Vai Trò Của Cầm Cố Tài Sản Trong Hoạt Động Của Tổ Chức Tín Dụng

Bảo đảm tiền vay bằng tài sản là các phương thức bảo đảm mà khoản vay của khách hàng tại tổ chức tín dụng được được bảo đảm bằng một loại tài sản. Chính vì vậy, hình thức bảo đảm này sẽ hạn chế bớt rủi ro cho các tổ chức tín dụng vì tổ chức tín dụng có thể xác lập quyền đối với một tài sản nhất định, khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tổ chức tín dụng có căn cứ để thực hiện việc xử lý tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ. Đây cũng là phương thức bảo đảm phổ biến tại các tổ chức tín dụng.

Bảo lãnh là phương thức bảo đảm tiền vay mà khoản vay không được bảo đảm bằng một tài sản. Điều 361 về “Bảo lãnh”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:

Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là Bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là Bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho Bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là Bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà Bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc Bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi Bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình [30, Điều 361].

Ở đây tổ chức tín dụng có thể chọn lựa khách hàng vay của mình, dựa trên nhiều yếu tố khác nhau để cho khách hàng vay như: Dựa trên uy tín của khách hàng vay, uy tín của một bên thứ ba, bảo lãnh của nhà nước,...

1.3. Cầm cố tài sản

1.3.1. Khái niệm cầm cố tài sản

Dạng quan hệ mà ở đó một người giao cho người khác một tài sản để làm tin cho cam kết, giao ước của mình, nếu mình không thực hiện được thì tài sản này mặc nhiên thuộc về sở hữu của người kia vốn đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử các quan hệ dân sự. Theo một số nhà nghiên cứu, khái niệm “fiducia” trong pháp luật La Mã là một trong những căn cứ pháp lý đầu tiên ghi nhận dạng quan hệ như trên, mà hiện tại chúng ta đang gọi dưới khái niệm cầm cố tài sản.

Trong một số từ điển pháp lý, cũng xuất hiện khái niệm “fiduciary” với cách hiểu là việc một người giao phó sở hữu hay quyền năng của mình vì lợi ích của người khác.

Ở Việt Nam, trước khi Bộ luật Dân sự năm 1995 ra đời, khoản 2, Điều 2, Nghị định số 17-HĐBT ngày 16-01-1990 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế đã quy định về cầm cố với vai trò là một biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế như sau:

2- Cầm cố là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Việc cầm cố phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực.

Đến Bộ luật Dân sự năm 1995, cầm cố tài sản được quy định:

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 3

“Cầm cố tài sản là việc bên có nghĩa vụ giao tài sản là động sản thuộc sở hữu của mình cho bên có quyền để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự; nếu tài sản cầm cố có đăng ký quyền sở hữu, thì các bên có thể thoả thuận bên cầm cố vẫn giữ tài sản cầm cố hoặc giao cho người thứ ba giữ.” [29, Điều 329]

Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định tại Điều 326 về “Cầm cố tài sản” như

sau:

“Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản

thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.” [30, Điều 326]

Theo đó, có thể nhận thấy quy định pháp luật về cầm cố tài sản qua từng thời kỳ là khá khác biệt, song về cơ bản, đặc điểm nổi bật và được giữ nguyên trong các quy định trên đó là việc chuyển giao tài sản cầm cố từ bên cầm cố

sang bên nhận cầm cố; mặc dù Bộ luật Dân sự năm 1995 thừa nhận cả trường hợp tài sản cầm cố không được chuyển giao cho bên nhận cầm cố nếu tài sản đó là tài sản phải đăng ký sở hữu.

1.3.2. Tài sản được cầm cố

Trình bày tại mục 2.1, Chương 2.

1.3.3. Nội dung của cầm cố tài sản

1.3.3.1. Quyền của bên cầm cố

Theo quy định tại Điều 331 về “Quyền của bên cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, bên cầm cố có quyền sau:

- Yêu cầu bên nhận cầm cố đình chỉ việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 333 của Bộ luật Dân sự năm 2005, nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

Khoản 3, Điều 333 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về quyền của bên nhận cầm cố; tại Điều này, bên nhận cầm cố có quyền sử dụng khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố nếu các bên có thoả thuận. Nhưng để bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với tài sản cầm cố, pháp luật quy định ngay cả trong trường hợp có thoả thuận, nếu việc sử dụng, khai thác tài sản của bên nhận cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, bên cầm cố vẫn có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố dừng việc sử dụng, khai thác tài sản cầm cố.

- Được bán tài sản cầm cố, nếu được bên nhận cầm cố đồng ý.

Theo nguyên tắc mặc dù là tài sản sử dụng để cầm cố, nhưng bên cầm cố vẫn là chủ sở hữu của tài sản nên quyền định đoạt đối với tài sản vẫn thuộc về bên cầm cố (ngoại trừ trường hợp xử lý tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố dựa trên các quy định của pháp luật).

Nhưng do bên nhận cầm cố cũng đã xác lập quyền của mình đối với tài sản cầm cố, nên tuân theo nguyên tắc về thực hiện quyền sở hữu quy định tại Điều 165, Bộ luật Dân sự năm 2005, bên nhận cầm cố có quyền quyết định đối với việc thực hiện quyền bán tài sản cầm cố của bên cầm cố.

Điều 165 về “Nguyên tắc thực hiện quyền sở hữu”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. [30, Điều 165]

- Được thay thế tài sản cầm cố bằng một tài sản khác nếu có thỏa thuận. Quyền này của bên cầm cố dựa trên nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết,

thoả thuận trong giao dịch dân sự.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố giữ tài sản cầm cố trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.

Như đã phân tích phía trên, giao dịch cầm cố là giao dịch phụ, gắn liền với giao dịch chính. Đồng thời, phạm vi cầm cố nằm trong phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm, cho dù giá trị tài sản cầm cố lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm.

Một trong các căn cứ pháp lý để chấm dứt cầm cố tài sản là nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt. Khi đó, quyền của bên nhận cầm cố đương nhiên cũng chấm dứt, quyền sở hữu của bên cầm cố không còn bị hạn chế, nên bên cầm cố có quyền yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố.

- Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.

Theo nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự tại Điều 9, Bộ luật Dân sự năm 2005, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc bồi thường thiệt hại.

Bởi vậy, khi tài sản cầm cố đang thuộc sở hữu của bên cầm cố được chuyển giao cho bên nhận cầm cố, mà bên nhận cầm cố có lỗi để xảy ra thiệt hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại của bên nhận cầm cố được đặt ra.

1.3.3.2. Nghĩa vụ của bên cầm cố

Theo quy định tại Điều 330 về “Nghĩa vụ của bên cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005, bên cầm cố có nghĩa vụ sau:

- Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thoả thuận.

Đây là điều kiện cần đối với giao dịch cầm cố tài sản.

- Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trong trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền hủy hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.

Nhằm bảo đảm một cách tốt nhất quyền của bên nhận cầm cố trong giao dịch cầm cố. Pháp luật quy định trách nhiệm công khai toàn bộ bên có quyền pháp lý đối với tài sản cầm cố. Đồng thời, pháp luật cũng mở ra cho bên nhận cầm cố quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản nếu bên cầm cố không thông báo.

Vấn đề bồi thường thiệt cũng vẫn có thể được đặt ra.

- Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Xuất phát từ quan điểm nguyên tắc của bảo đảm bằng cầm cố tài sản, bên nhận cầm cố không sử dụng giao dịch cầm cố để thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, mà chỉ là biện pháp nhằm tăng cường trách nhiệm của bên có nghĩa vụ trong việc thực hiện nghĩa vụ. Bởi vậy, xét về mặt lợi ích thì khi nhận cầm cố tài sản mà phát sinh các chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố thì đương nhiên chủ tài sản phải có trách nhiệm chi trả.

1.3.3.3. Quyền của bên nhận cầm cố tài sản

Điều 333 về “Quyền của bên nhận cầm cố tài sản”, quy định bên nhận cầm cố có các quyền như sau:

- Yêu cầu người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.

Quyền này là quyền cơ bản đối với người có quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản. Ở đây, bên nhận cầm cố là người nhận quyền chiếm hữu hợp pháp từ chủ sở hữu tài sản kèm theo việc chuyển giao tài sản.

- Yêu cầu xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật để thực hiện nghĩa vụ.

Quyền này thể hiện tính chất dự phòng của giao dịch bảo đảm nói chung và cầm cố tài sản nói riêng. Khi bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ như đã cam kết, nếu đủ các điều kiện để xử lý tài sản cầm cố, bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu được xử lý tài sản cầm cố. Pháp luật hiện tại đã quy định một số phương thức xử lý tài sản bảo đảm.

- Được khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.

Đối với quyền này của bên nhận cầm cố, pháp luật đã mở ra một phương thức để hai bên thoả thuận về việc bên nhận cầm cố có thể khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố. Điều này mang tính chất dự trù, thực tế có một số loại tài sản nếu không được sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới việc hao mòn, giảm sút về khả năng vận hành, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới giá trị tài sản. Bởi vậy, việc cho phép các bên thoả thuận nội dung này là phù hợp, các bên có thể đồng thời thoả thuận cụ thể về phương thức xử lý đối với hoa lợi, lợi tức phát sinh,...

- Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

Tương ứng với nghĩa vụ của bên cầm cố, bên nhận cầm có có quyền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

1.3.3.4. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản

Điều 332 về “Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố tài sản”, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định bên nhận cầm cố có các nghĩa vụ như sau:

- Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

Điều này sẽ thấy rõ sự phù hợp khi đặt trong mối quan hệ với quyền được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố. Chính bởi việc pháp luật quy định nghĩa vụ bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố của bên nhận cầm cố, qua đó bảo đảm quyền của chủ sở hữu đối với tài sản, mà

bên nhận cầm cố có quyền yêu cầu được thanh toán chi phí phát sinh liên quan đến việc bảo quản, giữ gìn này.

- Không được bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố; không được đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

Người nhận cầm cố có quyền chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản cầm cố. Nhưng các hành vi nói trên đều thuộc về quyền định đoạt tài sản. Bởi vậy, nếu thực hiện, bên nhận cầm cố sẽ bị xác định là vi phạm; khi đó, bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản cầm cố, trừ một số trường hợp theo quy định tại Điều 18 về “Trách nhiệm của bên nhận cầm cố trong trường hợp bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác”, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm.

Cụ thể:

Trường hợp bên nhận cầm cố bán, trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trái với quy định tại khoản 2 Điều 332 Bộ luật Dân sự thì bên cầm cố có quyền đòi lại tài sản đó và yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra; bên cầm cố không có quyền đòi lại tài sản trong các trường hợp sau đây:

a) Bên mua, bên nhận trao đổi, bên được tặng cho được xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 Bộ luật Dân sự;

b) Bên mua, bên nhận trao đổi tài sản cầm cố là động sản không thuộc diện phải đăng ký quyền sở hữu và ngay tình theo quy định tại Điều 257 Bộ luật Dân sự. [13, Điều 18]

Cũng theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, trong trường hợp bên cầm cố không có quyền đòi lại lại tài sản cầm cố thì bên nhận cầm cố vẫn có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

- Trả lại tài sản cầm cố khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

Đây là nghĩa vụ đương nhiên của bên nhận cầm cố nhằm bảo đảm quyền sở hữu của bên cầm cố đối với tài sản cầm cố khi giao dịch cầm cố tài sản chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

1.4. Vai trò của cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng

Như đã nêu, hoạt động cấp tín dụng là hoạt động nghiệp vụ cốt lõi và cơ bản của tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng.

Khoản 14, Điều 4 về “Giải thích từ ngữ”, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định:

“Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.” [36, khoản 14, Điều 4]

Rủi ro lớn nhất đối với hoạt động cấp tín dụng của tổ chức tín dụng là rủi ro mất vốn. Để hạn chế rủi ro này, đồng thời tăng cường khả năng thu phần lợi tức khi khách hàng sử dụng vốn vay, khi tiếp nhận mỗi nhu cầu vay vốn, tổ chức tín dụng đều phải qua nhiều bước nghiệp vụ nhằm đánh giá chính xác nhất về phương án sử dụng vốn vay, hiệu suất của việc sử dụng vốn vay,..., nhận định các rủi ro nhằm hạn chế khả năng thất thoát vốn do việc khách hàng không trả được nợ vay. Nhưng thực tế, tất cả những công việc tổ chức tín dụng làm trước khi cấp tín dụng cho khách hàng về bản chất đều là phỏng đoán dựa trên những phép tính, thuật toán,...; bởi vậy mà không thể mô tả hết các sự kiện có thể xảy ra trên thực tế ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay của khách hàng.

Trước thực tế đó, tổ chức tín dụng cần tới biện pháp bảo đảm tiền vay như biện pháp sau cùng để tăng cường, hạn chế rủi ro thất thoát vốn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023