Những Khó Khăn Trong Việc Cho Vay Tiêu Dùng Tại Vietinbank Chi Nhánh Thủ Thiêm – Tp.hồ Chí Minh


thành phố Hồ Chí Minh. Chi nhánh có điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng quy mô tín dụng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho khách hàng.

Ngân hàng VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm có bộ máy quản trị tri thức từ cử nhân kinh tế trở lên, nhiều kinh nghiệm và kiến thức sâu trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng, đội ngũ nhân viên lành nghề. Yếu tố này góp phần tạo nên hiệu quả trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng, giải quyết công việc linh hoạt, nhanh chóng, chính xác.

Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động Ngân hàng. Các văn bản hướng dẫn của NHNN và NHTMCP Công Thương Việt Nam liên quan đến vấn đề đảm bảo tín dụng và xử lý nợ ngày càng được bổ sung hoàn thiện dần và được Chi nhánh cập nhật một cách nhanh chóng.

Sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Thành phố Hồ Chí Minh cùng với quá trình hội nhập mở cửa của nền kinh tế, hoạt động thương mại phát triển ổn định, hoạt động xuất khẩu và đối ngoại có nhiều chuyển biến tốt, tình hình an ninh chính trị và đời sống người dân được cải thiện làm cho nhu cầu thị trường tăng lên đáng kể và Ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

3.6.2. Những khó khăn trong việc cho vay tiêu dùng tại VietinBank Chi nhánh Thủ Thiêm – TP.Hồ Chí Minh

* Nguyên nhân từ phía Ngân hàng

- Hiện nay, Chi nhánh có đội ngũ nhân viên tín dụng trẻ hóa, mặc dù rất nhiệt tình và năng động nhưng sự thiếu kinh nghiệm trong công tác tín dụng, khả năng nắm bắt các chính sách, cơ chế, thể lệ nghiệp vụ còn hạn chế do vậy làm ảnh hưởng đến việc tư vấn, hướng dẫn, thẩm định, thu thập thông tin từ khách hàng và đánh giá khách hàng. Dẫn đến việc lập hồ sơ vay vốn, quản lý nợ vay và thu hồi nợ còn hạn chế, dễ phát sinh rủi ro và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng.

- Do Ngân hàng chủ quan trong việc đánh giá khách hàng đã có quan hệ tín dụng. Trường hợp này thường rơi vào các khách hàng đã vay tại Chi nhánh nhiều lần và đều thực hiện tốt các nguyên tắc tín dụng, khi khách hàng có nhu cầu xin


45


tăng thêm hạn mức tín dụng hoặc các hồ sơ tái cấp vốn Ngân hàng chủ quan hay đôi khi cả nể trong quan hệ với khách hàng mà bỏ qua vài bước trong quy trình xét duyệt cho vay như: khảo sát lại tài sản thế chấp, đánh giá và phân tích lại nguồn thu nhập của khách hàng.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa hiệu quả và không thường xuyên. Chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng kịp với mức độ phức tạp của nội dung kiểm tra tín dụng. Do đó không kịp thời ngăn chặn được những rủi ro xảy ra trong nghiệp vụ cho vay tại Chi nhánh.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Khách hàng thiếu thiện chí trong việc trả nợ cho Ngân hàng, chấp nhận nợ quá hạn trong một thời gian nhất định, cụ thể là Chi nhánh hay bị quá hạn lãi. Chính nguyên nhân này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chất lượng tín dụng tại Chi nhánh. Khách hàng cố tình lừa dối Ngân hàng, bằng cách lập một bộ hồ sơ vay vốn hoàn hảo nhằm qua mặt các cán bộ tín dụng.

Kết luận chương 3

Trong chương 3 luận văn đã tiến hành giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng như giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm, Tp. Hồ Chí Minh. Qua đó, luận văn tiến hành phân tích các kết quả hoạt động nói chung của Chi nhánh cũng như các hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh giai đoạn 2012-2015. Từ đó có những nhận định về những mặt đạt được cũng như chưa được về hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh để rút ra kinh nghiệm cho kế hoạch phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới của Chi nhánh được hiệu quả hơn.


46


CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK – CHI NHÁNH THỦ THIÊM


Chương 4 này sẽ trình bày chi tiết hơn về quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng để khám phá, điều chỉnh các thang đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đồng thời, tác giả trình bày một số nội dung như thiết kế mẫu, thiết kế bảng câu hỏi, phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này. Hơn nữa, nội dung quan trọng của chương 4 là kết quả nghiên cứu cũng được trình bày chi tiết ở chương này.

4.1. Mô hình nghiên cứu

Trên cơ sở các lý thuyết TPR, TPB và để nghiên cứu quyết định vay tiêu dùng tai VietinBank CN Thủ Thiêm, tác giả kế thừa mô hình nghiên cứu của Vijayakumar M. & Subburaj B (2012). Qua khảo lược các nghiên cứu trước đó tác giả nhận thấy các yếu tố lãi suất, hạn mức vay, thời hạn vay, quy trình thủ tục cho vay, thời gian xử lý hồ sơ, niềm tin vào Ngân hàng, đội ngủ nhân viên ngân hàng, gợi ý từ bạn bè - người thân là những yếu tố được sử dụng ở nhiều nghiên cứu. Vì vậy, mô hình gốc sẽ được thu gọn thành 8 yếu tố (bao gồm: lãi suất, hạn mức vay, thời hạn vay, quy trình thủ tục cho vay, thời gian xử lý hồ sơ, niềm tin vào Ngân hàng, đội ngủ nhân viên ngân hàng, gợi ý từ bạn bè - người thân) dùng để đo lường quyết định vay tiêu dùng của KHCN tại VietinBank Thủ Thiêm. Mô hình được mô phỏng cụ thể như sau:


47


Lãi suất

Hạn mức vay

Thời hạn vay

Quy trình thủ tục vay

Thời gian xử lý hồ sơ

Niềm tin vào Ngân hàng

Đội ngủ nhân viên

Gợi ý từ bạn bè, người thân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thủ Thiêm - 8



Quyết định vay tiêu dùng của KHCN

Hình 4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 4.2.Phương pháp nghiên cứu

Thang đo nháp

Điều chỉnh thang đo

Phỏng vấn thử (n = 30)

4.2.1. Quy trình nghiên cứu


Vấn đề nghiên cứu


Mục tiêu nghiên cứu


Thang đo sơ bộ

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Nghiên cứu định tính (Thảo luận nhóm)



Thang đo hoàn chỉnh

Nghiên cứu chính thức (n=332)


Phân tích hồi quy Logistic


Thảo luận kết quả, ý nghĩa


Kiến nghị


Hình 4.2. Quy trình nghiên cứu


48


4.2.2. Nghiên cứu sơ bộ định tính

Do sự khác nhau về văn hóa và mức độ phát triển kinh tế, cho nên có thể các thang đo đã được thiết lập tại các nước phát triển chưa thật sự phù hợp với thị trường Việt Nam, cho nên tập các thang đo điều chỉnh và bổ sung thông qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Thông qua cơ sở lý thuyết ở chương 2, quyết định vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân tại Ngân hàng VietinBank – CN Thủ Thiêm gồm 8 yếu tố với các biến quan sát của các nghiên cứu trước, đây là nền tảng và cơ sở để thực hiện việc nghiên cứu định tính.

Thang đo của các nghiên cứu trước được dùng làm cơ sở tham khảo cho việc thực hiện nghiên cứu định tính nhằm xây dựng bảng câu hỏi cho các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình của đề tài.

Các biến quan sát từ thang đo chuẩn được dịch sang tiếng Việt và điều chỉnh cho phù hợp với trường hợp hệ thống thông tin đang nghiên cứu là vay tiêu dùng của KHCN.

Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là thang đo Likert 5 mức độ, từ 1 đến 5 cho tất cả các biến độc lập lẫn phụ thuộc. Năm mức độ đó là: 1 là “hoàn toàn không đồng ý”; 2 là “không đồng ý”; 3 là “trung hòa”; 4 là “đồng ý” và 5 là “hoàn toàn đồng ý”.

Nghiên cứu định tính được sử dụng trong nghiên cứu này là kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung. Mục đích của việc thảo luận nhóm tập trung nhằm:

- Xác định các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN và các biến quan sát đo lường yếu tố này.

- Khẳng định các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN và các biến quan sát đo lường các yếu tố này theo mô hình lý thuyết các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN, trên cơ sở đó hiệu chỉnh, bổ sung các yếu tố tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN và phát triển thang đo các yếu tố này.


49


Các thành viên tham gia thảo luận được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 gồm 6 người tiêu dùng đang có ý định vay tiêu dùng; nhóm 2 gồm 5 nhà chuyên môn đến từ Ngân hàng VietinBank.

Phương thức thảo luận là dưới sự điều khiển của tác giả, các thành viên bày tỏ quan điểm của mình theo các nội dung của dàn bài thảo luận do tác giả soạn thảo. Nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước đầu tiên, tác giả thảo luận với người tiêu dùng bằng một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để thu nhập dữ liệu liên quan. Sau đó, dựa vào các thành phần cần đo lường trong mô hình và tham khảo thang đo của các tác giả nước ngoài, tác giả giới thiệu các thành phần tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN trong thang đo sơ bộ và các tiêu chí đánh giá các thành phần này để họ thảo luận. Các đối tượng tham gia đưa ra quan điểm của mình và các thành viên khác đưa ra quan điểm phản biện lại ý kiến của các thành viên trước đó, cho đến khi không còn quan điểm của ai, các thành viên cho biết ý kiến bằng văn bản, tác giả tổng hợp và giữ lại những ý kiến được 2/3 số thành viên đề xuất. Cuối cùng, tác giả xin ý kiến đánh giá của các đối tượng tham gia về các thành phần tác động đến quyết định vay tiêu dùng của KHCN.

Dữ liệu hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho các kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Kết quả này là cơ sở để tác giả phát triển thang đo nháp và bảng câu hỏi sử dụng cho giai đoạn phỏng vấn thử n = 30 người tiêu dùng nhằm làm cơ sở cho việc hoàn chỉnh thành thang đo chính thức sử dụng trong nghiên cứu định lượng.

4.2.3. Nghiên cứu định lượng

4.2.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện tại TP. HCM với phương pháp lấy mẫu thuận tiện, phi xác suất, bảng câu hỏi được gửi trực tiếp đến KHCN.

- Đối tượng khảo sát: là KHCN tại TP. HCM đang có ý định vay tiêu dùng.

- Kích thước và cách chọn mẫu:


50


Kích thước mẫu bao nhiêu được gọi là lớn thì hiện nay chưa được xác định rõ ràng. Hơn nữa kích thước mẫu còn tùy thuộc vào phương pháp ước lượng sử dụng (ví dụ, ML, GLS, Logictis hay ADF). Vì vậy, theo quan điểm tác giả mẫu nghiên cứu càng nhiều thì độ sai lệch càng ít. Nên số mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài này là 332 mẫu. Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những người không trả lời hoặc trả lời không đầy đủ, tác giả lựa chọn số mẫu phát ra là 340 bảng câu hỏi được phát ra.

4.2.3.2 Thiết kế bảng câu hỏi và quá trình thu thập dữ liệu

Các giai đoạn thiết kế bảng câu hỏi

- Bước 1: Trên cơ sở thang đo nháp được phát triển từ kết quả nghiên cứu định tính, đồng thời bổ sung thêm phần thông tin cá nhân người tiêu dùng được phỏng vấn, tác giả thiết kế bảng câu hỏi ban đầu.

- Bước 2: Bảng câu hỏi ban đầu được sử dụng để phỏng vấn thử với 30 KHCN đang có dự định vay tiêu dùng nhằm đánh giá mức độ hoàn chỉnh của các câu hỏi (phát biểu) về mặt hình thức và khả năng cung cấp thông tin của người tiêu dùng, đồng thời điều chỉnh lại một số từ ngữ cho phù hợp và dễ hiểu hơn.

- Bước 3: Sau khi căn cứ vào kết quả phỏng vấn thử, tác giả hiệu chỉnh thành bảng câu hỏi chính thức sử dụng để thu thập thông tin mẫu nghiên cứu.

Phương pháp thu thập dữ liệu

Việc khảo sát được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp KHCN là những cán bộ công nhân viên chức đang làm việc trong một số cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn TP. HCM có ý định vay tiêu dùng bằng bảng câu hỏi chi tiết. Bảng câu hỏi được gửi đến người được khảo sát dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp bằng phiếu khảo sát giấy đã được in sẵn.

Dưới hình thức này, tác giả trực tiếp phỏng vấn và giải thích thắc mắc cho người được khảo sát. Người được khảo sát điền vào phiếu khảo sát giấy đã được in sẵn, sau 30 phút tác giả thu phiếu lại.

4.2.3.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

Trình tự tiến hành phân tích dữ liệu được thực hiện như sau:


51


Bước 1 – Chuẩn bị thông tin: thu nhận bảng trả lời, tiến hành làm sạch thông tin, mã hóa các thông tin cần thiết trong bảng trả lời, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm xử lý thống kê SPSS 20.0.

Bước 2 – Thống kê: tiến hành thống kê mô tả dữ liệu thu thập được.

Bước 3 – Thực hiện phân tích hồi quy logictis và kiểm định các giả thuyết của mô hình với mức ý nghĩa là 5%.

4.2.3.4. Phân tích hồi quy logistic

Để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ tín dụng cá nhân, luận văn sử dụng mô hình hồi quy Binary Logistic dùng để ước lượng ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định của khách hàng.

Mô hình tổng quát của mô hình hồi quy Binary Logistic như sau:


Phương trình tổng quát được viết lại với các biến độc lập X k trong mô 7

Phương trình tổng quát được viết lại với các biến độc lập Xk trong mô hình được thay bằng các nhân tố đã thiết lập từ phân tích nhân tố ở phần trên:

Trong đó Y Quyết định lựa chọn vay tiêu dùng của KHCN Biến phụ thuộc Quyết 8

Trong đó:

+ Y (Quyết định lựa chọn vay tiêu dùng của KHCN): Biến phụ thuộc (Quyết định vay tiêu dùng của KHCN tại VietinBank CN Thủ Thiêm) có giá trị 1 nếu khách hàng lựa chọn sử dụng dịch vụ vay tiêu dùng của KHCN tại VietinBank CN Thủ Thiêm trong thời gian tới và ngược lại có giá trị 0)

+ βi: Hệ số ước lượng

+ Fi: biến độc lập, bao gồm các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến vay tiêu dùng của KHCN tại VietinBank CN Thủ Thiêm. Điều này có nghĩa là các hệ số βi sẽ lớn hơn 0.

*Diễn dịch các hệ số hồi quy của mô hình Binary logistic


52

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/10/2024