Cấm Chuyển Dịch Quyền Về Tài Sản Đối Với Tài Sản Đang Tranh Chấp

tán, hủy hoại tài sản tranh chấp”. Mặc dù Điều 120 BLTTDS năm 2015 quy định là “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” chứ không phải là“người đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” nhưng vẫn tạo ra những cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu là chỉ khi có những căn cứ xác thực là người đang giữ tài sản tranh chấp đã có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp thì mới coi là có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản và khi đó tòa án mới quyết định áp dụng BPKCTT kê biên. Nếu hiểu theo cách này thì Điều 120 BLTTDS năm 2015 chưa thực sự đáp ứng được tính chất khẩn cấp bởi quyết định áp dụng BPKCTT kê biên gần như không còn có tác dụng bảo toàn tài sản tranh chấp, tài sản tranh chấp có thể đã bị tẩu tán, đã bị hủy hoại. Nhưng theo một cách hiểu khác, vì Điều 120 BLTTDS năm 2015 quy định là “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp” nên BPKCTT kê biên sẽđược áp dụng khi mà hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp chưa xảy ra trên thực tế, mới chỉ có căn cứ cho thấy các hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản tranh chấp sẽ xảy ra nên cần áp dụng ngay biện pháp kê biên. Hiểu theo cách này mới có thể ngăn chặn được hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản, việc áp dụng BPKCTT kê biên mới có tính kịp thời. [ 34, tr 81,82].

Theo quy định tại khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015, tài sản tranh chấp sau khi bị kê biên “có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của tòa án”. Nếu phải được bảo quản tại cơ quan thi hành án dân sự thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kho bãi, về nhân lực, về chi phí trông coi, bảo quản tài sản kê biên. Ngoài ra, vấn đề trách nhiệm từ việc bảo quản tài sản kê biên cũng là một vấn đề làm nhiều cơ quan thi hành án dân sự lo ngại. Nếu tài sản kê biên được giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định mới của tòa án thì trách nhiệm bảo quản tài sản kê biên của những người này cần phải được quy định chặt chẽ, rõ ràng để tránh tình trạng tài sản sau khi kê

biên lại bị hủy hoại, tẩu tán do chính người được giao bảo quản thực hiện. Hiện tại, khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015 chưa quy định nào về vấn đề này, vì thế khoản 2 Điều 120 BLTTDS năm 2015 cần được bổ sung hoặc có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề trách nhiệm của người được giao bảo quản tài sản kê biên.

2.1.7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp

BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp là việc tòa án buộc người đang giữ tài sản tranh chấp không được thay đổi, chuyển đổi quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp. Biện pháp này được quy định tại khoản 7 Điều 114 BLTTDS năm 2015 (trước đây là khoản 7 Điều 102 BLTTDS năm 2004) và điều kiện áp dụng BPKCTT này được quy định tại Điều 121 BLTTDS năm 2015, theo đó BPKCTT này “được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp cho người khác”. Như vậy, cũng giống như quy định về BPKCTT kê biên tại Điều 121 BLTTDS năm 2015, biện pháp cấm chuyển dịch quyền về tài sản chỉ được phép áp dụng đối với những tài sản tranh chấp mà thường là những tài sản mà quyền đối với tài sản đã được xác định rõ thông qua thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nhà nước (chủ yếu là bất động sản). Mặt khác, tòa án chỉ được quyết định áp dụng biện pháp này khi có yêu cầu áp dụng của người có quyền yêu cầu áp dụng BPKCTT mà tòa án không có quyền tự mình áp dụng. Căn cứ để tòa án quyết định áp dụng biện pháp này phải là “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản tranh chấp cho người khác” nhằm trốn tránh nghĩa vụ của họ. Căn cứ này cho thấy tình trạng khẩn cấp là quyền đối với tài sản tranh chấp đang có nguy cơ bị chuyển dịch, cần phải có ngay biện pháp ngăn chặn việc chuyển dịch để bảo toàn tài sản tranh chấp đó. Nếu không kịp thời ngăn chặn thì tài sản tranh chấp sẽ bị chuyển dịch, không còn tài sản để thi hành án.

Với quy định tại Điều 121 BLTTDS năm 2015 “có căn cứ cho thấy người đang giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền về tài sản cho người khác” còn tạo ra những cách hiểu khác nhau. Có cách hiểu cho rằng chỉ cần người đang giữ tài sản có những biểu hiện nhằm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp chứ trên thực tế chưa có hành vi chuyển dịch tài sản tranh chấp là có căn cứ để quyết định áp dụng biện pháp cấm chuyển dịch tài sản có tranh chấp. Nhưng có cách hiểu: vì Điều 121 BLTTDS năm 2015 có sử dụng cụm từ “có hành vi” nên trên thực tế hành vi chuyển dịch quyền về tài sản tranh chấp đã diễn ra thì mới coi là có căn cứ cho thấy người giữ tài sản tranh chấp có hành vi chuyển dịch quyền tài sản đối với tài sản tranh chấp. Nếu hiểu theo cách này thì việc tòa án ra quyết định áp dụng BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản tranh chấp trong nhiều trường hợp sẽ không còn ý nghĩa bởi quyền về tài sản tranh chấp đã bị chuyển dịch. Theo tôi, mục đích của BPKCTT cấm chuyển dịch quyền về tài sản là nhằm bảo toàn tài sản, không cho thay đổi quyền về tài sản để thi hành án, vì thế quy định về biện pháp này phải ngăn chặn được việc chuyển dịch quyền về tài sản, không cho người có tài sản trốn tránh nghĩa vụ của họ. Điều 121 BLTTDS năm 2015 quy định về điều kiện áp dụng như hiện nay là chưa rõ, cần được sửa đổi để có thể áp dụng thống nhất, phát huy cao nhất tác dụng của biện pháp này trong việc ngăn ngừa tình trạng người có tài sản trốn tránh thực hiện nghĩa vụ [ 34, tr 83,84].

2.1.8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp

BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp là việc tòa án buộc người đang giữ tài sản tranh chấp phải giữ nguyên hiện trạng bên ngoài, vốn có của tài sản tranh chấp bởi việc thay đổi hiện trạng tài sản tranh chấp sẽ làm thay đổi giá trị của tài sản tranh chấp. Theo quy định tại Điều 122 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được Tòa án quyết định áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nếu có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm

thay đổi hiện trạng tài sản đó. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp thì người đang chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được giao bảo quản tài sản có nghĩa vụ bảo quản tài sản, giữ nguyên hiện trạng tài sản; các hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm và các hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó đều phải bị xử lý theo quy định pháp luật. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT.

2.1.9. Biện pháp cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

BPKCTT cho thu hoạch, bán hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa khác là việc tòa án buộc một bên đương sự trong vụ tranh chấp phải thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác nếu tài sản đang tranh chấp hoặc tài sản liên quan đến tài sản tranh chấp là hoa màu hoặc sản phẩm hàng hóa nông nghiệp khác ở thời kỳ thu hoạch hoặc không thể bảo quản được lâu dài.

Trước đây, biện pháp này đã được quy định tại khoản 6 Điều 41 PLTTGQCVADS với tên gọi “biện pháp cho thu hoạch và bảo quản sản vật liên quan đến việc tranh chấp”. BLTTDS năm 2004 đã sửa đổi cho phù hợp hơn là “cho thu hoạch, bán hoa màu và sản phẩm hàng hóa khác”, hiện nay BPKCTT này được quy định tại Khoản 9 Điều 114, giữ nguyên nội dung điều luật quy định ở BLTTDS năm 2004. Sở dĩ biện pháp này được quy định là BPKCTT vì nếu không kịp thời cho thu hoạch, không kịp thời cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác thì tài sản tranh chấp, tài sản liên quan đến tài sản tranh chấp sẽ hư hỏng, không còn giá trị, gây lãng phí và không đảm bảo cho khả năng thi hành án. Theo quy định tại Điều 135 BLTTDS năm 2015 và Điều 123 BLTTDS năm 2015, BPKCTT này chỉ được tòa án áp dụng khi có yêu cầu của người có quyền yêu cầu và tòa án xét thấy yêu cầu đó là cần thiết. Những tài sản bị áp dụng biện pháp này phải được bảo quản và bán theo các phương thức do pháp luật quy định.

Biện pháp khẩn cấp tạm thời tiền tố tụng theo pháp luật Việt Nam - 7

2.1.10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là việc cô lập không cho chuyển dịch tài sản ở tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước. Theo quy định tại Điều 124 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT này mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản của tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước bị phong tỏa đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng BPKCTT này của Tòa án, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản của tài khoản bị phong tỏa cho đến khi có quyết định khác về tài khoản bị phong tỏa của Tòa án.

BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ là việc tòa án cô lập tài sản của người có nghĩa vụ đang do người khác giữ, buộc người đang giữ tài sản của đương sự không được chuyển dịch tài sản đó cho người khác. Nếu BPKCTT phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước là việc tòa án cô lập những tài sản của đương sự được gửi giữ tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước thì BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ là việc tòa án cô lập những tài sản của đương sự không phải do ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước giữ mà do một cá nhân, tổ chức khác giữ. Theo quy định tại Điều 125 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang

gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Việc chứng minh bên có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ ở đâu đó là trách nhiệm của bên yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp, Tòa án phải xe xét việc áp dụng này có thật cần thiết hay không. Tính cần thiết của việc áp dụng thể hiện ở chỗ, nếu không áp dụng thì sẽ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc làm cho việc thi hành án sau này gặp khó khăn. Bên yêu cầu áp dụng BPKCTT phải thực hiện biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật thì Tòa án mới ra quyết định áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT này mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản gửi giữ đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng BPKCTT này của Tòa án, người đang nhận gửi giữ tài sản bị phong tỏa có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản phong tỏa cho đến khi có quyết định khác về tài sản bị phong tỏa của Tòa án.

2.1.11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ

BPKCTT phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ là việc tòa án cô lập tài sản của đương sự có nghĩa vụ và tài sản đó đang do chính họ nắm giữ, buộc họ không được chuyển dịch tài sản đó cho người khác. Theo quy định tại Điều 126 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT này mọi giao dịch thực hiện đối với tài sản của người có nghĩa vụ đều vô hiệu. Nhận được quyết định áp dụng BPKCTT này của Tòa án, người có nghĩa vụ có trách nhiệm ngừng mọi giao dịch liên quan đến tài sản phong tỏa cho đến khi có quyết định khác về tài sản bị phong tỏa của Tòa án. Để hạn chế thiệt hại có thể xảy

ra với người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp này, pháp luật đã quy định chỉ được phong tỏa tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người bị áp dụng BPKCTT có nghĩa vụ phải thực hiện.

2.1.12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định

Trong thực tiễn, có thể có những trường hợp đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có hành vi làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án dân sự hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết, ngược lại cũng có trường hợp đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện một số hành vi nhất định nhưng họ không thực hiện làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền, lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Do đó, các bên đương sự có yêu cầu và Tòa án xét thấy yêu cầu đó là chính đáng thì phải ra quyết định áp dụng cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.

Cấm thực hiện một số hành vi nhất định là việc không cho thực hiện một số hành vi nhất định. Buộc thực hiện một số hành vi nhất định là việc bắt phải thực hiện một số hành vi nhất định. Theo quy định tại Điều 127 BLTTDS năm 2015 thì BPKCTT cấm hoặc buộc thực hiên một số hành vi nhất định được Tòa án quyết định áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoặc không thực hiện một hoặc một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Tòa án giải quyết. Tòa án quyết định áp dụng BPKCTT này khi giải quyết vụ án dân sự theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng BPKCTT. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT là cấm thực hiện một số hành vi nhất định thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hành vi bị cấm không được thực hiện nữa, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Khi Tòa án đã quyết định áp dụng BPKCTT là buộc phải thực hiện một số hành vi nhất định thì đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có nghĩa vụ phải thực hiện

những hành vi đó phải thực hiện, nếu không thực hiện cũng sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

2.1.13. Cấm xuất cảnh đối với có người có nghĩa vụ

Đây là một trong những BPKCTT mới được đưa vào BLTTDS năm 2015. Theo như các tờ trình về BLTTDS năm 2015 được đăng trên các trang website của quốc hội và chính phủ thì biện pháp này được ủy ban các vấn đề xã hội của quốc hội đề cập trong đóng góp tham luận của mình về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự năm BLTTDS năm 2015.

Biện pháp được định nghĩa như sau: “Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ được áp dụng nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc để bảo đảm việc thi hành án”. Vậy ta phải hiểu “người có nghĩa vụ” ở đây là gì? Có thể người đó là người có nghĩa vụ tham gia vào việc giải quyết vụ án từ khi tiến hành việc khởi kiện đến khi thi hành án, hoặc cũng có thể hiểu là người đó chỉ liên quan ở khâu thi hành án. Tuy nhiên đối với riêng cá nhân tác giả, người có nghĩa vụ ở đây nên được hiểu là người có nghĩa vụ tham gia vào toàn bộ việc giải quyết vụ án để vụ án được giải quyết nhanh chóng, có thể hiểu người đó ở đây là “đương sự của vụ án”. Việc cấm xuất cảnh đã được quy định trong một số văn bản quy phạm pháp luật đã quy định về việc cấm xuất cảnh như Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài ở Việt Nam chỉ có phạm vi điều chỉnh với các đối tượng là người nước ngoài sẽ, đang tại Việt Nam. Đối với các cá nhân là người Việt Nam thì Nghị định số 07/VBHN-BCA ngày 31/12/2015 quy định về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam cũng có đề cập đến vấn đề nếu người đó đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế thì không được phép xuất cảnh. .Vậy nên,

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 31/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí