Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 17

K42C

3.2.3. Giải pháp nhằm thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO đối với ngành Chứng khoán

a) Mục tiêu của ngành chứng khoán


- Mở rộng thị trường chứng khoán có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do; phấn đấu đến năm 2010 tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán có tổ chức đạt 10-15% GDP.

- Nâng cao tính minh bạch của hoạt động thị trường chứng khoán, áp dụng thông lệ tốt nhất về quản trị công ty đối với các công ty đại chúng và các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

- Nâng cao quy mô và năng lực của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán đáp ứng yêu cầu phát triển thị trường chứng khoán.

- Thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung chứng khoán của các công ty đại chúng giao dịch trên thị trường chứng khoán có tổ chức tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

- Mở cửa thị trường dịch vụ chứng khoán theo lộ trình hội nhập đã cam kết; áp dụng các nguyên tắc về quản lý thị trường chứng khoán theo khuyến nghị của Uỷ ban chứng khoán phù hợp với từng giai đoạn phát triển thị trường.c) Giải pháp nhằm thực hiện cam kết sau khi gia nhập WTO đối với ngành chứng khoán

*Nhóm giải pháp về quản lý Nhà nước:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 147 trang tài liệu này.

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về doanh nghiệp, về đầu tư và đặc biệt là chứng khoán theo hướng đồng bộ, công khai, minh bạch và hiện đại, phù hợp với yêu cầu phát triển và thông lệ quốc tế. Luật chứng khoán phải được sửa đổi ngày càng phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan như: Luật doanh nghiệp, luật đầu tư, luật Bảo hiểm, luật các tổ chức tín dụng. Chứng khoán là lĩnh vực mới mẻ và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các văn bản hướng dẫn thị hành luật chúng khoán phải phù hợp với đặc thù của Việt Nam, cần chọn bước đi cởi mở, nhưng phải thận trọng, kịp thời điều chỉnh những diễn biến bất thường gây ra, ảnh hưởng đến nền kinh tế.

- Không ngừng củng cố, kiện toàn nâng cao trình độ, năng lực bộ máy quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Xây dựng chế độ quản lý giám sát có hiệu lực và hiệu quả cao.

Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và lộ trình thực hiện - 17

K42C

- Thực hiện chính sách khuyến khích các tổ chức các nhân tham gia thị trường

chứng khoán các chính sách về thuế đặc biệt là chính sách khuyến khích người nước ngoài tham gia thị trường chứng khoán, đồng thời tăng cường tuyên truyền quảng bá, phổ biến kiến thức về đầu tư chứng khoán.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện mở cửa và hội nhập với thị trường chứng khoán quốc tế theo lộ trình, đảm bảo cho thị trường chứng khoán phát triển an toàn vững chắc và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

* Nhóm giải pháp đối với các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán:

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật bằng công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cả trong và ngoài nước, cả về trình độ và đạo đức nghề nghiệp. Quan tâm đào tạo đội ngũ chuyên gia về quản lý danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.

Đối với trung tâm giao dịch chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán: Cần trang bị hệ thống giao dịch tự động hiện đại, kết nối diện rộng với các thành viên, xây dựng hệ thống giám sát tự động kết nối vói các hệ thống giao dịch, công bố thông tin.

Đối với trung tâm lưu ký: cần tự động hóa hệ thống đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, thực hiện dịch vụ lưu ký chứng khoán chưa niêm yết, rút ngắn thời gian thanh toán, bù trừ chứng khóa nhằm nâng cao tính thanh khoản cho thị trường.

Đối với công ty chứng khoán: cần tăng cường quy mô và phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thành lập các chi nhánh, phòng giao dịch, đại lý nhận lệnh ở các tỉnh, thành phố lớn, nhằm khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán.

Đối với các công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán: Cần đa dạng hóa các hình thức sở hữu, phát triển cả quy mô và chất lượng hoạt động, đa dạng hóa các danh mục đầu tư, thực hiện quản lý danh mục đầu tư và quản lý rủi ro một cách an toàn, hiệu quả nhất nhằm thu hút tối đa các nhà đầu tư đặc biệt là các nhà đầu tư vừa và nhỏ.

Đối với các công ty kiểm toán độc lập: Phải không ngừng nâng cao chất lượng kiểm toán và báo cáo tài chính của các tổ chức phát hành nhằm đưa ra thị trường những chứng khoán có chất lượng cao.

K42C

- Cần thành lập một số công ty định mức tín nhiệm để đánh giá, phân loại rủi ro

các loại chứng khoán, đồng thời định mức tín nhiệm cho các doanh nghiệp doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.

- Đẩy mạnh hoạt động và tăng cường vai trò hiệp hội chứng khoán Việt Nam trong việc hỗ trợ, đề xuất, xây dựng chính sách pháp luật về chứng khoán, đào tạo nguồn nhân lực, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư và các thành viên tham gia thị trường, cần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các chủ thể tham gia thị trường cũng như giao lưu liên kết với các tổ chức, hiệp hội chứng khoán nước ngoài nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.

d) Kiến nghị đối với ngành Chứng khoán

Dự kiến các nhà đầu tư nước ngoài mua không quá 30%, một nhà đầu tư không được mua quá 20% vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần là chưa hợp lý, để thúc đẩy sự phát triển của chứng khoán Việt Nam, và góp phần thực hiện có hiệu quả chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, chính phủ nên nới lỏng dần theo lộ trình tỷ lệ vốn điều lệ của các nhà đầu tư nước ngoài lên 49% phù hợp với luật đầu tư nước ngoài. Các quy định về đầu tư cần được chỉnh sửa phù hợp với cam kết WTO, tạo điều kiện cho ngân hàng nước ngoài mở rộng cho vay vốn và đầu tư vốn vào nền kinh tế Việt Nam

Thị trường OTC tạo điều kiện cho cổ phiếu sớm niên yết trên thị trường chính thức cũng góp phần phát triển thị trường CKVN song hành lang pháp lý cho giao dịch OTC còn yếu, thiếu, chủ yếu là luật doanh nghiệp, luật dân sự, các các quy định về ngân hàng thương mại cổ phần. Do đó để ph òng tránh rủi ro, tránh gây ra các tranh chấp về quyền lợi cho nhà đầu tư trên sàn OTC cần sớm thành lập trung tâm giao dịch cổ phiếu OTC

Cần có lộ trình phù hợp về tiến độ IPO (pháp hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng) của các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, tránh dồn dập trong thời gian ngắn gây bất lợi cho thị trường và cho nguồn thu ngân sách.


91


Để có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán nước ngoài, các công ty chứng khoán trong nước cần xây dựng một lộ trình cạnh tranh cụ thể, thực hiện đồng bộ các giải pháp như:

+ Cải thiện quy mô vốn, một số các công ty chứng khoán nên chuyển sang loại hình công ty cổ phần để có nhiều lựa chọn cho giải pháp nhằm tăng vốn như phát hành cổ phiếu, trái phiếu dài hạn;

+ Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ bằng cách nghiên cứu và sử dụng các mô hình định giá và quản lý rủi ro;

+ Nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô nguồn nhân lực của các công ty chứng khoán, đáp ứng nhu cầu thị trường hiện tại cũng như tương lai; (iv) Nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin nhằm tăng khả năng tiếp cận thị trường của các nhà đầu tư;

+ Thực hiện việc quản trị công ty chứng khoán theo thông lệ quốc tế. Nâng cao khả năng giám sát, kiểm soát nội bộ và tác nghiệp của công ty chứng khoán.



92


KẾT LUẬN


Sự kiện gia nhập Tổ chức Thương mại lớn nhất toàn cầu năm 2006 đánh dấu một bước ngoặt trọng đại đối nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính ngân hàng của Việt Nam nói riêng. Có thể nhận thấy rằng bước vào sân chơi WTO và thực hiện các cam kết sau khi gia nhập là đối mặt với một bài toán nhiều lời giải. Mỗi quốc gia tùy thuộc vào những thực trạng, bước đi và giải pháp của mình mà có những thành công hay thất bại ở các mức độ khác nhau. Với Việt Nam, bên cạnh những cơ hội thì những thách thức phải đối mặt là không ít. Cơ hội là tránh được tình trạng bị phân biệt đối xử, nâng cao thế và lực trong thương mại quốc tế; là tăng thu hút đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cao từ các nước; là tham gia các cuộc đàm phán đa phương, giải quyết các nhu cầu về thị trường vì các quyền lợi chính đáng của mình; là tăng sức cạnh tranh, nâng cao hiệu quả. Hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam mở rộng quan hệ làm ăn, chấp nhận cạnh tranh, nâng cao chất lượng quản lý và sản xuất, tiếp thu khoa học công nghệ mới, nâng cao hiệu quả hoạt động. Và bên cạnh đó là những thách thức khi thực hiện mở cửa các thị trường theo lộ trình cam kết như sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn từ phía các doanh nghiệp nước ngoài, sự thiếu đồng bộ hoàn chỉnh của các văn bản pháp luật trong lĩnh vực tài chính ngân hàng có thể dẫn đến những rủi ro đáng kể đối với ngành tài chính ngân hàng của Việt Nam


Song, hội nhập WTO là một tất yếu và có thể khẳng định rằng Việt Nam có nhiều cơ hội thành công lớn hơn nữa nếu lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam giải được bài toán của mình với những bước đi đúng và có tính đột phá.

Trong phạm vi kiến thức của một sinh viên sắp ra trường có thể những tìm hiểu của em còn có nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy cô nhằm bổ sung và hoàn thiện bài khóa luận. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy giáo hướng dẫn, đến gia đình và bạn bè đã giúp em hoàn thành bài khóa luận này.

Em xin cảm ơn!

93

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/06/2022