Cấm phân biệt đối xử trong pháp Luật lao động Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC ANH


CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN NGỌC ANH


CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ


Chuyên ngành : Luật Kinh Tế Mã số : 60 38 01 07


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Thu

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Ngọc Anh

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ TRONG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 7

1.1 Khái niệm phân biệt đối xử và cấm phân biệt đối xử 7

1.1.1 Khái niệm phân biệt đối xử 7

1.1.2 Khái niệm cấm phân biệt đối xử 14

1.2 Điều chỉnh pháp luật lao động về cấm phân biệt đối xử 18

1.2.1 Sự cần thiết quy định về cấm phân biệt đối xử trong pháp luật

lao động 18

1.2.2 Nội dung điều chỉnh pháp luật lao động về cấm phân biệt đối xử 23

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN VỀ CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ 34

2.1 Cấm phân biệt đối xử về việc làm và đào tạo nghề 35

2.2 Cấm phân biệt đối xử về tuyển dụng lao động 43

2.3 Cấm phân biệt đối xử về bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động

…………………..............................................................................................48

2.4 Cấm phân biệt đối xử về tiền lương, thu nhập 52

2.5 Cấm phân biệt đối xử về xử lý vi phạm kỷ luật lao động và chấm dứt

quan hệ lao động 55

2.6 Cấm phân biệt đối xử về gia nhập, hoạt động công đoàn 69

Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM VỀ CẤM PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ 73

3.1 Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi

pháp luật lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử 73

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử 79

3.2.1 Hoàn thiện pháp luật 79

3.2.2 Các giải pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật

lao động Việt Nam về cấm phân biệt đối xử 93

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT



TT

CHỮ VIẾT TẮT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

1

BLLĐ

Bộ luật lao động

2

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

3

NLĐ

Người lao động

4

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

5

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình

Dương

6

UDHR

Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.

Cấm phân biệt đối xử trong pháp Luật lao động Việt Nam - Thực trạng và một số kiến nghị - 1

LỜI MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Công bằng, bình đẳng luôn là mục tiêu phấn đấu của toàn nhân loại trong suốt quá trình phát triển. Nhìn chung bức tranh toàn cầu về cuộc chiến nhằm khắc phục tình trạng phân biệt đối xử cho thấy có cả những tiến bộ và thất bại. Trong đó vấn đề phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động cũng có những diễn biến phức tạp và khó kiểm soát. Thế giới đã nỗ lực hạn chế phân biệt đối xử, hầu như tất cả mọi người đều lên án phân biệt đối xử trong lao động. Song tình trạng không bình đẳng về quyền làm việc, tuyển dụng lao động, đào tạo nghề, điều kiện làm việc, về tiền lương, kỷ luật lao động… vẫn diễn ra tại các cơ sở lao động và đang trở thành mối lo ngại lớn trong xã hội. Tình trạng phân biệt đối xử không chỉ về giới, về sắc tộc, về độ tuổi, nó còn diễn ra đối với những người nhiễm HIV/AIDS, những người khuyết tật, người đã từng gia nhập hoặc thành lập công đoàn, phân biệt vùng miền. Tình trạng này gây trở ngại cho nỗ lực huy động tiềm năng của tất cả mọi người trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời vô hiệu hoá mọi hành động nhằm chống tình trạng phân biệt đối xử, có thể dẫn tới bất ổn về chính trị và rối loạn xã hội, làm đảo lộn hoạt động đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt, mang lại giá trị thặng dư cho những người sử dụng lao động. Vì vậy, tình trạng lạm dụng sức lao động và phân biệt đối xử trong lao động có thể xảy ra khi người sử dụng lao động nhận thấy những ưu điểm của một hoặc một số chủ thể nhất định mang lại lợi ích cho họ. Điều này ảnh hưởng đến cơ hội việc làm, nghề nghiệp và thu nhập của người lao động đồng thời cản trở sự phát triển của thị trường lao động cũng như việc hội nhập nền kinh tế thế giới của quốc gia. Nhà nước XHCN Việt Nam khẳng định giải phóng sức lao động, phát huy khả năng sáng tạo của con người, tạo tiềm lực kinh tế - chính trị vững chắc, duy trì một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Với mục tiêu trên, cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động được đưa vào điều chỉnh các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ lao động nói riêng. Việc ban hành pháp luật cấm phân biệt đối xử là sống còn, nhưng quan trọng hơn là phải đưa được nguyên tắc bình đẳng vào thực tiễn.

Một số Công ước về phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chặng đường tìm lại sự công bằng cho những người lao động (NLĐ) yếu thế trên toàn thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của Công ước, là thành viên của ILO, Việt Nam đã nhanh chóng rà soát các văn bản pháp luật trong nước và tiến hành phê chuẩn một số Công ước về cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động của ILO. Sau khi gia nhập Công ước, Việt Nam đã hết sức cố gắng trong việc nội luật hóa Công ước, đưa nguyên tắc cấm phân biệt đối xử trong lĩnh vực lao động vào trong pháp luật Việt Nam nhằm tạo cơ sở pháp lý để đảm bảo quyền bình đẳng trong lĩnh vực lao động cho người lao động nói chung. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật Việt Nam vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất định cần tiếp tục hoàn thiện. Trên thị trường lao động Việt Nam hiện nay tình trạng phân biệt đối xử vẫn diễn ra khá thường xuyên. Lao động yếu thế phải đối mặt với nhiều thách thức và bị phân biệt đối xử trong quá trình lao động. Do đó, việc nghiên cứu pháp luật Việt Nam về vấn đề này, đưa ra những kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với nguyên tắc cấm phân biệt đối xử của ILO, tiến tới mục tiêu bình đẳng về cơ hội và đối xử tại nơi làm việc là một vấn đề tất yếu và cần thiết.

Xuất phát từ những lý do trên tác giả lựa chọn đề tài Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam - thực trạng và một số kiến nghịcho luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài


Có thể nói rằng vấn đề phân biệt đối xử trong lao động luôn là đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của rất nhiều tác giả. Trong những năm gần đây, một số tác giả đã công bố các công trình nghiên cứu về những vấn đề lý luận nền tảng và những khía cạnh riêng lẻ của đề tài này. Cụ thể như: TS. Nguyễn Nam Phương (2006), Bình đẳng giới trong lao động và việc làm với tiến trình hội nhập ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội; Đỗ Thanh Hằng (2012), Cấm phân biệt đối xử trong pháp luật lao động Việt Nam dưới góc độ tiêu chuẩn lao động, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/12/2022