Sự Xuất Hiện Khuynh Hướng Văn Xuôi Viết Về Đề Tài Thế Sự - Đời Tư

mà quay lưng với thành tựu của văn xuôi cách mạng và ngược lại, không vì những khuôn khổ của tư duy nghệ thuật thời kỳ 1945-1975 “để bắt bẻ và hắt hủi những nỗ lực cách tân (thậm chí có khi cực đoan) của những cây bút mong muốn đổi mới nhiệt thành” [68]. Từ quan điểm đó có thể khẳng định: văn xuôi sau chiến tranh viết về chiến tranh là một mảng sáng tác có giá trị trong văn xuôi hậu chiến nói riêng và văn xuôi sau 1975 nói chung.

CHƯƠNG 3: SỰ XUẤT HIỆN KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI VIẾT VỀ ĐỀ TÀI THẾ SỰ - ĐỜI TƯ


3.1. Cảm hứng mới về đề tài thế sự - đời tư

“Chuyển hướng cách mạng bao giờ cũng đưa ra những xáo động trong xã hội, và văn học với tư cách là một hình thái ý thức xã hội tất nhiên trực tiếp chịu ảnh hưởng của những xáo động đó” [123,437]. Sau khi cuộc kháng chiến của dân tộc ta giành thắng lợi năm 1975, dân tộc ta đã hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc dân chủ, cả nước cùng thực hiện nhiệm vụ chiến lược là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Văn học không thể không hướng tới “con đường vẫn nhiều quanh co, khúc khuỷu, vẫn tiếp tục phải đấu tranh, động não, hy sinh, trăn trở”[35,74] ấy. Trong cái bối cảnh lịch sử của giai đoạn sau chiến tranh, với những hoàn cảnh, yêu cầu mới, từ cuối thập kỉ bảy mươi, đặc biệt từ đầu thập kỉ tám mươi trở đi, văn học đã bắt đầu chuyển sự quan tâm từ đề tài chiến tranh sang đề tài thế sự - đời tư, từ cảm hứng ngợi ca, khẳng định sang cảm hứng chiêm nghiệm, phê phán, lấy vấn đề của cuộc sống hàng ngày, con người bình thường làm đối tượng khám phá. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hai mảng đề tài này không phải lúc nào cũng rạch ròi, có những tác phẩm dung chứa cả hai đề tài: Thời xa vắng (Lê Lựu), Sao đổi ngôi (Chu Văn), Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành (Nguyễn Minh Châu), Chân dung một quản đốc (Nguyễn Hiểu Trường), Biển gọi (Hồ Phương), Hai người trở lại trung đoàn (Thái Bá Lợi), Gió từ miền cát (Xuân Thiều)… Điều đó thể hiện sự tự ý thức của các nhà văn trong xu hướng hòa nhập với hiện thực cuộc sống.

So với văn xuôi hậu chiến viết về đề tài chiến tranh, văn xuôi viết về đề tài thế sự - đời tư có nhiều đổi mới hơn về cả nội dung và nghệ thuật. Trở về với những vấn đề nhân sinh, thế sự, với cuộc đấu tranh hàng ngày, hàng giờ trong mỗi con người trước muôn vàn cám dỗ đời thường, trước những diễn biến và thực tại của cuộc sống với cả những bất cập sau chiến tranh, văn xuôi về đề tài thế sự - đời tư nổi bật cảm hứng phê phán và cảm hứng đạo đức. Đây chính là cảm hứng mới trong sự vận động của văn học thời hậu chiến để mở ra những đổi mới lớn hơn trong giai đoạn sau 1986 - giai đoạn đổi mới văn học.

3.1.1. Cảm hứng phê phán và những vấn đề thế sự lịch sử

Những năm cuối thập kỉ bảy mươi, đầu thập kỉ tám mươi, bên cạnh những trường ca tổng kết lịch sử và suy tư về đất nước, con người của Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Đức Mậu…. đã xuất hiện những tiếng “thơ đời thường” - sự chuyển hướng tư duy nghệ thuật rò nét trong thơ sau 1975 - từ “giọng cao” sang “giọng trầm” (Chế Lan Viên). “Thơ bây giờ không phải ở trên cao/Bay lượn màu mè như bóng thả” (Nguyễn Duy) mà “Ứa nghẹn những bức bách đời thường …” (Nhận xét của Nguyễn Thụy Kha về thơ Nguyễn Trọng Tạo). Không nhìn hiện thực bằng cái nhìn lý tưởng hóa, bằng giọng tụng ca, thơ đã nhìn sâu vào hiện thực đời thường, vào những ngổn ngang bề bộn của cuộc sống, những tâm sự muôn màu của con người. Tiếng thơ của Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy, Chế Lan Viên… là những đối thoại, tự vấn sâu sắc về hiện thực cuộc sống - “thể hiện một cách khá riết róng những mặt trái của đời sống, những thay đổi các thang bậc giá trị và không né tránh việc nói đến những bất công xã hội” “bằng cái nhìn tỉnh táo và giàu màu sắc chiêm nghiệm” [68].

“Đọc thơ tôi xin bạn chớ chau mày.

Bạn hãy quên đi vất vả những hàng ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Bao lo lắng đời thường từng làm tuổi xanh ta bạc tóc”

(Nguyễn Trọng Tạo - Tản mạn thời tôi sống)

Văn xuôi Việt Nam thời kỳ hậu chiến 1975-1985 - 14

“Xứ sở thông minh

sao thật lắm trẻ con thất học

lắm ngôi trường xơ xác đến tang thương Tuổi thơ oằn vai mồ hôi nước mắt

tuổi thơ còng lưng xuống chiếc bơm xe đạp tuổi thơ bay như lá ngã tư đường”

(Nguyễn Duy - Nhìn từ xa Tổ quốc)

Sau 1975, không phải chiến tranh, không phải những biến cố, sự kiện trọng đại..... mà là những ngày thường đã cháy lên trong văn học (Xuân Cang). Nếu nền văn học 1945-1975 được coi là văn học sử thi thì văn học sau 1975 nghiêng về văn học thế sự - khuynh hướng văn học khám phá, phân tích, lý giải những vấn đề nảy

sinh trong đời sống hàng ngày . Trong văn xuôi 1975 - 1985, các biến cố , sự kiệ n không cò n là trung tâm chú ý củ a cá c nhà văn , cuộ c số ng đờ i thườ ng vớ i tấ t cả cá c màu vẻ của nó đã được phản ánh qua lăng kí nh nghệ thuậ t củ a nhữ ng ngườ i cầ m bút. Những vấn đề trong đời sống sinh hoạt, sản xuất của con người đều được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Từ những vấn đề thế sự, nảy sinh trong văn xuôi xu hướng khám phá hiện thực quá khứ và nhu cầu nhận thức, thay đổi những bất cập trong đời sống hiện tại. Nhìn thẳng vào những ấu trĩ, sai lầm, những tiêu cực, trì trệ ngăn cản sự phát triển của xã hội, văn xuôi hậu chiến thể hiện cảm hứng phê phán sâu sắc. Đó cũng là xuất phát điểm cho văn xuôi thời kỳ đổi mới với cảm hứng phê phán, với khuynh hướng phản tư thể hiện mạnh mẽ, phong phú hơn.

3.1.1.1. Tái nhận thức về hiện thực quá khứ

Chiến tranh là một trong những hiện thực quá khứ cần được nhận thức đầy đủ và nghiêm túc. Trong lịch sử dân tộc, cái hiện thực ấy là hiện thực hào hùng, là những trang sử vàng chói lọi, là bản anh hùng ca cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Nhưng cái hiện thực ấy cũng chất chứa những khốc liệt, những điều kiện và yêu cầu khắc nghiệt… Bởi vậy, để thấy hết cái vẻ vang, cái hào hùng, cái vĩ đại của dân tộc thì cũng cần có sự nhìn nhận lại bằng cái nhìn nghiêm nhặt. Những vấn đề bức thiết đặt ra sau cuộc chiến là một trong muôn vàn khó khăn, thử thách của con người hậu chiến: sự hòa hợp dân tộc, xóa bỏ hận thù trong lòng những con người đã từng là thù địch, sự giáp mặt và cuộc chiến mới của con người trong đời sống sau chiến tranh (Miền cháy, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), sự trở về với cuộc sống đời thường của người lính (Thời xa vắng, Mùa lá rụng trong vườn...)...

Nhìn lại quá khứ, văn xuôi phát hiện những bi kịch cá nhân không hòa hợp với lịch sử, những con người là nạn nhân của hoàn cảnh. Quá khứ đã bào mòn nhân cách, biến người anh hùng thành nhân vật bi hài kịch, thành con người đánh mất chính bản thân mình... Cảm hứng phê phán hướng về thiết chế vô hình, áp lực của dư luận đã đè bẹp ý chí con người, về lối sống ươn hèn, yếm thế, luôn sống hộ ý định của người khác, về những ganh ghét, kèn cựa... vô tình đã giết chết con người vốn trong sáng và nhiều mơ ước...

Tiêu biểu cho khuynh hướng nhận thức lại hiện thực quá khứ là Thời xa vắng của Lê Lựu. Với cái nhìn thế sự, nhà văn đã phản ánh chân thực hình ảnh của người lính ở hai mả ng đờ i số ng: chiến tranh và hoà bình, với tất cả những vênh lệch của số phận, tình yêu, hạnh phúc. “Thời xa vắng gây chấn động dư luận không phải vì nó bao quát được cả hai giai đoạn lịch sử, kết hợp được nhiều đề tài… mà vì thông qua số phận bi kịch của nhân vật chính, nó khái quát được “sự ra đời đau đớn của cá nhân”, đặt được một câu hỏi nhân văn căng thẳng: Tại sao con người đánh mất mình?” [52, 220]. Xoay quanh bi kịch của Giang Minh Sài, Lê Lựu muốn người đọc suy ngẫm về những nguyên nhân dẫn đến bi kịch ấy. Nguyên nhân trực tiếp là sự hèn nhát, thiếu bản lĩnh của Sài. Anh không dám quyết định điều gì, không dám sống cho bản thân mình, đến lúc có quyền quyết định, lại vội vã, sai lầm. Cả cuộc đời Sài có thể gói gọn trong một câu nói đầy chua chát của chính anh: “nửa đời người phải yêu cái người khác yêu, nửa còn lại đi yêu cái mình không có” [24,331]. Bi kịch của Sài cũng là bi kịch của thời đại. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến những đau khổ của Sài còn là áp lực vô hình của thiết chế xã hội, của dư luận. Trước cái áp lực vô hình ấy, cá nhân mỗi con người - ở đây là Giang Minh Sài, đã không dễ dàng vượt qua. Và vì vậy, nó đè bẹp quyền sống cá nhân của con người. Sài đã trở thành nạn nhân bi đát của một thời: nhân danh tổ chức, nhân danh tập thể, bắt người khác phải sống theo ý mình. Sài không hoàn toàn yếu đuối và hèn nhát, anh cũng có những phản kháng nhưng mỗi lần phản kháng, Sài lại bị những áp lực của thiết chế xã hội trói buộc, khiến anh không thể sống như mình mong muốn. Vì vậy, tác phẩm khơi nguồn cho khuynh hướng phản tư trong văn học sau 1986, nhìn nhận về quá khứ để nhận ra những sai lầm ấu trĩ, những định kiến hẹp hòi… Mê lộ (Đỗ Chu), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Kháng), Mảnh đất lắm người nhiều ma (Nguyễn Khắc Trường)… là những sáng tác tiếp nối khuynh hướng ấy trong văn xuôi sau 1986. Với Thời xa vắng, Lê Lựu đã trở thành một trong những người tiền trạm cho văn học thời kỳ đổi mới.

Vừa trân trọng, vừa lạnh lùng phán xét quá khứ, tập truyện ngắn Gió từ miền cát là một kiểu tái nhận thức rất riêng của Xuân Thiều. Viết về tác động của cuộc

chiến tranh vào đời sống, tình cảm, số phận của con người hôm nay, Xuân Thiều hướng đến những ứng xử tốt đẹp hơn, cao thượng hơn. Nhìn lại những bồng bột, nông nổi trong tình yêu để có lối sống vị tha, bao dung (Gió từ miền cát), nhìn lại sự hy sinh của đồng đội để sống nhân hậu, nghĩa tình, không vụ lợi (Những nẻo đường khác nhau), nhìn lại sự thủy chung, trong sáng của tình yêu để sống không thực dụng (Khoảng cách tình cảm), nhìn lại lối sống xơ cứng, máy móc để được sống tự nhiên, giản dị như chính bản thân mình (Tháng ngày đã qua)… Truyện ngắn Tháng ngày đã qua là một lát cắt nhỏ về suy nghĩ, tình cảm của người lính trong và sau chiến tranh. Thể - nhân vật chính của truyện - là một cán bộ quân đội dũng cảm, thẳng thắn. Nhưng chính Thể đã tự tạo cho mình một vỏ bọc cứng nhắc đến cực đoan. Nguyên tắc đến mức dù nhớ vợ da diết nhưng cấm vợ ra thăm, dù mong ngóng gặp vợ nhưng viện cớ bận công tác để không gần vợ. Sự cứng nhắc đã làm anh thiếu cả niềm tin với người vợ thân thiết của mình. Chính Thể sau này đã nhận thấy mình sống “như một người bị phân tâm, một phần đời thực của mình, một phần của cái ma lực nào đó xúi bẩy, vừa xơ cứng, vừa hoài nghi” [30]. Để rồi sau bao nhiêu va vấp, mất mát, anh tự gặm nhấm nỗi day dứt của mình với người vợ đã khuất. Truyện ngắn như một lời nhắn nhủ về giá trị tự nhiên trong cuộc sống con người, hãy là chính mình để sống thật ý nghĩa.

Nhiều tác phẩm khác trong văn xuôi hậu chiến đều phản ánh nhu cầu tái nhận thức về hiện thực quá khứ. Những suy tư, cật vấn của ông An về trách nhiệm với quá khứ và hiện tại (Sống với thời gian hai chiều - Vũ Tú Nam), những day dứt, tự vấn của người họa sĩ (Bức tranh), Quỳ (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), người thủ thành (Dấu vết nghề nghiệp)… về những lỗi lầm trong quá khứ bằng cách này hay cách khác đều là những lời tự thú, sám hối về sự chưa hoàn thiện trong quá khứ và cũng là khát vọng tự hoàn thiện đẹp đẽ của họ. Giống như những day dứt khắc khoải trong độc thoại nội tâm của nhân vật Tư - một người lính trở về từ chiến tranh, vấp phải sự đối lập, mâu thuẫn gay gắt giữa hiện thực xã hội và ước mơ, lý tưởng (Miền hoang tưởng - Đào Nguyễn) - những dòng tự sự trong những lá thư, những suy tưởng với người yêu, những đối thoại tưởng tượng với

Chúa, đối thoại ngầm với người anh rể… không phải là những hoang tưởng lạc lòng mà chất chứa khao khát vươn tới cái đẹp, cái thiện của nhân vật.

Khai thác những diễn biến tâm lý phức tạp trong sâu thẳm tâm hồn con người, văn xuôi hậu chiến bắt đầu xuất hiện kiểu nhân vật tự nhận thức, tự phán xét, tự đối thoại, nhân vật phản tư… gắn với các chủ đề: thiện ác, sám hối, cô đơn… Có những quá trình nhận thức âm thầm mà quyết liệt để thấy được phần con và phần người trong bản thể (Bức tranh, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành), để phê phán phần đời đã qua của mình (Thời xa vắng, Dấu vết nghề nghiệp), có quá trình nhận thức để thấm thía nỗi cô đơn (Những bông bần ly, Hồi quang của mùa xuân, Mùa lá rụng trong vườn…), có quá trình nhận thức bằng cả cuộc đời để hiểu được một điều giản dị: “được sống như chính mình cũng chẳng dễ dàng gì” (Tháng ngày đã qua). Đó là khai mở cho hàng loạt môtip mới trong văn xuôi sau 1986: con người tự thú, cô đơn, con người tâm linh, con người tự nhiên…

Phê phán những lỗi lầm trong quá khứ để hướng tới sự hoàn thiện nhân cách trong mỗi con người - đó cũng là quy luật của nhận thức: tái nhận thức để có những nhận thức mới, có suy nghĩ và hành xử mới phù hợp với quá trình khám phá, nhận thức ấy. Văn xuôi hậu chiến đã bắt đầu vai trò của mình trong việc thực hiện quy luật ấy.

3.1.1.2. Nhận thức mới về những vấn đề hiện tại

Trước “hiện thực hòa bình cũng quyết liệt và gian khổ... đang còn nhiều khó khăn, thể nghiệm... những cũ, mới của cuộc sống xen nhau đầy rẫy phức tạp” [35,110], văn học không thể không đặt ra vấn đề nhận thức, phân tích những sai lầm, ấu trĩ, những lực lượng, thói quen đã lỗi thời trở thành vật cản trên bước đường phát triển của xã hội. Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn, Nguyễn Kiên, Nguyễn Hiểu Trường… là những nhà văn đã mang đến cho văn xuôi tư duy nghệ thuật năng động khi đã nhạy bén phát hiện những mảng hiện thực tươi mới, nóng bỏng. Cảm hứng phê phán thể hiện đậm nét khi nhà văn nhìn thẳng vào những vấn đề bức xúc trong xã hội; phê phán cái cũ, cái bảo thủ, trì trệ cũng là một cách tích cực để cổ vũ, biểu dương cái mới, cái tiến bộ.

Tiếp cận những mảng hiện thực gai góc một cách trực diện, dũng cảm, Nguyễn Mạnh Tuấn trở thành một nhà văn tiêu biểu của văn xuôi thập kỉ tám mươi với loạt tác phẩm khơi nguồn cho dòng văn học chống tiêu cực sau này. Những khoảng cách còn lại (1984), Đứng trước biển (1984), Cù lao Tràm (1985)... với những xung đột giữa con người và con người, giữa con người và cơ chế… đã chạm đúng vào điểm nóng của hiện thực, của mọi mối quan tâm. Tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn khiến người đọc cảm thấy có một mảng hiện thực đang ẩn náu bao lớp sóng ngầm, như chực nổ tung, vỡ òa ra không thể bưng bít được. Những bất ổn về cơ chế giống như những ung nhọt đang mưng mủ, như cơn “sốt vỡ da” (Bùi Hiển). Hiện thực ấy là “cuộc đấu tranh không nhân nhượng giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, nhiều khi đến mức quyết liệt và đau xót - nỗi đau dứt thịt để sinh hạ cuộc sống mới” [123,374].

Đó là cuộc đấu tranh gay gắt giữa lẽ phải (Năm Trà - Bí thư chi bộ xã Tân Phú) và cái ác, cái xấu (Tư Hoan - Bí thư Huyện ủy, Tư Khanh - Phó bí thư chi bộ và những kẻ cơ hội khác) vì sự tiến bộ, vì công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội còn đầy gian nan, vất vả, còn nhiều ấu trĩ, sai lầm ở nông thôn Nam Bộ trong Cù lao Tràm. Đó là công cuộc cải tổ đầy khó khăn thử thách của giám đốc Ba Đức trước hàng loạt vấn đề trì trệ của xí nghiệp Sao Mai: cơ chế quản lý kinh tế lạc hậu, cán bộ quản lý lộng quyền, yếu kém… trong Đứng trước biển. Đó cũng là cuộc đấu tranh dữ dội để dung hòa những xung đột, mâu thuẫn, để rút ngắn Những khoảng cách còn lại trong chính những người ruột thịt nhưng khác nhau về hệ ý thức, về chính kiến, suy nghĩ, tình cảm, nếp sống… Mỗi cuộc đấu tranh đều gay gắt, dữ dội và quyết liệt.

Bằng giọng văn nồng nhiệt đầy cảm xúc, ngôn ngữ chính luận và tư duy đối thoại, phản biện, Nguyễn Mạnh Tuấn đã phản ánh trực diện những mặt tối của hiện thực đang là rào cản xây dựng cuộc sống mới.

Khai thác hiện thực nông thôn những năm trước đổi mới, Nguyễn Mạnh Tuấn đã nhìn thấy thực trạng yếu kém của kinh tế nông nghiệp thuần túy, đời sống xã hội còn nghèo nàn lạc hậu, mạng lưới cán bộ thiếu trầm trọng, cán bộ yếu về cả trình độ văn hóa lẫn chính trị… “Mọi đường lối chính sách đều được thực hiện

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022