Cải cách kinh tế - Xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ - 1

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1 1


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC CÁC BẢNG 4

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CẢI CÁCH 12

1.1. Sự CầN THIếT PHảI THAY ĐỔI MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN 12

1.2. NHỮNG HẬU QUẢ NẶNG NỀ DO CHIẾN TRANH 17

1.2.1. SỰ KIỆT QUỆ CỦA NỀN KINH TẾ 18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

1.2.2. NỀN KINH TẾ CỰC KỲ KHÓ KHĂN 19

1.3. NHU CẦU TÁI LẬP LẠI TRẠNG THÁI BÌNH THƯỜNG CỦA XÃ HỘI VÀ NỀN KINH TẾ 28

1.4. SỰ CHIẾM ĐÓNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA QUÂN ĐỒNG MINH, TRƯỚC HẾT LÀ MỸ 29

CHƯƠNG 2. MỘT SỐ CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI CĂN BẢN CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH 31

2.1. THỦ TIÊU TÌNH TRẠNG TẬP TRUNG QUÁ MỨC VỀ KINH TẾ

......................................................................................................... 33 2.2. CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT Ở NHẬT BẢN ..................................... 49

2.2.1. ĐẠO LUẬT VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 50

2.2.2. VIỆC THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ 53

2.2.3. Ý NGHĨA CỦA CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT 58

2.3. CẢI CÁCH (HAY DÂN CHỦ HOÁ) LAO ĐỘNG 61

2.3.1. CÁC ĐẠO LUẬT VỀ LAO ĐỘNG 62

2.3.2. CẢI CÁCH QUAN HỆ CHỦ THỢ 72

2.3.2.1. CẢI CÁCH CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ 72

2.3.2.2. CƠ CẤU LƯƠNG MỚI 73

2.3.2. ỔN ĐỊNH VIỆC LÀM 75

CHƯƠNG 3. VAI TRÒ CỦA MỸ VÀ MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ, BÀI HỌC RÚT RA TỪ TIẾN TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH 78

3.1. VỀ VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI 78

3.2. MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ NHỮNG CẢI CÁCH KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA NHẬT BẢN SAU CHIẾN TRANH 86

3.2.1. ĐẶC ĐIỂM CẢI CÁCH 86

3.2.2. TÁC ĐỘNG CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ - XÃ HỘI SAU CHIẾN TRANH Ở NHẬT BẢN 89

3.2.3. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÔNG CUỘC CẢI CÁCH 90

3.2.4. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


ESS Ban khoa học và kinh tế SCAP


NKK Công ty thép Nhật Bản


SCAP Bộ chỉ huy tối cao các lực lượng Đồng minh CIE Ban thông tin và giáo dục SCAP


DANH MỤC CÁC BẢNG


Số hiệu bảng Tên bảng Trang


Bảng 1.1: Sức mạnh quân sự của Nhật Bản trong Chiến tranh

thế giới thứ hai 13

Bảng 1.2: Tình hình cung cấp các hàng tiêu dùng trong chiến

tranh15

Bảng 1.3: Tổng giá trị thiệt hại của Nhật Bản trong Chiến tranh

Thái Bình Dương 20

Bảng 1.4: Chiều cao và cân nặng của trẻ em Nhật Bản trước và

sau Chiến tranh thế giới thứ hai 22

Bảng 1.5: Lạm phát sau chiến tranh dẫn đến chỉ số giá bán

buôn tăng 24

Bảng 1.6: Các khoản mà Nhật Bản phải bồi thường theo yêu

cầu của quân Đồng Minh 25

Bảng 2.1: Số tiền cho vay của 4 zaibatsu lớn nhất Nhật Bản

năm 1944 41

Bảng 2.2: So sánh tỷ lệ số tiền cho vay của 4 ngân hàng vào

năm 1944 và 1958 45

Bảng 2.3: Những thay đổi trong phân phối diện tích đất canh

tác và số nông trại trong tình trạng sử dụng đất 1941- 54

1945

Bảng 2.4: Sự phát triển của liên đoàn lao động 1945 – 1949 66

Bảng 2.5: Số vụ đấu tranh và số người tham gia 67

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Tháng 8 năm 1945, cùng với sự bại trận thảm hại của Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ hai là sụp đổ hoàn toàn của những giá trị của thời chiến. Nền kinh tế Nhật Bản bị rơi vào tình trạng hết sức hỗn loạn và bi đát. Cùng với sự kiệt quệ về mọi mặt là hoàn cảnh đất nước bị quân Đồng minh chiếm đóng và nguồn tài nguyên thiên nhiên ít ỏi và nghèo nàn. Trong tình trạng như vậy, cộng đồng quốc tế và thậm chí không ít người Nhật đều không tin là, Nhật Bản có thể sớm phục hồi được nền kinh tế của mình.

Tuy vậy, trước hoàn cảnh đó, người dân Nhật Bản với sức mạnh trường tồn của cả dân tộc và tinh thần không ngại khó khăn, cộng với sự giúp sức của lực lượng Đồng minh, đặc biệt là Mỹ, đã vùng lên, vượt qua mọi gian khổ, khó khăn và phục hồi được nền kinh tế, tạo cơ sở để đất nước bước vào giai đoạn thần kì kinh tế sau đó.

Có thể nói, thời gian từ năm 1945 - 1951 là giai đoạn mà nước Nhật , dưới sự chiếm đóng của quân Đồng minh, mà thực chất là của Mỹ, đã có những cải cách toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, nhằm tái lập sự phát triển bình thường của nền kinh tế và xã hội, trên cơ sở đó tiến hành phục hồi kinh tế, ổn định chính trị xã hội, tạo đà cho sự cất cánh kỳ diệu vào những năm sau. Do đó, những cải cách này đã tạo cho giai đoạn này trở thành một trong những giai đoạn đáng nhớ và đáng tìm hiểu nhất trong lịch sử phát triển hiện đại của Nhật Bản.

Những thành công của những cải cách quan trọng của Nhật Bản trong giai đoạn lịch sử này, nhất là những cải cách kinh tế, không chỉ là sản phẩm của sự sáng tạo và làm việc hết mình của người Nhật, mà còn có sự đóng góp


không nhỏ của Mỹ trong việc thúc ép, khuyến khích và hỗ trợ cho người Nhật trong tiến trình cải cách này.

Việc học viên lựa chọn chủ đề “Cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ” làm chủ đề nghiên cứu cho luận văn cao học của mình, với mục đích, thứ nhất, đây là cách thiết thực để học viên nâng cao thêm hiểu biết vốn còn hạn hẹp của mình về giai đoạn phát triển này của Nhật Bản, trong đó, có những cải cách kinh tế - xã hội căn bản của Nhật Bản; thứ hai, góp thêm một cái nhìn, một đánh giá nữa về những cải cách kinh tế - xã hội của Nhật Bản trong thời kỳ này cũng như vai trò của Mỹ trong đó. Đồng thời, là một quốc gia đang phát triển và với mục tiêu trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020, chắc chắn Việt Nam rất cần những kinh nghiệm quý báu để phát triển đất nước như những kinh nghiệm mà Nhật Bản đã từng trải qua. Do vậy, việc nghiên cứu về những cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vai trò của Mỹ trong đó, sẽ có ý nghĩa thực tiễn không nhỏ đối với một quốc gia đang tiến hành cải cách và mở cửa như Việt Nam hiện nay.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:

Các học giả trên thế giới và Việt Nam đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, sách, bài báo và tham luận về các cải cách kinh tế - xã hội Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trong đó tác giả đã tiếp cận được hầu hết các công trình nghiên cứu đã được liệt kê trong Tài liệu tham khảo ở cuối Luận văn. Song những công trình sau đây đã được học viên nghiên cứu kỹ và dựa vào để viết luận văn và đưa ra những đánh giá của mình như:

Cuốn "Chính sách kinh tế Nhật Bản" (Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế Thế giới, Hà Nội, 1988, tập I); Cuốn "Thành công của Nhật Bản - Những bài học về sự phát triển kinh tế" ( Nxb KHXH, Hà Nội,


1994); Cuốn "Cải cách ở Nhật Bản trong những năm 1945-1951" (Hoàng ThMinh Hoa, Nxb KHXH, Hà Nội, 1999); Cuốn Kinh nghiệm cải cách kinh tế Nhật Bản” (Juro Teranishi và Yutaka Kosai (chủ biên), Trung tâm kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Nxb KHXH, Hà Nội, 1995); Cuốn “ Nhật Bản với châu Á: Những mối liên hệ lịch sử và chuyến biến kinh tế – xã hội” (Nguyễn Văn Kim, Nxb. Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003); Cuốn “ Tại sao Nhật Bản thành công?” Công nghệ phương Tây và tính cách Nhật Bản”(Michio Morishoma, Nxb KHXH, Hà Nội, 1991); Cuốn “Mỹ và Nhật Bản những vấn đề kinh tế xã hội” (Ủy ban khoa học nhà nước - Trung tâm thông tin, Hà Nội, 1992, tập 2); Cuốn “ Chính trị kinh tế Nhật Bản” (Okuhira Yasuhiro và nhiều tác giả, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1994); Cuốn “ Bách khoa thư Nhật Bản” (Richard Bowring và Peter Kornicki, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, Hà Nội, 1995); Cuốn “ Lịch sử Nhật Bản và người Nhật từ khởi thủy đến năm 1945”, (Bản dịch của thư viện Quân đội, 1980); Cuốn “Các nền kinh tế đang phát triển và Nhật Bản” (Saburo Okita, Viện kinh tế thế giới, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 1988, tập 2); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản giai đoạn thần kỳ” (Lê Văn Sang, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội, 1988); Cuốn “ Nhật Bản đường đi tới một siêu cường kinh tế” (Lê Văn Sang – Lưu Ngọc Trịnh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản: Những bước thăng trầm trong lịch sử” (Lưu Ngọc Trịnh, Nxb Thống kê, Hà Nội, 1998,); Cuốn “Nước Nhật thời hậu chiến” (Shigeru Nakayama, Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh, 1993); Cuốn “ Kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh, sự phát triển và cơ cấu” (Takafusa Nakamura, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Viện kinh tế thế giới, Hà Nội, 1988, tập 1); Cuốn “Kinh tế chính trị học Nhật Bản” (Yasusuke Murakami và Hught patrick (Tổng chủ biên), Nxb KHXH Việt Nam, Viện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/06/2022