Cầm Cố Tài Sản Trong Hoạt Động Của Tổ Chức Tín Dụng

có thể thoả thuận thêm về việc tổ chức tín dụng có quyền xử lý tài sản bảo đảm trước khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ, tuỳ từng trường hợp mà căn cứ để xử lý tài sản có thể là khác nhau; ví dụ trường hợp cầm cố chứng khoán, tổ chức tín dụng có thể chủ động xử lý tài sản cầm cố nếu tự đánh giá thấy giá trị tài sản cầm cố giảm quá một tỷ lệ nào đó.

2.1.5.2. Nguyên tắc xử lý tài sản cầm cố

Khi xảy ra các trường hợp xử lý tài sản cầm cố, việc xử lý tài sản cầm cố cần tuân thủ các nguyên tắc quy định tại Điều 59 về “Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, bao gồm:

- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu gia theo quy định của pháp luật.

- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.

- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.

- Người xử lý tài sản bảo đảm là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thỏa thuận khác.

Người xử lý tài sản căn cứ nội dung đã được thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm để tiến hành xử lý tài sản bảo đảm mà không cần phải có văn bản ủy quyền xử lý tài sản của bên bảo đảm..

- Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.

2.1.5.3. Phương thức xử lý tài sản cầm cố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Điều 59 về “Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thể thoả thuận lựa chọn các phương thức xử lý tài sản bảo đảm như sau:

- Bán tài sản bảo đảm.

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 5

- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm.

- Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ.

- Phương thức khác do các bên thoả thuận

Trong ba phương thức xử lý tài sản bảo đảm cụ thể được pháp luật quy định để các bên thoả thuận lựa chọn thì phương thức nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba chỉ áp dụng trong giao dịch thế chấp quyền đòi nợ.

Với phương thức bán tài sản bảo đảm, theo thực tế các quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm và Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về Xử lý tài sản bảo đảm, có thể chia thành các trường hơp như sau:

- Các bên không thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì áp dụng phương thức bán tài sản bảo đảm thông qua đấu giá (Điều 65 về “Xử lý tài sản bảo đảm là động sản trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm).

- Các bên thoả thuận về xử lý tài sản bằng bán đấu giá tài sản thì tài sản sẽ được bán đấu giá;

- Các bên thoả thuận việc xử lý tài sản không qua bán đấu giá và xác lập cơ chế xác định giá bán tài sản thì bán tài sản theo giá các bên đã thoả thuận;

- Các bên thoả thuận việc xử lý tài sản không qua bán đấu giá và không xác lâp cơ chế xác định giá bán tài sản thì áp dụng cơ chế điều chỉnh giá theo quy định tại Điều 10 về “Bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về Xử lý tài sản bảo đảm; trường

hợp không có bên mua tài sản thì bên nhận bảo đảm được quyền nhận chính tài sản bảo đảm để cho việc thực hiện nghĩa vụ.

Theo đó, trong trường hợp các bên không thoả thuận về việc xử lý tài sản không qua bán đấu giá nhưng có thoả thuận về việc xác lập cơ chế xác định giá bán tài sản bảo đảm thì về nguyên tắc có thể áp dụng phương thức bán tài sản không qua đấu giá và theo cơ chế xác định giá đã được thoả thuận.

Về cơ bản có thể nhóm gọn lại phương thức bán tài sản bảo đảm thành 02 trường hợp: Bán tài sản thông qua bán đấu giá và Bán tài sản không qua bán đấu giá.

Nếu bán đấu giá tài sản, thủ tục tiến hành đã được quy định chi tiết tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về Bán đấu giá tài sản.

Nếu bán tài sản không qua bán đấu giá thì hiện tại thủ tục pháp lý cũng không thực sự thuận lợi cho bên nhận bảo đảm, nhất là trong trường hợp bên bảo đảm không hợp tác, trong khi tài sản bảo đảm lại là tài sản đăng ký quyền sở hữu, để chuyển quyền sở hữu sang cho bên mua tài sản thông thường phải cần hợp đồng chuyển nhượng, mua bán tài sản. Thực tế xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng, mới chỉ ghi nhận trường hợp nhận bảo đảm bằng động sản là phương tiện giao thông (ô tô) có thể thực hiện việc bán tài sản (không qua đấu giá) mà không có chữ ký của bên bảo đảm, sau đó tiến hành sang tên cho bên mua theo quy định của pháp luật.

Với phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm, nếu theo câu chữ quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm thì phương thức này sẽ chỉ áp dụng được trong trường hơp bên bảo đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm, hoặc áp dụng được trong trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ bảo lãnh của bên chính bên bảo đảm; chứ không áp dụng được trong trường hợp bên bảo đảm là bên thứ ba. Thực tế, mặc dù Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT- BTP-BTNMT-NHNN về Xử lý tài sản bảo đảm đã dành hẳn Điều 11 để hướng dẫn về phương thức xử lý tài sản này, nhưng cũng chưa đủ cặn kẽ và thuyết

phục khi chưa giải quyết triệt để được vấn đề: Các bên có cần thực hiện thêm giao dịch nào khác để nhận tài sản bảo đảm thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ hay không? Và vấn đề chuyển quyền sở hữu đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu.

Theo quy định tại tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về Xử lý tài sản bảo đảm, thủ tục chuyển quyền sở hữu đối với tài sản bảo đảm trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ cũng tương tự như áp dụng với trường hợp bán tài sản bảo đảm.

Mặc dù Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN về Xử lý tài sản bảo đảm đã khẳng định:

“Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản thỏa thuận khác về việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm được sử dụng thay thế cho hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản bảo đảm.” [11, khoản 2, Điều 11]

Nhưng thực tế việc các cơ quan đăng ký sở hữu có chấp nhận hợp đồng, thoả thuận bảo đảm thay thế cho hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng bảo đảm hay không cũng chưa thể chắc chắn hoàn toàn.

Ngoài hai phương thức xử lý nêu trên, các bên có thể thoả thuận về những phương thức xử lý khác. Thực tế hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán, do một số hạn chế đặc thù của ngành nên hiếm gặp những phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác.

2.2. Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng

2.2.1. Cầm cố thẻ tiết kiệm

2.1.1.1. Bản chất pháp lý cầm cố thẻ tiết kiệm

Khoản 7, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13-9-2004 về Ban hành Quy chế về tiền gửi tiết kiệm của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (được sửa đổi, bổ sung bởi Quyết định số 47/2006/QĐ-NHNN ngày 25-9-2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) quy định về thẻ tiết kiệm như sau:

“7. Thẻ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm về khoản tiền đã gửi tại tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.” [16, khoản 7, Điều 6]

Theo quy định tại khoản 1, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN thì: “Thẻ tiết kiệm được sử dụng làm tài sản cầm cố tại các tổ chức tín dụng theo các quy định của pháp luật về bảo đảm tiền vay nếu được tổ chức tín dụng đó chấp thuận.” [16, khoản 1, Điều 21]

Ở đây, có thể hiểu rằng việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm về bản chất là việc tổ chức tín dụng nhận cầm cố đối với khoản tiền gửi tiết kiệm (được ghi nhận thông tin trên thẻ tiết kiệm) thuộc sở hữu của người đứng tên trên thẻ tiết kiệm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ đối với tổ chức tín dụng.

Theo cách hiểu bản chất này, bên nhận cầm cố không “trực tiếp giữ tài sản” cũng không “uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản” theo quy định tại Điều 16 “Giữ tài sản cầm cố”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm:

Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản; trường hợp uỷ quyền cho người thứ ba giữ tài sản thì bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Dân sự và nghĩa vụ khác theo thoả thuận với bên cầm cố. [13, Điều 16]

Tài sản bảo đảm ở đây cũng không được chuyển giao thực tế từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố theo quy định tại Điều 326 về “Cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005. Khi thực tế, khoản tiền gửi tiết kiệm vẫn do tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm hay chính là tổ chức phát hành thẻ tiết kiệm quản lý. Bên cầm cố chỉ chuyển giao cho bên nhận cầm cố chứng chỉ xác nhận về quyền sở hữu tài sản cầm cố mà thôi.

Trong trường hợp này, tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm cũng không thể được xác định là người thứ ba giữ tài sản cầm cố. Vì thế, tổ chức nhận tiền gửi

tiết kiệm cũng không có các nghĩa vụ theo “hợp đồng gửi giữ tài sản” như quy định tại khoản 2, Điều 17 về “Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP: “Trong trường hợp tài sản cầm cố là vật do người thứ ba giữ mà có nguy cơ bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị thì quyền và nghĩa vụ giữa người thứ ba và bên nhận cầm cố được thực hiện theo hợp đồng gửi giữ tài sản.” [13, khoản 2, Điều 17]

2.1.1.2. Hiệu lực giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm

Giao dịch cầm cố thẻ tiết kiệm có hiệu lực từ thời điểm thẻ tiết kiệm được chuyển giao cho tổ chức tín dụng nhận cầm cố theo quy định chung về hiệu lực giao dịch cầm cố, cụ thể như sau đây.

Điều 328 về “Hiệu lực của cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố.[30, Điều 328]

Điểm b, khoản 1, Điều 10 về “Hiệu lực của giao dịch bảo đảm”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định:

1. Giao dịch bảo đảm được giao kết hợp pháp có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp sau đây:

b) Cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố; [13, khoản 1, Điều 10]

Ở đây, mặc dù về bản chất các bên hướng tới khoản tiền gửi được thể hiện trên thẻ tiết kiệm, nhưng do đặc thù không thể chuyển giao hẳn số tiền gửi nên các bên chuyển giao cho nhau thẻ tiết kiệm – bằng chứng về việc sở hữu tiền gửi của bên cầm cố.

2.1.1.3. Xử lý tài sản cầm cố

Bên nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong tỏa tài khoản tiền gửi của bên cầm cố theo quy định tại khoản 1, Điều 19 về “Quyền của bên nhận cầm cố trong trường hợp nhận cầm cố vận

đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá”, Nghị định 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm: “2. Trong trường hợp nhận cầm cố thẻ tiết kiệm thì bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm phong toả tài khoản tiền gửi tiết kiệm của bên cầm cố.”. Điều này bảo đảm cho việc xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

Do tính chất đặc thù về bản chất của tài sản cầm cố là khoản tiền gửi nên trong trường hợp phải xử lý tài sản cầm cố để thu hồi nợ, tổ chức tín dụng nhận cầm cố thông thường sẽ sử dụng phương thức nhận chính tài sản cầm cố để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2, Điều 59 về “Các phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo thoả thuận”, Nghị định 163/2006/NĐ- CP về Giao dịch bảo đảm: 2. Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. [13, khoản 2, Điều 59]

Trên cơ sở thỏa thuận của các bên tại hợp đồng cầm cố về quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng nhận cầm cố, cùng những nội dung cam kết khác của bên cầm cố theo quy định tại khoản 2, Điều 21 về “Sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản bảo đảm tiền vay”, Quy chế về Tiền gửi tiết kiệm ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN:

2. Khi sử dụng thẻ tiết kiệm làm tài sản cầm cố, chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm hoặc đồng chủ sở hữu tiền gửi tiết kiệm phải cam kết trường hợp đến hạn trả nợ mà không trả được nợ, thì tổ chức tín dụng cho vay có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển số tiền gửi tiết kiệm của bên vay cho tổ chức tín dụng cho vay để thu hồi nợ. [16, khoản 2, Điều 21]

Tổ chức tín dụng nhận cầm cố thẻ tiết kiệm có quyền yêu cầu tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm chuyển cho mình khoản tiền gửi tiết kiệm thuộc sở hữu bên cầm cố để khấu trừ nợ vay (có thể là nợ gốc, nợ lãi, phí,… theo thỏa thuận cụ thể của các bên).

2.2.2. Cầm cố giấy tờ có giá

2.2.2.1. Bản chất pháp lý cầm cố giấy tờ có giá

Khoản 8, Điều 6 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010 quy định về giấy tờ có giá như sau:

“8. Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.” [35, khoản 8, Điều 6]

Khoản 9, Điều 3 về “Giải thích từ ngữ”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm quy định liệt kê:

9. Giấy tờ có giá bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.[13, khoản 9, Điều 3]

Tại Công văn số 141/TANDTC-KHXX ngày 21-9-2011 của Tòa án nhân dân tối cao về Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cũng đã ghi nhận quan điểm về giấy tờ có như sau:

1. … Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, thì giấy tờ có giá bao gồm:

a) Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác được quy định tại Điều 1 của Luật các công cụ chuyển nhượng năm 2005;

b) Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu được quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 của Pháp lệnh ngoại hối năm 2005;

c) Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ được quy định tại điểm 16 Điều 3 của Luật quản lý nợ công năm 2009;

d) Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; các loại chứng khoán khác do

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 24/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí