1.3.2. Hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường ở nước
ta
Công cuộc đổi mới từ năm 1986 đã đưa nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hóa
tập trung dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý ấy đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội; không chỉ kinh tế mà cả trên lĩnh vực văn hóa, không chỉ với sản xuất vật chất mà cả đối với lĩnh vực sản xuất tinh thần. Xuất bản là ngành sản xuất, truyền bá các sản phẩm văn hóa, vừa có bộ phận sản xuất tinh thần, vừa có các khâu sản xuất vật chất, nên tất yếu cũng phải hoạt động theo cơ chế mới - cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN. Nếu như trong cơ chế cũ, mọi hoạt động biên tập xuất bản phát hành đều theo kế hoạch thống nhất của Nhà nước, chịu sự quản lý tập trung của Nhà nước, mỗi chỉ tiêu kế hoạch đều mang tính pháp lệnh thì trong cơ chế mới, kế hoạch xuất bản của mỗi cơ sở xuất bản phải tuân theo quy luật, điều tiết của thị trường. Các cơ sở xuất bản chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh của mình và chịu trách nhiệm về hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ấy, kế hoạch của Nhà nước về xuất bản mang tính chất định tính, hướng dẫn nhiều hơn là định lượng, các chỉ tiêu Nhà nước chỉ dừng lại như là các chương trình mục tiêu toàn ngành, định hướng phát triển của ngành. Cơ chế cũ vì thế đã dẫn tới nguy cơ quan liêu hóa hoạt động xuất bản, bởi lẽ các đề tài, mục tiêu xuất bản không xuất phát từ việc nắm bắt nhu cầu thực sự của quần chúng, mà chỉ xuất phát từ ý đồ chiến lược, từ phương hướng công tác tư tưởng trong mỗi thời kỳ. Những người làm công tác biên tập xuất bản không phát huy được tính chủ động sáng tạo trong việc tìm chọn, phát hiện đề tài nảy sinh từ cuộc sống thực tế; tạo thói quen ỷ lại, dựa dẫm vào các cấp lãnh đạo quản lý... Cơ chế thị trường buộc những người làm xuất bản phải nắm vững nhu cầu của thị trường. Nhu cầu đó chính là đòi hỏi thực tế của cuộc sống, từ đó họ đề xuất được những đề tài thiết thực mang lại hiệu quả thực tế to lớn.
Trong cơ chế cũ, Nhà nước quản lý và phân phối mọi nguồn lực sản xuất, kinh doanh của xuất bản như tiền vốn, kho giấy, máy móc, thiết bị in (nhân bản), các trung tâm PHS. Việc tổ chức sản xuất của các đơn vị xuất bản hoàn toàn phụ thuộc vào sự phân
phối của cấp trên, thời gian sản xuất kéo dài và hoàn toàn bị động. Cơ chế thị trường cho phép các đơn vị chủ động khai thác mọi khả năng, lực lượng của mình, tổ chức sản xuất chủ động linh hoạt theo yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, các cơ sở xuất bản còn có thể chủ động liên doanh, liên kết với nhau để giải quyết những nhiệm vụ có tầm cỡ quy mô, cần nhiều công sức trí tuệ và chi phí vật chất, mang lại lợi ích to lớn cho xã hội.
Như vậy, trong cơ chế cũ, nhà nước bao cấp cả đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất XBP. Các cơ sở xuất bản nhận đề tài biên tập như nhận chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước, Nhà nước chỉ định cả nơi in và khống chế thời gian, in, PHS. Nhà nước bao mua toàn bộ sách được in ra và phân phối theo kế hoạch. Người làm ra sách không chịu trách nhiệm và không nắm được kết quả cuối cùng của sản phẩm do mình làm ra. Cơ chế cũ không tạo điều kiện và quy định trách nhiệm cho người biên tập quan tâm đến việc tiêu thụ các cuốn sách do mình làm ra và những tác dụng của nó đối với thực tiễn xã hội. Cơ chế thị trường đặt quá trình xuất bản trong một chu trình khép kín. Người biên tập xuất bản phải có trách nhiệm kiểm soát từ đầu đến cuối quá trình sản xuất, sao cho sản phẩm ấy đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, được tổ chức sản xuất một cách hợp lý nhất, phù hợp với thị hiếu, điều kiện sử dụng và sức mua của bạn đọc đã xác định. Hơn nữa, việc sản xuất ấy còn phải mang lại lợi nhuận cho những người làm xuất bản. Cơ chế đó đòi hỏi một sự phát triển đồng bộ, nhịp nhàng, một sự gắn bó hữu cơ giữa các khâu của quá trình xuất bản: từ biên tập đến in ấn, phát hành, sao cho việc sản xuất gắn chặt với tiêu thụ, thời gian sản xuất ngắn nhất, có chất lượng bảo đảm yêu cầu, thời gian sách đến tay bạn đọc ngắn nhất, mọi ý kiến bạn đọc về sản phẩm đều được những người biên tập - xuất bản tiếp nhận.
Có thể bạn quan tâm!
- Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường - 1
- Văn hóa kinh doanh ở Công ty phát hành sách Hà Nội trong cơ chế thị trường - 2
- Những Tác Động Của Kinh Tế Thị Trường Tới Hoạt Động Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm
- Nội Dung Cơ Bản Của Văn Hóa Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm Trong Nền Kinh Tế Thị Trường
- Vài Nét Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Ở Thủ Đô Hà Nội
- Thực Trạng Văn Hóa Kinh Doanh Xuất Bản Phẩm Ở Công Ty Phát Hành Sách Hà Nội Từ 1996 Đến Nay
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Trong cơ chế cũ, Nhà nước còn bao cấp hoạt động kinh doanh xuất bản thông qua chính sách giá cả, tiền lương. Giá sách, giá công in, giá phát hành do Nhà nước quy định. Lương cán bộ do Nhà nước cấp phát theo ngạch bậc không phụ thuộc và kết quả kinh doanh cụ thể của nhà xuất bản, cơ sở in và phát hành. Cơ chế thị trường cho phép người sản xuất tự xác định giá bán sản phẩm căn cứ vào quy luật giá cả ở thị trường, phù hợp với sức mua của công chúng. Đồng thời, các cơ sở xuất bản kinh doanh phải tự hạch toán kinh doanh, lời ăn lỗ chịu. Tiền lương, tiền thưởng cán bộ kinh doanh xuất bản
phẩm do các cơ sở tự chi trả theo kết quả kinh doanh cụ thể của cá nhân và đơn vị. Chính điều đó đã tạo ra động lực kinh tế kích thích những người làm nghề kinh doanh xuất bản phẩm gắn bó hơn, năng động sáng tạo hơn trong nghề nghiệp của mình.
Tóm lại, công cuộc đổi mới đã thúc đẩy mạnh mẽ những đổi mới trong cơ chế quản lý và phương thức hoạt động xuất bản, phát hành. Kinh doanh xuất bản phẩm nước ta từ 1986 đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Cơ chế thị trường có nhiều điểm khác về chất so với cơ chế kế hoạch hóa tập trung trước kia. ở những nét chung nhất, cơ chế thị trường đòi hỏi phân định rõ chức năng quản lý nhà nước về xuất bản và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ sở xuất bản, phát hành; đề cao tính chủ động, tự giác, tự chịu trách nhiệm về sản xuất kinh doanh của các cơ sở xuất bản, chống lại tính quan liêu, bao cấp trong cơ chế cũ, mang lại một động lực mới kích thích hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm phát triển.
Song, cơ chế thị trường tác động tới kinh doanh XBP nước ta có sự khác biệt về chất với cơ chế thị trường ở các nước tư bản chủ nghĩa. Chúng ta đặt hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm nước ta khác hẳn với các nước tư bản chủ nghĩa. Chúng ta không thả nổi hoạt động xuất bản cho cơ chế thị trường, kinh doanh XBP không coi mục tiêu kinh doanh, lợi nhuận là hàng đầu, là tối cao mà phải hướng tới các mục đích cao đẹp về văn hóa tinh thần của xã hội. Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm là phương tiện không thể thiếu để đạt tới mục tiêu văn hóa xã hội. Lợi nhuận là một phương tiện, một động lực kích thích hoạt động kinh doanh XBP. Song lợi nhuận không thể lấn át các mục tiêu văn hóa, tư tưởng vốn là mục tiêu cao cả nhất, là tôn chỉ, mục đích của hoạt động xuất bản. Thậm chí, khi cần thiết có thể hy sinh lợi ích kinh tế trước mắt để đạt tới mục tiêu văn hóa - tư tưởng.
ở tầm quản lý vĩ mô, Nhà nước bao quát được toàn bộ nhu cầu, phương hướng phát triển tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Sự điều tiết, quản lý Nhà nước về kinh doanh XBP thông qua các chương trình mục tiêu định hướng, thông
qua pháp luật, các chính sách đòn bẩy, chính sách cán bộ sẽ hướng sự phát triển của hoạt động kinh doanh XBP trong cơ chế thị trường đạt tới sự kết hợp hài hòa các mục tiêu kinh tế và văn hóa xã hội, trước mắt và lâu dài, cá nhân và tập thể, dân tộc và quốc tế... để góp phần phát huy cao nhất nguồn nội lực dân tộc, phát huy nhân tố con người, xây dựng đất nước văn minh, giàu mạnh, tiến lên chủ nghĩa xã hội.
1.3.3. Vấn đề "thương mại " trong kinh doanh xuất bản phẩm ở nước ta
Sách là một trong những XBP văn hóa lớn nhất mà nhân loại đã tạo ra ngay từ thời thượng cổ. Sách tồn tại dưới dạng một vật phẩm cụ thể (chất liệu vật chất tạo ra nó tùy thuộc vào trình độ văn minh của mỗi thời đại), song lại hàm chứa một giá trị tinh thần vô hình không phụ thuộc trực tiếp vào chất liệu của nó. Kinh doanh XBP từ khi xuất hiện đã mang bản chất là hoạt động truyền bá các giá trị văn hóa, một bộ phận thiết yếu của ngành văn hóa - thông tin. Cùng với sự phát triển xã hội, hoạt động kinh doanh XBP cũng phát triển theo các quy luật và có những động lực riêng của nó. Song, quan hệ giữa kinh tế và văn hóa xã hội luôn luôn là mối quan hệ bao trùm toàn bộ hoạt động xuất bản sách. Cũng chính ở đây, mối quan hệ này biểu hiện rất nhiều khía cạnh đặc thù mà khoa học xuất bản cần nghiên cứu, làm sáng tỏ để hoạt động xuất bản được tiến hành một cách tự giác, phát triển lành mạnh, hoàn thành tốt hơn sứ mệnh lịch sử của mình trước xã hội. Trong luận văn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề "thương mại" hoạt động kinh doanh XBP trong điều kiện cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN ở nước ta, nhằm làm rõ hơn cơ sở lý luận của đề tài luận văn.
Trong cơ chế thị trường sách trở thành một hàng hóa. Bởi lẽ, sách không phải là sản phẩm tự sản tự tiêu mà nó cần được truyền bá phổ biến, được mang trao đổi trên thị trường. Người viết sách khi đặt bút sáng tác bao giờ cũng nghĩ tới công chúng bạn đọc, những tri âm tri kỷ, những đồng chí hoặc những người được giáo huấn, được mình khai sáng. Trong cơ chế thị trường, các cơ quan xuất bản, phát hành cần hướng tới những nhu cầu đa dạng của những người có tiền mua sách. Người mua sách cũng để nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần nào đó: để học tập nâng cao nhân thức, để thỏa mãn nhu cầu về tình cảm, để giải trí. Thông qua hoạt động mua bán, giá trị trao đổi hàng hóa được thực hiện, quy luật
cung cầu phát huy tác dụng trên lĩnh vực xuất bản. Bởi sách là hàng hóa nên kinh doanh XBP mang tính tất yếu. Thương mại của hoạt động kinh doanh XBP trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa mới hình thành, kinh tế thị trường chưa phát triển đã có nhiều mặt tích cực đáng ghi nhận. Việc kinh doanh sách có lãi đã tạo động lực bên trong kích thích hoạt động kinh doanh XBP phát triển, làm cho sách nhanh chóng trở thành một phương tiện thông tin đại chúng trong xã hội và hoạt động kinh doanh XBP có thêm những chức năng mới.
ở nước ta, trong bước chuyển sang cơ chế thị trường, hoạt động thương mại XBP cũng giúp sách nhanh chóng khắc phục tình trạng đơn điệu, tẻ nhạt, xơ cứng về nội dung... và đã làm sôi động hóa, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh XBP. Thương mại sách dưới tác động của tiến bộ khoa học- công nghệ và cơ chế mở cửa đã tạo điều kiện cho cơ sở vật chất - kỹ thuật ngành in - xuất bản - phát hành nhanh chóng phát triển, hiện đại hóa, tiến lên hòa nhập được với trình độ công nghệ xuất bản thế giới, tạo bước phát triển nhảy vọt trong sản xuất sách, mở rộng phạm vi lựa chọn các món ăn tinh thần của công chúng độc giả.
Thương mại xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường cũng tạo ra động lực mới cho sự phát triển đời sống văn hóa tinh thần vì nó chú trọng đến lợi ích của các cá nhân và các nhóm xã hội.
Tuy nhiên, trong cơ chế thị trường, mặc dù sách trở thành hàng hóa, nhưng nó là một hàng hóa đặc biệt. Sự "đặc biệt" này nhiều đến nỗi làm cho nhiều người không thừa nhận thuộc tính hàng hóa của sách, phủ nhận hoàn toàn ý nghĩa tích cực của khâu thương mại xuất bản phẩm. Tính đặc thù của sách, của xuất bản phẩm so với các hàng hóa thông thường khác thể hiện ở giá trị, giá trị sử dụng, cả quy trình tổ chức sản xuất và phát hành chúng. Trong cơ chế thị trường, dưới tác động của quy luật giá trị, của cạnh tranh, những nét đặc thù của hàng hóa sách và hoạt động kinh doanh XBP đã làm cho việc "thương mại hóa" xuất bản phẩm một cách đơn thuần trở thành những tác động kích thích sự phát triển tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng và phong phú.
Giá trị của hàng hóa XBP chủ yếu là các giá trị văn hóa tinh thần, đáp ứng các nhu cầu về tinh thần của con người. Giá trị ấy không trực tiếp hình thành bởi kết cấu vật chất của XBP, không phải do lao động sản xuất vật chất cụ thể tạo ra mà chủ yếu hình thành bởi lao động sáng tạo tinh thần của các tác giả. Lao động sáng tác của các văn nghệ sĩ, nhà khoa học là loại lao động đặc biệt, không thể dùng thước đo giá trị trên thị trường để đánh giá. Lao động của các tác giả kết tinh trong mỗi tác phẩm không thể lượng hóa một cách đơn giản được. Nó là kết tinh của lao tâm khổ tứ, ấp ủ nhiều năm tháng trong các tài năng mới có thể tạo ra các tác phẩm. Những tác phẩm ấy không thể "thương mại hóa" như những hàng hóa thông thường bởi ở đây quy luật giá trị không thể đủ độ nhạy bén và sát đúng để điều chỉnh giá cả, giữ cho nó xoay quanh giá trị của những tác phẩm này. Có thể giá trị tác phẩm không chỉ có giá trị ngay mà tác động vào xã hội lâu dài hoặc là những giá trị lý luận sâu sắc, vượt trước trình độ nhận thức chung của xã hội, đưa ra định hướng một phong cách mới có tác động tới hoạt động văn hóa xã hội.
Trong cơ chế thị trường, ai cũng phải kiếm tiền để sống và sản xuất. Đối với các hàng hóa thông thường khác, lợi nhuận là mục tiêu cơ bản nhất (nếu không nói là duy nhất) trong kinh doanh. Còn đối với những người viết sách làm sách, nhất là những văn nghệ sĩ, lại không thể viết sách, xuất bản chỉ để kiếm tiền. Các Mác từng nói: "Cố nhiên nhà văn phải kiếm tiền để có thể sống và viết, nhưng trong bất cứ trường hợp nào, anh ta cũng không được sống và viết để kiếm tiền... Nhà văn không thể xem công việc của mình như là một kế sinh nhai. Đó là một mục đích tự thân, nó không phải là một kế sinh nhai đối với anh ta cũng như đối với những người khác đến nỗi nhà văn phải hy sinh sự tồn tại của mình cho sự tồn tại của nó nếu cần" [24, tr. 66]. Bởi lẽ đó, cơ chế thị trường và "thương mại hóa" đơn thuần sẽ đối đầu với nghệ thuật chân chính ở cả hai mặt: nếu người nghệ sĩ chạy theo đồng tiền mà sáng tác thì sẽ không còn nghệ thuật đích thực, nghệ thuật mang tính thị hiếu tầm thường, khai thác nội dung không lành mạnh, mang tính bạo lực hoặc kích động không những ảnh hưởng lớn đến thị hiếu độc giả mà còn làm giảm uy tín của các nhà văn chân chính và là thứ nghệ thuật chụp giật không thể tồn tại lâu dài trong thị hiếu của công chúng.
Từ khi kinh doanh XBP nước ta chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, giá cả sách được quy luật thị trường điều tiết. Song giá cả ấy có phản ánh đúng giá trị của sách không? Quy luật thị trường có giữ được giá cả "xoay quanh" giá trị được hay không? Không ai dám khẳng định điều đó (!). Có thể nói giá cả sách thời gian qua chủ yếu chỉ xoay quanh giá thành làm ra "cái vỏ vật chất" của nó, bởi trong cơ cấu giá thành, giá giấy, công in, quản lý phí, phát hành phí đã chiếm tới 80% giá bán. Giá trị tinh thần của tác phẩm, phần chủ yếu tạo nên giá trị cuốn sách, do các tác giả tạo ra chỉ "khiêm tốn" chiếm không quá 20% giá bán, đó là chưa kể việc tính gian, in lận. Qua những lời tâm sự của các tác giả, ta biết được cuốn "Thời xa vắng" của Lê Lựu qua 5 lần tái bản mà tiền nhuận bút mới đủ mua được một xe đạp Mipha; có tập truyện của Tô Hoài, khi in xong, tác giả chỉ lĩnh được không hơn 300 ngàn đồng tiền nhuận bút... Trong khi thị trường XBP chưa chấp nhận, quy luật thương mại không cho phép ta đẩy giá bán lên cao hơn. Người xuất bản, để duy trì hoạt động, cũng chưa thể trả cho các tác giả mức nhuận bút cao hơn được! Rõ ràng ở đây không thể để mặc cho quy luật cung cầu điều tiết XBP, không thể "thả nổi" việc sản xuất các giá trị tinh thần cho quy luật thị trường. Nhà nước phải có chính sách và biện pháp điều tiết hợp lý để các nhà văn, nhà khoa học có được đời sống ổn định, bù đắp hợp lý cho sự lao tâm, khổ tứ của các kẻ sĩ để họ tạo ra các tác phẩm của mình, đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của xã hội.
Khi được coi là một hàng hóa, tính chất đặc thù của XBP còn biểu hiện ở chính giá trị sử dụng của nó. XBP được sử dụng cho nhu cầu tinh thần của con người; là công cụ nhận thức thế giới, tích lũy tri thức; để thỏa mãn nhu cầu tình cảm vươn tới cái chân - thiện - mỹ, thông qua việc cảm thụ tác phẩm, con người có được đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh làm động lực cho sự phát triển xã hội. Song, giá trị sử dụng của XBP không được đánh giá như nhau ở mỗi cá nhân, mỗi nhóm xã hội. Trình độ dân trí của xã hội càng cao, giá trị sử dụng của XBP càng lớn, càng có hiệu quả. Các đối tượng xã hội, các cá nhân có địa vị xã hội khác nhau, lứa tuổi, nghề nghiệp khác nhau, trình độ văn hóa khác nhau thì có nhu cầu về tinh thần, thị hiếu thẩm mỹ khác nhau và họ đánh giá về giá trị sử dụng của XBP cũng khác nhau.
Trong cơ chế thị trường, việc "thương mại hóa" đòi hỏi XBP phải đáp ứng mọi nhu cầu, mọi loại thị hiếu của công chúng, phải coi người tiêu dùng XBP là "thượng đế". Song, điều đó có thể chứa đựng nguy cơ sản xuất, phát hành cả các XBP phản văn hóa, các XBP độc hại làm ô nhiễm môi trường văn hóa hoặc cũng có thể gây ra tình trạng hỗn loạn, chồng chéo trong hoạt động kinh doanh XBP. Các XBP ấy có ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống văn hóa tinh thần xã hội, có thể xâm hại đến những giá trị văn hóa truyền thống hoặc làm mất đi bản sắc dân tộc và tính chất tiên tiến của nền văn hóa.
Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, việc thương mại hóa đơn thuần hoạt động kinh doanh XBP ở nước ta đã gây ra biết bao tai họa. Hầu hết các "nạn dịch" XBP kém chất lượng tràn lan trên thị trường XBP những năm qua đều có nguồn gốc bất chấp kinh doanh để kiếm lợi, chỉ vì lợi nhuận kinh doanh cả những XBP độc hại, chạy theo thị hiếu của một số nhỏ trong xã hội làm tổn hại tới đời sống trí tuệ và tâm hồn độc giả. Từ "nạn dịch" sách "dã sử vũ hiệp" cuối những năm 80, sách "3T - tình yêu, tình dục, tình báo" đầu những năm 90, rồi "nạn dịch" in lại sách cấm trước ngày giải phóng ở miền Nam, đến việc in "sách chuyên đề", sách "truyện tranh Nhật Bản", "truyện trưởng Trung Quốc", "sách học thêm" "sách học tốt", "sách tham khảo"... tràn lan mấy năm gần đây đều là những biểu hiện của việc thương mại hóa đơn thuần, chạy theo lợi nhuận, vì lợi nhuận mà phần nào đã làm tổn hại đến đời sống tinh thần xã hội, ảnh hưởng không nhỏ tới định hướng thưởng thức nghệ thuật của tầng lớp thanh thiếu niên hiện nay.
Giá trị sử dụng của XBP còn mang nét đặc thù ở chỗ nó không mất đi khi sử dụng mà còn có sức lan tỏa từ người này sang người khác, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Có XBP như người bạn giúp con người tiến lên trong suốt cuộc đời. Có tác phẩm càng lưu trữ lâu giá trị sử dụng của nó càng lớn. Có những tác phẩm tạo nền móng cơ bản cho việc phát triển nền văn hóa dân tộc, mang lại lợi ích công cộng to lớn chứ không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu một cá nhân, một lớp người. Trong cơ chế thị trường, sự thương mại hóa đơn thuần không chờ đợi người ta phân biệt các tác dụng cụ thể mỗi loại sách, mỗi văn hóa phẩm. Kinh doanh XBP lấy việc tiêu thụ sản phẩm làm hiệu quả cao nhất. Do vậy trên thực tế, thương mại hóa thuần túy sẽ bóp chết những giá trị văn hóa đáp ứng lợi ích công cộng, làm cơ sở tinh thần cần thiết cho dân tộc nhưng không thể thu