Rủi Ro Tranh Chấp Về Điều Kiện Xử Lý Tài Sản Cầm Cố

cầm cố có quyền kiểm soát, chi phối tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của chính mình. [40, khoản 1, Điều 321]

Đồng thời, căn cứ xác định hiệu lực của giao dịch cầm cố tài sản cũng cần phải được quy định phù hợp với nội hàm của khái niệm cầm cố tài sản. Hiện tại, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”, Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang trình Quốc hội cho ý kiến quy định về thời điểm xác lập quyền cầm cố như sau:

1. Quyền cầm cố được xác lập và có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên cầm cố chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Việc cầm cố bất động sản, cầm cố quyền đòi nợ và các quyền tài sản khác có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc cầm cố chứng khoán, thẻ tiết kiệm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm tổ chức phát hành loại giấy tờ đó nhận được thông báo về việc bên nhận cầm cố có quyền kiểm soát, chi phối tài sản cầm cố. [40, Điều 322]

Cách quy định tại khoản 1, Điều 322 về “Xác lập quyền cầm cố”, Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi đang trình Quốc hội cho ý kiến chưa thực sự phù hợp với định hướng quy định nội hàm khái niệm cầm cố tài sản tại khoản 1, Điều 321 về “Cầm cố tài sản”, Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, do chỉ mới quy định xác định thời điểm xác lập quyền cầm cố căn cứ vào thời điểm chuyển giao tài sản.

- Với rủi ro giao dịch vô hiệu đối với giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký được xác lập trước thời điểm ngày 15-3-2015 khi Thông tư số 05/2015/TT- BTC có hiệu lực:

Thực tế có nhiều trường hợp, vì nhiều lý do mà giao dịch cầm cố chứng khoán lưu ký không được tiến hành thủ tục phong toả, chuyển khoản chứng khoán cầm cố tại VSD theo quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và

thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC; do vậy mà giao dịch cầm cố chưa có hiệu lực theo quy định.

Thực tế quy định tại Quy chế đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 87/2007/QĐ-BTC là thiếu căn cứ pháp lý như đã nêu, gây nhiều trở lực đối với tổ chức tín dụng nhận cầm cố; nhưng tới Thông tư số 05/2015/TT-BTC, quy định về hiệu lực này đã bị bãi bỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Với những giao dịch đã được xác lập trước ngày 15-3-2015, cũng do quy định đặc thù về hiệu lực giao dịch cầm cố này mà thực tế sẽ có độ trễ pháp lý nhất định từ thời điểm xác lập giao dịch cầm cố cho tời thời điểm giao dịch có hiệu lực. Nếu tổ chức tín dụng không nắm rõ được quy định này, quản trị tốt thời điểm hiệu lực thì rủi ro làm giao dịch cầm cố chứng khoán vô hiệu là rất lớn.

Bởi vậy, với những giao dịch đã xác lập, tổ chức tín dụng cần rà soát, đánh giá hiện trạng hồ sơ pháp lý. Nếu chưa thực hiện thủ tục tại VSD thì cần ưu tiên khắc phục; khi đó, việc được hưởng quyền ưu tiên xử lý sẽ bị ảnh hưởng do thời điểm đăng ký, phong toả không thể ghi nhận như tại thời điểm xác lập giao dịch.

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 12

- Với rủi ro tranh chấp về giá bán tài sản cầm cố:

Trước thực tế pháp lý như đã nêu, để hạn chế rủi ro này, trong hợp đồng cầm cố, các bên cần thoả thuận cụ thể về cơ chế xác định giá bán chứng khoán cầm cố. Để bảo đảm cho việc xử lý được thuận tiện, các bên sẽ thoả thuận mức giá bán là mức giá đóng cửa hoặc mở cửa; đây là dạng lệnh ATC hoặc ATO.

Dưới góc độ quy phạm pháp luật, cần xem xét điều chỉnh cơ chế xác định giá bán trong trường hợp không bán đấu giá tài sản như tại Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN. Theo đó, sau khi đã hạ giá 03 lần mà không bán được thì cần cho phép tổ chức tín dụng nhận bảo đảm tự mình bán với một mức giá khả thi nhất; đồng thời cũng đưa ra những giới hạn để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm.

3.1.4. Cầm cố quyền tài sản

3.1.4.1. Rủi ro xử lý quyền khai thác khoáng sản

- Rủi ro quyền khai thác khoáng sản bị giảm sút giá trị, bị thu hồi:

Như đã nêu, quyền khai thác khoáng sản được ghi nhận tại Giấy phép khai thác khoáng sản. Nếu hiểu theo quan điểm về chuyển giao tài sản cầm cố trong giao dịch cầm cố tài sản, thì quyền khai thác khoáng sản cũng sẽ được chuyển giao. Về nguyên tắc pháp lý, hệ quả pháp lý của việc chuyển giao tài sản cầm cố là việc bên cầm cố không thể tiếp tục khai thác, kiểm soát,… tài sản cầm cố. Ở đây, nếu cầm cố quyền khai thác khoáng sản thì bên cầm cố sẽ không được thực hiện quyền này. Giá trị của quyền khai thác khoáng sản thường được xác định dựa trên giá trị trữ lượng khoáng sản có thể được khai thác, bên cạnh đó có thể căn cứ thêm vào các chi phí khác phải bỏ ra để có được quyền khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản.

Chính bởi vậy, nếu không tiến hành việc khai thác thực tế thì rất có thể vì nhiều lý do mà giá trị quyền khai thác khoáng sản bị giảm sút, thậm chí bị triệt tiêu nếu bị thu hồi theo quy định của pháp luật.

- Khó khăn trong lựa chọn phương thức xử lý quyền khai thác khoáng

sản:

Do là tài sản đặc thù, nên không thể áp dụng phương thức xử lý nhận

chính tài sản để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ. Do tổ chức tín dụng không có chức năng kinh doanh, khai thác khoáng sản nên không thể trực tiếp nhận chuyển quyền khai thác khoáng sản từ bên cầm cố.

Phương thức xử lý tài sản cầm cố khả thi nhất là phương thức bán tài sản; trường hợp này sẽ thực hiện giao dịch chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản. Tuỳ theo thoả thuận thực tế của hai Bên tại hợp đồng cầm cố mà cách thức chuyển nhượng có thể được thực hiện khác nhau. Đối tác nhận chuyển nhượng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản. Việc chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản chấp thuận; trường

hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản được cấp Giấy phép khai thác khoáng sản mới.

Điều kiện đặt ra để chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản cũng rất khắt khe; khoản 1, Điều 24 về “Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản”, Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09-3-2012 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản quy định:

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản:

a) Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 51 và khoản 2 Điều 53 Luật khoáng sản.

b) Tính đến thời điểm chuyển nhượng, tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản đã hoàn thành công việc quy định tại khoản 1 Điều 66 và các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản 2 Điều 55 Luật khoáng sản.

c) Khu vực được phép khai thác không có tranh chấp về quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động khoáng sản.

d) Tổ chức, cá nhân đề nghị chuyển nhượng đã nộp đủ hồ sơ cho cơ quan tiếp nhận hồ sơ khi Giấy phép khi thác khoáng sản còn hiệu lực ít nhất là 90 ngày. [15, khoản 1, Điều 24]

Với điều kiện như vậy, ngay từ thời điểm nhận tài sản cầm cố, tổ chức tín dụng đã phải đặc biệt chú ý tới các vấn đề có liên quan. Với thực tế điều kiện để chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản như đã nêu, việc tìm kiếm đối tác cũng là không hề dễ dàng. Khó khăn xử lý bán tài sản cầm cố đối với tổ chức tín dụng nhận bảo đảm sẽ tăng lên nếu bên cầm cố vì lý do nào đó mà gây khó khăn (có thể là vấn đề xác định giá chuyển nhượng), trong khi hợp đồng cầm cố giữa hai bên không đủ cơ sở để tăng cường pháp lý cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

3.1.4.2. Rủi ro xử lý quyền đòi nợ

Như đã nêu, khả năng thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng quyền đòi nợ trong trường hợp xử lý tài sản bảo đảm cũng vẫn phụ thuộc vào khả năng trả nợ của bên có nghĩa vụ.

Tức là không giống như trường hợp nhận bảo đảm bằng tài sản khác, khi xử lý tài sản bảo đảm, tổ chức tín dụng nhận bảo đảm đều có thể thu về một giá trị vật chất nhất định (tiền, vật,…). Nhưng riêng với quyền đòi nợ, việc xử lý tài sản sẽ chỉ là việc thay đổi hoặc thêm chủ thể có nghĩa vụ trả nợ cho tổ chức tín dụng mà thôi.

Nhưng sẽ có một ngoại lệ khi tổ chức tín dụng nhận bảo đảm quyết định sử dụng phương thức bán tài sản bảo đảm. Trường hợp này, thông lệ thị trường vẫn sử dụng thuật ngữ “bán nợ”. Thay bằng việc chính mình nhận quyền đòi nợ từ bên bảo đảm thì tổ chức tín dụng tìm một đối tác nhận thay mình, đồng thời tổ chức tín dụng sẽ nhận được từ đối tác này một giá trị vật chất nhất định theo thoả thuận của các bên, giá trị vật chất này có thể bằng nhưng thông thường sẽ thấp hơn giá trị quyền đòi nợ.

Dù dưới hình thức nào, thì rủi ro khi xử lý tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ vẫn sẽ là khả năng thu hồi thực tế nợ vay của tổ chức tín dụng nhận bảo đảm. Tính chất của quyền đòi nợ sẽ quyết định rất nhiều tới khả năng thu hồi nợ thành công của tổ chức tín dụng như: Bên có nghĩa vụ trả nợ theo quyền đòi nợ là ai? Thời hạn của khoản nợ là bao lâu? Nợ có bảo đảm hay không bảo đảm? Tình hình tài chính của bên có nghĩa vụ trả nợ theo quyền đòi nợ như thế nào?...

Tổ chức tín dụng nhận bảo đảm sẽ phải đặc biệt lưu ý khi nhận bảo đảm bằng quyền đòi nợ, vì đôi khi “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”.

3.1.4.3. Rủi ro xử lý quyền sở hữu công nghiệp

- Rủi ro tài sản bảo đảm bị sụt giảm giá trị:

Với đặc tính của mình, tương tự như với quyền khai thác khoáng sản, khi tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng quyền sở hữu công nghiệp thì luôn phải đối mặt với rủi ro về sự sụt giảm giá trị của tài sản bảo đảm.

Cũng theo logic pháp lý thực định của pháp luật Việt Nam về biện pháp cầm cố, bên cầm cố không thể trực tiếp khai thác, sử dụng tài sản sau khi đã chuyển giao cho bên nhận cầm cố. Nhưng do là tài sản vô hình, các bên chỉ có thể chuyển giao cho nhau giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, nên thực tế việc không cho phép bên cầm cố không được sử dụng, khai thác tài sản nhằm tránh việc sụt giảm giá trị là khá khó khăn, đồng thời cũng khó có cơ sở pháp lý để thực hiện. Ở góc độ nào đó, với những tài sản là quyền sở hữu công nghiệp hay quyền khai thác khoáng sản, việc không đưa tài sản vào khai thác lại làm cho tài sản bị ảnh hưởng tới giá trị, làm cho tài sản không có điều kiện gia tăng giá trị vốn có của mình.

Có thể thấy rõ hai mặt của vấn đề này qua phân tích ví dụ sau:

Công ty TNHH Bình Minh là chủ sở hữu nhãn hiệu dầu gội đầu SOAPER tại thị trường Việt Nam. Công ty Bình Minh đã nhận chuyển nhượng nhãn hiệu này từ một doanh nghiệp của Lào. Trước đó, SOAPER đã có chỗ đứng nhất định tại thị trường Lào, nhưng với thị trường Việt Nam, đây vẫn còn là nhãn hiệu mới, chưa có tên tuổi. Để có vốn đầu tư nhà máy sản xuất, đầu tư phát triển thương hiệu SOAPER, Công ty Bình Minh đề nghị và được chấp thuận vay 10 tỷ đồng trong thời hạn 4 năm tại Ngân hàng TMCP Phương Bắc. Tài sản bảo đảm là một số linh kiện, dây chuyền máy móc và chính nhãn hiệu SOAPER; tổng giá trị tài sản bảo đảm được định giá 15 tỷ đồng, trong đó nhãn hiệu SOAPER được định giá 6 tỷ đồng. Dự kiến thị trường của sản phẩm vẫn là thị trường truyền thống tại Lào và thị trường tiềm năng tại Việt Nam.

Trong ví dụ này, nếu nhận cầm cố nhãn hiệu SOAPER và không để Công ty Bình Minh tiếp tục sử dụng nhãn hiệu thì sẽ mâu thuẫn ngay với mục đích sử dụng vốn vay. Trong khi, nếu để Công ty Bình Minh sử dụng nhãn hiệu để kinh doanh sản phẩm thì vừa đáp ứng đúng nhu cầu vốn, vừa có điều kiện để tăng giá trị tài sản bảo đảm. Nhưng cũng sẽ có rủi ro nếu hoạt động xây dựng nhãn hiệu không tốt, không phù hợp thì rất có thể nhãn hiệu sẽ bị sụt giảm giá trị với

nguyên nhân gây ra hàng đầu là hàng hoá mang nhãn hiệu không được người tiêu dùng đón nhận.

- Khó khăn trong lựa chọn phương thức xử lý quyền sở hữu công nghiệp:

Tương tự như với quyền khai thác khoáng sản, việc một tổ chức tín dụng nhận chính quyền sở hữu công nghiệp để thay cho một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ là không dễ dàng. Trước hết vì hạn chế trong ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; sau đó vì yếu tố kinh nghiệm, kỹ năng quản lý khai thác đối tượng,…

Phương thức xử lý khả thi nhất trong trường hợp này cũng là tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Nhưng do đặc thù nên để tìm được một đối tác phù hợp cũng là điều không hề dễ dàng.

3.1.4.4. Rủi ro khó được ưu tiên xử lý tài sản

Các dạng quyền tài sản đặc thù đã nêu như quyền khai thác khoáng sản, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ mang đặc tính cố định, không bị chuyển hoá sang (hoặc có thể hình thành) dạng tài sản khác.

Nhưng một số loại quyền tài sản có tính chất là tiền thân của tài sản hiện hữu hình thành trong tương lai cũng là đối tượng nhận bảo đảm của rất nhiều giao dịch bảo đảm trong hoạt động nghiệp vụ tín dụng của tổ chức tín dụng. Có thể kể ra một số loại quyền tài sản như: Quyền khai thác, sử dụng sân gôn, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán căn hộ chung cư,… Những trường hợp này, khi tài sản hiện hữu hình thành, nếu tài sản hiện hữu này được sử dụng để bảo đảm tại tổ chức tín dụng khác thì khi xử lý tài sản bảo đảm, đương nhiên tổ chức tín dụng này sẽ có cơ sở thực tế để xử lý tài sản bảo đảm hơn tổ chức tín dụng chỉ nhận bảo đảm dưới dạng quyền tài sản.

Đây là dạng rủi ro mà các tổ chức tín dụng nhận bảo đảm bằng một số loại quyền tài sản là tiền thân của tài sản hiện hữu hình thành trong tương lai phải lưu ý.

3.1.4.5. Rủi ro tranh chấp về điều kiện xử lý tài sản cầm cố

Tương tự như tại mục 3.1.1.2

3.1.4.6. Giải pháp

Với những dạng quyền tài sản đặc thù như quyền khai thác khoáng sản, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, để hạn chế rủi ro, trước hết, tổ chức tín dụng nhận bảo đảm cần có phương án nhận, quản lý, xử lý tài sản bảo đảm một cách có hệ thống, bài bản, chủ động và xuyên suốt quá trình quản lý nợ vay.

Bên cạnh đó, việc bổ sung cơ chế xác định giá khi xử lý tài sản cầm cố như đã nêu ở những mục trên là điều hết sức cần thiết. Nhằm tạo chủ động cao nhất cho tổ chức tín dụng nhận bảo đảm khi cần xử lý tài sản, nhất là với những loại tài sản có độ rủi ro cao như quyền tài sản.

Ở góc độ nào đó, pháp luật cũng nên tạo căn cứ pháp lý cho phép các bên thoả thuận về việc bên cầm cố được quyền khai thác, sử dụng tài sản là quyền khai thác khoáng sản, quyền sở hữu công nghiệp dựa trên quyền quản lý của bên nhận cầm cố đối với tài sản cầm cố.

3.1.5. Cầm cố tàu bay

Thực tế, tác giả chưa ghi nhận được trường hợp nào cầm cố tài sản là tàu bay. Xét nguyên nhân của thực tế này thì dễ dàng thấy ngay giao dịch cầm cố tàu bay rất khó để giải thích về mặt lợi ích kinh tế. Các tàu bay dân sự thông thường đều là tài sản có giá trị lớn, tính năng kỹ thuật và vận hành phức tạp, do vậy, nếu chuyển giao hoàn toàn cho bên nhận cầm cố thì gặp nhiều hạn chế. Thứ nhất, đó là hạn chế về mặt khai thác tài sản của bên cầm cố.

Thứ hai, đó là hạn chế về khả năng bảo quản, bảo trì, tránh sụt giảm giá trị từ phía bên nhận cầm cố.

Thứ ba, đó là hạn chế về khả năng xử lý tài sản cầm cố do tính không đa dạng trong chủ thể có khả năng, hoặc nhu cầu khai thác tài sản cầm cố.

Theo logic thông thường, các bên có thể lựa chọn cầm cố tài sản là động cơ hay các bộ phận khác của máy bay.

3.1.6. Cầm cố động sản khác

Với những động sản thông thường, rủi ro xảy ra khi nhận cầm cố đều có thể là một, một số rủi ro với những loại tài sản đặc thù như đã nêu.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí