Bài viết Nhận diện thơ qua hệ thống thể tài của tác giả Bích Thu cũng đã cố gắng hệ thống thơ Việt Nam sau chiến tranh và đã chỉ ra các chủ đề chính như: “Cảm hứng sự thật về hiện thực và con người”,”Đi tìm bản thân, trở về với cái tôi, khẳng định cá tính”, “Tình yêu trong thơ”, “Cảm nhận thời gian, cái chết”, “Thế giới tâm linh”…(54).
Ngoài ra, một số bài viết của các tác giả như Nguyễn Văn Long, Vũ Văn Sỹ, Nguyễn Văn Hạnh, Hữu Thỉnh, Phong lê… cũng đưa ra những nhận xét ban đầu về nội dung trữ tình thế sự đời tư trong thơ sau chiến tranh: “Từ nửa sau những năm tám mươi- đột nhiên và mạnh mẽ, nội dung thơ trữ tình chuyển hướng nhanh chóng sang các chủ đề xã hội”(54- tr 103); “Từ nửa sau những năm 80 chất liệu thơ đã dần dần thay đổi. Bây giờ là lúc có thể nói đến cái tôi trong những sắc thái bình thường, tự nhiên hồn nhiên của nó, một cái tôi vẫn là trong cộng đồng nhưng không bị chen lấn hoặc chi phối đến mất cả đường biên riêng” (42- tr619); “Bên cạnh cảm hứng độc lập tự do của cộng đồng, bây giờ đã nổi lên những suy ngẫm về hạnh phúc, về số phận của tập thể và từng cá nhân trong cuộc sống hiện tại”(24- tr 248).
Các bài viết mang tính cảm nhận về các tác giả, tác phẩm thơ sau chiến tranh cũng xuất hiện khá nhiều trên các báo và tạp chí. Điều này tạo nên cái nhìn đa chiều về một thời kỳ thơ ca.
Khảo sát các công trình nghiên cứu thơ ca sau chiến tranh, chúng tôi thấy rằng cảm hứng thế sự đời tư là một đặc điểm của thơ ca giai đoạn này và nó có tính khu biệt làm thay đổi diện mạo thơ ca đương đại trong tiến trình thơ ca dân tộc. Tuy nhiên, nó chưa được tập trung nghiên cứu độc lập như một đặc điểm quan trọng nhất của thơ Việt Nam sau chiến tranh cho đến thời điểm này, bắt đầu có dấu hiệu từ khuynh hướng phi sử thi và là một trong những nguyên nhân góp phần chi phối sự hình thành của chủ nghĩa hiện đại sau này.
3. Nhiệm vụ của luận văn.
3.1. Xác định mối quan hệ đời sống xã hội đối với sự chuyển biến của thơ ca về nội dung cũng như hình thức.
Các khuynh hướng sử thi, khuynh hướng trở về với vấn đề nhân sinh thế sự, khuynh hướng chủ nghĩa hiện đại trong thơ ca 1975 đến nay đều có nguyên nhân xã hội. Tuy nhiên, mối quan hệ văn học- đời sống không phải mối quan hệ giản đơn, một chiều, và không phải bất cứ hiện tượng văn học nào cũng được lý giải từ nguyên nhân xã hội, mà văn học có những quy luật sáng tạo riêng của nó. Luận văn chú ý mô tả tình hình xã hội Việt Nam từ Đại hội ĐCS lần thứ VI với tư cách là một nhân tố tác động sâu sắc đến sự hình thành cảm hứng thế sự đời tư sau 1975- là đối tượng nghiên cứu của luận văn.. Luận văn cũng xây dựng các nguyên tắc có tính lý luận đối với sự chuyển biến của thời kỳ văn học như: Quan niệm thẩm mỹ, hệ thống hình tượng, đề tài…
3.2. Trình bày nội dung cảm hứng thế sự đời tư.
Xác định các luận điểm và đặc biệt tìm kiếm những đổi mới về nội dung cũng như hình thức cảm hứng thế sự đời tư ở cả phương diện đồng đại và lịch đại. Sự thức tỉnh nhu cầu cá nhân, sự quan tâm nhiều hơn đến con người trong tính cụ thể, cá biệt với những nhu cầu trong thời bình là bước chuyển tất yếu của ý thức xã hội. Nói khác đi, tinh thần dân chủ và cảm hứng nhân bản là những đặc điểm nổi bật của văn học thời kỳ đổi mới. Con người được mô tả trong tính đa dạng đa chiều của nó, yếu tố tâm linh đựơc thể hiện, các vấn đề xã hội được lật trở lại như vấn đề về người lính, về hạnh phúc, về lịch sử, chiến tranh…là những đặc điểm mang đậm tinh thần thời đại hôm nay.
Nhận diện cảm hứng thế sự đời tư trong thơ 1975-2000 với những đóng góp và hạn chế của nó một mặt luận văn muốn có định hướng khách quan trong đánh giá văn học thời kỳ này, mặt khác xác định vị trí thơ ca sau chiến tranh đang đứng ở đâu trong tiến trình thơ ca dân tộc.
Có thể bạn quan tâm!
- Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 1
- Đời Sống Xã Hội Những Năm Sau Đổi Mới( Đại Hội Đảng Vi. 1986) Và Sự Tồn Tại Của Hai Xu Hướng Thơ Ca: Xu Hướng Quay Về Thế Sự Đời Tư Và Xu
- Đổi Mới Còn Là Nhu Cầu Nội Tại Của Bản Thân Văn Học.
- Sự Lật Trở Các Giá Trị Hiện Thực, Con Người, Xã Hội.
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
3.3. Trình bày hình thức thể hiện thơ 1975-2000.
Xác định mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Những đổi mới về nội dung cảm hứng thế sự đời tư đã dẫn đến những thay đổi về hình thức so với truyền thống trên nhiều phương diện: thể loại, hình ảnh, ngôn ngữ…
4. Phương pháp và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Phương pháp thích hợp để giải quyết vấn đề luận văn là phân tích và quy nạp. Luận văn miêu tả, phân tích các nội dung của cảm hứng thế sự đời tư, quy nạp chúng từ các tác phẩm, xác định những lý do thuộc chức năng thẩm mỹ và chức năng xã hội của chúng trong các cấp độ chỉnh thể nghệ thuật.
Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp hệ thống, phương pháp so sánh, phương pháp cấu trúc, phương pháp loại hình... là những phương pháp nghiên cứu hiện đại với mong muốn nhận diện một giai đoạn văn học trong tính toàn diện của nó.
4.2. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..
Thơ Việt Nam sau chiến tranh được xác định từ mốc 1975 đến nay và vẫn trong thời kỳ lưu chuyển, có thể kéo dài về sau này, đến khi có một thời kỳ văn học mới với những yếu tố mới mẻ có thể thay đổi diện mạo của nó. Chúng tôi khu biệt từ 1975-2000 để có thể khảo sát và nghiên cứu đối tượng một cách tương đối ổn định, nhất là trong thời kỳ thơ ca chịu ảnh hưởng sâu sắc của kinh tế thị trường và được xuất bản một cách ồ ạt không thể kiểm soát.
Về nguyên tắc, phương pháp tiếp cận tác giả tác phẩm là bình đẳng. Tuy nhiên, luận văn chú trọng phân tích những tác giả, tác phẩm đã được rộng rãi độc giả biết đến, hoặc đã đựơc in nhiều lần qua các tập thơ.
5. Ý nghĩa và đóng góp của luận văn.
Thực hiện đề tài cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975- 2000, chúng tôi mong muốn đạt tới những đóng góp sau:
5.1 Về mặt lịch sử văn học: Tiếp cận thể tài thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 dưới cả góc độ nội dung và hình thức, nhìn nhận nó như là yếu tố quan trọng nhất mang nhiều thành tựu cách tân về nội dung cũng như hình thức của thơ ca sau chiến tranh. Đề tài không nằm ngoài mục đích nhận diện cái tôi trữ tình của một giai đoạn thơ, khả năng phản ánh tinh thần thời đại của nó thông qua mối quan hệ giữa văn học và đời sống, quan hệ giữa con người với thơ ca.
5.2. Về mặt lý luận văn học: Nghiên cứu cảm hứng thế sự đời tư trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức. Xem xét sự mở rộng chức năng xã hội- thẩm mỹ của các yếu tố phương thức, phương tiện thơ ca, như là sự tiến hoá của thể loại trữ tình.
5.3. Trong sự nghiệp đổi mới văn học hiện nay, luận văn góp phần đánh giá khách quan đối với một giai đoạn văn học, đặc biệt là khi mà thơ ca đang tìm kiếm một lối thể hiện mới, đang băn khoăn với câu hỏi như thế nào và thế nào là đổi mới. Con đường triển vọng nhất để hiện đại hoá thơ là phát huy được bản chất và chức năng đặc thù của thơ, thể hiện được tinh thần thời đại, và luôn giữ được mối dây đồng cảm giữa người viết với người đọc.
6. Cấu trúc của luận văn.
Tương ứng với những nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đựơc triển khai thành ba chương:
Chương 1 - Tình hình xã hội và sự đổi mới thơ.
Chương 2- Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-
2000.
Chương 3- Hình thức thể hiện cảm hứng thế sự đời tư trong thơ
Việt Nam 1975-2000.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG1
TÌNH HÌNH XÃ HỘI VÀ SỰ ĐỔI MỚI THƠ VIỆT NAM 1975-2000
1.1.Đời sống xã hội và đời sống thơ ca.
Sau chiến tranh, thơ Việt Nam chuyển biến khá phức tạp và hình thành nhiều xu hướng khác nhau. Theo cách hình dung mà giới nghiên cứu văn học đang chấp nhận, chúng tôi tạm chia sự phát triển của thơ đương đại làm hai chặng: Từ 1975-1985 và từ 1986 đến nay. Thực tế, sự phân chia này chỉ mang tính quy ước. Một số bài thơ theo tinh thần đổi mới của những năm 1986 trở lại đây đã xuất hiện trước đó như : Tản mạn thời tôi sống(Nguyễn Trọng Tạo), Đánh thức tiềm lực(Nguyễn Duy), Nói với con(Thạch Quỳ)…Tuy nhiên, những sáng tác theo xu hướng này vẫn chưa có mảnh đất thực sự để phát triển, và các tác giả của nó một thời gian dài bị đem ra phê phán, chỉ trích, thậm chí là kỷ luật…Những hiện tượng như vậy không hiếm trong văn chương khi mà sự đổi mới đã được
thực hiện như là nhu cầu tự nhiên của nghệ thuật nhưng lại phải chịu sự ràng buộc của quan niệm và thi pháp cũ.
1.1.1.Những chuyển biến của đời sống xã hội mười năm sau chiến tranh và một giai đoạn thơ ca.
Mười năm sau chiến tranh, xã hội Việt Nam có những chuyển biến quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn học, ở cả khía cạnh thuận chiều và không thuận chiều.
Sự kiện lịch sử có ý nghĩa trọng đại là chiến thắng mùa xuân năm 1975 của quân và dân ta trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược. Chiến thắng đã mở ra kỷ nguyên phát triển rực rỡ của dân tộc ta: Kỷ nguyên độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh thắng lợi và thành tựu, chúng ta gặp không ít những khó khăn. Vừa rút chân ra khỏi chiến hào của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ, chúng ta lại phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây Nam. Ở một số lĩnh vực, các nhân tố Tư bản chủ nghĩa và bọn thù địch luôn tìm cách quấy phá sự nghiệp Xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Đời sống kinh tế, văn hoá và an toàn xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Nguyên nhân của tình trạng trên, bên cạnh yếu tố khách quan còn do những khiếm khuyết, sai lầm của các cơ quan Đảng và nhà nước. Chúng ta bảo thủ, trì trệ không đánh giá đúng những thuận lợi và khó khăn của đất nước. Chúng ta duy trì quá lâu cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chậm thay đổi các chính sách, chế độ, kìm hãm sản xuất. Bao nhiêu điều phi lý đè nặng lên cuộc sống của nhân dân, đặc biệt công nhân viên chức và nông dân các vùng thiên tai địch hoạ vốn đã gặp vô vàn khó khăn. Đời sống xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực.
Trước những biến động phức tạp của đời sống xã hội, thơ ca giai đoạn này cũng có những dấu hiệu phân nhánh với nhiều màu sắc thẩm mỹ khác nhau.
Sau chiến tranh, thơ Việt Nam vẫn tiếp tục khuynh hướng sử thi. Những ký ức còn tươi nguyên về cuộc kháng chiến anh hùng và hy sinh vô bờ bến của nhân dân ta đã chi phối lên toàn bộ hệ thống thể loại, giọng điệu, đề tài, hình tượng…thơ ca những năm 1975-1985. Đặc biệt, sự phát triển mạnh mẽ của thể loại trường ca đã ghi lại dấu ấn khó quên của một thời điểm lịch sử. Hàng loạt trường ca ra đời: Những người đi tới biển, Những ngọn sóng mặt trời, Những nghĩa sĩ Cần Giuộc(Thanh Thảo); Đường tới thành phố, Sức bền của đất(Hữu Thỉnh); Campuchia hy vọng, Ba dan khát, Người vắt sữa bầu trời, Quê hương mặt trời vàng(Thu Bồn); Con đường của những vì sao(Nguyễn Trọng Tạo), Trường ca sư đoàn(Nguyễn Đức Mậu), Ngày hội của rạng đông(Võ Văn Trực); Đất nước hình tia chớp, Mặt trời trong lòng đất(Trần Mạnh Hảo)…đã khiến nhiều người kỳ vọng vào một thời đại trường ca trong tương lai nhưng trường ca chỉ thực sự phát triển trong giai đoạn mười năm sau chiến tranh, như một thể loại có tính lịch sử đặc biệt.
Với đặc trưng là một hình thức tự sự có vần, dung lượng phản ánh rộng lớn, tổng hợp hiện thực khách quan, “Sự phát triển của trường ca Việt Nam hiện đại chứng tỏ xu hướng thơ muốn vươn tới bao quát nhiều nội dung của cuộc sống hiện tại và quá khứ, của đất nước và con người sau một thời kỳ biến động lớn của lịch sử dân tộc”(56- tr.114). Mười năm sau chiến tranh, chúng ta đã có một độ lùi cần thiết để có thể thức nhận cuộc sống một cách tỉnh táo, toàn diện, cụ thể hơn, ở cả bề rộng và bề sâu, ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Có lẽ đây cũng là sự khắc phục những hạn chế của thơ ca trong giai đoạn kháng chiến. Trong chiến tranh, do những yêu cầu mang tính thời sự , quá tập trung đề cao vấn đề dân tộc Tổ quốc mà đôi khi chúng ta lãng quên những gì thuộc về cá nhân, về riêng tư.
Thời kỳ này các nhà thơ đều có mong muốn khái quát hình tượng về Tổ quốc, nhân dân, về chặng đường đi tới chiến thắng của dân tộc. Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh là con đường vượt qua gian khổ, là
“sẵn sàng giẫm lên nhiều thử thách”để tìm về ngọn lửa của niềm tin và lòng khát khao chiến thắng. Những người đi tới biển của Thanh Thảo cũng là cuộc hành trình nhiệt huyết và dữ dội của tuổi hai mươi vì tự do của nhân dân, của dân tộc. Trong cuộc hành trình ấy, chúng ta thấy hiện lên khuôn mặt đất nước vừa khái quát vừa cụ thể. Đất nước là sự góp mặt của nhân dân, của những người mẹ, người em, người chị…dịu dàng, bao dung, hiền hậu. Đất nước ấy cũng là “tôi”, “chúng tôi”, “lứa tuổi hai mươi trập trùng áo lính, xanh màu áo lính”, thế hệ có thể làm nên lịch sử. Tất cả góp mặt làm nên một đất nước vừa bình dị lại vừa hào hùng, vừa trầm tư sâu lắng lại vừa đắm say, mãnh liệt. Cái nhìn toàn diện đã bao quát được từ ý thức về dân tộc, nhân dân đến ý thức về thế hệ và hướng về ý thức cá nhân. Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân cho rằng ý thức về thế hệ trong trường ca chính là một nốt đệm của bước chuyển từ ý thức cộng đồng sang ý thức cá nhân.
Thể loại trường ca vẫn tiếp tục đặt các vấn đề về dân tộc, Tổ quốc lên hàng đầu. Trong mỗi tác phẩm vẫn khát cháy một ước vọng hoà bình, độc lập dân tộc và cảm hứng sử thi vẫn vang vọng trong những tấm gương hi sinh cao cả vì nhân dân, tổ quốc: Trùng điệp màu xanh là một tiếng trả lời- của nhân dân mẹ ơi, của nhân dân muôn đời không yên nghỉ(Thanh Thảo). Tuy nhiên, cách đặt vấn đề về hiện thực, lịch sử, con người đã có nhiều thay đổi.
Trước đây thơ ca chiến tranh thường được biểu hiện bằng cái nhìn lãng mạn hoá, lý tưởng hoá, giờ đây, với một khoảng cách về thời gian chúng ta có thể lắng lại để chiêm nghiệm về một thời đã qua. Bây gìơ là lúc thơ ca có thể nhìn nhận các vấn đề về cuộc sống một cách tỉnh táo, đầy dặn, cụ thể hơn, vươn tới những góc khuất, những miền kiêng kị trước đây chưa đề cập tới: hạnh phúc riêng tư, sự trả giá, nỗi niềm người vợ, người mẹ, người chị chờ đợi và hy sinh. Đây cũng được xem như điểm khác biệt giữa trường ca người Việt cổ và trường ca Việt Nam hiện