Vai Trò Của Cầm Cố Tài Sản Trong Hoạt Động Của Công Ty Chứng Khoán

Thông qua cơ chế xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, tổ chức tín dụng có thể tạo lập được những lợi ích vật chất để đối trừ với dư nợ tín dụng của khách hàng.

1.5. Vai trò của cầm cố tài sản trong hoạt động của công ty chứng khoán

Là một chủ thể tham gia thị trường tài chính, công ty chứng khoán giữ một vai trò quan trọng, quyết định khá nhiều tới sự ổn định, phát triển bền vững của thị trường chứng khoán.

Trong các hoạt động nghiệp vụ của mình, công ty chứng khoán cũng cung cấp tới khách hàng các dịch vụ ứng trước tiền; có thể là ứng trước tiền mua hoặc bán chứng khoán. Mà về bản chất đều là việc công ty chứng khoán cho khách hàng vay sau đó thu hồi nợ vay bằng phương thức khác nhau. Trong đó, nghiệp vụ ứng trước tiền mua chứng khoán còn được biết tới bằng khái niệm nghiệp vụ cho vay giao dịch ký quỹ (margin).

Để được thực hiện cho vay ký quỹ, các công ty chứng khoán phải bảo đảm điều kiện nhất định và phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép. Sau khi đăng ký mở tài khoản giao dịch ký quỹ tại một công ty chứng khoán, khách hàng có thể bắt đầu sử dụng dịch vụ của công ty chứng khoán. Khi sử dụng khoản vay ký quỹ, khách hàng sẽ sử dụng chứng khoán trên tài khoản của mình (theo quy định thì chỉ được sử dụng chứng khoán được phép ký quỹ) làm tài sản bảo đảm cho khoản vay ký quỹ. Khi tỷ lệ ký quỹ của khách hàng đến một mốc nhất định, nếu không bổ sung tài sản để đưa tỷ lệ ký quỹ về mốc duy trì thì công ty chứng khoán sẽ xử lý tài sản bảo đảm bằng cách bán chứng khoán để thu hồi nợ vay.

Bởi vậy, giao dịch cầm cố chứng khoán có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong hoạt động của công ty chứng khoán. Nếu không sử dụng biện pháp bảo đảm, sẽ rất rủi ro cho công ty chứng khoán trong trường hợp khách hàng không trả được nợ vay.

CHƯƠNG 2

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM CỐ TÀI SẢN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

2.1. Một số quy định chung của pháp luật về cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán

2.1.1. Tài sản cầm cố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.1.1.1. Khái quát

Thực tế quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, không có quy định nào quy định loại tài sản nào có thể trở thành đối tượng hay không thể trở thành đối tượng của giao dịch cầm cố tài sản.

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 4

Điều 163 về “Tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. [30, Điều

163]

Kết hợp với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 tại các Điều: Điều 320

về “Vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Điều 321 về “Tiền, giấy tờ có giá dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự”, Điều 322 về “Quyền tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự” thì tất cả các loại tài sản đều có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Một số tài sản đặc thù như quyền sử dụng đất, quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên áp dụng theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Theo đó, về nguyên tắc, tất cả các dạng tài sản đều có thể được dùng để cầm cố bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Nhưng dưới góc độ luật thực định, có một số quy phạm quy định một số loại tài sản nhất định chỉ được áp dụng một biện pháp bảo đảm nào đó.

Ví dụ, Luật Đất đai năm 2013 và Luật Nhà ở năm 2014 đều quy định cụ thể đối với quyền sử dụng đất và nhà ở, người sử dụng đất và sở hữu nhà ở hợp pháp có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và thế chấp nhà ở theo quy định của pháp luật. Do vậy, gần như phải hiểu rằng quyền sử dụng đất, nhà ở chỉ có thể là đối tượng của giao dịch thế chấp tài sản. Về vấn đề này, có những lý giải theo

hướng do quyền sử dụng đất là dạng quyền tài sản gắn với đất đai và nhà ở là dạng bất động sản, cả hai đều không thể chuyển giao (ở đây hiểu chuyển giao gắn liền với việc dịch chuyển tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố) được nên không thể được dùng để cầm cố, mà chỉ có thể được dùng để thế chấp.

Theo cách thức quy định thực định như trên, ví dụ như với quyền tài sản là quyền đòi nợ, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP quy định quyền đòi nợ gắn liền với biện pháp thế chấp. Nhưng nếu cũng sử dụng lý lẽ như lý giải với quyền sử dụng đất và nhà ở thì chưa thực sự thuyết phục.

Tương tự như vậy, với tài sản như chứng khoán, giấy tờ có giá, quy định pháp luật thực định cũng xác định gắn liền với biện pháp cầm cố; trong khi còn nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến phương thức nhận bảo đảm loại tài sản này.

Thực tế này cho thấy vấn đề pháp lý về loại tài sản trong giao dịch bảo đảm chưa có được sự thống nhất. Điều này phát sinh từ việc chưa giải quyết và làm rõ triệt để các nội hàm của khái niệm các biện pháp bảo đảm; trong đó quan trọng nhất là cầm cố - thế chấp.

Trong luận văn này, tác giả tạm thời đề cập đến các nội dung theo hướng tiếp cận từ pháp luật thực định, trong đó, bàn thêm về những yếu tố được hay không được khi áp dụng biện pháp cầm cố đối với một loại tài sản nhất định. Duy chỉ có tài sản là quyền đòi nợ, tác giả đề cập đến như một loại tài sản đương nhiên (hoặc ít nhất là có thể) áp dụng biện pháp cầm cố, trong khi về phương diện luật thực định thì biện pháp thế chấp được ưu tiên áp dụng.

2.1.1.2. Các loại tài sản có thể dùng để cầm cố

Như đã trình bày ở mục trên, theo quy định của pháp luật thực định, ngoại trừ bất động sản, ngoại trừ quyền tài sản là quyền đồi nợ, tất cả các động sản khác đều có thể trở thành đối tượng của giao dịch cầm cố tài sản.

Trong đó có thể kể ra một số loại động sản đặc thù như:

- Thẻ tiết kiệm;

- Giấy tờ có giá như: Cổ phiếu, tín phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu,...;

- Vận đơn;

- Quyền tài sản như: Quyền khai thác khoáng sản, quyền sở hữu công nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng,....

Trong từng trường hợp mà mỗi loại tài sản đều phải đáp ứng thêm các điều kiện được pháp luật quy định thì mới có thể trở thành tài sản cầm cố trong các giao dịch cầm cố tài sản.

Về khả năng tham gia giao dịch cầm cố tài sản của loại tài sản hữu hình và tài sản vô hình, theo cách hiểu nguyên tắc chuyển giao tài sản (gắn với tính dịch chuyển của tài sản) từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố, thì các tài sản hữu hình đương nhiên có thể tiến hành chuyển giao. Nhưng với tài sản vô hình như cổ phần (cổ phiếu), trái phiếu, quyền tài sản,... theo thực tế quy định pháp luật thực định thì việc chuyển giao tài sản được xác định là việc chuyển giao chứng chỉ (bằng chứng) về việc sở hữu tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố. Trong trường hợp đặc biệt, chứng khoán cầm cố là chứng khoán đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, tổ chức phát hành thông thường sẽ không sử dụng chứng chỉ (cổ phiếu) để xác định cổ đông (chủ sở hữu cổ phần) mà sẽ thông qua dữ liệu điện tử (bút toán điện tử) tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán; nhưng theo các quy định thực định, trường hợp này, chứng khoán loại này vẫn có thể được dùng trong giao dịch cầm cố.

Về khả năng tham gia giao dịch cầm cố tài sản của loại tài sản hiện hữu (hiện có) và tài sản hình thành trong tương lai, tài sản hiện hữu được hiểu là những tài sản đã hình thành (đã được đăng ký sở hữu trong trường hợp phải đăng ký), tuỳ vào dạng thức tồn tại là hữu hình hay vô hình mà đáp ứng được yêu cầu về sự chuyển giao tài sản như đã nêu trên. Đối với tài sản hình thành trong tương lai, theo quy định tại khoản 2, Điều 4 về “Tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm (được sửa đổi, bổ sung bởi

Nghị định số 11/2012/NĐ-CP), tài sản hình thành trong tương lai được xác định gồm:

- Tài sản được hình thành từ vốn vay;

- Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

- Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất Trong Bộ luật Dân sự năm 2005, khái niệm tài sản hình thành trong tương

lai chỉ được đề cập tới một lần tại khoản 6, Điều 351 về “Quyền của bên nhận thế chấp tài sản”. Theo đó, có thể hiểu rằng tài sản hình thành trong tương lai chỉ được dùng đối với biện pháp thế chấp tài sản, vì khi đó, điều kiện chuyển giao tài sản không được đặt ra.

2.1.2. Hình thức pháp lý của giao dịch cầm cố

Điều 327 về “Hình thức cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định như sau: Việc cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. [30, Điều 327]

Theo đó, được lập thành văn bản là điều kiện có hiệu lực về hình thức của giao dịch cầm cố tài sản. Các giao dịch cầm cố được xác lập bằng miệng sẽ đều vô hiệu theo quy định của pháp luật.

2.1.3. Một số hạn chế trong việc nhận cầm cố tài sản của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán

2.1.3.1. Đối với tổ chức tín dụng:

Xuất phát từ những quy định đặc thù trong hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng mà dẫn theo đó là những hạn chế về việc nhận cầm cố tài sản nói riêng, nhận bảo đảm nói chung của tổ chức tín dụng.

Theo quy định tại Điều 126 về “Những trường hợp không được cấp tím dụng”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng trên cơ sở nhận bảo đảm của các đối tượng sau:

- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, pháp nhân là cổ đông có người đại diện phần vốn góp là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần, pháp nhân là thành viên góp vốn, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn;

- Cha, mẹ, vợ, chồng, con của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương.

Đồng thời, tổ chức tín dụng không được cấp tín dụng cho những đối tượng trên cơ sở nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng mà bên được cấp tín dụng có quan hệ như trên với tổ chức tín dụng là bên bảo đảm này.

Ngoài ra, một số hạn chế khác được xác định cụ thể với trường hợp tài sản bảo đảm là cổ phần, cổ phiếu sẽ được nêu tại mục sau đây.

2.1.3.2. Đối với công ty chứng khoán:

Một số hạn chế đối với công ty chứng khoán trong việc nhận tài sản cầm cố được nêu cụ thể tại mục sau đây.

2.1.4. Thời điểm có hiệu lực của giao dịch cầm cố và hiệu lực đối với bên thứ ba

2.1.4.1. Thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực:

Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.

Với mỗi loại tài sản thì việc áp dụng nguyên tắc chuyển giao tài sản trong giao dịch cầm cố tài sản là khác nhau. Với những tài sản hữu hình, việc chuyển

giao tài sản từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố là rõ ràng. Nhưng với những tài sản vô hình như đã nêu trên thì thời điểm chuyển giao tài sản có thể xác định là thời điểm chuyển giao giấy tờ, chứng chỉ, chửng nhận chứng minh quyền sở hữu của bên cầm cố.

Trong một số trường hợp như với chứng khoán được đăng ký, lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam, có một thời gian, giao dịch cầm cố chứng khoán loại này mà bên nhận cầm cố là tổ chức tín dụng thì giao dịch cầm cố chỉ có hiệu lực khi Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam tiến hành hạch toán bút toán chuyển chứng khoán từ tài khoản giao dịch sang tài khoản cầm cố của bên cầm cố; chi tiết sẽ phân tích tại phần về cầm cố giấy tờ có giá.

2.1.4.2. Thời điểm giao dịch cầm cố có hiệu lực đối với bên thứ ba

Điều 11 về “Thời điểm giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

Giao dịch bảo đảm có giá trị pháp lý đối với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký. Thời điểm đăng ký được xác định theo quy định của pháp luật về đăng ký giao dịch bảo đảm. [13, Điều 11]

Về thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm, khoản 1, Điều 7 về “Thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm”, Nghị định số 83/2010/NĐ-CP về Đăng ký giao dịch bảo đảm quy định theo từng loại tài sản như sau:

a) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm cơ quan đăng ký nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ;

b) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là tàu bay, tàu biển thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay, Sổ đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam;

c) Trong trường hợp tài sản bảo đảm là các tài sản khác không thuộc các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì thời điểm đăng ký giao dịch bảo đảm là thời điểm nội

dung của đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào Cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. [14, khoản 1, Điều 7]

Theo đó, trừ trường hợp tài sản cầm cố là tàu bay, đối với giao dịch cầm cố tài sản khác, thời điểm có hiệu lực đối với bên thứ ba là thời điểm đơn yêu cầu đăng ký được nhập vào cơ sở dữ liệu về giao dịch bảo đảm. Trường hợp tài sản cầm cố là tàu bay, thời điểm đăng ký được xác định là thời điểm thông tin về giao dịch bảo đảm được ghi vào Sổ đăng bạ tàu bay.

2.1.5. Xử lý tài sản cầm cố

2.1.5.1. Trường hợp xử lý tài sản cầm cố

Theo quy định tại Điều 336 về “Xử lý tài sản cầm cố, Bộ luật Dân sự năm 2005 và Điều 56 về “Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm bao gồm:

- Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà Bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Đối với các hợp đồng tín dụng là việc khách hàng vay không trả nợ cho tổ chức tín dụng khi đến thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng.

- Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

- Trong các hợp đồng tín dụng, căn cứ theo quy định của pháp luật, tổ chức tín dụng và khách hàng vay có thể thỏa thuận việc khách hàng phải trả nợ trước hạn do việc sử dụng tiền vay không đúng mục đích đã thỏa thuận,… khi đó nếu khách hàng không có khả năng trả nợ, thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản thế chấp.

- Pháp luật quy định tài sản thế chấp phải được xử lý để Bên thế chấp thực hiện nghĩa vụ khác.

- Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.

Thực tế, tại các hợp đồng tín dụng giữa tổ chức tín dụng và bên được cấp tín dụng hay hợp đồng bảo đảm giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm, các bên

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí