Hiệu Lực Của Giao Dịch Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá

Bộ Tài chính quy định) được quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật chứng khoán năm 2006 (đã được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2010);

đ) Trái phiếu doanh nghiệp được quy định tại Điều 2 của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ về “Phát hành trái phiếu doanh nghiệp”… [37]

Theo thực tế quy định, với giấy tờ có giá, pháp luật thừa nhận việc sử dụng biện pháp cầm cố. Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

3. Trong trường hợp nhận cầm cố giấy tờ có giá thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố đối với giấy tờ có giá đó.

Trong trường hợp người phát hành giấy tờ có giá hoặc Trung tâm lưu ký chứng khoán vi phạm cam kết đảm bảo quyền giám sát của bên nhận cầm cố mà gây thiệt hại cho bên nhận cầm cố thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trong trường hợp tài sản cầm cố là các loại chứng khoán thuộc đối tượng phải đăng ký, lưu ký chứng khoán thì việc đăng ký cầm cố tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm và việc đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán. [13, Điều 19]

Thực tế, trong giao dịch cho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam giữa Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng, nếu tài sản là giấy tờ có giá thì pháp luật cũng thừa nhận áp dụng biện pháp cầm cố. Khoản 2, Điều 2 về “Giải thích từ

ngữ”, Thông tư số 17/2011/TT-NHNN ngày 18-8-2011 của Ngân hàng Nhà nước quy định về cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức tín dụng quy định như sau:

2. Cầm cố giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước nắm giữ bản gốc giấy tờ có giá hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng chuyển khoản giấy tờ có giá vào tài khoản của Ngân hàng Nhà nước mở tại Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho một hay nhiều khoản vay cầm cố của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước. [18, khoản 2, Điều 2]

Xét về bản chất, với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tài sản thực tế mà các bên hướng đến là giá trị vật chất đã cụ thể hóa hoặc chưa cụ thể hóa; nhưng giá trị vật chất này không được các bên chuyển giao cho nhau một cách trực tiếp mà thực tế chỉ chuyển giao cho nhau “bằng chứng” xác định giá trị vật chất này mà thôi.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Ví dụ như trường hợp cầm cố giấy tờ có giá là cổ phiếu, với cách hiểu thông thường, theo quy định tại khoản 1, Điều 85 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2005 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên.” [30, khoản 1, Điều 85]

Hay theo quy định tại khoản 1, Điều 120 về “Cổ phiếu”, Luật Doanh nghiệp năm 2014 thì: “Cổ phiếu là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó[37, khoản 1, Điều 120]

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 6

Theo đó, cổ phiếu sẽ thể hiện quyền sở hữu của cổ đông đối với một phần tài sản của công ty cổ phần. Theo cách hiểu bản chất như đã nêu, nếu tổ chức tín dụng nhận cầm cố cổ phiếu do một công ty cổ phần nào đó phát hành, thì tổ chức tín dụng đó đã nhận cầm cố một phần tài sản của công ty cổ phần đó. Đương nhiên, phần tài sản này chưa thể chuyển giao một cách trực quan, nên bên cầm cố sẽ chỉ có thể chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố “bằng

chứng” về quyền sở hữu này của mình; nhưng trong trường hợp này, tài sản cầm cố là loại chứng khoán vốn nên về bản chất đã hình thành trên thực tế.

Đối với trường hợp cầm cố trái phiếu, do là loại chứng khoán nợ, nên thông thường giá trị vật chất mà các bên hướng tới sẽ chưa được hình thành toàn bộ trên thực tế. Ở góc độ nào đó, có thể hiểu các bên đang hướng đến một quyền thụ hưởng khoản vật chất nhất định từ nghĩa vụ thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu. Đây là điểm khác biệt với trường hợp cầm cố chứng khoán vốn.

Theo từng cơ sở phân loại giấy tờ có giá, ta sẽ có những góc nhìn đa dạng về cách đánh giá, so sánh bản chất pháp lý của giao dịch cầm cố loại tài sản này; nhưng đa phần với giao dịch cầm cố giấy tờ có giá, tương tự như trường hợp cầm cố thẻ tiết kiệm, các bên không chuyển giao một tài sản vật chất cụ thể (tương ứng với giá trị của giấy tờ có giá) cho nhau mà chuyển giao “bằng chứng” về quyền sở hữu giá trị vật chất.

Đối với tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu, dưới góc độ hoạt động bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng, không phải mọi loại cổ phần, cổ phiếu đều có thể nhận bảo đảm. Khoản 5 và 6, Điều 126 về “Những trường hợp không được cấp tín dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định 2 trường hợp tổ chức tín dụng không được nhận bảo đảm đối với cổ phần, cổ phiếu như sau:

- Không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng hoặc công ty con của tổ chức tín dụng.

- Theo đó, tổ chức tín dụng không được nhận cầm cố đối với cổ phiếu do chính tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng phát hành.

Theo quy định tại khoản 30, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng, công ty con của tổ chức tín dụng được xác định thuộc một trong các trường hợp sau:

+ Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc trên 50% vốn cổ phần có quyền biểu quyết;

+ Tổ chức tín dụng có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty con;

+ Tổ chức tín dụng có quyền sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty con;

+ Tổ chức tín dụng và người có liên quan của tổ chức tín dụng trực tiếp hay gián tiếp kiểm soát việc thông qua nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của công ty con.

- Không được cho vay để góp vốn vào một tổ chức tín dụng khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

Trường hợp này nhằm hạn chế rủi ro có thể dẫn tới việc sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng mà trong trường hợp cho vay với mục đích góp vốn vào tổ chức tín dụng khác, pháp luật cấm sử dụng tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu của chính tổ chức tín dụng nhận vốn góp.

Các tổ chức tín dụng có thể tự quy định những trường hợp không được nhận cầm cố cổ phần, cổ phiếu khác theo thực tế hoạt động của mình.

2.2.2.2. Hiệu lực của giao dịch cầm cố giấy tờ có giá

- Trong trường hợp thông thường:

Giao dịch cầm cố giấy tờ có giá đa phần đều có hiệu lực từ thời điểm tài sản cầm cố được chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố theo quy định chung về hiệu lực giao dịch cầm cố, theo quy định tại Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 và điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm như đã nêu.

Vấn đề cần xác định thêm ở đây là thời điểm nào thì được xác định là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố. Với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá dưới dạng chứng chỉ, thì thời điểm các bên bàn giao cho nhau tờ chứng chỉ là thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố.

Nhưng trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá dưới dạng bút toán ghi sổ thì xác định thời điểm chuyển giao tài sản cầm cố là không hề dễ dàng.

- Trong trường hợp đặc biệt:

Ví dụ như trong trường hợp nhận cầm cố tài sản là chứng khoán đã được lưu ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD).

Chứng khoán được lưu ký tại VSD theo nguyên tắc lưu ký chứng khoán tại Điều 21 về “Nguyên tắc lưu ký chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ- BTC ngày 22-10-2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về Ban hành Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 43/2010/TT-BTC ngày 25-3-2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung sửa đổi Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán kèm theo Quyết định 87/2007/QĐ-BTC:

1. Việc lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD được thực hiện theo nguyên tắc: khách hàng lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký và thành viên lưu ký tái lưu ký chứng khoán của khách hàng tại VSD. [1, Điều 21]

Giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký phải được đăng ký tại VSD theo quy định tại khoản 1, Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC:

1. Việc cầm cố chứng khoán lưu ký tập trung tại TTLKCK thực hiện căn cứ vào hợp đồng cầm cố và phải được đăng ký giao dịch tại TTLKCK theo các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký giao dịch bảo đảm. [1, khoản 1, Điều 31]

Cũng theo quy định tại khoản 4, Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC, giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký chỉ có hiệu lực từ thời điểm VSD thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố. Cụ thể:

4. Việc cầm cố chứng khoán chỉ có hiệu lực sau khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố. [1, khoản 4, Điều 31]

Ở đây, có thể hiểu việc ghi nhận này của VSD về bản chất chính là ghi nhận phong tỏa tài sản cầm cố là chứng khoán lưu ký, số chứng khoán này không được tự do chuyển nhượng.

Theo quy định tại khoản 3, Điều 31 về “Cầm cố, giải toả chứng khoán cầm cố”, Quy chế Hoạt động lưu ký chứng khoán Ban hành kèm theo Quyết định số 38/QĐ-VSD ngày 25-4-2012 của Tổng Giám đốc Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thì: Việc xác nhận chứng khoán cầm cố chỉ được thực hiện tại VSD đối với trường hợp bên nhận cầm cố là các tổ chức tín dụng được thừa nhận theo quy định hiện hành. [25, khoản 3, Điều 31]; tức là VSD chỉ thực hiện việc xác nhận đăng ký cầm cố chứng khoán (đăng ký giao dịch bảo đảm) với giao dịch mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng.

Với quy định này của VSD cùng thực tế với quy định tại Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC thì có thể hiểu đối với tài sản là chứng khoán lưu ký thì chỉ được phép cầm cố cho tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp.

Hiện tại, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC đã bị thay thế bởi Thông tư số 05/2015/TT-BTC ngày 15-01-2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán. Thông tư số 05/2015/TT-BTC không quy định trực tiếp về hiệu lực của giao dịch cầm cố chứng khoán như tại Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC; liên quan đến việc phong toả, giải toả chứng khoản cầm cố, Thông tư số 05/2015/TT-BTC quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 33 về “Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán” như sau:

2. Phong tỏa, giải tỏa chứng khoán của nhà đầu tư, thành viên lưu ký, tổ chức mở tài khoản trực tiếp:

...

Trường hợp nhà đầu tư sử dụng chứng khoán của mình làm tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng, thành viên lưu ký nơi nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký chứng khoán có trách nhiệm phong tỏa, giải tỏa chứng khoán trên tài khoản chứng khoán cầm cố của khách hàng, đồng thời gửi hồ sơ đề nghị

phong tỏa, giải tỏa chứng khoán cầm cố cho VSD để hạch toán tương ứng tại VSD. [5, khoản 2, Điều 33]

Theo đó thì có thể xác định đối với giao dịch cầm cố chứng khoán giữa khách hàng của công ty chứng khoán và tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán (thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam) có nghĩa vụ thực hiện thủ tục thông báo, gửi hồ sơ về giao dịch cầm cố tới Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam để hạch toán ghi nhận chứng khoán cầm cố từ tài khoản giao dịch của khách hàng sang tài khoản cầm cố.

Trong trường hợp này, để xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố dựa trên thời điểm chuyển giao tài sản cũng không phải là điều dễ dàng; buộc hai bên trong hợp đồng cầm cố tài sản phải thoả thuận xác định rõ thời điểm này.

2.2.2.3. Xử lý tài sản cầm cố

- Trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá không ghi danh:

Đặc tính của giấy tờ có giá không ghi danh là việc chủ thể có quyền thụ hưởng lợi ích vật chất là người nắm giữ giấy tờ có giá. Do vậy, nếu nhận cầm cố loại giấy tờ có giá này, tổ chức tín dụng sẽ có những thuận lợi trong việc xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ vay. Tổ chức tín dụng có thể chủ động lựa chọn phương thức xử lý là bán, nhận chính tài sản cầm cố để thay cho nghĩa vụ trả nợ hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

- Trường hợp tài sản cầm cố là giấy tờ có giá ghi danh:

Tương tự như những dạng động sản phải đăng ký sở hữu, việc xử lý tài sản cầm cố là giấy tờ có giá ghi danh thông thường phải thông qua một giao dịch dân sự (thường là giao dịch chuyển nhượng, mua bán) để xác lập cơ sở chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá, từ sự chuyển giao sở hữu này mà tổ chức tín dụng nhận cầm cố có thể thu hồi nợ vay. Theo cam kết, thỏa thuận của các bên tại giao dịch này, tổ chức phát hành sẽ tiến hành việc ghi nhận quyền sở hữu của bên nhận chuyển giao (nhận chuyển nhượng) đối với tài sản là giấy tờ có giá này.

- Trường hợp tài sản cầm cố là chứng khoán lưu ký:

Với chứng khoán lưu ký, các giao dịch của chủ sở hữu chứng khoán đều được thực hiện thông phương thức giao dịch qua sàn giao dịch chung, mà trong đó, VSD đóng vai trò là tổ chức tiếp nhận và ghi nhận cuối cùng của giao dịch chứng khoán; đây là chức năng bù trừ và thanh toán của VSD.

Để thực hiện bù trừ và thanh toán giao dịch, toàn bộ dữ liệu về kết quả giao dịch chứng khoán của các Sở giao dịch chứng khoán được chuyển sang VSD sau khi kết thúc phiên giao dịch. Việc bù trừ tiền thanh toán chứng khoán được thực hiện cho từng thành viên theo từng thị trường. Đối với các giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu công ty niêm yết và đăng ký giao dịch trên các Sở giao dịch chứng khoán, tiền thanh toán giao dịch của thành viên sẽ được chuyển giao trên cơ sở VSD bù trừ chung giữa số tiền được nhận và số tiền phải trả cho các giao dịch có cùng thời gian, phương thức thanh toán tại các Sở giao dịch chứng khoán. [39]

Với vai trò như vậy, việc xử lý tài sản cầm cố trong trường hợp này cũng phải tuân thủ những quy định nhất định theo yêu cầu của VSD. Thông thường việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán niêm yết sẽ được thực hiện bằng 02 phương thức: Qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán và Không qua hệ thống giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán.

Trong trường hợp xử lý tài sản cầm cố bằng giao dịch mua bán chứng khoán qua hệ thống giao dịch chứng khaosn tại Sở giao dịch chứng khoán, tại hợp đồng cầm cố chứng khoán, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thường yêu cầu xác nhận (hoặc có thể là cam kết) của các công ty chứng khoán nơi bên cầm cố mở tài khoản giao dịch chứng khoán về việc phong tỏa chứng khoán cầm cố và việc thực hiện yêu cầu bán chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ của tổ chức tín dụng nhận cầm cố. Đồng thời, tại hợp đồng cầm cố, bên cầm cố cũng cam kết và ủy quyền cho công ty chứng khoán được thay mình đặt lệnh bán chứng khoán

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023