106
Các tỉnh cũng đã quan tâm đến công tác đào tạo và sử dụng cán bộ, nâng cao tính minh bạch công khai đối với các TTHC. Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg ngày 17/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001- 2010, Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8/2007 của Ban chấp hành Trung ương về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Quyết định số 30/QĐ-TTg ngày 10/1/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010; công tác cải cách thủ tục hành chính được các tỉnh TDMNPB triển khai thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ, đồng thời xem cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá để tạo môi trường đầu tư thuận lợi, minh bạch cho các hoạt động của nhân dân và doanh nghiệp. Các tỉnh đã tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ ra những thủ tục, những quy định sai pháp luật để sửa đổi, và đạt được một số kết quả nổi bật như sau:
Thứ nhất, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, đẩy mạnh việc sắp xếp và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.
Thứ hai, thực hiện phân cấp mạnh và giao quyền chủ động mạnh hơn cho các cấp chính quyền địa phương, nhất là trong việc quyết định về ngân sách, tài chính, đầu tư xây dựng, đất đai, công tác cán bộ.
Ba là, công khai các thủ tục, các loại giấy tờ, biểu mẫu và quy trình giải quyết công việc, thời gian giải quyết, phí và lệ phí theo quy định để nhân dân biết và thực hiện thuận lợi, 100% các tỉnh đã thống kê, công bố và niêm yết công khai bộ TTHC 3 cấp gồm cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã với hơn một nghìn thủ tục. Việc thống kê và niêm yết công khai bộ TTHC các cấp còn giúp cho mỗi cán bộ và thủ trưởng trong mỗi cơ quan đơn vị biết được tổng thể các thủ tục cần thực hiện cũng như hồ sơ cho mỗi thủ tục khi giải quyết
107
công việc với người dân, qua đó mỗi cán bộ công chức nhận thức được một cách khái quát công việc và phát hiện những hồ sơ, giấy tờ không cần thiết để kiến nghị sửa đổi bổ sung hoặc loại bỏ, đồng thời tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, tạo được niềm tin cho người dân và cộng đồng doanh nghiệp.
Biểu: 3.5. Bộ TTHC theo Đề án 30 thực hiện tại các tỉnh năm 2010
Hòa Bình | Sơn La | Lào Cai | Bắc Giang | Bình Dương | Vĩnh Phúc | |
TTHC áp dụng tại các Sở, ngành | 685 | 620 | 674 | 1.190 | 1.466 | 878 |
TTHC áp dụng tại cấp huyện | 242 | 179 | 189 | 314 | 244 | 220 |
TTHC áp dụng tại cấp xã | 198 | 119 | 168 | 180 | 173 | 209 |
Tổng | 1.125 | 818 | 1.031 | 1.684 | 1.883 | 1.307 |
Có thể bạn quan tâm!
- Ảnh Hưởng Của Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế - Xã Hội Và Hệ Thống Pháp Luật
- Hệ Thống Pháp Luật Về Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài
- Những Hạn Chế Của Hệ Thống Pháp Luật Với Môi Trường Đầu Tư
- Cải Thiện Môi Trường Đầu Tư Thúc Đẩy Các Doanh Nghiệp Phát Triển
- Kết Quả Thu Hút Đầu Tư Thấp Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng
- Tỉ Lệ Vốn Đầu Tư Thực Hiện So Với Vốn Đăng Kí Năm 2010
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Nguồn: UBND các tỉnh-2010
Bốn là, áp dụng công nghệ thông tin trong cải cách TTHC. Nhiều Sở, Ngành đã có Website để công bố công khai các TTHC trên mạng, công khai các loại giấy tờ, để thuận tiện cho người dân và doanh nghiệp trong quá trình tra cứu thủ tục, hồ sơ. Nhiều cơ quan đã sử dụng hệ thống thư điện tử để trao đổi, tiếp nhận hồ sơ qua mạng, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001: 2008, do vậy thời gian giải quyết các thủ tục giảm đi rõ rệt, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
Năm là, thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” bước đầu đem lại hiệu quả. Thực hiện Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng chính phủ, UBND các tỉnh đã chỉ đạo các Sở, Ngành triển khai thực hiện, bước đầu đã có hiệu quả chế độ một cửa, một cửa liên thông ở các cơ quan hành chính nhà nước.
3.2.2.4. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nhận thức được vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp CNH-HĐH, trong những năm qua các tỉnh
TDMNPB đã tập trung chỉ đạo công tác đào tạo nguồn nhân lực, triển khai xây dựng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020 và đã đạt những kết quả đáng kể trên các tiêu chí thể lực, trí lực và tâm lực của người lao động.
Hàng năm các tỉnh đào tạo nghề cho hàng chục ngàn lao động, vì vậy tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề ở các tỉnh TDMNPB tăng đáng kể trong 10 năm trở lại đây. Theo Biểu 3.6 ta thấy, ở tỉnh Hòa Bình tỉ lệ đào tạo nghề tăng từ 7% năm 2000 lên 25 % vào năm 2010, tương tự, ở tỉnh Lào Cai, tỉ lệ đào tạo nghề tăng từ 7,5% lên 27,8%.
Biểu 3.6. Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề tại các tỉnh
Đơn vị tính: %
Năm 2000 | Năm 2010 | |
Hòa Bình | 7 | 25 |
Lào Cai | 7,5 | 27,8 |
Sơn La | 6 | 25 |
Bắc Giang | 8 | 33 |
Nguồn: UBND các tỉnh-2010
Tỉ lệ lao động qua đào tạo nghề tại các tỉnh TDMNPB tăng rất nhanh trong vòng 10 năm qua là do các tỉnh quan tâm và có chính sách đầu tư và thu hút đầu tư hệ thống mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề. Công tác xã hội hoá trong đầu tư trường nghề cũng được quan tâm đặc biệt. Đã có nhiều cơ sở đào tạo nghề do các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư, xây dựng. Mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nhiều cơ sở đào tạo nghề đã được thành lập ở các huyện và gắn chương trình đào tạo với nhu cầu của doanh nghiệp để phục vụ công tác đào tạo nghề cho bà con nông dân ngay tại chỗ và đảm bảo phương châm đào tạo có địa chỉ. Số lượng cơ sở đào tạo nghề tăng lên đáng kể. Năm 2000 nhiều tỉnh chưa có cơ sở đào tạo nghề nào, nhưng đến năm 2010 số lượng cơ sở đào tạo nghề đã tăng rõ rệt theo Biểu 3.7.
Biểu 3.7. Phát triển các cơ sở đào tạo nghề (bao gồm cả trung tâm giới thiệu việc làm) tại các tỉnh
Tên tỉnh | Năm 2000 | Năm 2010 |
Hòa Bình | 0 | 22 |
Lào Cai | 0 | 23 |
Sơn La | 0 | 9 |
Bắc Giang | 0 | 28 |
Đơn vị tính : cơ sở
Nguồn: Sở Lao động,Thương binh và Xã hội các tỉnh-2010 3.2.2.5.Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư
Để tăng cường thu hút đầu tư, các tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, đầu tư kinh phí cho các hoạt động xây dựng tờ rơi, xuất bản đĩa CD bằng nhiều thứ tiếng, gửi đi các nơi trong và ngoài nước; thành lập trang Web để giới thiệu tiềm năng, lợi thế của tỉnh, các chính sách ưu đãi đầu tư.
Các tỉnh đã phối hợp với các cơ quan ở Trung ương tổ chức một số hội nghị xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Có những hội nghị do từng tỉnh tổ chức riêng, có những hội nghị các tỉnh lại phối hợp tổ chức theo khu vực TDMNPB, cụm các tỉnh Đông Bắc hoặc cụm các tỉnh Tây Bắc. Mỗi hội nghị như vậy đều có từ 300-500 nhà đầu tư tham dự. Sau mỗi hội nghị đều tổ chức đưa các nhà đầu tư đi thăm và giới thiệu địa điểm những dự án tiềm năng. Tại các buổi tổ chức hội nghị đều diễn ra chương trình kí biên bản ghi nhớ về sự hợp tác của các doanh nghiệp đối với tỉnh, tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư cho một số dự án.
Tổ chức các cuộc hội thảo và các cuộc tiếp xúc giữa lãnh đạo tỉnh với các Đại sứ, Tham tán thương mại các nước tại Việt Nam: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapo, Đài Loan; các Đại sứ và Tham tán thương mại của Việt Nam tại nước ngoài; một số tỉnh đã tổ chức các đoàn đi xúc tiến đầu tư tại một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.
Thông qua các kênh báo chí, truyền hình, các cơ quan ngoại giao tại Việt Nam, các nhà Doanh nghiệp Việt Nam, các Đại sứ quán các nước để tổ chức giới thiệu quảng bá tiềm năng, tuyên truyền các chính sách ưu đãi của tỉnh để gọi vốn đầu tư.
3.3. Đánh giá chung về cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh TDMNPB
3.3.1. Những kết quả đạt được
3.3.1.1.Môi trường đầu tư đã có bước cải thiện
Trong 10 năm qua, với sự nỗ lực của các cấp chính quyền địa phương, hoạt động cải thiện môi trường đầu tư ở các tỉnh TDMNPB đã đạt được những kết quả đáng kể trên các mặt. Về chính sách thu hút đầu tư đã có sự cải thiện, các tỉnh đều đã ban hành những chính sách để thu hút đầu tư, đưa ra các ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào, cung cấp điện, nước... Kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông đường bộ đã được cải thiện đáng kể, hầu hết các tuyến đường quốc lộ qua địa phận các tỉnh đều được cải tạo nâng cấp, mở rộng. Hệ thống cung cấp điện, nước được cải thiện đáng kể, hầu hết các khu vực trung tâm đều được cung cấp nước sạch, cung cấp điện ổn định. Đặc biệt là hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển vượt bậc, 100% số xã có phủ sóng điện thoại di động và lắp đặt điện thoại cố định. Kết cấu hạ tầng xã hội như trường học, bệnh viện, khách sạn, nhà hàng... đều có bước cải thiện đáng kể. Việc thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính 10 năm 2001-2010 đã đem lại kết quả khả quan, lần đầu tiên các tỉnh đã xây dựng được bộ TTHC tại 3 cấp tỉnh, huyện, xã trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, xây dựng, đăng kí kinh doanh, hải quan, lao động, môi trường...Việc thực hiện cơ chế “một cửa, một cửa liên thông” đã tạo ra sự công khai, minh bạch và đem lại hiệu quả thiết thực, giảm được thời gian, chi phí đi lại để thực hiện các thủ tục cho người dân và doanh nghiệp. Chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Năm 2000, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở các tỉnh chỉ đạt từ 6-9%, nhưng đến năm 2010 tỉ lệ này đã nâng lên từ
111
25-33%. Số lượng cơ sở đào tạo nghề và trung tâm giới thiệu việc làm được tăng lên đáng kể, một số tỉnh đã có trường đại học. Trình độ cán bộ được nâng lên. Các tỉnh đã chú trọng tới nâng cao trình độ cán bộ về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. Hoạt động xúc tiến đầu tư được chú trọng. Các tỉnh đều có tài liệu quảng bá được chuẩn bị bằng 2-3 thứ tiếng để cung cấp cho các nhà đầu tư. Hàng năm các tỉnh cũng bố trí một khoản ngân sách phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư.
3.3.1.2. Kết quả thu hút đầu tư tăng, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Trong những năm qua, nhờ các nỗ lực của các tỉnh, môi trường đầu tư đã được cải thiện đem lại kết quả đáng kể, thể hiện trên một số mặt sau:
Thứ nhất, số dự án đầu tư và vốn đầu tư tăng. Các tỉnh đã huy động được một lượng vốn đầu tư đáng kể trong dân cư, từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Theo Biểu 3.8, số lượng dự án cũng như vốn đầu tư vào các tỉnh tăng rất nhiều so với 10 năm trước đó. Tại tỉnh Hoà Bình, số lượng dự án tăng gấp 75 lần, lượng vốn đầu tư thu hút được tăng 1000 lần so với năm 2000. Đặc biệt, tại tỉnh Lào Cai, số lượng dự án thu hút được gấp tới 329 lần, số lượng vốn đầu tư thu hút được tăng hơn 7000 lần so với giai đoạn trước.
Biểu: 3.8. So sánh kết quả thu hút đầu tư vào 4 tỉnh qua 2 giai đoạn
Vốn đầu tư, đơn vị : tỉ đồng
1987-2000 | 2001- 2010 | So sánh 2 giai đoạn | ||||
Số DA | Vốn ĐT | Số DA | Vốn ĐT | Tăng về DAĐT(lần) | Tăng về vốn ĐT(lần) | |
Hòa Bình | 4 | 31 | 299 | 31.506 | 75 | 1.000 |
Sơn La | 1 | 12 | 147 | 26.150 | 147 | 2.179 |
Lào Cai | 1 | 6 | 329 | 46.476 | 329 | 7.746 |
Bắc Giang | 2 | 11 | 544 | 35.939 | 272 | 3.267 |
Tổng | 8 | 80 | 1.285 | 128.071 | 160 | 1.600 |
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh - 2010
Thứ hai, vốn đầu tư thu hút được ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng mức đầu tư toàn xã hội. Lượng vốn từ các dự án đầu tư này chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng trở thành bộ phận quan trọng trong tổng mức đầu tư toàn xã hội. Số liệu ở Biểu 3.9 cho thấy đóng góp của vốn đầu tư từ các dự án chiếm trên 60% trong tổng mức đầu tư toàn xã hội, cao nhất là tỉnh Bắc Giang tỉ lệ này là 74,52%.
Biểu 3.9. Đóng góp từ vốn của các dự án đầu tư trong và ngoài nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội của các tỉnh năm 2010
Đơn vị tính : tỉ đồng
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội | Vốn huy động ngoài NSNN | Tỉ lệ % | |
Hòa Bình | 4.830 | 3.028 | 62,69 |
Sơn La | 13.722 | 2.506 | 18,2 |
Lào Cai | 6.200 | 3.782 | 61 |
Bắc Giang | 9.500 | 7.080 | 74,52 |
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh - 2010 Thứ ba, cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Các dự án đầu tư đã góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết quả
thu hút đầu tư vào các tỉnh TDMNPB trong thời gian qua tập trung vào hầu hết trên các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ngày càng có nhiều dự án đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, hoạt động dịch vụ và các dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn các lĩnh vực khác. Điều đó chứng tỏ việc thu hút các dự án đầu tư vào các tỉnh đúng mục tiêu của quốc gia, của các tỉnh theo định hướng phát triển công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH. Biểu 3.10 cho thấy kết quả thu hút đầu tư trong thời gian qua vào các tỉnh tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ.
Biểu 3.10. Kết quả thu hút đầu tư vào 4 tỉnh theo lĩnh vực tính đến năm 2010
Công nghiệp | Nông nghiệp | Dịch vụ | Tổng | |||||
Số DA | Tỷ lệ (%) | Số DA | Tỷ lệ (%) | Số DA | Tỷ lệ (%) | Số DA | Tỷ lệ (%) | |
Hòa Bình | 153 | 56,9 | 46 | 17,1 | 70 | 26 | 269 | 100 |
Sơn La | 112 | 76 | 20 | 13 | 16 | 11 | 148 | 100 |
Lào Cai | 192 | 58 | 53 | 16 | 85 | 26 | 330 | 100 |
Bắc Giang | 470 | 86 | 44 | 8 | 30 | 6 | 546 | 100 |
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh-2010 Thứ tư, cải thiện môi trường đầu tư góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, tăng thu nhập cho người lao động, giảm tỉ lệ hộ nghèo cho các tỉnh TDMNPB. Theo số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh TDMNPB, tổng sản phẩm GDP theo giá hiện hành và thu nhập bình quân đầu người các tỉnh năm 2010 tăng từ 6 - 7 lần so với năm 2000, ví dụ tại tỉnh Hòa Bình tổng sản phẩm xã
hội tăng từ 1.830 tỉ đồng năm 2000 lên 10.684 tỉ đồng năm 2010, thu nhập bình quân đầu người tăng từ 2,4 triệu đồng năm 2000 lên 13,4 triệu đồng năm 2010. Tỉ lệ hộ nghèo giảm đáng kể từ trên 50% năm 2000 xuống còn 24-25% năm 2010, đặc biệt tại tỉnh Hòa Bình tỉ lệ này giảm từ 27% xuống còn 14%.
Thứ năm, cải thiện môi trường đầu tư thúc đẩy phát triển doanh nghiệp.
Quá trình cải thiện môi trường đầu tư đã thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển rất nhanh kể từ năm 2001 đến nay. Tình hình phát triển các doanh nghiệp được mô tả theo hình 3.3. Quá trình phát triển các doanh nghiệp cũng theo một xu hướng rất tích cực, đó là số lượng doanh nghiệp nhà nước giảm dần qua các năm, loại hình Công ty Cổ phần và doanh nghiệp FDI phát triển rất nhanh, các doanh nghiệp nhà nước giảm đáng kể.