2000 cũng có quy định “Khi Tòa án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết mà vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục; trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân được xác lập sau có hiệu lực pháp luật”

Như vậy, liên quan đến sự tồn tại của quan hệ vợ chồng khi một người bị tuyên bố là đã chết mà trở về, có mấy trường hợp được đặt ra như sau:

Thứ nhất, khi Toà án ra quyết định hủy bỏ tuyên bố một người là đã chết, nếu vợ hoặc chồng của người đó chưa kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục. Tuy nhiên, pháp luật lại

không có quy định cụ thể về việc quan hệ này sẽ được khôi phục như thế nào, quan hệ vợ chồng trong thời gian một bên bị tuyên bố là đã chết nên được xác định ra sao: trong khoảng thời gian này, quan hệ vợ chồng giữa hai bên có còn tồn tại hay không.

Thứ hai, nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã được Tòa án cho ly hôn theo quy định tại Điều 78 BLDS năm 2005, thì có sự không thống nhất giữa các quy định của BLDS năm 2005 và Luật HNGĐ năm 2000. Theo quy định của BLDS năm 2005 thì quyết định ly hôn đó vẫn có hiệu lực khi người bị tuyên bố là đã chết nay trở về dù rằng người đó đã kết hôn với người khác hay chưa. Trong khi đó Luật HNGĐ năm 2000 chỉ công nhận trong trường hợp vợ hoặc chồng của người đó đã kết hôn với người khác.

Thứ ba, nếu vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố là đã chết đã kết hôn với người khác thì quan hệ hôn nhân sau có hiệu lực. Tuy nhiên, pháp luật không xác định cụ thể thời điểm chất dứt của quan hệ hôn nhân trước đó, tức là quan hệ hôn nhân của người bị tuyên bố là đã chết. Thời điểm đó có thể là thời điểm người đó bị tuyên bố là đã chết hoặc thời điểm xác lập quan hệ hôn nhân sau của vợ hoặc chồng người đó.

Về trường hợp ly hôn


Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác.

Việc ly hôn có thể được quyết định theo đơn chung của vợ và chồng hoặc theo đơn riêng của một trong hai người. Cũng được đồng hóa với đơn chung của hai người, đơn chỉ do một người lập nhưng có chữ ký của người còn lại thể hiện sự chấp nhận của người còn lại đối với “sáng kiến ly hôn”

của người đứng đơn. Xin ly hôn trong trường hợp có người bị tuyên bố mất tích cũng có thể được coi như một trường hợp đặc thù của giả thiết chung trong đó chỉ có một người có đơn yêu cầu được ly hôn.

Ly hôn cũng phải tuân theo một số điều kiện sau:


Thứ nhất, năng lực hành vi của người xin ly hôn. Người yêu cầu Tòa án quyết định cho ly hôn phải có năng lực hành vi. Người mất năng lực hành vi không thể nộp đơn xin ly hôn và người giám hộ của người mất năng lực hành vi cũng không thể làm việc đó thay cho người được giám hộ.

Tuy nhiên, việc vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình không gây trở ngại cho việc xin ly hôn của người còn lại. Nhưng, công việc của thẩm phán sẽ trở nên khá tế nhị trong điều kiện việc tiến hành hòa giải do người mất năng lực hành vi, người điên không thể bày tỏ ý chí của mình. Thông thường, người xin ly hôn với vợ hoặc chồng mất năng lực hành vi hoặc không nhận thức được hành vi của mình không chịu thực hiện chức năng giám hộ đương nhiên đối với người này. Thực tiễn ghi nhận rằng hầu như không thấy có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu chỉ định người giám hộ thay thế trong trường hợp này, dù có đi nữa, thì vai trò của người giám hộ của bên không xin ly hôn trong các vụ án ly hôn cũng chưa được xác định rõ trong luật.

Thứ hai là sự tự nguyện của người xin ly hôn: Việc nộp đơn xin ly hôn phải xuất phát từ ý chí tự nguyện của người đứng đơn. Việc kiểm tra sự tự nguyện trong ly hôn thuộc trách nhiệm của thẩm phán. Nếu người viết đơn xin ly hôn hoặc ký vào đơn xin ly hôn trong điều kiện không có sự ưng thuận hoặc sự ưng thuận không được hoàn hảo, thì tòa án có thể bác đơn mà không cần xét nội dung của đơn. Không có sự ưng thuận hoặc sự ưng thuận không được hoàn hảo là sự không tự nguyện như đã phân tích ở trên tương tự như điều kiện về kết hôn. Không chỉ tự nguyện trong việc xin ly hôn, người xin ly hôn còn phải thực sự mong muốn ly hôn và sự mong muốn phải được duy trì trong suốt thời gian diễn ra vụ án ly hôn.

Điều kiện về sự tự nguyện của người xin ly hôn cũng đặt ra vấn đề đối với người bị hạn chế năng lực hành vi. Một khi vợ hoặc chồng bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi thì nhiều khả năng chồng hoặc vợ còn lại sẽ được chỉ định làm người đại diện. Bởi vậy, muốn xin ly hôn, thì vợ hoặc chồng là người đại diện phải xin chấm dứt vai trò đại diện của mình đối với người còn lại. Vấn đề đặt ra là nếu việc ly hôn là do ý chí của chính người bị hạn chế năng lực hành vi thì liệu người này có thể tự mình đứng đơn yêu cầu hoặc phải thông qua vai trò của người đại diện? Về vấn đề này Điều 23, BLDS năm 2005 chỉ quy định “Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản cua rngười bị ạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày”. Quy định này dẫn đến hai quan điểm khác nhau liên quan đến câu hỏi đặt ra là: Quan điểm thứ nhất thì cho rằng, ly hôn là một giao dịch mang tính chất phi tài sản trong khi đó người bị hạn chế năng lực hành vi chỉ bị kiểm soát để tránh sa vào những vụ phá tán tài sản. Vì vậy, ly hôn có thể được người này tự mình xác lập, thực hiện mà không cần có sự đồng ý của người đại diện. Quan điểm thứ hai thì cho rằng, ly hôn không chỉ ảnh hưởng tới nhân thân mà còn ảnh hưởng tới các quyền và nghĩa vụ tài sản của các bên. Vì vậy, người bị hạn chế năng lực hành vi không thể tự mình xác lập, thực hiện việc ly hôn. Dù sao, đây cũng là một vấn đề đặt ra cho các nhà làm luật cần nghiên cứu để có những quy định cụ thể trong luật.

Thứ ba là điều kiện “tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”. Đây là một điều kiện quan trọng nhất và cũng khó xác định nhất. Để làm rõ nội hàm của vấn đề này, Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã xác định, các trường hợp được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng, bao gồm:

- Vợ chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người

chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức hòa giải nhiều lần;

- Vợ hoặc chồng có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau như thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần

- Vợ chồng không chung thủy với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình

Còn để xác định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như trên nói chưa. Nừu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau, vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm nhau thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được

Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng, không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ chồng, không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng, không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng, không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

Bên cạnh các điều kiện trên, để bảo vệ quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em, pháp luật Việt Nam cũng không cho phép người chồng được quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp người vợ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ. Ta ghi nhận được một số quy tắc đáng chú ý của điều luật này như sau:

- Điều luật không được áp dụng trong trường hợp người xin ly hôn

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023