Một quan niệm về thơ linh hoạt, nhạy bén cộng với những rung động sâu sắc của trái tim nhà thơ với thời đại và con người không bao giờ lỗi nhịp với những tâm tư của con người hiện đaị.
1.2.3. Lực lượng sáng tác.
Hơn hai mươi năm sau giải phóng đã xuất hiện một thế hệ người viết mới trên đất nước thống nhất. Những người làm thơ ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, thậm chí có người ở bên kia chiến tuyến đã hội nhập với sự đa dạng về kiểu nhà thơ và bản sắc cá nhân. Cuộc sống thời bình dân chủ, cởi mở đã sẵn sàng mở rộng vòng tay đối với tất cả những ai có chút duyên nợ với văn chương. Cũng vì lẽ đó, ngày càng ít hơn những người sống chết với nghề. Văn chương, với nhiều người chỉ là một thứ nghề chơi, “một cuộc chơi vô tăm tích”. Với người khác, văn chương chỉ là để kiếm sống. Sự thay đổi về lực lượng sáng tác không đơn giản chỉ là những biến đổi về số lượng, sâu xa hơn và căn bản hơn, đó là những thay đổi về cách nhìn đối với thơ ca.
Sau 1975, chúng ta có một lực lượng sáng tác đông đảo nhất từ trước đến nay. Những tác giả gạo cội như Chế Lan Viên, Tố Hữu…trưởng thành từ thời kỳ Thơ mới, đi qua hai cuộc chiến tranh lại tiếp tục hành trình đến với hiện đại; các tác giả trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp như Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu…; thế hệ nhà thơ xung kích từ kháng chiến chống Mỹ như Lâm Thị Mỹ Dạ, Thanh Thảo, Thu Bồn, Bằng Việt, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Ý Nhi, Hữu Thỉnh…; những nhà thơ xuất hiện sau 1975: Nguyễn Thị Hồng Ngát, Lê Thị Mây, Hoàng Trần Cương, Nguyễn Quang Thiều, Dư Thị Hoàn; những nhà thơ còn rất trẻ, mới xuất hiện những năm gần đây như Văn Cầm Hải, Vi Thuỳ Linh, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Phan Huyền Thư… dù khác nhau về thế hệ, về bản lĩnh nghệ thuật, nhưng đều đang nỗ lực tạo lập một nền thơ ca đương đại đổi mới và có giá trị.
Ba mươi năm văn học cách mạng, chúng ta quen tiếp xúc với một nền văn học lấy việc phục vụ chính trị, phục vụ giai cấp công nông binh làm tiêu chí hàng đầu cho sáng tác. Biết bao nghệ sĩ đã trải qua quá trình “lột xác”, “tìm đường” đến với nhân dân, đứng vào hàng ngũ của người lao động. Họ “lên Tây Bắc” hay “trở về với nhân dân” để đồng vọng với hàng triệu triệu trái tim con người, và hơn tất cả, để có thể viết một cách giản dị và chân thành, mộc mạc và tình cảm, phù hợp với suy nghĩ của người dân Việt trong cuộc kháng chiến gian lao. Giờ đây, chiến tranh đã kết thúc, cuộc sống thời bình đòi hỏi thơ ca phải có những đổi mới để phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của dân tộc trong thời kỳ mới. Đổi mới và đổi mới, đó mới là tiêu chí đầu tiên của mọi nhà thơ tâm huyết với nghề. Nhưng đổi mới như thế nào, thế nào là đổi mới vẫn còn là một ẩn số của thơ đương đại. Bên cạnh những đổi mới có ý nghĩa đóng góp, vẫn còn những quan niệm ấu trĩ, chệch choạc, gây nhiều tranh luận trong giới phê bình, sáng tác.
Quá trình đổi mới thơ ca diễn ra trong hầu hết các thế hệ văn học. Tố Hữu trước đây được xem là “ nhà thơ trữ tình công dân, trữ tình chính trị” với những sáng tác tập trung chủ yếu vào vấn đề dân tộc, nhân dân, tổ quốc; sau giải phóng ông đã chuyển điểm nhìn về phía cá nhân, riêng tư, thế sự… với nhiều trăn trở về cuộc sống nhân sinh, hạnh phúc đời thường, tập trung trong tập thơ Một tiếng đờn. Chế Lan Viên với các tập thơ Hoa trên đá, Di cảo thơ cho thấy sức sáng tạo dồi dào và những trăn trở đổi mới. Đặc biệt, những bài thơ “nói thật” về những phi lí của cuộc đời, những bài thơ nói như rút gan rút ruột, nói đến đau đớn, trách nhiệm của nhà thơ đối với cuộc đời là một đóng góp quan trọng cả về sáng tạo và lí luận của thi sĩ họ Chế đối với giai đoạn thơ ca đang định hình.
Không đơn giản chỉ là khát vọng đổi mới lối viết của chính bản thân mình, tự làm mới mình, nhiều nhà thơ còn có tham vọng đổi mới cả một thời đại thi ca. Cuộc sống mới không chấp nhận một lối viết cũ, nhất
là trong thời đại giao lưu văn học mở rộng hầu khắp các quốc gia. Hiện đại hoá, quốc tế hoá trở thành một tiêu chí của đổi mới văn học. Các nhà thơ từ thời kháng chiến chống Pháp như Lê Đạt, Hoàng Cầm; hay thế hệ ra đời sau năm 1975 như Nguyễn Quang Thiều, Hoàng Hưng… đang nỗ lực xây dựng hình ảnh cho thơ ca đương đại bằng cuộc cách tân về hình thức. Hàng loạt tập thơ ra đời vào những năm cuối thế kỉ như Bóng chữ (Lê Đạt), Người đi tìm mặt (Hoàng Hưng), Bến lạ, Ô mai (Đặng Đình Hưng), Sự mất ngủ của lửa (Nguyễn Quang Thiều)…đề cao vô thức, xoá bỏ vần luật, cú pháp, thực hiện một thứ tự do không giới hạn cho ngôn ngữ : mọi từ đều được tự do, chẳng cần nhịp, chẳng cần dấu ngắt câu, chẳng cần nghĩa, đôi khi chỉ là những cắt dán ngẫu nhiên để làm thành bài thơ. Mặc dù lớp nhà thơ này đang gây nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng ở một vài phương diện, họ được xem là những người có cách tân táo bạo và phản ánh được một phần thế giới nội tâm sâu kín của con người hiện đại mà sự tỉnh táo của ngôn từ không đảm nhận được.
Các nhà thơ trưởng thành từ kháng chiến chống Mỹ trở thành lớp nhà thơ làm nên diện mạo chính của thơ ca sau chiến tranh. Họ là những nhà thơ bộc lộ được sức trẻ trong những nỗ lực làm mới mình, biểu hiện được độ chín trong các sáng tác, đồng thời cũng đầy nội lưc trong sáng tạo. Có thể nói đây là thế hệ nhà thơ tạo nên được độ ổn định nhất trong hệ thống giá trị thơ sau 1975.
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 2
- Đời Sống Xã Hội Những Năm Sau Đổi Mới( Đại Hội Đảng Vi. 1986) Và Sự Tồn Tại Của Hai Xu Hướng Thơ Ca: Xu Hướng Quay Về Thế Sự Đời Tư Và Xu
- Đổi Mới Còn Là Nhu Cầu Nội Tại Của Bản Thân Văn Học.
- Sự Mở Rộng Phản Ánh Các Trạng Thái Xã Hội Trên Bình Diện Đạo Đức.
- Cảm Hứng Đời Tư Trong Thơ Việt Nam 1975-2000.
- Sự Hướng Tới Một Tình Yêu Cá Tính.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
CHƯƠNG 2
CẢM HỨNG THẾ SỰ ĐỜI TƯ TRONG THƠ VIỆT NAM
1975-2000.
Cảm hứng là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật, gắn liền với một tư tưởng xác định, gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm.
Cảm hứng là cách gọi ngắn gọn của khái niệm cảm hứng chủ đạo. “Cảm hứng chủ đạo ban đầu chỉ yếu tố nhịêt tình say sưa diễn thuyết, sau chỉ trạng thái mê đắm khi xuất hiện tứ thơ. Về sau lý luận văn học xem cảm hứng chủ đạo là một yếu tố của bản thân nội dung nghệ thuật, của thái độ tư tưởng xúc cảm ở người nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả. Theo nghĩa này cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm”.(22- tr 38).
Với cách hiểu như trên, chúng tôi quan niệm khái niệm cảm hứng só sự thống nhất với các “dòng” văn học mà tác giả Pôxpêlôp đã phân chia. Pôxpêlôp chia nội dung tác phẩm thành ba dòng: Dòng sử thi- dân tộc, dòng thế sự- đạo đức, dòng số phận- đời tư. Trần Đình Sử đã kế thừa khái niệm này theo góc độ thi pháp và thay thế thuật ngữ “dòng” bằng thuật ngữ “thể tài”. Như vậy, khái niệm cảm hứng(hay cảm hứng chủ đạo), dòng, thể tài trong văn học đều đựơc quan niệm bao gồm nội dung nghệ thuật và thái độ tư tưởng xúc cảm của người nghệ sĩ đối với thế giới được mô tả. Trong luận văn chúng tôi sẽ phát triển cảm hứng thế sự đời tư theo quan niệm này.
2.1. Cảm hứng thế sự trong thơ Việt Nam 1975-2000.
2.1.1 Sự lật trở các giá trị hiện thực, con người, xã hội.
2.1.1.1. Nhận thức lại về vai trò, trách nhiệm của người nghệ sỹ.
Tinh thần đổi mới và cảm hứng dân chủ bao trùm lên hệ thống các giá trị nội dung thơ ca sau 1975 tạo nên màu sắc thời sự đậm nét trong cảm hứng hiện thực. Đổi mới ở đây đồng nghĩa với việc từ bỏ những cái cũ, cái không hợp thời, cái sai lầm mang tính lịch sử, thời đại để hướng tới nền thơ ca thực sự dân chủ. Hệ quả tất yếu của quá trình lột xác về tư tưởng và quan niệm này, bên cạnh tính hiện đại của nó chúng ta cảm nhận
được cảm hứng phê phán xuất hiện trong khá nhiều bài thơ. Nhiều nhà thơ tự thấy chán ghét lối thơ công thức, giả tạo, đồng thời tự ý thức về vai trò trách nhiệm của nhà thơ đối với lịch sử. Sự trung thực xã hội trong tư tưởng với quan niệm phải dấn thân vào cuộc đời, phải tôn trọng sự thật là mô típ trữ tình phổ biến. Một nỗ lực hoà nhập vào hơi thở của thời đại để trả lời những câu hỏi về thời đại mà mình đang sống, để nhận thức một cách sâu sắc về tâm nguyện của con người đương đại đang diễn ra trên nhiều trang viết.
Một ý thức mới về thơ đã xuất hiện, mặc dù không tự phân hoá thành các trường phái thơ ca với một hệ tư tưởng riêng biệt nhưng ở mỗi nhà thơ đã hình thành một thái độ khá quyết liệt về trách nhiệm công dân, đạo đức nghệ sĩ. Sự trăn trở về dổi mới vốn mới được biểu hiện manh nha trong ý thức cá nhân và tự phát, mang tính chất không cụ thể về nhận thức(nghĩa là sự đổi mới chỉ tồn tại trong dư luận xã hội, trong tiềm năng, trong ý thức, trong tư tưởng nghệ thuật nhà thơ nhưng chưa được nghệ thuật hoá trong ngôn bản). Từ nửa sau những năm tám mươi, trong bầu không khí tranh luận dân chủ, cái ý thức tự phát chưa được xã hội hoá này đã được nhiều nhà thơ phát biểu dưới hình thức nghệ thuật, thông qua mô típ tự phê bình thơ mình, mong muốn sáng tạo những vần thơ có ích hơn. Và những lời “tự thú” trữ tình, mà theo Vũ Văn Sỹ là “những lời độc thoại tự nhận thức”( 54-tr102) về thơ, về nghề xuất hiện ở nhiều tác giả cũng chính là nỗi day dứt của cả một thời đại.
Nhà thơ Anh Ngọc viết: “Cười mình quen thói đại ngôn- Thương vay khóc mướn véo von một thời- Câu thơ dầu viết xong rồi- Vẫn như thấy thiếu một lời ở trong”. Tương tự, ở nhà thơ Võ Văn Trực: Tôi đã đi quá nửa cuộc đời- Qua những thập kỷ hát ca, những thế kỷ anh hùng- Say mê quá, chợt bây giờ nhìn lại- Chứa bao điều bão tố ở bên trong. Ý thức về thực tại, về hiện thực trong quan niệm “văn học cần bảo hiểm sự thật lịch sử” cũng chính là cơ hội để nhà thơ ý thức về chính bản thân mình,
tìm thấy mình, phát hiện về mình mà không bị che đậy bởi một ý niệm nào khác. Và tất nhiên, bất cứ sự thật nào đựơc nói ra cũng cần đến lòng dũng cảm: Sự thật là một gánh nặng, người trung thực gánh sự thật bằng đôi vai trần trụi của mình(Ngọc Bái). Nhân cách nghệ sĩ trở thành tiêu điểm đầu tiên trong hành trình tìm kiếm các giá trị hiện thực xã hội mà chúng ta nhận thấy đó chính là quá trình lột xác đầy khó khăn để nhận diện một cách trung thực và toàn vẹn. Tác giả Lê Lưu Oanh tổng kết nhân cách nghệ sĩ đối với lịch sử được thể hiện trên hai phương diện: Các vấn đề xã hội với tư cách công dân và những vấn đề đời sống cá nhân với tư cách một cá tính. Trong đó, sự thành thực được coi là cội nguồn, là sức mạnh của các khuynh hướng nội dung trữ tình, là yêu cầu đầu tiên dẫn đến các giá trị chân thiện mỹ của thơ trữ tình hiện nay.(56).
2.1.1.2. Chiến tranh và người lính .
Sau thời kỳ đổi mới, dưới tác động của những chính sách kinh tế- xã hội của nhà nước và sự mở rộng các sinh hoạt dân chủ trong đời sống văn hoá tư tưởng, thơ ca có sự chuyển hướng về nội dung thơ trữ tình. Từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng cách mạng, thơ quay về với vấn đề thế sự đời tư. Nhưng ở nội dung thơ trữ tình thế sự, chúng tôi thấy rằng không có sự đoạn tuyệt hoàn toàn với những vấn đề mang tính truyền thống của thơ ca cách mạng. Không đơn giản chỉ là sự ham thích một mảng đề tài nào đó, sự trở lại của các tác giả đối với các đề tài đã xuất hiện trong thơ ca trước đó chính là sự hối thúc của trách nhiệm nghệ sĩ. Chiến tranh đã qua đi nhưng những nỗi đau, nỗi ám ảnh vẫn còn để lại trong từng số phận con người. Số phận người lính trở về sau chiến tranh, số phận của chính lịch sử đều được nhận thức lại. Nhiều đề tài không mới nhưng cách nhìn đã đổi khác. Nếu trước kia chúng ta khám phá cuộc sống ở tầm vĩ mô thì giờ đây cũng chính những đề tài đó, chúng ta nhìn nhận ở tầm vi mô. Có lẽ vì thế, chúng ta thấy phía sau hào quang là nỗi buồn, phía sau số phận tổ quốc là số phận con người, phía sau sự khoa trương
lớn tiếng là những trầm tư suy cảm, và đặc biệt, chúng ta dễ rung cảm, dễ đồng vọng hơn bởi cuộc sống đã được nhìn nhận qua lăng kính của cái thường hằng.
Người lính và chiến tranh được tái hiện trong thơ với một nhận thức mới. Mô típ người lính trở về, anh hùng giữa đời thường là mô típ phổ biến. Chia tay với lịch sử, với sứ mệnh lớn lao, người lính hiện diện với tư cách những số phận cụ thể và trước mắt họ là bao điều khắc nghiệt của đời thường, mà họ giờ đây phải tồn tại như một con số đơn lẻ. Đó là sự nghèo khó, đói rách của quê hương, bạn bè, người thân: Người lính trở về chặt tre thưng vách- Nhà mẹ nhiều năm giàu quá những sao trời(Thu Bồn), Ngày xưa chỗ ướt mẹ nằm- Sau mười năm vẫn chỗ mưa mẹ đứng(Phùng Khắc Bắc). Sự muộn màng lỡ dở của hạnh phúc lứa đôi: Bây giờ anh vào tuổi bốn mươi- Vẫn hốc hác khuôn mặt thời lính trận…đâu chỉ lỡ một chuyến đò đánh chìm duyên đôi lứa(Hoàng Trần Cương). Sự cô đơn của người vợ, người mẹ: Chị tôi chôn tuổi thanh xuân trong má lúm đống tiền(Hữu Thỉnh). Hẹn một lời chờ đợi mấy ngàn ngày(Vương Trọng). Thực tế đắng cay đó buộc người lính phải cảm nhận những năm tháng hào hùng đã qua bằng màu sắc khác. Trong thơ xuất hiện một hệ đối nghịch: giữa thực tại và quá khứ, suy nghĩ và hiện thực, cuối cùng là những vỡ lẽ đắng cay mà người lính phải chấp nhận như là số phận.
Người lính nhận ra nỗi buồn của anh không phải trong chiến tranh mà là nỗi bất lực trước cái nghèo người thân yêu của anh đang gánh chịu. “Ngày hoà bình đầu tiên” cũng là ngày anh bắt đầu một cuộc chiến tranh khác. Nỗi cơ cực của đời sống thường nhật mà anh chưa hề được ý thức và hoàn toàn lạ lẫm: “Những sợi nắng xuyên qua nhà mình- Thành những mũi tên- Thành những viên đạn- Bắn tiếp vào anh không gì che chắn”(Phùng Khắc Bắc). Trong khoảnh khắc trầm tư nhân thế, người lính tự nhận ra mình, thân phận xót xa của mình: Ta vào cuộc chiến tranh- Như vị tướng tài ba xông pha trận mạc- Nghĩ đời mình là chuỗi chiến
công- Tuổi hoa râm về đưa tang mẹ- Túi không tiền chỉ có quân hàm và cuống huân chương- Tướng quân ơi, nước mắt quá muộn màng(Trần Sơn Nam).
Mô tả cuộc sống trong tính hiện thực, nghĩa là phải chấp nhận tuân theo những nguyên tắc khách quan của nó: Cuộc sống với tất cả những bi hài, nghịch lý éo le mà đôi khi chúng ta phải chấp nhận viết ra với nhiều đau đớn. Nếu trước đây thơ ca tạo nên sự rung cảm bằng sự cao cả thì giờ đây thơ tạo nên nỗi xúc động bằng chính hiện thực. Đêm con đi mẹ đứng khóc ngoài hiên- Đàn bà khóc mắt đẫm lệ- Mẹ sợ nói với bố rằng chiến tranh không phải thế- Chiến tranh là con mẹ không về (Vũ Duy Thông). Nhà thơ dám nhìn thẳng vào hiện thực không tô vẽ của chiến tranh: Con trai vừa lớn lên- Chưa biết yêu đã biết cầm súng, đứng vào đội ngũ…Đường đến với tổ quốc là đường đi qua cái chết(Lê Lâm). Sau hào quang chiến thắng, cái còn lại của chiến tranh là nỗi buồn và nỗi mất mát lớn lao. Cái mất lớn nhất mà mỗi nhà thơ trong trang viết của mình đều cảm nhận được đó là sự sống. Sự sống trong tất cả ý nghĩa giản dị mà đời thường của nó. Mười bảy tuổi em lên đường- Chưa hề nắm tay một người con gái( Kỳ Anh). “Em” không được yêu ở cái tuổi được yêu. Xót xa hơn, “Em” không còn được sống dù để cảm nhận cuộc đời này trong vất vả cơ cực: Đứa em trai hay cười- Năm hạn hán mất mùa, em kéo cày cho anh cày ruộng- Đêm đập lúa hò khoan- Trưa tắm sông em làm con rái cá(Vũ Duy Thông). Chiến tranh được tái hiện lại trong đời thường đã bộc lộ những nét nghịch lý bởi sự mâu thuẫn giữa hai quan niệm khác nhau diễn ra trong hai thời kỳ. Đây cũng là một yếu tố tạo nên cái bất ổn của thực tại xã hội bên cạnh nhiều giá trị xã hội bị đổ vỡ khác được phản ánh trong thơ.
Sự lật trở các quan niệm và giá trị xã hội, con người trong thơ sau 1986 có nhiều nguyên nhân của nó. Cảm hứng sự thật đòi hỏi chúng ta phải nhìn thẳng vào hiện thực và phán xét lại toàn bộ các giá trị cũ. Thêm