Rủi Ro Xác Định Hiệu Lực Khi Cầm Cố Giấy Tờ Có Giá

Nhưng điều cần thiết vẫn là bổ sung quy định về nghĩa vụ thanh toán khoản khoản tiền cấp tín dụng của tổ chức phát hành thẻ tiết kiệm trong trường hợp khách hàng gửi tiền sử dụng thẻ tiết kiệm để làm tài sản bảo đảm bảo đảm cho khoản vay tại tổ chức tín dụng khác và tổ chức tín dụng nhận cầm cố có yêu cầu xử lý tài sản cầm cố. Điều này sẽ tăng cường tính pháp lý đối với cam kết của tổ chức phát hành thẻ tiết kiệm đối với việc xử lý tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố.

Đối với dạng rủi ro tranh chấp về điều kiện xử lý tài sản cầm cố, để tăng cường tính chủ động của tổ chức tín dụng, trong hợp đồng bảo đảm, xem xét đưa thêm căn cứ pháp lý là theo xác định của bên nhận cầm cố mà bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận cầm cố có quyền xử lý tài sản cầm cố.

3.1.2. Cầm cố vận đơn

3.1.2.1. Một số trường hợp rủi ro

Mặc dù quy định của pháp luật về cầm cố vận đơn là khá rõ ràng, nhưng thực tế, không hay gặp trường hợp các tổ chức tín dụng sử dụng giao dịch cầm cố vận đơn để bảo đảm cho khoản vay của khách hàng.

Các tổ chức tín dụng sẽ xem xét, đánh giá để sử dụng biện pháp bảo đảm khác phổ biến hơn, gắn trực tiếp với hàng hoá hơn như cầm cố hàng hoá hay thế chấp hàng hoá (kho hàng, hàng tồn kho luân chuyển,…).

Nếu xác lập giao dịch cầm cố vận đơn, tổ chức tín dụng buộc phải chấp nhận việc chỉ có thể nhận biết được hàng hoá (vốn là đối tượng cốt lõi trong giao dịch cầm cố vận đơn) thông qua thông tin vận đơn và bộ chứng từ đi kèm. Rủi ro đến với tổ chức tín dụng đa phần sẽ xoay quanh tính chất đặc thù này. Có thể liệt kê một số trường hợp rui ro như:

- Hàng hoá không đúng tính chất, không phù hợp với giá trị định giá.

Do không thể trực tiếp thẩm tra, thẩm định hàng hoá trước thời điểm xác lập giao dịch, chỉ thu thập, đánh giá thông tin về hàng hoá thông qua vận đơn

cùng bộ chứng từ, nên tổ chức tín dụng gặp rủi ro rất lớn nếu thực tế hàng hoá không như kỳ vọng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, có thể do yếu tố chủ quan lẫn khách quan.

- Hàng hoá bị mất mát, thiệt hại.

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 11

Rủi ro này ảnh hưởng trực tiếp tới giá trị tài sản trong giao dịch cầm cố. Đây là dạng rủi ro lớn khi tổ chức tín dụng không chủ động, định dạng, quản lý được tài sản. Do nhiều nguyên nhân mà hàng hoá trên vận đơn có thể bị mất mát, thiệt hại.

Nguyên nhân có thể đến từ những yếu tố khách quan, chủ quan trong quá trình vận chuyển hàng hoá hay quá trình bốc xếp, bảo quản hàng hoá chờ bàn giao,…

- Hàng hoá bị cầm giữ, bị xử lý.

Rủi ro này liên quan tới quyền của bên vận chuyển đối với hàng hoá được vận chuyển. Trong một số trường hợp, người vận chuyển có quyền lưu giữ hàng hoá hoặc thậm chí xử lý bán đấu giá hàng hoá.

Khoản 4, Điều 94 về “Xử lý hàng hoá bị lưu giữ”, Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định:

4. Trong thời hạn sáu mươi ngày, kể từ ngày tàu biển đến cảng trả hàng, nếu không có người nhận số hàng gửi hoặc người nhận hàng không thanh toán hết các khoản nợ hoặc không đưa ra bảo đảm cần thiết thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá số hàng đó để trừ nợ; nếu là hàng hoá mau hỏng hoặc việc gửi là quá tốn kém so với giá trị thực tế của hàng hoá thì người vận chuyển có quyền bán đấu giá trước thời hạn đó. [33, khoản 4, Điều 94]

Bên cạnh đó, trong trường hợp bên có quyền nhận hàng hoá trên vận đơn (hay chính là bên cầm cố vận đơn) có thoả thuận về việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên vận chuyển tương ứng với quyền nhận hàng hoá của mình, nhưng vì lý

do nào đó đã không thực hiện đầy đủ đối với bên vận chuyển tại thời điểm giao hàng, thì bên vận chuyển thực hiện quyền cầm giữ hàng hoá.

Khoản 1, Điều 416 về “Cầm giữ tài sản trong hợp đồng song vụ”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “1. Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận.” [30, khoản 1, Điều 416]

Trường hợp này, nếu hàng hoá là loại có thời hạn sử dụng hoặc có giá trị sử dụng đặc thù, mà nếu không cung cấp đúng thời điểm thì không có giá trị sử dụng, thì việc bị cầm giữ ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới giá trị hàng hoá; qua đó ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

- Hàng hoá trên vận đơn được sử dụng làm đối tượng của một giao dịch bảo đảm khác:

Mặc dù về bản chất, tổ chức tín dụng nhận cầm cố vận đơn sẽ hướng tới quyền đối với hàng hoá được ghi nhận trên vận đơn. Nhưng do việc chỉ nhận chuyển giao tờ vận đơn, trong khi hàng hoá chưa thể định hình, quản lý, nên không loại trừ trường hợp, những hàng hoá này lại được sử dụng để bảo đảm cho cho một bên nhận bảo đảm khác, theo một dạng giao dịch bảo đảm khác (ví dụ thế chấp hàng hoá hình thành trong tương lai,…).

3.1.2.2. Giải pháp

Nhưng rủi ro kể trên đều là những rủi ro mang tính đặc thù của giao dịch cầm cố vận đơn.

Mặc dù hiếm khi được áp dụng, nhưng các tổ chức tín dụng cũng cần có cái nhìn khách quan và tổng quát về giao dịch này.

Để hạn chế rủi ro, tổ chức tín dụng cần đặc biệt lưu ý giai đoạn thu thập thông tin, đánh giá, định giá hàng hoá trên vận đơn. Đồng thời, yêu cầu bên cầm cố (hoặc bên khác) mua bảo hiểm đầy đủ đối với hàng hoá trên vận đơn; trong hợp đồng bảo hiểm, cần xác định rõ bên thụ hưởng là tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng cũng cần đặc biệt lưu ý về nghĩa vụ của bên cầm cố đối với bên vận chuyển, các bên khác có liên quan; điều này sẽ giúp tổ chức tín nhận định được đầy đủ hơn về rủi ro đối với hàng hoá trên vận đơn nếu bên cầm cố không thực hiện đúng nghĩa vụ đối với bên vận chuyển, các bên khác có liên quan.

Nhằm hạn chế tối đa trường hợp nhận cầm cố vận đơn nhưng hàng hoá đã được sử dụng để bảo đảm trong một giao dịch bảo đảm khác, tổ chức tín dụng nhận cầm cố vận đơn cần đặc biệt lưu ý quá trình xác minh, làm rõ hiện trạng tín dụng, bảo đảm của bên bảo đảm. Đồng thời ràng buộc cao trách nhiệm của bên bảo đảm, mặt khác cần theo dõi sát hiện trạng hàng hoá để bảo đảm thực hiện được quyền đối với hàng hoá trên vận đơn của mình.

3.1.3. Cầm cố giấy tờ có giá

3.1.3.1. Rủi ro xác định hiệu lực khi cầm cố giấy tờ có giá

Rủi ro này đến với cả hai bên tham gia giao dịch cầm cố giấy tờ có giá và xuất phát chính từ bất cập trong các quy phạm pháp luật thực định của Việt Nam về biện pháp cầm cố tài sản.

Như đã nêu, thì hiện tại, pháp luật quy định giao dịch cầm cố có hiệu lực từ thời điểm tài sản được chuyển giao từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố (Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm). Việc chuyển giao theo khái niệm pháp lý về giao dịch cầm cố đang được hiểu và giải thích theo hướng là sự chuyển giao tài sản một cách vật lý, bên nhận cầm cố sẽ trực tiếp cầm nắm, quản lý, chi phối, kiểm soát tài sản.

Với thực tế câu chữ cũng như định hướng hiểu và giải thích này, nếu tài sản cầm cố là một số loại tài sản đặc thù sẽ rất khó lý giải về việc chuyển giao, từ đó gây khó khăn trong việc xác định thời điểm có hiệu lực của giao dịch.

Ví dụ đối với tài sản cầm cố là cổ phần trong trường hợp tổ chức phát hành quản lý cổ phần đang lưu hành dưới dạng bút toán ghi sổ hoặc bút toán điện tử, chứ không quản lý dưới dạng chứng chỉ (cổ phiếu), thì thực tế các bên cũng có thể sẽ không chuyển giao cho nhau bất kỳ thứ gì, khi đó việc xác định

hiệu lực giao dịch cầm cố này sẽ là không dễ dàng. Các bên có thể lựa chọn giải pháp thoả thuận cụ thể về thời điểm có hiệu lực, nhưng xét về mặt pháp lý, thoả thuận này của hai bên cũng không có cơ sở pháp lý vì các quy định của pháp luật về hiệu lực của giao dịch cầm cố không quy định về trường hợp hai bên được thoả thuận.

Trường hợp cầm cố chứng khoán là cổ phiếu đã được đăng ký tại VSD cũng tương tự ví dụ đã nêu khi mà các bên không chuyển giao bất kỳ thứ gì cho nhau; giao dịch cầm cố chỉ được VSD ghi nhận theo quy định của pháp luật.

Việc không xác định được hiệu lực của giao dịch cầm cố ảnh hưởng lớn tới quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.

3.1.3.2. Rủi ro giao dịch vô hiệu đối với giao dịch cầm cố chứng khoán được xác lập trước thời điểm ngày 15-3-2015 khi Thông tư số 05/2015/TT-BTC có hiệu lực

Xuất phát từ quy định tại khoản 4, Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC, giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký chỉ có hiệu lực từ thời điểm VSD thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố. Cụ thể:

“4. Việc cầm cố chứng khoán chỉ có hiệu lực sau khi TTLKCK thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố.” [1, khoản 4, Điều 31]

Xem xét quy định này dưới góc độ pháp lý thì nhận thấy ngay vấn đề bất cập pháp lý. Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm đều chỉ quy định thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố tài sản là thời điểm chuyển giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố, chứ không thừa nhận bất kỳ trường hợp nào khác theo logic soạn thảo thông thường là:

- Hai bên thoả thuận;

- Pháp luật có quy định khác.

Do đó, việc Điều 31 về “Cầm cố và giải tỏa cầm cố chứng khoán”, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC quy định như đã nêu sẽ cần được lý giải và nhìn nhận dưới 2 hướng:

- Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC thừa nhận thời điểm chuyển giao tài sản là chứng khoán lưu ký tại VSD là thời điểm VSD thực hiện bút toán ghi sổ chuyển chứng khoán từ tài khoản chứng khoán giao dịch của thành viên bên cầm cố sang tài khoản chứng khoán cầm cố của thành viên bên cầm cố.

Nếu theo cách lý giải này thì thực sự chỉ phù hợp về mặt lý thuyết pháp lý chứ không thể phù hợp về mặt quy phạm thực định vì: Thứ nhất, tài sản không được chuyển giao từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố mà chỉ từ tài khoản giao dịch của bên cầm cố sang tài khoản cầm cố của bên cầm cố (cùng được mở tại công ty chứng khoán là thành viên lưu ký của VSD). Thứ hai, Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC cũng không chính thức quy định xác định thời điểm VSD thực hiện bút toán này là thời điểm chuyển giao tài sản.

- Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC quy định như vậy là xung đột đối với Bộ luật Dân sự năm 2005 và Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm về hiệu lực của giao dịch cầm cố tài sản.

Thực tế, đến Thông tư số 05/2015/TT-BTC, quy định này đã bị loại bỏ. Về giao dịch cầm cố, Thông tư số 05/2015/TT-BTC chỉ quy định về thủ tục phong toả, giải toả chứng khoán cầm cố để xử lý tài sản bảo đảm.

Mặc dù vậy, với thực tế quy định tại Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC như đã nêu, đối với các giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký được xác lập từ thời điểm ngày 18-11-2007 tới ngày 15-3-2015, rủi ro giao dịch bị xác định vô hiệu vẫn có thể đặt ra nếu giao dịch cầm cố này không được VSD thực hiện bút toán theo quy định vì bất kỳ lý do gì.

3.1.3.3. Rủi ro tranh chấp về điều kiện xử lý tài sản cầm cố

Tương tự như tại mục 3.1.1.2.

3.1.3.4. Rủi ro tranh chấp về giá bán tài sản cầm cố

Thông thường, trong hợp đồng bảo đảm, các bên sẽ thoả thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Với tài sản cầm cố là giấy tờ có giá nói chung, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thường lựa chọn phương thức bán tài sản để khấu trừ nợ vay của khách hàng. Trong trường hợp tài sản cầm cố là cổ phiếu lưu ký, để thực hiện phương thức xử lý bán tài sản cầm cố, tổ chức tín dụng thông qua quan hệ uỷ quyền cho công ty chứng khoán nơi quản lý tài khoản chứng khoán của bên cầm cố để đặt lệnh bán chứng khoán cầm cố.

Trong một số trường hợp, mặc dù bên cầm cố khi giao kết hợp đồng cầm cố, đã xác nhận quyền yêu cầu công ty chứng khoán đặt lệnh bán chứng khoán cầm cố theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nhận cầm cố; nhưng khi công ty chứng khoán chuẩn bị thực hiện bán chứng khoán cầm cố thì bên cầm cố lâp tức có văn bản yêu cầu không thực hiện lệnh bán; lý do bên cầm cố đưa ra là do các bên chưa thoả thuận về giá bán chứng khoán cầm cố nên nếu công ty chứng khoán thực hiện lệnh bán chứng khoán theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nhận cầm cố vào thời điểm đó sẽ ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên cầm cố.

Đây là rủi ro đã xảy ra trên thực tế đối với tổ chức tín dụng nhận bảo đảm.

Liên quan đến cơ chế xác định giá bán tài sản bảo đảm trong trường hợp bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN ngày 06-6-2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường - Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn xử lý tài sản bảo đảm cũng đã có quy định tại Điều 10 về “Bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá”.

Quy định này đưa ra cơ chế xác định giá bán tài sản theo từng mốc giá. Hai bên đều có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định giá bán tài sản. Trong trường hợp tài sản bảo đảm không bán được theo định giá của cơ quan, tổ chức có chức năng thẩm định giá thì bên nhận bảo đảm được quyền hạ giá bán tài sản trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày không bán được tài sản. Việc hạ giá bán tài sản thực hiện liên tục 03 lần nhưng mỗi lần hạ

giá bán tài sản không được quá 10% giá đã định và phải cách nhau ít nhất là 30 ngày đối với bất động sản và 15 ngày đối với động sản.

Nhưng sau khi mức giá được hạ 03 lần liên tục mà không bán được tài sản thì Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN lại quy định bên nhận cầm cố được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ, chứ không quy định về việc bên nhận bảo đảm có được tiếp tục bán tài sản bảo đảm theo mức giá khác hay không. Hơn nữa, thực tế việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ cũng thiếu cơ chế pháp lý

Phải thừa nhận đây là một bất cập của Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN, rủi ro về việc xác định giá bán tài sản bảo đảm chưa thể được hạn chế bằng quy phạm pháp luật thực định.

3.1.3.5. Giải pháp

- Với rủi ro xác định hiệu lực của giao dịch cầm cố giấy tờ có giá:

Để khắc phục rủi ro này, cần phải điều chỉnh các quy phạm pháp luật về cầm cố tài sản theo hướng thống nhất cách hiểu bản chất của việc chuyển giao tài sản trong giao dịch cầm cố và căn cứ xác định hiệu lực của giao dịch cầm cố tài sản.

Xem xét quy định thêm nội hàm của khái niệm cầm cố tài sản gồm cả việc không chuyển giao tài sản một cách vật lý mà có thể chỉ là việc bên nhận cầm cố quản lý, kiểm soát, chi phối,… đối với tài sản. Điều này là cần thiết và phù hợp với thực tế cầm cố, nhận cầm cố các tài sản là động sản vô hình như giấy tờ có giá nói chung, cổ phần, cổ phiếu nói riêng.

Thực tế, tại Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang trình Quốc hội (Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi) cho ý kiến, khoản 1, Điều 321 về “Cầm cố tài sản” đang ghi nhận:

1. Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) chuyển giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) chiếm giữ hoặc tài sản không được chuyển giao, nhưng bên nhận

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023