Chương 1. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở KIẾN AN (1955-1956)
1.1. Một số nét về địa lý, lịch sử và con người Kiến An
Địa danh Kiến An bắt đầu có từ năm 1906. Trước đây, năm Minh Mạng thứ 12 (1832), địa bàn Kiến An thuộc phủ Kiến Thuỵ, xứ Hải Dương.
Ngày 11.9.1887, Pháp cho lập nha Hải Phòng trên cơ sở tách ra từ tỉnh Hải Dương, bao gồm các huyện: Nghi Dương, An Lão, An Dương (Phủ Kiến Thụy), 2 tổng của huyện Kim Thành cùng 4 xã của huyện Thủy Nguyên. Ngày 1.11.1887, phủ thống sứ Bắc kỳ đặt tỉnh Hải Phòng. Năm 1888, lập thành phố Hải Phòng, tỉnh lỵ Hải Phòng. Ngày 19.1.1898, thành phố Hải Phòng tách ra khỏi tỉnh Hải Phòng, chuyển tỉnh lỵ Hải Phòng sang làng Phù Liễn, và đổi tên thành tỉnh Phù Liễn (5.8.1902), sau đó đến 17.2.1906 chuyển thành tỉnh Kiến An. Từ đó, Hải Phòng là thành phố thuộc địa do người Pháp trực tiếp cai trị (Tòa Đốc lý), Kiến An là tỉnh bảo hộ vẫn duy trì bộ máy vua quan phong kiến cai trị bên cạnh Tòa Công sứ do người Pháp nắm quyền.
Trong kháng chiến chống Pháp, xuất phát từ thực tiễn đấu tranh của thành phố Hải Phòng cần có sự hỗ trợ và phối hợp chiến đấu với tỉnh Kiến An, ngày 26.11.1946, được sự chấp thuận của Trung ương Đảng và Chính phủ, Hải Phòng và Kiến An thực hiện việc hợp nhất thành liên tỉnh Hải Phòng
– Kiến An. Đầu năm 1949, Liên tỉnh Hải Phòng – Kiến An lại tách ra thành tỉnh Kiến An và thành phố Hải Phòng. Trong các năm 1952-1953, sau trận càn “Con sứa” (Méduse), tháng 4.1951, Pháp lập tỉnh Vĩnh Ninh (gồm Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thuỵ Anh) nhằm tạo vành đai cố thủ cho thành phố Hải Phòng. Nhưng chính quyền kháng chiến của ta vẫn giữ nguyên đơn vị hành chính cũ. Kiến An khi đó thuộc Liên khu 3 và có 5 huyện: Tiên Lãng, Hải An, An Lão, An Dương, Kiến Thụy (gồm 89 xã).
Trong đó chỉ còn vùng Tiên Lãng là địch không lấn chiếm được trọn vẹn, các làng xã khác hầu như thuộc vùng tề, chịu nhiều càn quét. Tháng 5.1952, huyện Vĩnh Bảo được tách ra từ tỉnh Hải Dương và nhập vào Kiến An. Sau hoà bình, ngày 26.9.1955, huyện Hải An của Kiến An sáp nhập vào thành phố Hải Phòng. Như vậy cho đến năm 1955, địa bàn của Kiến An bao gồm 5 huyện: Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, An Lão, An Dương, Kiến Thụy (gồm 84 xã).
Từ 1.1.1963, thành phố Hải Phòng và tỉnh Kiến An được sáp nhập lấy tên gọi là “Thành phố Hải Phòng”, thị xã Kiến An được giữ nguyên tên và hiện nay là quận Kiến An.
Kiến An là một tỉnh nhỏ miền duyên hải với diện tích 900 km2; phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Yên, phía Tây và Tây Nam giáp Hải Dương, phía Nam giáp Thái Bình, phía Đông giáp biển. Tỉnh lỵ Kiến An cách Thành phố Hà Nội 92 km2 về phía Đông.
Kiến An là vùng đồng bằng ven biển, ruộng đất tốt, diện tích ruộng đất toàn tỉnh khoảng 124.791 mẫu [3, 4]. Dân số Kiến An vào thời điểm cải cách ruộng đất là 86.295 hộ với khoảng 368.000 nhân khẩu [3, 4]. Phần lớn dân số Kiến An là nông dân, nguồn sống chính là dựa vào ruộng đất, một số nơi có nghề khác như đánh cá ở Đồ Sơn, nghề làm muối ở Tiêu Ban (Kiến Thụy), lẻ tẻ có những nơi nông dân làm thêm nghề phụ như dệt vải, làm đồ gốm…
Kiến An là nơi gần thành phố Hải Phòng, địa bàn quan trọng nên trước cách mạng và trong thời kỳ kháng chiến đế quốc tập trung lực lượng ở đây. Cơ sở Việt Nam quốc dân Đảng cũng có ở một số nơi như Vĩnh Bảo, Kiến Thụy. Các huyện lẻ tẻ đều có giáo dân, nhiều nhất là ở hai huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo.
Kiến An là 1 tỉnh có truyền thống cách mạng anh dũng, có cơ sở Đảng, cơ sở cách mạng ngay từ thời kỳ tiền khởi nghĩa. Trước Cách mạng Tháng Tám, nhân dân Kiến An dưới sự lãnh đạo của Đảng đã tham gia nhiều cuộc
đấu tranh chống đế quốc như phong trào đánh Nhật ở Tân Trào (Kiến Thụy), phong trào chống thuế, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo...
Sau Cách mạng, Kiến An là một trong những nơi đầu tiên tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược ở Bắc bộ. Ba huyện An Lão, An Dương, Kiến Thụy bị địch chiếm sâu. Các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo đến năm 1950 cũng bị chiếm, sau trở thành khu du kích của ta.
Trong thời gian kháng chiến, nhân dân Kiến An đã chiến đấu rất kiên cường, đánh bại các trận càn quét lớn nhỏ của địch như: trận tiêu diệt địch ở Hòn Dáu - Đồ Sơn, trận phá 5 máy bay ở Đồ Sơn, trận đột kích đánh vào thị xã Kiến An, trận chống càn Claudese ở Tiên Lãng… Đặc biệt trong phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, quân dân Kiến An đã đột nhập phi trường Cát Bi - Hải Phòng, phá hủy hoàn toàn 62 máy bay, tiêu diệt sinh lực địch, góp phần quan trọng vào thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ.
Sau thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ 1954, theo quy định của hiệp định Giơ-ne-vơ, khu tập kết 300 ngày của thực dân Pháp bao gồm: Thành phố Hải Phòng và 4 tỉnh Kiến An, Hải Dương, Quảng Yên, Hòn Gai.
Ở Kiến An, lực lượng địch tập kết tại thị xã Kiến An, Đồ Sơn và các huyện An Lão, An Dương, Kiến Thụy. Với hệ thống cảng biển, sân bay (Cát Bi, Kiến An, Đồ Sơn), Hải Phòng – Kiến An trở thành vị trí chiến lược quan trọng nhất trong khu tập kết 300 ngày. Tại đây, các cơ quan quân, dân, chính và binh lính Pháp dồn về chờ xuống tàu vào Nam. Dân số Kiến An tăng vọt do giáo dân từ các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và các huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo bị địch dụ dỗ cưỡng ép vào Nam. Tình hình Kiến An cũng trở nên phức tạp do địa bàn có nhiều đầu mối mật thám, gián điệp, tay sai do địch cài lại. Các thế lực phản động đang nuôi âm mưu phá hoại lâu dài sự nghiệp xây dựng miền Bắc.
Tình hình trên đặt ra cho Đảng bộ Kiến An nhiệm vụ cấp thiết trước mắt là hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, trên cơ sở đó thực hiện nhiệm vụ còn lại của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân – mang lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân lao động.
Kiến An là một tỉnh nông nghiệp, với trên 90% dân số làm nghề nông. Trước cải cách, ruộng đất tập trung trong tay địa chủ, thực d ân Pháp và nhà chung, nhất là nơi gần bờ biển, có nhiều ruộng sa bồi t hì địa chủ dựa vào thế lực đế quốc để khai khẩn. Nông dân Kiến An thường không có ruộng đất hoặc thiếu ruộng, lại bị đế quốc, địa chủ phong kiến áp bức bóc lột thậm tệ về sưu thuế, tô tức, nên đời sống của nông dân vô cùng khổ cực. Sau cách mạng, chính quyền dân chủ nhân dân được thành lập, một số tên địa chủ cường hào gian ác, tay sai của đế quốc đã bị ta trừ khử. Từ năm 1949, Đảng bộ Kiến An đã phát động quần chúng nhân dân hưởng ứng chính sách giảm tô của Đảng và Chính phủ. Tuy nhiên việc thực hiện chính sách ruộng đất cũng gặp nhiều khó khăn do đặc điểm của Kiến An là vùng địch chiếm đóng. Chủ yếu chúng ta mới thực hiện được ở những vùng du kích dưới hình thức vận động hiến điền, trưng vay cứu đói, và từ năm 1953 trở đi mới phát động phong trào đấu tranh giảm tô, giảm tức, rút ruộng công, ruộng đồn điền trong tay địa chủ chia cho nông dân thiếu ruộng. Trải qua thời kỳ kháng chiến, đời sống nông dân được cải thiện một phần, giai cấp địa chủ cũng phân hóa rõ rệt, một số tên địa chủ có tội ác lớn cũng đã theo Pháp vào Nam. Trong bối cảnh đó, Kiến An đã phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất ngay mà không qua phát động giảm tô.
1.2. Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất ở Kiến An trước cải cách ruộng đất
Từ sau cách mạng Tháng Tám đến trước cải cách ruộng đất, tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất của các giai cấp ở Kiến An có nhiều biến chuyển.
1.2.1. Giai cấp địa chủ
Theo số liệu 12 xã điều tra, tình hình địa chủ Kiến An có sự chuyển biến như sau:
Bảng 1.1. Biến chuyển thành phần địa chủ ở 12 xã Kiến An qua các thời kỳ [3, 7]
Hộ | Nhân khẩu | |||
Số hộ | Tỷ lệ | Số NK | Tỷ lệ | |
1945 | 316 | 3% | 1.776 | 4% |
Trước CCRĐ | 237 | 2% | 977 | 2.2% |
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách ruộng đất tại Kiến An (1955-1957) - 1
- Biến Chuyển Thành Phần Phú Nông Ở 12 Xã – Kiến An Qua Các
- Nhận Xét Chung Về Tình Hình Giai Cấp Và Ruộng Đất Ở Nông Thôn Kiến An Trước 1955
- Quá Trình Thực Hiện Cải Cách Ruộng Đất Ở Kiến An
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Về thành phần, địa chủ Kiến An có xu hướng giảm mạnh từ sau cách mạng tháng Tám đến trước cải cách ruộng đất. Năm 1945, số hộ địa chủ là 316 hộ, chiếm tỷ lệ 3% hộ, và 1.776 nhân khẩu, chiếm 4.1% nhân khẩu. Đến trước cải cách ruộng đất, số hộ địa chủ giảm 79 hộ, còn 237 hộ, chiếm 2% tổng số hộ, gồm 1.172 nhân khẩu, chiếm tỷ lệ 2.2% dân số toàn tỉnh.
Mức độ giảm không giống nhau giữa các vùng. Vùng du kích giảm mạnh hơn vùng tạm chiếm (xã Quang Phục – Tiên Lãng giảm 13 hộ, tỷ lệ giảm 48%), vùng tạm chiếm giảm ít hơn (tính riêng 8 xã vùng tạm chiếm ở ba huyện giảm 15 hộ, tỷ lệ giảm 21%).
Tỷ lệ địa chủ giữa các xã không đều nhau, có xã địa chủ chiếm tới 4% dân số (như xã Tân Hưng - huyện Vĩnh Bảo, xã An Hưng - huyện An
Dương); trong khi đó, có xã chỉ chiếm dưới 1% (xã Tân Trào - huyện Kiến Thuỵ). Ngoài 12 xã trên, trong tỉnh còn có 1 xã của huyện Tiên Lãng và 2 xã miền biển Đồ Sơn không còn địa chủ nào.
Tình hình chiếm hữu và sử dụng ruộng đất của địa chủ cũng có nhiều biến chuyển kể từ sau cách mạng Tháng Tám đến trước cải cách ruộng đất. Năm 1945, tính trong toàn tỉnh, địa chủ chiếm khoảng 31.049 mẫu, chiếm tỷ lệ 24.8% tổng diện tích ruộng đất của địa phương [3,18].
Đi sâu 12 xã điều tra, năm 1945, địa chủ chiếm 6.094 mẫu 9 sào, chiếm tỷ lệ 34% ruộng đất của các xã. Bình quân mỗi nhân khẩu là 3 mẫu 4 sào. Nơi cao nhất là xã Hoà Nghĩa (Kiến Thuỵ), địa chủ chiếm 65% ruộng đất, bình quân mỗi nhân khẩu là 8 mẫu; xã thấp nhất là Đông Phương (Kiến Thuỵ), bình quân mỗi địa chủ chiếm hữu 1 mẫu 1 sào [3,18].
Từ năm 1945 đến trước cải cách ruộng đất, chiếm hữu ruộng đất của địa chủ có nhiều biến chuyển, được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 1.2. Tình hình ruộng đất chuyển đi của địa chủ Kiến An qua các
thời kỳ [3, 18]
Số ruộng đất mà địa chủ đã chuyển đi | |||||
Phân tán | Hiến điền | Bỏ hoang | Tịch thu | Tổng | |
1945- 1949 | 2.634m7s | 76 m | 444m1s | 3.154m8 s | |
1949- 1953 | 5.947m1s | 892m1s | 834m | 1.408m | 9.081m2 s |
1953- 1955 | 2.567m | 120m | 759m | 3.446m | |
1945- 1955 | 11.148m8s | 968m1s | 1.398m1s | 2.167m | 15.682m |
Dựa vào bảng trên có thể thấy, tình hình chiếm hữu ruộng đất của địa chủ ở Kiến An có xu hướng giảm mạnh. Nếu như năm 1945, địa chủ toàn tỉnh chiếm hữu 31.049 mẫu, chiếm tỷ lệ 34% ruộng đất địa phương, thì đến trước cải cách ruộng đất, đã giảm 15.682 mẫu (bao gồm ruộng phân tán, hiến điền, bỏ hoang, bị tịch thu), tỷ lệ giảm 50.5%, địa chủ chỉ còn chiếm hữu chưa đầy một nửa so với trước đó, với diện tích chiếm hữu là 15.367 mẫu, chiếm 12.2% ruộng đất toàn tỉnh.
Trong số ruộng đất chuyển đi của địa chủ, tỷ lệ ruộng đất phân tán nhiều hơn cả. Địa chủ thường phần phán dưới các hình thức như: chia gia tài cho con cái, bán, cho chuộc, cho hẳn, hoặc giao canh. Ở vùng du kích, địa chủ giao canh và cho là chính, còn vùng tạm chiếm chủ yếu là bán và cho thuê.
Tỷ lệ giảm ruộng đất của địa chủ cũng khác nhau tùy thuộc vào từng thời kỳ và từng vùng. Từ năm 1945 đến 1949, ruộng đất của địa chủ chỉ giảm
3.154 mẫu 8 sào do đây là thời kỳ đầu sau cách mạng thành công, chính sách của ta lúc đó cũng chưa động chạm nhiều đến quyền lợi của giai cấp địa chủ. Nhưng từ năm 1949 đến năm 1953, Đảng và Chính phủ đẩy mạnh chính sách ruộng đất lên một bước, thực hiện giảm tô, giảm tức và thuế nông nghiệp thì địa chủ phân tán ruộng đất nhiều hơn nhằm chống lại chính sách của ta. Cũng trong thời gian này, ở vùng du kích, ta còn có điều kiện thi hành chính sách tịch thu ruộng đất của địa chủ Việt gian phản động. Vì vậy ruộng đất của địa chủ giảm gấp 3 lần so với thời kỳ trước (9.081 mẫu 2 sào). Từ năm 1953 trở đi, do ảnh hưởng về thắng lợi quân sự của ta cùng với chủ trương phát động quần chúng triệt để giảm tô, giảm tức và thí điểm thực hiện cải cách ruộng đất ở Thái Nguyên, địa chủ ở những vùng tạm chiếm cũng bắt đầu phân tán ruộng đất mạnh hơn. Thời kỳ 1953-1955, ruộng đất của địa chủ giảm 3.446 mẫu.
Về từng vùng, vùng du kích biến chuyển nhiều hơn vùng tạm chiếm. Ruộng đất của địa chủ ở vùng du kích chỉ có phân tán, không có tập trung;
còn ở vùng tạm chiếm vừa có phân tán vừa có tập trung, do trong kháng chiến một số địa chủ ra làm tay sai cho Pháp, một số thuộc thành phần khác lên địa chủ hay địa chủ ở nơi khác đến.
Phương thức bóc lột của địa chủ: là phát canh thu tô và thuê mướn nhân công.
Trước cách mạng Tháng Tám, giai cấp địa chủ bóc lột địa tô rất nặng từ 50 – 70% hoa lợi thu hoạch; thậm chí có nơi 100% về lúa, còn nông dân chỉ được hưởng một vụ màu phụ. Dã man hơn, có địa chủ còn sử dụng hình thức thu tô đồng loạt và hằng năm nông dân phải biếu lễ tết khoảng 80 kg thóc thì mới tiếp tục được lĩnh canh ruộng đất vụ mùa sau.
Địa chủ bóc lột nhân công dưới hình thức thuê người ở năm, ở tháng, ở mùa và làm ngày. Bọn địa chủ cường hào gian ác thường sử dụng thủ đoạn bạc đãi nông dân, cho ăn uống khổ sở, có khi không trả công hoặc trả không đầy đủ. Ngoài hình thức thuê mướn như trên, địa chủ còn dùng thủ đoạn nuôi con nuôi hay cưới vợ lẽ để bóc lột sức lao động của họ (địa chủ Tâm xã Toàn Nghĩa có 5 con nuôi).
Từ sau cách mạng Tháng Tám, hình thức và thủ đoạn bóc lột của địa chủ có giảm bớt, một số nơi nông dân đã đấu tranh đòi giảm tô từ 18 – 20%. Tuy nhiên bóc lột phong kiến vẫn chưa bị xoá bỏ hoàn toàn. Địa chủ chuyển sang hình thức bóc lột tinh vi hơn như thu tô rẽ, tô ngầm, tô nhân công. Việc quỵt tiền công, bạc đãi người làm không còn nữa. Tuy nhiên, một số địa chủ cường hào gian ác ở vùng tạm chiếm vẫn dựa vào uy thế của đế quốc để bóc lột như cũ.
Sở dĩ có xu hướng giảm mạnh về thành phần giai cấp, mức chiếm hữu ruộng đất và mức độ bóc lột của địa chủ như trên là do những nguyên nhân sau: