Một Số Mặt Hàng Nhập Khẩu Chủ Yếu Của Việt Nam Từ Trung Quốc Giai Đoạn 1996 – 2000


đình, xe đạp, giấy…Các mặt hàng này được nhập với số lượng lớn, chủng loại đa dạng, chất lượng thấp nhưng giá rẻ, phù hợp với mức thu nhập thấp nên chỉ sau một thời gian ngắn nó đã tràn ngập thị trường Việt Nam. Đặc biệt, giai đoạn này, hàng hóa nhập lậu qua biên giới với khối lượng lớn đã gây ảnh hưởng nghiêm trong đến một số ngành sản xuất của Việt Nam như: dệt kim, may mặc, sành sứ, thủy tinh, sản xuất xe đạp…

b) Giai đoạn 1996 – 2000


Hàng hóa xuất khẩu từ Trung Quốc sang Việt Nam giai đoạn này tăng tương đối ổn định, phong phú và đa dạng về chủng loại cũng như số lượng. Hàng năm Việt Nam nhập khẩu gần 200 mặt hàng từ Trung Quốc (gấp đôi số mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này).


Bảng 2.7: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 1996 – 2000

Nội dung

1996

1997

1998

1999

2000

I. Kim ngạch nhập khẩu

329,00

404,40

510,50

683,40

1,423.2

II. Mặt hàng chủ yếu, trong đó:


1. Xăng dầu

2,90

2,96

12,80

46,00

131,60

2. Máy móc thiết bị và phụ tùng

51,60

104,60

115,70

103,70

166,50

3. Phân bón

4,48

2,61

15,00

24,01

104,62

4. Nguyên phụ liệu dệt may da giày

-

11,30

3,10

39,13

41,84

5. Sắt thép

51,01

90,65

49,48

42,79

75,06

6. Linh kiện điện tử và máy tính

-

-

-

9,02

20,27

7. Xe máy dạng CKD, IKD

0,23

0,10

0,81

46,77

419,01

8. Ô tô dạng CKD, SKD

0,21

0,14

0,12

-

-

9. Ô tô nguyên chiếc các loại

2,58

2,57

3,43

4,38

2,74

10. Hóa chất

7,40

-

22,10

52,30

48,50

11. Thuốc trừ sâu

12,90

10,40

18,30

20,30

22,50

12. Kính xây dựng

6,70

6,70

3,70

6,90

3,30

13. Vải may mặc

2,00

11,00

18,20

24,40

35,10

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Quan hệ thương mại qua biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc - Thực tế ở Lạng Sơn - 7

Đơn vị: Triệu USD


Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu Qua bảng số liệu trên ta thấy, mặt hàng nhập khẩu lớn trong thời kỳ này

là: Máy móc thiết bị và phụ tùng, năm 1996 chỉ đạt có 51,6 triệu USD, năm 2000 con số này đã tăng lên 166,5 triệu USD, tăng 3,2 lần so với năm 1996 và tăng 60% so với năm 1999, chiếm 12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2000; Mặt hàng xăng dầu, năm 1996 là 2,9 triệu USD, đến năm 2000 là 131,6 triệu USD tăng 45 lần so với năm 1996. Ngoài ra, mặt hàng sắt thép, hóa chất, vải các loại cũng được nhập khẩu nhiều trong giai đoạn này. Máy móc thiết bị nhập khẩu chủ yếu trong giai đoạn này là máy móc nông nghiệp và chế biến nông, lâm


sản, thiết bị sản xuất xi măng lò đứng, máy móc cho ngành dệt, thiết bị sản xuất phân bón và các loại máy phát điện cỡ nhỏ.

c) Giai đoạn 2001 – 2009

Bảng 2.8: Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2001 – 2009

Đơn vị: Triệu USD


Tên hàng

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2009

I.KNNK

1.630

2.158

3.120

4.456

5.770

7.390

12.502

16.425

II.Mặt hàng


1.Xăng dầu

231,66

473,40

721,10

739,80

884,33

555,33

464,62

1.290,2

2. Máy móc, thiết bị, phụ tùng


219,36


347,90


446,80


607,10


817,55


1.200


2.394


4.155,3

3. Phân bón

62,31

57,69

244,20

391,90

294,00

298,73

588,44

596,03

4. NPL dệt, may, giày

74,12

127,90

200,50

290,20

323,60

304,76

339,32

407,44

5.Sắt thép

54,74

69,05

108,20

409,50

718,05

1.296

2.335

815,66

6. LK điện tử và xe máy.

21,96

42,26

63,86

103,80

155,38

243,18

517,72

-

7. Xe máy CKD, IKD

433,22

121,80

47,71

-

15,97

20,51

53,91

20,32

8. Ô tô các loại

-

3,50

3,81

5,20

-

22,84

164,51

152,58

9. LK và phụ tùng xe máy




0,92

118,92

101,31

103,68

133,67

10. Thuốc trừ sâu.

11,30

26,80

26,00

62,44

264,25

118,99

169,49

202,13

11. Hóa chất

51,50

95,50

108,10

123,80

169,88

203,83

303,47

399,11

12. Vải may mặc.

48,90

183,30

324,00

447,30

661,20

895,60

1.300

1.566,0

13. Chất dẻo

6,80

10,50

14,80

22,40

35,20

59,70

97,10

135,13

Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam, Báo cáo số liệu xuất nhập khẩu


Qua bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn này các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc tăng mạnh, tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu cao hơn nhiều so với kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong cùng giai đoạn từ 2001 đến năm 2009, cụ thể kim ngạch nhập khẩu năm 2001 là 1.629,9 triệu USD, năm 2009 là 16.425 triệu USD gấp hơn 10 lần so với năm 2001, trong khi đó kim ngạch xuất khẩu năm 2009 chỉ gấp năm 2001 khoảng 3,47 lần, tuy nhiên cơ cấu hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ít có sự thay đổi trong những năm qua. Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu đều tăng qua các năm, riêng mặt hàng xăng dầu giảm trong năm 2006, 2007. Nhóm hàng và mặt hàng nhập khẩu lớn trong giai đoạn này là: Máy móc thiết bị và phụ tùng chiếm 16%, xăng dầu 11%, sắt thép 14%, vải may mặc 8%... Còn lại các mặt hàng như nguyên phụ liệu dệt may, da, giày, phân bón, thuốc trừ sâu, hóa chất, hàng tiêu dùng…tăng ổn định.

Tóm lại, thông qua các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc cho thấy trong giai đoạn ngắn hạn tính từ năm 2010 Việt Nam sẽ vẫn nhập siêu, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với kim ngạch nhập khẩu và tổng kim ngạch xuất nhập khẩu về dài hạn luôn tăng với tỉ lệ năm sau cao hơn năm trước.

2.1.2.3. Thực trạng buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu hàng hóa qua biên giới Việt Trung

Cùng với sự mở rộng buôn bán trao đổi hàng hóa qua biên giới Việt Nam

– Trung Quốc thì tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn biến phức tạp. Đây là nơi bọn buôn lậu đưa hàng vào Việt Nam chiếm tỷ lệ lớn về số vụ và hàng hóa được phát hiện. Theo thống kê về tình hình buôn lậu trên tuyến biên giới đất liền từ năm 1993 – 1999 cho thấy tuyến biên giới Việt Trung có 1.863/4.865 tổng số vụ phát hiện, chiếm 38,36% so với toàn quốc; 2.413/7.589 tổng số đối tượng phát hiện chiếm 31,81%; hàng hóa thu giữ là 46,2/139,4 tỷ


đồng. Trên biên giới đường bộ, hàng hóa nhập lậu và vận chuyển trái phép vào Việt Nam đủ chủng loại, trong đó có cả những chất gây nghiện, chất nổ, tài liệu sách báo vào nội dung xấu. Hàng hóa thường được cửu vạn vận chuyển vượt qua biên giới theo đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu sau đó dùng hóa đơn buôn chuyến, hóa đơn mua hàng để lưu thông hàng hóa nhằm trốn thuế nhập khẩu.

Do điều kiện địa hình, hoạt động buôn lậu diễn ra trên toàn tuyến và rất phức tạp, trong đó tập trung ở biên giới Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai. Đây là những tỉnh có cửa khẩu quốc tế, hệ thống đường giao thông khá thuận tiện về phía sau và gần thủ đô Hà Nội. Đây là những địa điểm để giao dịch buôn bán qua con đường chính ngạch, tiểu ngạch, giao lưu trao đổi, buôn bán hàng hóa của Nhà nước, các doanh nghiệp và cư dân hai bên biên giới.

- Phương thức: Thủ đoạn hoạt động của đối tượng buôn lậu là tổ chức đường dây, từ nơi có nguồn hàng đến nơi tiêu thụ, từ trong nước ra nước ngoài và ngược lại. Các đối tượng buôn lậu đã tổ chức hoạt động rất tinh vi, xảo quyệt nhằm chống lại sự kiểm tra, kiểm soát và đấu tranh của các lực lượng chức năng đấu tranh chống buôn lậu. Nếu là đối tượng nước ngoài, Việt kiều thì móc nối với một số phần tử và người thân trong nước. Nếu là đối tượng trong nước thì hình thành tổ chức. Có những người giữ cương vị khác nhau hoặc tổ chức có đầu nậu đứng ra góp vốn, tổ chức giao nhận hàng và ăn chia theo cổ phần đóng góp. Hoặc thuê cửu vạn mang vác hàng vượt qua biên giới theo các đường mòn hai bên cánh gà cửa khẩu bằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần. Những người mang vác hàng thuê có khả năng đặt cọc hàng hay mua hàng của chúng để vận chuyển đến nơi tập kết nên khi gặp lực lượng kiểm tra, kiểm soát thì giành giật hàng đến cùng. Bọn buôn lậu thường tập kết hàng hóa từ bên kia biên giới rồi chuyển vào nội địa bằng nhiều phương tiện khác nhau. Khi vận chuyển hàng lậu vào đến nội địa thì rất nhiều đối tượng phân tán hàng để tập kết đến một nơi khác xa biên giới. Đặc biệt đối tượng buôn lậu sử dụng rất nhiều loại phương tiện khác nhau, từ phương tiện hiện đại như: tàu hỏa, ô tô, điện thoại di động, bộ đàm đến những phương tiện thô sơ như xe đạp, gùi vác. Căn cứ vào đặc điểm từng địa bàn,


thời gian cụ thể, các đối tượng buôn lậu sử dụng các phương thức hoạt động khác nhau, nhưng chủ yếu gồm các phương thức sau: bí mật, lén lút; vừa bí mật, vừa công khai và công khai trắng trợn.

Lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong cơ chế quản lý kinh tế, chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước để hoạt động buôn lậu như:

- Sử dụng các phương tiện vận tải nhỏ để vận chuyển cất giấu hàng hóa buôn lậu;

- Dùng thủ đoạn gian lận thương mại bằng cách chuyên trở quá trọng tải quy định, khai báo ít hơn số lượng thực tế vận chuyển, khai báo sai chủng loại hoặc tháo rời hàng nguyên chiếc thành phụ tùng để chịu thuế suất thấp hơn, lợi vụ chức vụ, quyền hạn và điều kiện công tác để tiếp tay, che giấu cho các hoạt động buôn lậu;

- Lợi dụng những khó khăn, phức tạp về địa hình, những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới, kiểm soát cửa khẩu của các cơ quan chức năng để bí mật, lén lút hoạt động buôn lậu;

- Đối tượng buôn lậu thường có mối quan hệ với các phần tử thoái hóa biến chất trong các cơ quan chức năng chống buôn lậu để lạm dụng chức vụ quyền hạn thỏa hiệp với bọn buôn lậu hoặc tiếp tay cho bọn buôn lậu.

Xuất phát từ những đặc điểm, tình hình trên và nhất là từ khi Chính phủ có Nghị quyết 85/CP ngày 11/7/1997 và Chỉ thị 853 ngày 11/10/1997 về đấu tranh chống buôn lậu trong tình hình mới, đã đề ra những giải pháp đồng bộ, cấp bách về chống buôn lậu, gian lận thương mại trong tình hình mới. Công tác chống buôn lậu đã được các cấp ủy và chính quyền các tỉnh biên giới quan tâm chỉ đạo kịp thời, quyết liệt việc tổ chức triển khai nhiệm vụ chống buôn lậu trên địa bàn theo tinh thần chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, đã phân công rõ trách nhiệm và địa bàn, phương thức hoạt động cho các ngành liên quan, cụ thể như sau:


Ở tuyến biên giới:


Ngành Hải Quan và Biên phòng chịu trách nhiệm toàn bộ trước chính quyền địa phương về nhiệm vụ chống buôn lậu ở khu vực biên giới, trên cơ sở tập trung chỉ đạo, bố trí lực lượng đủ mạnh, hạn chế tới mức thấp nhất hàng nhập lậu lọt vào tuyến sau, nếu có những lô hàng nhập lậu lớn còn lọt vào tuyến sau, thủ trưởng 2 đơn vị này chịu trách nhiệm trước Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tại thị trường nội địa:


- Tổ chức triển khai quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch của tỉnh cho các cấp ủy, lãnh đạo các cấp, các ngành, các đoàn thể làm chuyển biến nhận thức và có kế hoạch phối hợp và hành động cụ thể.

- Tập trung chỉ đạo mở nhiều đợt tuyên truyền vận động quần chúng nhất là ở các xã biên giới, các địa bàn trọng điểm phức tạp về vận chuyển, buôn bán, chứa chấp hàng nhập lậu.

- Tăng cường công tác chỉ đạo từ tỉnh đến cơ sở, kiện toàn các Ban chỉ đạo công tác buôn lậu ở các cấp, các ngành, phân rõ trách nhiệm, địa bàn, phương thức phối hợp hoạt động của các ngành, các cấp liên quan.

- Quan tâm củng cố kiện toàn lực lượng chống buôn lậu, các đội, các trạm liên nghành…ở khu vực biên giới và nội địa về số lượng, chất lượng, kịp thời bổ sung trang bị cơ sở vật chất, phương tiện, công cụ hỗ trợ phục vụ công tác chống buôn lậu.

- Đi đôi với việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tố giác bọn buôn lậu, các tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng khẩn trương điều tra, xác minh các đường dây, tụ điểm, đối tượng buôn lậu, đấu tranh triệt phá kịp thời và xử lý nghiêm minh bằng pháp luật, kinh tế, hành chính.


- Thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, rà soát lại đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác chống buôn lậu.

- Các ngành, các cấp tăng cường chống vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng hóa thuộc diện quy định phải dán tem; Đồng thời tăng cường quản lý kinh doanh trên địa bàn, nắm chắc tình hình hoạt động của các đơn vị, các hộ kinh doanh nhất là các đơn vị kinh doanh XNK, đưa hoạt động kinh doanh vào nề nếp.

- Thường xuyên tổ chức các cuộc giao ban, sơ kết, rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác chống buôn lậu ở các cấp, các ngành; Kịp thời khen thưởng các tổ chức, các nhân có thành tích trong công tác, từ đó nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng ngừa, chống buôn lậu.

2.1.2.4. Chủ thể tham gia xuất nhập khẩu hàng hóa

Chủ thể tham gia vào hoạt động buôn bán hàng hóa giữa hai nước tương đối đa dạng, bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: doanh nghiệp nhà nước, tập thể và cá nhân thuộc nhiều ngành, nhiều địa phương trong cả nước. Từ năm 1991 – 1995 thành phần tham gia trao đổi và mua bán hàng hóa giữa hai nước chủ yếu là cư dân biên giới và các doanh nghiệp cư trú trên địa bàn biên giới, đây là lực lượng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ngay từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ. Trong những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu ở biên giới Việt – Trung ngày càng tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp, cá nhân ở các tỉnh, thành trong cả nước tham gia hoạt động xuất nhập khẩu giữa hai nước. Ngoài ra một số doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia hoạt động xuất nhập khẩu với hai nước thông qua các công ty đặt trong các khu kinh tế cửa khẩu hoặc thông qua trung gian là các doanh nghiệp đang hoạt động biên mậu. Một khối lượng lớn doanh nghiệp người Hồng Kông, Đài Loan… tham gia làm dịch vụ chuyển khẩu hàng hóa Việt Nam và các tỉnh phía Nam Trung Quốc.

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí