Biến Chuyển Thành Phần Phú Nông Ở 12 Xã – Kiến An Qua Các


- Ảnh hưởng của một số chính sách dân chủ của ta từ sau cách mạng Tháng Tám thành công như chia lại công điền, vận động giảm tô, thủ tiêu chế độ quá điền… Trong kháng chiến ta đã tịch thu ruộng đất của một số địa chủ việt gian phản động chia cho dân cày nghèo, tạm giao ruộng đất vắng chủ cho nông dân cày cấy, do đó đã hạn chế phần lớn sự bóc lột của giai cấp địa chủ.

- Do hoàn cảnh chiến tranh, một số ít địa chủ bỏ ruộng đi nơi khác làm ăn, buôn bán… Một số hộ có thu tô nhưng nhẹ hơn trước. Có nơi ruộng đất bị chiếm làm vành đai trắng nên bỏ hoang và việc thuê mướn nhân công cũng gặp nhiều khó khăn.

1.2.1. Giai cấp nông dân

* Phú nông

Thành phần phú nông cũng có nhiều biến chuyển từ sau cách mạng Tháng Tám đến trước cải cách ruộng đất, được thể hiện ở bảng dưới đây.

Bảng 1.3. Biến chuyển thành phần phú nông ở 12 xã – Kiến An qua các

thời kỳ [3,10]



Thời kỳ

Hộ

Nhân khẩu

Số hộ

Tỷ lệ (%)

Số NK

Tỷ lệ (%)

Năm 1945

158

1.5

938

2.3

Trước CCRĐ

91

0.77

412

0.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 3


Căn cứ vào số liệu trên đây, có thể thấy: phú nông chiếm tỷ lệ nhỏ bé ở nông thôn và ngày càng giảm dần. Năm 1945, 12 xã điều tra có 158 hộ phú nông, chiếm tỷ lệ 1.5% tổng số hộ, thì đến trước cải cách ruộng đất đã giảm 67 hộ, xuống còn 91 hộ, chỉ còn chiếm 0.77% ở 12 xã. Số nhân khẩu cũng


giảm mạnh trên một nửa, từ 938 nhân khẩu xuống còn 412 nhân khẩu, từ 2.3% dân số còn lại chỉ chiếm 0.8% dân số trong các xã.

Tỷ lệ phú nông trong các xã không giống nhau: Năm 1945, xã có tỷ lệ cao là Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ) phú nông chiếm 5.6%, xã có tỷ lệ thấp như Tân Trào (Kiến Thuỵ), tỷ lệ phú nông là 0.7%. Đến trước cải cách ruộng đất, tỷ lệ cao như xã An Tiên (An lão) mới có 1.2%, thấp như xã Đông Phương (Kiến Thuỵ) chỉ còn 0.2% [3, 11].

Về chiếm hữu ruộng đất của phú nông tương đối nhỏ bé, và có xu hướng giảm được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 1.4. Tình hình chiếm hữu ruộng đất của phú nông ở 12 xã, qua

các thời kì [3, 21]


Thời kỳ

Diện tích

Tỷ lệ %

Bình quân NK

Năm 1945

1.149m6s

6.5

1m2s4t

Trước CCRĐ

487m9s

2.8

1m1s


Căn cứ vào bảng trên có thể thấy sự chiếm hữu ruộng đất của phú nông cũng không phải là lớn. Theo số liệu 12 xã điều tra năm 1945, chiếm hữu ruộng đất của phú nông là 1.149 mẫu 6 sào, tương đương với 6.5% ruộng đất toàn tỉnh. Bình quân mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 2 sào 4 thước. Hộ nào có nhiều ruộng đất mới được trên 10 mẫu, trung bình từ 5 đến 7 mẫu, còn lại rất ít; có một số hộ còn lĩnh canh thêm ruộng đất của địa chủ. Đến trước cải cách ruộng đất, phú nông chỉ còn chiếm 487 mẫu 9 sào, tương đương với 2.8% ruộng đất toàn tỉnh. Trung bình mỗi nhân khẩu là 1 mẫu 1 sào.

Tỷ lệ giảm giữa các vùng cũng khác nhau. Vùng tạm chiếm giảm nhanh hơn vùng du kích. Cụ thể từ năm 1945 đến năm 1953, vùng du kích giảm 46%, trong khi đó vùng tạm chiếm giảm 61.7% [3, 21]. Nguyên nhân là


do ở vùng tạm chiếm việc thuê nhân công gặp nhiều khó khăn hơn, bên cạnh đó một số ít phú nông đã chuyển lên thành phần địa chủ.

Sau cách mạng Tháng Tám, chính sách của ta bảo tồn kinh tế phú nông, nhưng thành phần cũng như chiếm hữu ruộng đất của phú nông vẫn giảm mạnh là do hoàn cảnh thực tế trong kháng chiến: địch tàn phá, trâu bò bị bắn giết, công cụ sản xuất bị phá huỷ… Bên cạnh đó, cũng do ảnh hưởng của một số chính sách ruộng đất của ta, đời sống nông dân lao động được cải thiện đáng kể, một số nông dân không phải đi làm thuê như trước nữa, vì vậy việc thuê mướn nhân công gặp nhiều khó khăn. Nhiều phú nông đã chuyển dịch một phần ruộng đất bằng cách bán hoặc cho chuộc. Năm 1951, ta lại lấy mốc quy định thành phần phú nông và ban hành chính sách thuế nông nghiệp, vì vậy phú nông càng trốn tránh nên đã phân tán một số ruộng đất vào tay nông dân. Tính riêng trong 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến năm 1953, phú nông đã phân tán 183 mẫu 6 sào 14 thước ruộng đất [3, 21].

Phương thức bóc lột của phú nông: chủ yếu sử dụng hình thức thuê nhân công, một số ít cho phát canh thu tô và cho vay nợ lãi. Thủ đoạn bóc lột nhân công của phú nông cũng khéo léo hơn, họ không bạc đãi nhân công như địa chủ, thường tranh thủ họ hàng thân thích đến làm công. Phú nông cũng bóc lột tô phụ nhưng rất ít.

Sau cách mạng, do việc thuê mướn nhân công gặp khó khăn nên phú nông chuyển sang phổ biến dùng hình thức phát canh thu tô, đặc biệt là ở vùng tạm chiếm (xã Đặng Cương, tỷ lệ phát canh ruộng đất của phú nông 1945-1949: 5%, đến năm 1953 là 35% [3, 12]). Ở vùng du kích phú nông thường cho họ hàng cấy không bằng hình thức giao canh, có phú nông cũng nhượng phần ruộng đất công cho nông dân cày cấy.

* Nông dân lao động


Nông dân lao động là thành phần đông đảo nhất ở nông thôn với hơn 90% dân số. Đi sâu vào 4 xã trọng điểm, thành phần nông dân lao động có chuyển biến như sau:

Bảng 1.5. Biến chuyển thành phần nông dân lao động ở 4 xã trọng điểm qua các năm [3, 12]


Năm

Trung nông

Bần nông

Cố nông


Hộ

Tỷ lệ

%


Hộ

Tỷ lệ

%


Hộ

Tỷ lệ

%

1945

933

30

1.236

38

708

22

1949

1.181

35

1.351

40

585

17

1953

1.953

37

1.581

45

526

14


Qua bảng số liệu trên đây, ta thấy tầng lớp bần cố nông chiếm đại đa số trong nông dân lao động, khoảng 60%. Theo thời gian, thành phần trung, bần, cố nông có sự chuyển biến khác nhau. Số hộ trung nông tăng mạnh từ 933 hộ chiếm 30% dân số (1945) lên 1.953 hộ chiếm 37% dân số (1953). Số hộ bần nông cũng tăng nhưng mức độ không bằng trung nông: năm 1945 là 1.236 hộ chiếm 38% tổng số hộ, đến 1953 là 1.581 hộ chiếm tỷ lệ 45%. Số hộ cố nông giảm đáng kể từ 708 hộ với tỷ lệ 22% (1945) xuống còn 526 hộ, chiếm 14% (1953).

Biến chuyển về thành phần nông dân lao động giữa các vùng không giống nhau. Vùng tạm chiếm biến chuyển chậm hơn vùng du kích do ở đây, Pháp chia lại công điền theo nhân đinh như trước cách mạng, hơn nữa chính sách ruộng đất của Đảng và Chính phủ cũng ảnh hưởng rất ít. Nhìn chung, cho đến trước cải cách ruộng đất, thành phần nông dân lao động có biến chuyển ở mức độ nhất định, song chưa phải là căn bản.


Về sở hữu ruộng đất, trước năm 1945 nông dân không có ruộng hoặc thiếu ruộng nghiêm trọng, bị địa chủ bóc lột tô tức, chiếm đoạt ruộng đất nên đời sống khổ cực, phải đi làm thuê làm mướn kiếm ăn, nhất là năm 1945, bần cố nông chết đói nhiều.

Sau cách mạng, nông dân lao động hưởng ứng chính sách dân chủ của Đảng và Chính phủ đã đấu tranh đòi giảm tô, giảm tức… Ta lại chia ruộng đất công điền, tạm giao, tạm cấp ruộng đất vắng chủ, một phần đồn điền thực dân Pháp, ruộng hiến điền…cho nông dân cày cấy. Mặt khác, giai cấp địa chủ chống phá chính sách của ta đã phân tán một phần ruộng đất vào tay nông dân. Theo số liệu 12 xã điều tra, từ năm 1945 đến trước cải cách ruộng đất, địa chủ đã phân tán

1.403 mẫu ruộng đất vào tay nông dân (trong đó, vào trung nông 687 mẫu (48%), bần nông 381 mẫu (41%), cố nông 135 mẫu (9%) [3, 19]. Sở dĩ trung nông và bần nông nhận được nhiều ruộng đất phân tán từ địa chủ hơn so với cố nông vì họ có khả năng mua hoặc chuộc lại. Chỉ những vùng du kích, địa chủ mới phân tán bằng cách cho hoặc giao canh thì bần cố nông được nhiều ruộng đất hơn trung nông (xã Quang Phục, huyện Tiên Lãng, địa chủ phân tán ruộng đất vào trung nông 30 mẫu, vào bần cố nông 110 mẫu [3, 20]).

Tính đến năm 1953, sở hữu và sử dụng ruộng đất của nông dân lao động tăng lên, đời sống của họ được cải thiện đáng kể.

Bảng 1.6. Tình hình sở hữu và sử dụng ruộng đất của nông dân lao động ở 12 xã qua các thời kỳ [3, 22]


Năm

Trung nông

Bần nông

Cố nông

S

Tỷ lệ

%

S

Tỷ lệ

%

S

Tỷ lệ %

1945

1.811m5s

24

836m8s

11

171m7s

2.3

1949

2.823m6s

30

970m2s

12

200m5s

2.9

1953

2.563m

35

1.722m

23

328m7s

3.4


Số liệu trên đây cho thấy, tính chung cả ruộng đất sở hữu và sử dụng của nông dân lao động mới có 37.3% (1945), đến năm 1949 đã tăng lên 44.9%, và năm 1953 là 61.4%. Có thể thấy, tình hình biến chuyển ruộng đất của nông dân lao động khá rõ rệt, tuy nhiên ruộng đất vẫn chưa căn bản về tay nông dân. Phần ruộng đất nông dân đang cày cấy chưa thực sự thuộc quyền sở hữu của họ mà vẫn còn phổ biến nhận ruộng giao canh. Theo số liệu 12 xã điều tra, tính đến trước cải cách ruộng đất, nông dân lao động mới sở hữu 27% tổng số ruộng đất ở địa phương, tính cả ruộng đất sử dụng là 70%. Vì vậy vấn đề triệt để thực hiện “người cày có ruộng” là rất cần thiết.

1.2.3. Đồn điền của thực dân

Tổng số ruộng đất đồn điền của thực dân Pháp trong toàn tỉnh có 854 mẫu, chiếm 0.67% [3, 16]. Số ruộng này một phần do thực dân Pháp khai khẩn, phần khác do bỏ tiền ra mua.

Ở nơi nhiều ruộng đất, phần lớn là vùng ven biển, địa chủ thực dân cho nông dân vỡ hoang cấy 1 – 2 vụ, sau phát canh thu tô như địa chủ, và giao cho người quản lý trông nom. Nói chung mức độ bóc lột của địa chủ thực dân cũng nặng như địa chủ bản xứ.

Sau cách mạng Tháng Tám, diện tích đồn điền của thực dân Pháp giảm nhẹ do ta tịch thu một ít ở những vùng căn cứ du kích. Ở vùng tạm chiếm, nông dân mới chỉ đấu tranh đòi giảm tô. Đến năm 1954, đồn điền của thực dân bị tịch thu hết và đem chia cho nông dân (trừ 500 mẫu đồn điền ở Ninh Hải giữ lại để xây dựng nông trường quốc doanh).

1.2.4. Ruộng đất của nhà chung

Nguồn gốc ruộng đất nhà chung là do nông dân công giáo cầu phúc cúng vào hoặc góp tiền mua, ngoài ra còn là ruộng đất chiếm đoạt được của nông dân công giáo khi họ vay nợ lãi mà không có khả năng trả, buộc phải cầm cố hay bán rẻ. Ở những thôn công giáo toàn tòng, địa phương phải dành


ra một số ruộng thuộc loại tốt cho nhà chung. Có nơi địa chủ bên lương bán lại ruộng đất cho nhà chung.

Tổng số ruộng đất của nhà chung kể cả của hộ lẻ, vào năm 1945, có 718 mẫu 5 sào, chiếm 0.57% [3, 17]. Nơi tập trung nông dân công giáo thì nhà chung ở đó có khá nhiều ruộng đất như: nhà xứ Liêu Dinh (An Lão) có 107 mẫu, chiếm 0.66% ruộng đất của địa phương; ruộng nhà chung của 2 xã Tam Cường và Cao Minh (Vĩnh Bảo) 98 mẫu 1 sào, chiếm 3.4% [3, 17].

Nói chung, ruộng đất của nhà chung chuyển biến rất ít. Đến năm 1953, ở vùng du kích Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, ta mới chủ trương rút ruộng một số nhà chung, khoảng 200 mẫu để chia cho nông dân không có hoặc thiếu ruộng. Trước cải cách ruộng đất, ta còn trưng thu, trưng mua thêm 400 mẫu nữa để chia cho nông dân.

Vùng tạm chiếm, ruộng đất của nhà chung hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Đến trước cải cách ruộng đất, toàn tỉnh ruộng nhà chung chỉ còn khoảng trên 100 mẫu.

Về hình thức bóc lột của địa chủ nhà chung cũng giống như địa chủ bên lương, thậm chí mức độ còn nặng nề hơn như bóc lột theo lối cống sưu. Thường nhà chung chỉ phát canh một phần nhỏ ruộng đất, còn lại huy động nông dân công giáo làm không công gọi là “ngày công đức” (nhà xứ Liêu Dinh – An Lão có 107 mẫu, chỉ phát canh khoảng 30 – 40 mẫu, nhà xứ Nam Am - Vĩnh Bảo có 51 mẫu nhưng không phát canh mà huy động giáo dân làm hết [3, 17]).

Mức độ bóc lột tô của nhà chung cũng tương đương như địa chủ bên lương (Nhà xứ Hội Am - Vĩnh Bảo, có 25 mẫu phát canh cả, bóc lột mỗi mẫu 4 sào sản lượng loại tốt [3, 17]). Những năm mất mùa đói kém, nông dân công giáo vẫn phải nộp tô như thường lệ. Thậm chí có nơi, nông dân công giáo phơi thóc ở sân sau nhà chung cũng phải nộp thêm cả tô sân [3, 17].


Ngoài ra, hằng năm, nông dân công giáo phải đóng góp tiền dầu đèn, lễ tết cha, lễ cưới… trung bình mỗi gia đình nông dân công giáo tốn khoảng 200 đồng tiền một năm.

1.2.5. Vấn đề ruộng đất công và bán công

Ruộng đất công và bán công toàn tỉnh chiếm tỷ lệ 24%. Tính riêng số liệu 12 xã điều tra, có 4.303 mẫu ruộng công và bán công trên tổng số 17.667 mẫu ruộng đất của địa phương, chiếm 24.4% [3,15].

Tỷ lệ ruộng đất công và bán công ở từng vùng khác nhau. Vùng gần biển, có nhiều ruộng sa bồi thì ruộng đất công nhiều hơn như xã Cao Minh (Vĩnh Bảo), ruộng công chiếm 52.8% ruộng đất của xã. Vùng không có bãi, hoặc ruộng công đã biến thành ruộng tư từ lâu thì có ít như xã An Tiên (An Lão) ruộng công chỉ chiếm 3.8%. Có những nơi không có ruộng công như Vĩnh Long (Vĩnh Bảo).

Trước cách mạng Tháng Tám, ruộng công thường được sử dụng bằng cách quân cấp theo nhân đinh từ 18 đến 60 tuổi, thời gian trung bình quân cấp 3 năm 1 lần. Nơi nào cũng để lại một số ruộng công để đấu cố, nhưng thường chỉ có địa chủ, phú nông mới có khả năng mua được, và đều là những ruộng gần, ruộng tốt (xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo có 581 mẫu ruộng công thì 38 hộ địa chủ đã sử dụng 65 mẫu 8 sào, chiếm 11%; xã Hoà Nghĩa, huyện Kiến Thuỵ, một mình địa chủ Tâm chiếm đoạt tới 40 mẫu [3, 15]).

Bần cố nông dù được chia ruộng nhưng vì quá túng thiếu, không có dụng cụ sản xuất nên cuối cùng lại cầm bán vào tay địa chủ, phú nông.

Ruộng phe giáp, ruộng đình cũng được đem ra bán đấu cố hoặc đem phát canh lấy tiền thóc để cúng lễ, chè chén. Riêng ruộng chùa thì nhiều nơi tự canh hoặc thuê người làm.

Sau cách mạng Tháng Tám, ta chủ trương chia lại ruộng công điền cho cả nam và nữ, kể cả địa chủ, phú nông. Nhưng dần dần, do ảnh hưởng chính

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 24/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí