Sự Mở Rộng Phản Ánh Các Trạng Thái Xã Hội Trên Bình Diện Đạo Đức.

vào đó, cảm hứng thế sự thay thế cảm hứng cách mạng tạo nên cái nhìn đa diện trong các vấn đề con người, xã hội. Vấn đề về chiến tranh, người lính, nhân dân…trước kia xuất hiện nhiều trong thơ cách mạng và được nhìn nhận ở góc độ nhiệm vụ, cống hiến, anh hùng; giờ đây, dưới cái nhìn hiện thực và sự khám phá ở bề sâu lại mang những thông điệp về cuộc sống nhân tình thế thái đa đoan, phức tạp.

2.1.2. Sự mở rộng phản ánh các trạng thái xã hội trên bình diện đạo đức.

2.1.2.1. Thơ miêu tả các trạng thái xã hội hiện tại với những khiếm khuyết, băng hoại về môi trường nhân cách.

Đối diện với đời thường, nhà thơ nhận thức về nỗi đau có thực với những mất mát về con người, về tinh thần ngày càng thấm sâu. Nhiều nhà thơ nhận ra sự băng hoại của đạo đức xã hội, sự vong thân của các giá trị tinh thần. Tiếng cười mừng ngày chiến thắng cất lên chưa lâu thì ta phải đối mặt với bao nhiêu khó khăn chồng chất. Những khó khăn ấy không dễ gì lường trước được. Gương mặt nó khác xa với gương mặt khốc liệt của chiến tranh. Trong hoàn cảnh ấy, nhất là khi miếng cơm manh áo trở nên quá to tát, khi ham muốn danh vọng và tiền tài chia lấp phần nhân nghĩa thì nguy cơ phần con lấn át phần người là một nguy cơ có thật. Thơ ca đặc biệt lưu ý đến những hiện trạng vi phạm chuẩn mực của đời sống xã hội và chuẩn mực đạo đức của con người. Có thể nói, đạo đức thế sự là bình diện được quan tâm ngày càng nhiều, không chỉ trong thơ mà trong toàn bộ các thể loại văn học sau 1975.

Suy tư về cõi người, nhà thơ nhận ra một hiện thực phũ phàng: Người than thở vì mất mùa nhân nghĩa(Hữu Thỉnh). Nhân nghĩa là giá trị đẹp đẽ nhất tạo nên ý nghĩa đích thực của cuộc sống, thế mà cái đẹp ấy đang bị bào mòn, bị khinh bỉ. Câu thơ đã khái quát một cách hết sức cô đọng trạng thái tinh thần của một thời đại lịch sử có quá nhiều nỗi truân chuyên, một giai đoạn mà có lúc ta từng nhìn nhau ngơ ngác “cái đêm

hôm ấy đêm gì”, một giai đoạn mà người là ma, ma là người không phân biệt được. Nhiều nhà thơ không ngần ngại phô bày trong thơ tất cả cái sần sùi, thô ráp của đời thường: Làm sao được, rượu hoa thường ít- So với chia li, gian dối dập vùi(Hữu Thỉnh). Ngay cả sự xuống cấp của nhân cách con người cụ thể: Sự đời bác đến thế thì- Đã làm ông giáo còn đi buôn nhà(Trần Nhuận Minh).

Thơ mở ra nhiều tầng hiện thực, phía sau hiện thực cụ thể, những tình huống, sự việc cụ thể là một hiện thực được thức nhận, hiện thực được tư duy, hiện thực chỉ có thể khám phá nhờ cái mẫn cảm tinh tế của người nghệ sĩ. Vì thế, mỗi bài thơ bao giờ cũng thấp thoáng một bài học, một triết lý về lẽ biến suy của cuộc đời. Một hạt muối có thể mang một ẩn dụ về cuộc đời cay cực và nhiều thăng trầm “mặn nhạt”: Hạt cắn đôi cơ cực- Dưa cà kiếp rủi may- Bạc mồ hôi mủn áo- Ớt mặn dầm đắng cay…Ngẫm lẽ thường mặn nhạt- Muối biển đời trắng tinh( Nguyễn Đình Ân). Tư duy trên nền hiện thực, khám phá hiện thực ở nhiều góc độ, nhà thơ nhận ra rằng, cuộc đời có nhiều nghịch lý: Em đắm vào nhân thế- Muôn mặt đời dại khôn- Buồn cái còn mà mất- Vui cái mất lại còn( Phạm Đình Ân). Cuộc đời không giản đơn như nó đang hiện diện: Bay giữa hai tầng trời tôi chợt nhớ ra- Những câu chuyện của bà về ông trời, ông xanh cứu nhân độ thế- Là những chuyện hoang đường bà đã say sưa kể- Với niềm tin trọn đời vào- đất thấp trời cao( Võ Thanh An). Niềm tin của con ngưòi có lúc chỉ là điều hoang tưởng, bởi vì những gì mà chúng ta đang cảm nhận về cuộc đời này chỉ là sự giả dối. Đằng sau những lời tụng ca là hiện thực đắng cay: Cần lưu ý- lời nói thật thà có thể bị buộc tội- Lời nịnh hót dối lừa có thể được tuyên dương- Đạo đức giả có thể thành dịch tả- Lòng tốt lơ ngơ có thể lạc đường(Nguyễn Duy).

Nhưng dẫu rằng đã “biết” đã “nhận ra”, đã ý thức được rằng “ta biết buồn để biết lạc quan” thì trong thơ vẫn hiện ra một nỗi buồn dằng dặc. “Dạ thưa thầy, viên phấn trắng đã đổi màu- Ngày nay bảng đen có

nơi thay tấm phoóc ni ca màu trắng. Cuộc đời đã đổi thay, mỗi người cũng đã lựa chọn một kiểu ứng xử khác mình để sống: Dẫu biết rằng: “Một sự nhịn là chín sự lành- Dạ thưa thầy, con đã nhịn đến quên mình- Sao sự lành hiếm thế?(Võ Thanh An), nhưng dường như bất lực với cuộc đời bể dâu đa đoan đang hiện hữu.

Có nhiều câu hỏi xuất hiện trong thơ, có nghĩa là có nhiều hơn những nỗi buồn, nhiều hơn những nỗi bất lực, nhiều hơn những nỗi day dứt. Đưa thơ trở về với cái thường nhật, xoáy vào lòng người những lo âu, đặt ra những câu hỏi về lẽ sống, thơ sau chiến tranh đã chạm vào được luồng xiết của đời sống hiện đại. Nỗi nhức nhối ấy hằn vào thơ, kết thành niềm tê tái: Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi- Câu trả lời thật không dễ dàng chi(Nguyễn Trọng Tạo). Cái câu hỏi khó nhất, day dứt nhất hoá ra vẫn là câu hỏi về cách làm người sao cho tử tế. Bởi có lúc, những oái oăm nghịch cảnh xuất hiện ở nơi ta không ngờ nhất: Ta đâu có đề phòng từ phía những người yêu- Cây đổ về nơi không có vết dìu (Hữu Thỉnh). Những câu hỏi về tình người đang trở thành một nỗi day dứt của thời đại: Tôi hỏi người:- Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người:- Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người:- Người sống với nhau như thế nào?(Hỏi-Hữu Thỉnh).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

2.1.2.2. Sự tìm kiếm một đạo đức mang tính thời sự.

Phát triển bình diện thế sự đạo đức không phải để quay lại miêu tả các thói xấu và đức tốt của con người muôn thuở trong điều kiện mới, mà là tìm kiếm các chuẩn mực đạo đức, hành vi cho cuộc sống lao động hoà bình trong các chế độ mới, là sự tự ý thức về trạng thái xã hội để đấu tranh vượt lên, là sự tự khẳng định bộ mặt đạo đức của con người hôm nay. Điều này tạo nên tính đương đại, bộ mặt mới của thơ sau chiến tranh, có khả năng tác động trực tiếp đến tâm tư tình cảm của con người hiện nay.

Cảm hứng thế sự đời tư trong thơ Việt Nam 1975-2000 - 6

Khác với con người thuộc về giai cấp, dân tộc, con người thế sự đạo đức thường là đại diện cho một môi trường, một quan hệ xã hội, một kiểu ứng xử. Phía sau nỗi băn khoăn đau đớn về những giá trị tinh thần bị tha hoá trong xã hội hiện hữu, thơ ca vẫn nhằm tìm kiếm một giá trị đạo đức mang tính thời sự, một nghĩa vụ đối với nhân dân, một chỗ đứng của người nghệ sĩ, thể hiện một khát vọng về bình yên và hạnh phúc. Nhà nghiên cứu Mã Giang Lân khẳng định: “Thơ(sau chiến tranh- TTH) phê phán mà không phủ định, phê phán để khẳng định và hướng tới cái cao cả, muôn thuở của con người(39- tr 387).

Cái tôi nhà thơ giờ đây đứng vào vị trí con người đời thường để hiểu nỗi đau nhân thế. Số phận con người, số phận dân tộc ở cái thời “sau giông bão” được phản ánh trong thơ với nhiều nỗi xót thương ngậm ngùi. Những số phận nghèo khó, những kẻ lang thang, bần hàn, cơ nhỡ, những đứa trẻ mồ côi..trở thành tâm điểm của thơ: Những bàn chân băm bổ- Những bước chân tất tưởi- Lếch thếch gánh gồng- Xe bò lầm lũi- Những con người vất vưởng giữa con người- Sống dưới gầm cầu chung với loài dơi( Định Hải). Sống bụi như bao người rác bụi- Sớm nhặt ve chai, tối hát rong-Kiếp người như vậy mà bèo bọt- Dạt lúc sân chùa, lúc bến sông(Nguyễn Thái Sơn). Bên cạnh cái nghèo, nhà thơ xoáy sâu hơn vào cái cô đơn tội nghiệp của con người. Một bà lão ăn mày: Thân gầy mỏng áo quần nâu bụi đất- Gương mặt lấp sau mộ vành nón rách- Chiếc bị con lép kẹp cái bát không- lăn lóc bên bà có một hai đồng(Trịnh Bích Ba). Một thầy giáo già vì nghèo mà phải đi bán những cuốn sách mà mình từng yêu quý, những cuốn sách từng là biểu tượng cho tâm hồn thanh sạch của nghề giáo: Phút thầy trò vừa nhận ra nhau- Đôi tay trần tuột rơi chồng sách cũ- Giữa quán hàng bán mua lặng lẽ- Mười năm xa gặp lại hững hờ(Nguyễn Thái Vân).

Điều đáng quý của thơ hôm nay là tư duy thơ đã mở rộng đến việc xem xét tinh thần trách nhiệm, chuẩn mực hành vi của cá nhân trước vai

trò xã hội của mình. Thơ cất lên tiếng nói đầy tính nhân văn, thể hiện lòng yêu thương sâu sắc đối với số phận đồng loại. Thơ kêu gọi lòng trắc ẩn, thức tỉnh mọi người hãy yêu thương và có trách nhiệm với nhau hơn. Sáu tỉ người- Và những con số có gai- Chúng cứ chạm vào trái tim mẫn cảm- Với những ai không nghe- Những con số sẽ hoàn toàn im lặng- Ai vô tâm- Những con số kia chẳng hề có gai( Phi Tuyết Ba).

Trong cuộc hành trình đi tìm kiếm những giá trị xã hội tốt đẹp, thơ sau chiến tranh đã khám phá ra một hiện thực cay đắng- hiện thực sinh ra từ chính hạn chế của lịch sử- đó là mặt trái của kinh tế thị trường. Lối sống thực dụng, ích kỷ, vô tâm, tàn nhẫn, lạnh lùng là nguyên nhân dẫn đến những nỗi đau: Thời mở cửa các nhà khép kín với nhau hơn- Ít chạy sang xin lửa nhà hàng xóm- chỉ có các cửa hàng là mở rộng( Bùi Việt Phong). Cái mà chúng ta đang đánh mất chính là giá trị văn hoá tinh thần cao quý của dân tộc. Văn hoá làng quê cộng đồng, văn hoá trọng tình đang bị mai một đi bởi cơn lốc thị trường. Con người giờ đây chỉ còn là những cá nhân đơn lẻ, những số phận cô đơn không được sẻ chia.

Trong thơ trước kia cái đói nghèo chỉ là hoàn cảnh để con người xích lại gần nhau: Quê hương anh nước mặn đồng chua- Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá- Tôi với anh đôi người xa lạ- Tự phương tròi chẳng hẹn quen nhau(Chính Hữu). Đối với thơ sau chiến tranh, đói nghèo được phản ánh trong nhận thức cay đắng về sự tồn tại cơ cực trong cõi nhân gian, và mỗi người phải đấu tranh với hoàn cảnh đó để tồn tại như một con người có lương tri trong sạch trước những cám dỗ tầm thường. Con người sống quỳ, con người giã từ lý tưởng, giã từ tôn chỉ làm người trở thành nỗi nhức nhối trong thơ: từ bỏ cội nguồn, từ bỏ quê hương: Đứa liều thân vượt biển trốn đi- Nổi chìm nào biết tin già thực hư(Trần Nhuận Minh); từ bỏ gốc rễ nhân văn của con người :Con người tiếp tục ăn thịt nhiều loài và tàn phá môi trường sống mà bất cần tương lai của thế kệ kế tiếp- Tham vọng khiến họ loại trừ nhau- Ném bom xả đanh vào đồng

loại(Vi Thuỳ Linh). Thức nhận về thế giới hiện hữu, phản ánh về sự đổi thay của nó, thơ ca cũng đồng thời cảm nhận được sự bất ổn của thực tại. Mỗi bước đi của lịch sử, kể cả sự tiến bộ, bao giờ cũng kèm theo nỗi đau đớn, bao giờ cũng đi liền với với sự đánh mất một cái gì đó không lấy lại đựơc. Và cái mất lớn nhất mà nhân loại đang phải gánh chịu là mất nền tảng cội nguồn, mất niềm tin vào giá trị tốt đẹp của con người.

Trong thơ xuất hiện nhiều hơn trạng thái bất lực của con người. Nếu trong thơ cách mạng tình yêu và nỗi đau biến thành hành động: Đứa nào bắn anh đó- Đứa nào nhằm trúng anh- Khôn thiêng xin chỉ mặt- Gọi tên nó ra anh(Hoàng Lộc) thì sự sẻ chia trong thơ hiện đại chỉ là cảm giác: Nhận về nuôi giúp mẹ đứa em- Chữ nghĩa tôi không sàng thành gạo- Trong túi chỉ còn lạo xạo dăm bài thơ- Như đứa con bất hiếu tôi quay đi- Thôi đành nhận ánh tròn đen con mắt- Com mắt trẻ thơ trở thành con ong đất- Đào thịt chui vào ngực tôi( Nguyễn Duy). Nỗi đau nguyên sơ và trần trụi nhường kia- Nằm giữa phố giữa cuộc đời xuôi ngược- Tôi chỉ biết cúi đầu rồi lại bước- Chẳng biết kể làm sao- Chẳng nói được điều gì(Trịnh Bích Ba).

Sự bất lực khiến cảm giác về thực tại trở thành một cảm giác ám ảnh trong thơ. Không có quá khứ, không có tương lai, hiện tại bất ổn, đau khổ, day dứt, mất mát là trạng thái cuối cùng mà con người cảm nhận được, hay đúng hơn là sự ám ảnh thân phận. Thực tại trở thành thời khắc tích tụ của thời gian đa chiều, giống như sự quay vòng truyền kiếp của nỗi đau khổ: Mồ côi cha lên ba- Mười ba tuổi anh đánh giày ngoài phố- Ba mươi năm cầm súng- Mong xoá đi những bóng trẻ nhọc nhằn trên hè phố chiều đông- Ba mươi năm máu lửa- Giờ lại thấy em còng còng, cặm cụi, lau chùi – Người lính già oà khóc(Sau ba mươi năm). Nhà thơ tư duy trên cái nền thực tại về số phận của con người, số phận tổ quốc, rồi lại trở về thực tại trong trạng thái nguyên vẹn mà nó đang tồn tại, nhận ra rằng những nỗ lực “ba mươi năm cầm súng”, những ước vọng về cuộc sống tốt

đẹp hơn là một ảo tưởng, và chấp nhận là lời giải cuối cùng cho mọi ước mơ đã từng cất cánh, cho những trái tim đã từng da diết hát ca về tình yêu thương con người.

Nhận thức sâu sắc về thực tại xã hội không lãng mạn hoá, không lý tưởng hoá, ở bất cứ nơi đâu cũng “vang tiếng cơ hàn”, ở “xứ sở lắm ăn mày”, “lắm thần dân xa xứ”, ở xứ sở mà sau chiến tranh “khăn tang bay người chết trắng mái đầu”…khổ đau, nghèo đói lan tràn khắp nơi; thêm vào đó là trạng thái bất lực không lối thoát trước tình trạng xuống cấp của nhân cách, đạo đức đang trở nên phổ biến…tất cả dồn nén thành thực tại lo âu đầy bất ổn. Trạng thái này được Nguyễn Quang Thiều dựng lại rất có hồn trong cảm nhận về một làng quê nghèo đói, cay đắng, ao tù với bầu trời sắp bão giông oi nồng như cơn sốt, có cơn gió dại loang lổ, điên cuồng quần quật trong đêm trường, với ánh nắng chói gắt như mặt trời mùa hè, với tiếng chó sủa đầy ráo riết và man rợ.Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, mỗi hình ảnh thiên nhiên, những chi tiết nhỏ của cuộc sống đều có thể là một ám gợi nào đó về nỗi bất hạnh. “Chỉ một cây ngô cuối vụ khô gầy- Suốt đời buồn trong tiếng lá reo” đủ gợi lên một đời sương nắng của số phận mẹ. Và cũng chỉ bằng một tiếng điếu cày của làng quê khoan vào đêm, “khoan thủng nỗi buồn” ta cũng có thể hình dung quãng đời nặng trĩu của người cha bất hạnh. Ở bài thơ Những người đàn bà gánh nước sông, Nguyễn Quang Thiều tạo ra một không gian u tối, rờn rợn bất hạnh và nỗi buồn: Những người đàn bà xuống bến- Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra ra như móng chân gà mái; những búi tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt; một bàn tay của họ bám vào đòn gánh nhỏ chơi vơi, bàn tay kia bám vào mây trắng mây trắng; sông gục bờ lần đi. Đọc bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được cái mơ hồ về một dòng sông đời nhẫn nại và yên ả, vừa bao dung vừa nghiệt ngã trước khát vọng bình thường của những số phận. Tình trạng phổ biến của thực tại đắng cay không đơn thuần được phản ánh ở lớp

ngoài cụ thể, rõ ràng, thậm chí trần trụi mà đó còn là một hiện thực đau khổ nằm trong những dự cảm, những ám ảnh về số phận truyền kiếp của con người.

Trong những biến động cuộc đời đó, mặc dù ý thức sâu sắc về trách nhiệm, về lương tri người nghệ sỹ trong việc tìm kiếm một giá trị đạo đức mang tính thời sự, nhưng nhiều nhà thơ tự nhận thấy mình mất chỗ đứng và niềm tin. Tôi chẳng sợ cuộc chiến tranh trong hoà bình- Nhưng lòng tin- Tôi có lúc đói lòng tin(Thu Bồn). Niềm tin ơi, xin đừng như lá rụng trái mùa(Hoàng Trần Cương). Đây là dấu hiệu thường tình của thơ, khi mà thực tại có nhiều bất ổn. Nhưng vì quá suy tư về vấn đề này thơ ca nhiều khi trở nên vụn vặt tủn, mủn. Quá nặng về miêu tả chúng ta dễ quên đi tư tưởng của thơ. Chỉ dừng lại ở thực tại, thơ cũng sẽ tự thu hẹp đề tài, dễ lặp lại và dễ đi vào bế tắc. Cần có một tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, thoáng hơn để chắp cánh cho thơ, chắp cánh cho những ước mơ của con người. Cái cuối cùng của nghệ thuật bao giờ cũng là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống.

2.1.3. Trở về với các giá trị truyền thống.

2.1.3.1. Thiên nhiên, Mẹ, tuổi thơ và quê hương nguồn cội.

Trước sự đổ vỡ, băng hoại về môi trường nhân cách và trạng thái bất ổn triền miên của thực tại, con người có nhu cầu tìm đến những giá trị tinh thần vĩnh cửu với mong muốn xác lập niềm tin và khao khát trạng thái cân bằng của tinh thần.

Trở về với quá khứ nhưng không trốn đời, không thoát li thực tại. Thiên nhiên, Mẹ, tuổi thơ…là sự đánh thức con người trước sự lãng quên, và chua xót hơn là sự bất tín của con người trước những giá trị tinh thần tốt đẹp đã tồn tại bao đời. Do đó, thơ nhận thức lại những giá trị truyền thống là để kiếm tìm các giá trị nhân văn mới phục vụ cho nhu cầu tinh thần của con người hiện đại, khơi gợi trong mỗi con người lòng tin vào tình yêu sự sống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023