Sự Hướng Tới Một Tình Yêu Cá Tính.

cảm, bởi dường như linh cảm là một nét độc đáo trong cấu trúc nhân cách người phụ nữ, mà nó tồn tại với tư cách là một bản năng , một thiên tính.

Con người cá nhân trong thơ hôm nay được hình thành từ môi trường xã hội không thuần nhất, nhiều giá trị bị đảo lộn, bị mất giá và không dễ dàng nhận thức một cách đầy đủ và tỉnh táo, do đó, trong thơ có những hình thức “nói ngược” để tìm mình. Trong thơ Nguyễn Duy hình thành con người cá nhân hai mặt: Con người đồng quê và con người thành thị. Trở về với nguồn cội là trở về với bản ngã. Nhưng mảng thơ viết về thành thị của Nguyễn Duy lại chất chưởng một giọng điệu hiện đại. Cái tôi trở nên cợt nhả, bông phèng khi vẽ chân dung chính mình: Ngấp nga ngấp ngoáng kêu ma- hoá ra ta gặp bóng ta trên đường(Gặp ma). Có nhiều nhà thơ cố tình nói ngựợc những điều quen thuộc. Nhiều người gọi Bùi Chí Vinh là kẻ phá phách trong tình yêu khi nhà thơ xuất hiện với loại ngôn ngữ ngang tàng, đậm chất “giang hồ”, “anh chị”, ngược lại với ngôn ngữ của tình yêu: Các em như miếng cá kho- Ngó vô thấy đã cắn vô thấy bà. Có những lối nói thản nhiên để che giấu sự bất ổn nội tâm: Tôi ngồi buồn tôi đếm ngón tay- Có mươì ngón tay đếm đi đếm lại(Hữu Thỉnh). Những ai vội vàng có thể bỏ qua những câu thơ quanh quẩn như vậy, nhưng ngẫm ra, những câu thơ không đâu ấy lại cất giấu bên trong một tâm trạng của chủ thể trữ tình. Phải loay hoay, bối rối thế nào mới có tư thế lạ kỳ ấy.

Như vậy, có thể thấy cái tôi trong thơ thời kỳ mới là cái tôi đa dạng. Cái tôi tự thú, tự vấn, tự thoại về mình, lại có cái tôi “vẽ nhọ bôi hề”. Nhưng tất cả đều hướng tới tìm kiếm bản thân ở góc độ chân thật nhất- một cái tôi là sản phẩm của đời sống đương đại với nhiều những nghịch lý, bi hài. Và tất nhiên, mọi biểu hiện của thơ ca đều để kiếm tìm một triết lý sống mang tính nhân bản - trong cuộc hành trình ấy thơ ca cố gắng khẳng định vị trí của con người cá nhân trong xã hội. Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn của hình ảnh con người đời tư trong thơ thời hậu chiến

so với “Thơ mới” (sự thức tỉnh con người cá nhân trong Thơ mới là để tách biệt thành một thế giới cô đơn, xa rời với những vấn đề xã hội). Thơ đương đại dù khám phá cuộc sống ở phương diện nào cũng cố gắng phản ánh nó ở tính hiện thực, dù hiện thực buồn hay cay đắng.

2.2.1.2. Nỗi ám ảnh thân phận.

Tìm kiếm bản ngã ở chiều sâu, cái tôi trữ tình không tránh khỏi những nồi buồn. Đối diện với chính mình, với cõi đời bao la rộng lớn, cái tôi ý thức được sự hữu hạn của kiếp người và những biến đổi thăng trầm của cuộc sống, ý thức về sự trôi chảy của thời gian, sự bất lực cuả tuổi già…nên buồn và cô đơn. Hay nói một cách khác, buồn và cô đơn là nỗi ám ảnh thân phận của chủ thể trữ tình, nó gắn với sự tan vỡ của giấc mơ, sự bất lực trước những đòi hỏi tất yếu, trước sự tha hoá của những giá trị đời sống không gì ngăn cản nổi; nó cũng gắn với sự tự ý thức về cái khó chia sẻ, là dấu hiệu của sự tự cắt đứt mối dây liên hệ đời sống khi một mình đối diện với những nỗi đau, đặc biệt là nỗi đau tinh thần.

Nỗi buồn, cô đơn không còn là độc quyền của Thơ mới hay “chủ nghĩa hiện đại” . “Buồn, cô đơn trong thơ hậu chiến là một tình cảm thẩm mỹ, một trạng thái tư duy. Đó không chỉ là một dấu hiệu bi kịch mà còn là một dấu hiệu của sự tự ý thức về cá tính”(56-tr 122). Không phải là cái tôi trốn tránh, quay lưng với thực tại mà là cái tôi ý thức rất rõ về nhân cách và hoàn cảnh. Xuất hiện trong thơ những cá tính độc lập, những nỗi buồn, cô đơn nhưng không bi luỵ mà cứng cỏi: Trái tim tự xát muối cô đơn(Tố Hữu). Những nỗi đau trên cuộc đời này- Tôi nhận vào làm của quý riêng tôi(Thanh Tùng). Thơ xa dần những trách móc, bi luỵ, than vãn mà nén chặt trong sự ý thức về nỗi cô đơn của chính mình, như một tất nhiên, một quy luật của cuộc đời: Chỉ mình em vẫn chờ đợi(Trăng thành phố- Lệ Thu), Một mình em thơ thẩn với trăng(Hiền Phương), Tôi trụi trần như một thân cây(Bùi Chí Vinh). Cái tôi “một mình”, “chỉ mình” vốn gợi nhắc đến nỗi cô đơn, lẻ loi giờ đây đã được bồi đắp thêm một ý

nghĩa mới, đó là con người trong nỗi cô đơn vẫn kiên định giữ lấy bản sắc của mình, niềm tin và khát vọng của mình.

Khi mùa nhân nghĩa vơi hụt, sự giả dối thừa cơ lấn tới, ở đâu cũng gặp những lời ngon ngọt bày bán khắp nơi, cái ác loè loẹt son phấn, sự trống rỗng đang khoác những bộ cánh mĩ miều, muốn khẳng định mình, “cái tôi” phải tách ra để suy ngẫm, nên cô đơn. “Bởi tôi tin bản thân nỗi khổ đau- Có bước đi riêng trong bóng tối- Lý do để tôi chờ đợi- Là sự kiếm tìm- Một thứ ánh sáng riêng(Đỗ Trọng Khơi). Con người chấp nhận với nỗi buồn, cô đơn không phải để thoả hiệp với sự bi luỵ mà mong mỏi đến quyết liệt một “thứ ánh sáng riêng” đang đựơc giấu kín, đang chờ được bóc mở nhờ niềm tin, bản lĩnh và sự nhẫn nại. Do đó, có thể thấy, gạt bỏ đi phần nào “hội chứng vi mô”, thì buồn và cô đơn đã khơi dậy ở thi nhân tình cảm thanh tao, cao quý và nhân bản. Nhà thơ là người có khả năng nhạy cảm với nỗi đau khổ của con người và của chính mình. Họ cũng là người hiểu rõ ý nghĩa của sự tồn tại và không chịu thoả hiệp với cái xấu, cái ác. Trong cuộc đấu tranh đó, họ không tránh khỏi cô đơn, nhưng họ chấp nhận dấn thân. Chàng trai trong thơ Hữu Thỉnh ý thức rất rõ mình là kẻ nhẹ dạ cả tin: Tôi bước vào thành phố- Với nguyên màu rơm tươi…, với “vết sẹo” trượt chân, người quê ấy cũng quen dần mùi thành thị. Chỉ có điều, cái cả tin, nhẹ dạ, cái thương mến thì cố mà giữ lấy ngay cả khi biết rằng mình đang sống trong cảnh: Gập ghềnh đường tôi đi- Không một ai ngó tới. Dù là lạc lõng, dù là cô đơn nhưng cái tôi trong thơ hậu chiến vẫn tin vào mình, tin vào những xúc cảm thanh tao, “thơ thẩn với trăng” và vẫn “một mình anh thức dậy đợi mặt trời”, đợi thứ ánh sáng lung linh phía sau những giả dối nhọc nhằn thực tại. Dù là đợi một mình.

Nếu trước đây, điều quan tâm lớn nhất của các nhà thơ là bởi lời tâm niệm “Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình”, thì ở thơ hiện nay, cái nhìn ở nhà thơ mang tính hướng nội rất sâu. Những mảnh vỡ tâm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

trạng, những lo âu khắc khoải, những dâu bể cuộc đời được nói đến một cách riết róng qua góc nhìn đời tư. Nhà thơ không ngừng suy tư về nhân thế, về sự tồn tại của các số phận cá nhân. Con người xuất hiện trong thơ với một chiều sâu thẳm. Nỗi buồn, cô đơn cũng hình thành trong một cấu trúc phức tạp với nhiều lát cắt, nhiều phân thân, đó là con người cá nhân, sản phẩm của thực tại hiện hữu và con người cô đơn thân phận.

Khi cuộc đời có nhiều giá trị bị suy thoái, con người cá nhân chấp nhận buồn, cô đơn để đi tìm kiếm những giá trị khác cho bản thân mình. Nhưng con người cá nhân không phải bao giờ cũng chủ động trước mọi hoàn cảnh. Có những bất lực, những đắng cay con người phải gánh chịu như một nghiệp chướng. Trong nỗi buồn, cô đơn của con người xuất hiện nhiều khái niệm về thời gian và cái chết, đó chính là những ám ảnh về thân phận làm người.

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 8

Có thể nói sự trăn trở, suy ngẫm về thời gian là một tầng khai thác mới về trạng thái tinh thần của con người: Người hái phù dung(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Người đàn bà ngồi đan(Ý Nhi), Thời gian qua đi(Dương Kỳ Anh), Bóng núi(Ngô Quân Miện). Cảm nhận cuộc sống trong sự dồn tụ của nhiều chiều thời gian: quá khứ và hiện tại, hôm qua và hôm nay, hồi ức và kỷ niệm, buộc con ngừơi phải suy nghiệm, phải tự ý thức và lựa chọn một thái độ sống. Cần phải nhắc lại, lý trí tỉnh táo của con người cá nhân trong thơ đương đại đã tạo nên một cái nhìn mới về thời gian. Mới ra đã sáng chiều rồi- Cuộc đời thoắt đã xa vời là xa(Nguyễn Thị Hồng Ngát), Chưa tiêu gì ra món- Đã hết veo cuộc đời(Lam Luyến). Thời gian không đơn giản là vòng chảy luân hồi của tạo hoá, thời gian còn có ý nghĩa định giá vị trí của nỗi đau cá nhân trong cuộc đời. Con người cảm nhận cái trôi chảy của thời gian bởi vì con người ý thức về sự nhỏ bé của mình. Muốn thời gian có nghĩa, thời gian bền lâu, con người phải biết sống, biết tận dụng thời gian như người tạo ra mùa từ những hạt thóc: Số ngày còn lại cho anh trên trái đất đến rồi-

Như hạt thóc giống đếm từng hạt một- Chỉ còn từng ấy hạt thôi- Anh phải tạo ra mùa(Chế Lan Viên), Để sống một nghìn năm, ta gắng vượt một ngày(Hữu Thỉnh).

Nhưng cảm nhận chung về thời gian vẫn là nỗi buồn. Con ngừơi ngưỡng vọng tới chốn vĩnh hằng, muốn vượt qua sự ràng buộc nghiệt ngã của thời gian nhưng lại ý thức về sự hữu hạn của đời người: Có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi(Hoàng Phủ Ngọc Tường), Cuộc đời dẫu mấy thiết tha- Rồi như tàu nọ vào ga cuối cùng(Vũ Duy Thông). Nỗi buồn đó con người cảm nhận rất rõ, như cầm nắm được: Nghe thời gian xoã sợi buồn xuống vai(Hoàng Phủ Ngọc Tường). Thời gian có màu sắc, có hình khối, âm thanh, đường nét, nó có sức tác động lớn vào ý thức con người, trở thành nỗi khát vọng không nguôi. Con người cảm nhận thời gian gắn với những mất mát về sự tàn phai của tuổi trẻ, về hạnh phúc đã vuột khỏi tầm tay: Làm sao quên được tuổi thơ- Tuổi vàng tuổi ngọc tôi ngờ lời ai(Phạm Công Trứ), Em thấy không tất cả đã xa rồi- Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ(Hoàng Nhuận Cầm).

Khi bị dày vò trong nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời gian, con người đồng thời ý thức đựơc sự hữu hạn của kiếp người, ý thức về sự mất mát không thể nào tránh khỏi. Chủ đề về cái chết nằm trong quỹ đạo của những vấn đề về nhân bản, mang tính vĩnh cửu của thơ: Hạnh phúc khi biết mình đang sống- Và có lẽ hạnh phúc hơn bởi biết mình không sống mãi(Thảo Phương).

Cái đáng sợ của con người không phải là cái chết vật chất , mà nỗi buồn lớn nhất họ phải đối diện là khi chết đi rồi, đối diện với cõi vô biên, họ không biết mình là ai. Em chết trong nỗi buồn- Chết lặng thầm âm ỉ đớn đau- Trời cho em nụ cười thật tươi- Ai biết sau nụ cười- Giọt nước mắt về đâu(Lâm Thị Mỹ Dạ). Ý thức về sự mất ý thức khiến cho tập thơ “Di cảo” của Chế Lan Viên mang giọng điệu buồn thảm, ảo não với nhiều câu hỏi hoang mang day dứt về ngày tận thế của cuộc đời: Ta vì ai?

Về đâu? Hạt móc. Là ta chăng? Dòng sông là ta chăng? Tiếng khóc. Là ta chăng? Vì sao lạc phương trời. Là ta chăng? Ta chưa kịp trả lời. Thì sông đã cuốn ta vào bóng tối. Cái đáng sợ là con người vốn ý thức sâu sắc về sự tồn tại của mình như một thứ ánh sáng riêng không còn tìm thấy mình, không thể nhận ra mình trong cái chết. Chết là hết. Mọi cái đều không- Vì ta không chết trên chiến địa- Vì vết thương này không chứng minh được ta là liệt sĩ- Ta chết đây(Phùng Khắc Bắc). Cuộc ráo riết đi tìm mình, khẳng định nhân cách và cá tính của mình đã dừng lại. Con người dù trong cô đơn, trong xót xa vẫn muốn tách ra để tồn tại: Tôi chỉ là chiếc cốc vô danh, tôi chỉ là cuống rạ bơ vơ, Tôi chỉ là chiếc diều nhỏ cô đơn(Hữu Thỉnh) giờ đã bất lực trước quy luật khắc nghiệt của tạo hoá mà ở đó mọi sự tồn tại đều trở thành hư vô và không còn giá trị.

Ẩn chứa những ám ảnh về thân phận, cái chết trở thành một linh cảm. Quan niệm về cái chết trong thơ không thuần tuý là cái chết vật chất, là sự tan biến của thế xác, mà còn là hàm ẩn cái chết tượng trưng(54- 119). Cái chết là một nghiệm sinh, một suy tư của con người về lẽ sống: Anh hãy sống, sống dần dà, đừng vội- Bởi chúng ta còn phải chết nhiều lần. Cuộc đời mỗi người có biết bao đau khổ, đã từng gục ngã, đã từng tái sinh, đã từng chết đi, đã từng sống lại, vì hành trình cuộc đời dài lắm: Từ nhà hộ sinh đến nghĩa địa là cái khung chân dung một con người(Phùng Khắc Bắc). Cuộc sống là những khổ đau, cái chết là sự bất lực trước nỗi khổ đau đó, vì chết là hết, là buông xuôi. “Một mai chết hết hận thù- Mắt chầm chậm khép, tay từ từ xuôi(Hoàng Nhuận Cầm). Tiên cảm về cái chết là trạng thái bất ổn của con người khi đối diện với ngày mai, với tương lai, hay đó cũng chính là sự phản ánh trạng thái xã hội hiện tại với nhiều nỗi buồn. Nhà thơ đã phải tìm đến trú ngụ vào cái tôi, vào “Căn nhà ở đời của nó là nỗi buồn”, với “địa chỉ” mơ mộng xa xăm: “Địa chỉ buồn”, “Về chơi với cỏ”, “Nói với bóng mình trên vách(Hoàng Phủ Ngọc Tường), “Một mai(Hoàng Nhuận Cầm), Mơ xưa(Giáng Vân)…

Có thể thấy, buồn và cô đơn là âm hưởng chính trong đề tài đời tư. Thực tế, có cuộc trở về mổ xẻ mình nào lại không đau đớn? Đối diện với mình, con người phải thành thực với những khổ đau, mất mát, ngay cả với những cảm giác còn chưa định hình. Con người phải đối diện với cõi vô biên, những ám ảnh mang màu thân phận về thời gian và cái chết, những suy tư đó không phải là những suy tư trừu tượng, những triết lý đại ngôn mà là những suy tư xuất phát từ những cảm nhận rất riêng của trái tim nghệ sĩ đa cảm. Cũng cần nhận thức cô đơn cũng là một phần của quá trình sáng tạo. Sáng tạo đích thực không đồng nghĩa với sự ồn ào. Những cảm nhận, những suy tư trăn trở về cõi thế phải được lắng lọc trong cô đơn, trong cái giây phút một mình đối diện với trang giấy. Trong nỗi buồn và cô đơn, con người tìm thấy vẻ đẹp cao cả của tâm hồn. Tất nhiên, nếu sa đà và lạm dụng, thơ sẽ trở nên bi luỵ và mất định hướng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra nhiều cuộc tranh cãi trong giới văn nghệ sỹ khi đánh giá về thơ hậu chiến.

2.2.2. Tình yêu là chủ đề chính.

2.2.2.1. Sự hướng tới một tình yêu cá tính.

“Sự xuất hiện hàng loạt những tập thơ tình những năm gần đây là đòi hỏi bức thiết của con người trong đời sống riêng sau chiến tranh”(56- tr 103). Tình yêu và những cung bậc tình cảm phong phú, phức tạp của nó đã thu hút năng lực và tâm huyết sáng tạo của rất nhiều thi sĩ. Ở mỗi giai đoạn thơ ca khác nhau tình yêu lại được khám phá và thể hiện với một màu sắc khác.

Trước đây, do nhu cầu tinh thần của dân tộc trong chiến tranh, tình yêu không đựơc quan tâm đúng mức. Nếu có nói đến tình yêu thì cũng phải gắn liền với vấn đề dân tộc, nhân dân, tổ quốc. Trở về với cuộc sống thường hằng tình yêu trở thành một cõi niềm rất riêng tư với các dạng vẻ vĩnh cửu của nó: mất mát, tan vỡ, đau đớn, hoà hợp, day dứt, dự cảm…Cũng không giống tình yêu trong thơ mới lãng mạn vốn xa rời thực

tế nên quá nhiều mơ mộng, quá nhiều tưởng tượng và xem tình yêu là cứu cánh, con ngừời thời hậu chiến bước vào tình yêu tỉnh táo hơn nhiều. Thành thực đối diện với cuộc sống như chính bản thân nó đang tồn tại, nhà thơ chấp nhận đối diện với tình yêu trong mọi dạng thức của nó, kể cả cảm giác bị bỏ rơi, bị lãng quên, cả cái cảm giác không trọn vẹn của kẻ đến sau. Thản nhiên trước mọi biến suy của cuộc đời, coi đó là một tất yếu của sự tồn tại là một lựa chọn ứng xử độc đáo của con người trong thời điểm nhiều biến động và các chuẩn mực xã hội bị thay đổi hàng ngày.

Con người cá nhân tình yêu cứng cỏi và mạnh mẽ, đam mê mà không bi luỵ đựơc biểu hiện rất rõ trong những vần thơ đậm chất chiêm nghiệm. Thơ tình lãng mạn khá sầu não với không khí của lá úa, lệ rơi, phấn nhạt, hương bay, lá rụng, hoa thừa, rượu ế…, đau đớn trong tình yêu thì than khóc, bị thờ ơ lãnh đạm thì trách móc, giận hờn. Con người trong thơ hôm nay khi gặp trắc trở trong tình yêu thường quay trở về suy tư và tự vấn chính mình. “Giá em đừng sống hết lòng- Giá đừng yêu chẳng mơ mòng làm chi(Hồng Ngát). Giá mà ta biết dè dặt trước em- Ta biết dè dặt trước em thì chiều nay đã là mùa thu- Vợ chồng Ngâu đâu cần thuê người khóc mướn- Những cơn bão sẽ chỉ đến từ phía biển(Lương Ngọc An). Nhận ra những giới hạn, họ đồng thời dám chịu trách nhiệm trước sự “vượt ngưỡng” của mình. Tất nhiên, sự cười giễu mình không tránh khỏi cảm giác cay đắng xót xa: Lạ lùng thay giống đàn bà- “thương vay khóc mướn” khéo là vô duyên- Người đi vui bến vui thuyền- Để ta riêng một nỗi niềm đa đoan(Hồng Ngát). Cái đa cảm, say mê vốn là biểu hiện cho tính yêu thuần khiết giờ đây, trớ trêu thay, lại là nguồn gốc của những bất hạnh. Với cái nhìn duy lý, thấu hiểu được những nghịch lý của cuộc đời cũng như trong tình yêu, con người thu vào đối diện với chính mình, tự đau, tự gánh chịu. Con người trong cô đơn vẫn cứng cỏi, vần ước khát một chân trời: Ước gì cầm được cô đơn- Ném thia lia để hoá

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí