Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-----------------------------------------------------


NGUYỄN THỊ THU HẰNG


CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT TẠI KIẾN AN (1955-1957)


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56


Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Mậu Hãn


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU

3

Chương 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG

ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956)


8

1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử, con người Kiến An

8

1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An

trước cải cách ruộng đất


12

1.3. Chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng, Chính phủ

26

1.4. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất

34

Chương 2. THỰC HIỆN CÔNG TÁC SỬA SAI, HOÀN

THÀNH CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT (1956-1957)


38

2.1. Những sai lầm trong cải cách ruộng đất ở Kiến An

38

2.2. Chủ trương và biện pháp sửa sai

45

2.3. Quá trình thực hiện và kết quả công tác sửa sai

51

2.4. Một số nhận xét và kinh nghiệm lịch sử

64

KẾT LUẬN

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

77

PHỤ LỤC

83

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 1


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


- UBCCRĐ: Ủy ban Cải cách ruộng đất

- UBHC: Ủy ban hành chính


MỞ ĐẦU


1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nông dân là một động lực to lớn của cách mạng. Trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nếu không có sự tham gia của nông dân thì cách mạng sẽ không thể thành công. Việc đem lại quyền lợi cho nông dân, trong đó quyền sở hữu ruộng đất – cái lợi ích thiết thực nhất của người nông dân vừa là một nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân, vừa là một nhân tố thúc đẩy thắng lợi của cách mạng. Nhận thức được điều này, Đảng ta đã chủ trương thực hiện một cuộc cải cách ruộng đất trên phạm vi cả nước từ 1953 – 1957, đánh đổ địa chủ và phong kiến, mang lại ruộng đất cho nông dân.

Thực hiện chủ trương đó của Trung ương Đảng, đầu năm 1955, Đảng bộ Kiến An đã lãnh đạo quần chúng nhân dân, phát động cuộc cải cách ruộng ở địa phương, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ phong kiến, đem lại ruộng đất cho nông dân. Trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, Đảng bộ đã nghiên cứu, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng vào hoàn cảnh cụ thể của địa phương, từng bước tổ chức vận động và lãnh đạo quần chúng thực hiện nhiệm vụ cải cách ruộng đất. Công cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An đã được được một số kết quả, song trong quá trình thực hiện cũng đã phạm phải những hạn chế, sai lầm nghiêm trọng.

Việc tổng kết những thành tựu và hạn chế trong quá trình Đảng bộ Kiến An lãnh đạo cuộc cách mạng ruộng đất vừa có ý nghĩa trong việc cung cấp những nhận thức khách quan và khoa học về cuộc cải cách ruộng đất chung trong cả nước, đồng thời từ đó rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Với ý nghĩa đó, tôi đã chọn đề tài “Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957)” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành lịch sử Đảng của mình.


2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Giải quyết vấn đề ruộng đất và nông dân vừa là nhiệm vụ, vừa là động lực của cách mạng. Sự thành công của cách mạng tuỳ thuộc một phần lớn vào sự giải quyết đúng đắn nhiệm vụ trên. Vì vậy đây là một vấn đề không chỉ Đảng và Nhà nước ta mà các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu hết sức chú ý, quan tâm.

Những tác phẩm đầu tiên có tính chất lý luận phản ánh về vấn đề này là của một số nhà lãnh đạo cách mạng như: Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp với Vấn đề dân cày – Nxb Sự thật. Hà Nội. 1959. Lê Duẩn – Giai cấp công nhân với vấn đề nông dân trong cuộc vận động cách mạng Việt Nam – Nxb Sự thật. Hà Nội. 1965. Trường Chinh – Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Nxb Sự thật. Hà Nội. 1976.

Một số công trình nghiên cứu có tính chất tổng kết đề cập đến vấn đề ruộng đất và nông dân như: Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam – Nxb KHXH, 1968. Viện Kinh tế thuộc UBKHXH – Kinh tế Việt Nam 1945-1960 – Nxb Sự thật, 1960. Văn Phong – Đánh giá cho đúng những thắng lợi của nhiệm vụ phản phong và những sai lầm trong cải cách ruộng đất – Nxb Sự thật, 1957. Văn Tạo - Cải cách ruộng đất thành quả và sai lầm, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử số 2 năm 1993. Tuy nhiên những tác phẩm trên đây chưa nghiên cứu một cách cụ thể xung quanh vấn đề: Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất những năm 1955 – 1957 ở Kiến An.

Trong những năm gần đây, một số giáo trình lịch sử như Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, Nxb Giáo dục, 1998 của các tác giả Lê Mậu Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư; Giáo trình Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2005 của Lê Mậu Hãn… đều ít nhiều đề cập đến cuộc cách mạng ruộng đất ở Việt Nam nói chung, chưa đi vào nghiên cứu cải cách ruộng đất ở các địa phương, ở Kiến An.


Ngoài ra cần phải đề cập đến tình hình nghiên cứu của sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Trong đó phải kể đến Luận văn thạc sĩ của Vũ Thị Hải

- Đảng lãnh đạo thực hiện chính sách ruộng đất trong những năm 1945 – 1953; Luận văn tiến sĩ của Nguyễn Duy Tiến - Vấn đề ruộng đất ở Thái Nguyên từ sau cách mạng tháng Tám 1945 đến hết cải cách ruộng đất, Lưu trữ tại thư viện khoa Lịch sử, trường ĐH KHXH&NV.

Về địa phương cũng đã có một số công trình nghiên cứu ít nhiều đề cập đến vấn đề ruộng đất ở Kiến An như: Ban Chấp hành Đảng bộ Hải Phòng - Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập II (1955-1975), Nxb Hải Phòng, 1996; Thành uỷ Hải Phòng - 72 năm công tác tổ chức xây dựng Đảng của Đảng bộ Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, 2002; Ban Chấp hành Đảng bộ quận Kiến An - Lịch sử Đảng bộ quận Kiến An, Nxb Hải Phòng, 2000; Nguyễn Văn Khoan – Nhìn lại cuộc cải cách ruộng đất ở Hải Phòng - Kiến An, Tạp chí nghiên cứu lịch sử. Mặc dù vậy, những công trình này mới chỉ đề cập mang tính khái quát chung chứ chưa đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể và toàn diện về cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An.

Những công trình nghiên cứu trên đây đã có những tìm tòi, tiếp cận vấn đề ở những góc độ khác nhau, gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về quá trình “cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955 – 1957)

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nêu lên một cái nhìn khách quan và lịch sử về quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An.

- Rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo và chỉ đạo trong cải cách ruộng đất ở Kiến An, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng mới.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nội dung các chủ trương, chính sách của Đảng; quá trình chỉ đạo thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An .

Trên cơ sở thu thập, tổng hợp những kết quả đạt được và những đánh giá của Đảng, của các cơ quan hữu quan trong việc chỉ đạo thực hiện; những công trình nghiên cứu liên quan nhằm làm rõ thêm một số bài học kinh nghiệm về việc thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An trong thời gian từ 1955 đến 1957.

5. NGUỒN TÀI LIỆU CHÍNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU


5.1. Tài liệu nghiên cứu

- Các văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị, Sắc lệnh, Thông tư của Đảng và Nhà

nước, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ ban hành chính kháng chiến tỉnh Kiến An về ruộng đất và việc thực thi chính sách ruộng đất.

- Các Báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Canh nông, Văn phòng Chính phủ, Ban ruộng đất Trung ương và UBKCHC các Liên khu, Tỉnh uỷ và Uỷ ban hành chính kháng chiến Kiến An về việc thực thi chính sách ruộng đất trong những năm 1955-1957.

- Các công trình nghiên cứu khoa học về cách mạng ruộng đất, về kinh tế nhà nước nói chung đã được viết thành sách hoặc đăng trên các tạp chí khoa học.

- Tài liệu thống kê của Tổng cục thống kê.

- Các luận văn cao học, luận án tiến sĩ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng là phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra các phương pháp như so sánh, thống kê,


phân tích, tổng hợp cũng được vận dụng để giải quyết nội dung nghiên cứu của luận văn.

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

- Tái hiện một cách hệ thống quá trình thực thi cuộc cải cách ruộng đất ở Kiến An những năm 1955 -1957.

- Rút ra nhận xét, đánh giá và nêu một số bài học kinh nghiệm về việc giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.

7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 2 chương:

Chương 1. Quá trình thực hiện cải cách ruộng đất ở Kiến An (1955-1956).

Chương 2. Thực hiện công tác sửa sai, hoàn thành cải cách ruộng đất (1956-1957).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/05/2022