Tổng Quan Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về nợ xấu của hệ thống NHTM

2.1.1 Rủi ro tín dụng và các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng


2.1.1.1 Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng


Theo từ điển của Webster's Revised Unabridged (1913): “Niềm tin đã cho đi và nhận lại; niềm mong đợi sự hoàn trả trong tương lai cho tài sản đã chuyển giao hoặc những lời hứa được đưa ra; uy tín thương mại cho phép một chủ thể có được lòng tin của chủ thể khác; các chủ thể có thể bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, cộng đồng hay quốc gia, để mua hàng hóa gọi chung là tín dụng”.

Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010): Tín dụng ngân hàng là việc thỏa thuận để các tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

Tóm lại, có rất nhiều khái niệm về tín dụng ngân hàng nhưng nhìn chung đều thể hiện nội dung: việc cá nhân hoặc tổ chức cam kết sử dụng tiền có hoàn trả gốc và lãi bằng các nghiệp vụ tín dụng: cho vay, chiết khấu, tái chiết khấu, bảo lãnh ngân hàng, bao thanh toán trong nước, bao thanh toán quốc tế và các hình thức cấp tín dụng khác .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đặc trưng cơ bản của tín dụng: sự tín nhiệm; sự hoàn trả và tính thời hạn. Khi một trong hai điểm trên vi phạm sẽ phát sinh rủi ro tín dụng.

Theo Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2005) thì rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có thể phát sinh khi một bên đối tác không thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng đối với một ngân hàng, bao gồm cả việc không thực thiện thanh toán nợ cho dù đấy là nợ gốc hay nợ lãi khi khoản nợ đến hạn.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 3

Theo điều 3.1 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (sau đây gọi tắt là rủi ro) là tổn thất có khả năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân


hàng nước ngoài do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Nói tóm lại, rủi ro tín dụng sẽ phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ cả gốc lẫn lãi của khoản vay hoặc thu về không đúng hạn như cam kết.

2.1.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng


Tăng trưởng tín dụng: nghĩa là tăng quá nhanh, làm cho ngân hàng mất khả năng kiểm soát. Các chỉ tiêu thể hiện: (i) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng / Tốc độ tăng tổng tài sản và (ii) Tốc độ tăng dư nợ tín dụng/ Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Phát triển cơ cấu tín dụng vào các ngành và lĩnh vực rủi ro: cơ cấu tín dụng chú trọng vảo các ngành có rủi ro cao nhưng ngân hàng không chú trọng hoặc xem nhẹ khi cho vay. Và được phân loại theo lĩnh vực ngành nghề, loại hình cho vay, thời hạn, loại tài sản đảm bảo.

Nợ quá hạn: phát sinh khi người vay không trả nợ đúng hạn. Nợ quá hạn phản ánh thông qua chỉ tiêu: (i) Số dư nợ quá hạn/ Tổng dư nợ; (ii) Số khách hàng có nợ quá hạn/ Tổng số khách hàng có dư nợ. Mức rủi ro tín dụng cao nếu các chỉ tiêu này lớn và ngược lại.

Nợ xấu: theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của thống đốc ngân hàng nhà nước thì nợ xấu là nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5.

Dự phòng rủi ro tín dụng: Nhằm bù đắp tổn thất khi khách hàng không trả được các khoản nợ cho ngân hàng.

2.1.2 Nợ xấu của các NHTM



xấu.

2.1.2.1 Các quan điểm về nợ xấu của NHTM và phân loại nợ


Các quan điểm về nợ xấu: có rất nhiều quan điểm khác nhau khi đề cập đến nợ


Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005): “Một khoản cho vay được

coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu


hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Với quan điểm này, nợ xấu được nhận dạng qua hai giác độ: khả năng trả nợvà thời gian trả nợ.

Theo tiêu chuẩn kế toán và ngân hàng quốc tế IAS 39: thường đề cập đến khái niệm này như những khoản cho vay bị tổn thất (loans being impaired) hơn là cụm từ “nợ xấu” (non – performing loans).

Theo quan điểm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV): Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 12/4/2015 của Ngân hàng nhà nước như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn)”.

Về việc phân loại nợ: phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.

Tại Việt Nam được quy đinh tại Thông tư 02/2013/TT-NHNN Điều 10 (phương pháp định lượng) và Điều 11 (phương pháp định tính)

Phương pháp định tính

Nhóm 1: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm về khả năng trả nợ.

Nhóm 3: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là không có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

Nhóm 4: Các khoản nợ được đánh giá là khả năng tổn thất cao

Nhóm 5: Các khoản nợ được đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

Phương pháp định lượng

Nhóm 1: Các khoản nợ trong hạn mà TCTD đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

Nhóm 2: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày. Nhóm 3: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày.


Nhóm 4: Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. Nhóm 5: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

Việc phân loại nợ cho nhiều khoản vay của cùng một khách hàng cũng khác nhau giữa các nước.

2.1.2.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu


Nhóm nguyên nhân khách quan: Môi trường thiên nhiên; Môi trường kinh tế; Môi trường pháp lý; Tín dụng chỉ định của chính phủ; Sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh của khách hàng; Đạo đức khách hàng.

Nhóm nguyên nhân chủ quan: Chính sách tín dụng; Chất lượng cán bộ ngân hàng; Công tác tổ chức kiểm tra, kiểm soát.

2.1.2.3. Các tác động của nợ xấu


Nợ xấu tác động đến hoạt động của các NHTM như sau:


- Giảm lợi nhuận của ngân hàng: Doanh thu thấp hơn dự kiến do không thu được lãi vay thậm chí khả năng không thu hồi đủ gốc dẫn đến lợi nhuận sụt giảm.

- Ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng: làm chậm quay vòng vốn của ngân hàng. Vì các chi phí luôn tồn tại như: chi phí những khoản tiền gửi, chi phí xử lý nợ xấu.

- Giảm uy tín của ngân hàng: Khi ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá mức cho phép, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng từ đó sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của những người gửi tiền hay giao dịch.

Đối với nền kinh tế: Ảnh hưởng đến việc cung cấp vốn cho nền kinh tế. Thêm vào đó, nó sẽ làm cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế.


2.2 Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại

Các nghiên cứu trước khi nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ lệ nợ xấu đưa ra được các yếu tố nội tại bên trong ngân hàng và các yếu tố vĩ mô.

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô

Môi trường kinh tế vĩ mô làm thay đổi khả năng tạo ra giá trị và thu nhập của tổ

chức.

Các yếu tố của môi trường kinh tế vĩ mô: tăng trưởng GDP, sự mở rộng tín dụng,

lãi suất thực, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, cung tiền (M2), tỷ giá hối đoái.

Đề tài này sử dụng các chỉ tiêu: tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất cho vay và giá dầu. Cụ thể như sau:

Tổng sản phẩm quốc nội:

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá thị trường của tất cả hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi một lãnh thổ nhất định trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

Nó phản ánh tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế, trình độ phát triển kinh tế bình quân đầu người, nhằm đánh giá mức độ phát triển và sự thay đổi của một nền kinh tế quốc dân. GDP tăng thể hiện nền kinh tế phát triển, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước tốt, có khả năng thanh toán nợ tốt, từ đó tỷ lệ nợ xấu thấp.

Lạm phát:

Lạm phát là sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Nghĩa là một đơn vị tiền tệ mua được ngày càng ít đơn vị hàng hóa và dịch vụ hơn. Hay việc chi ngày càng nhiều tiền hơn để mua một giỏ hàng hóa và dịch vụ nhất định.

Thước đo lạm phát phổ biến là chỉ số giá tiêu dùng (CPI – Consumer Price Index) đo lường giá cả của các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau.

Lạm phát xảy ra khiến giá cả tăng, gây khó khăn trong việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, từ đó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề về rủi ro tín dụng.

Tỷ lệ thất nghiệp:


Thất nghiệp, trong kinh tế học, là những người trong độ tuổi lao động thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn: (i) hiện không làm việc; (ii) đang tìm kiếm việc làm; (iii) sẵn sàng làm việc. Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao động.

Thất nghiệp ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, gây khó khăn trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dẫn đến tình hình tín dụng cũng gặp khó khăn.

Lãi suất cho vay trung bình: được xem như là lãi suất của nền kinh tế. Sự biến đổi lãi suất phản ánh điều kiện chi phí của người đi vay, là chi phí mà người vay phải trả để được sử dụng đồng tiền không thuộc sở hữu của mình. Khi lãi suất cho vay tăng, khách hàng vay vốn sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ từ đó làm tăng nợ xấu.

Giá dầu: tăng do sự tăng trưởng và nhu cầu về kinh tế nhanh chóng của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Các quan điểm Al-Khazali và cộng sự (2017), Ravazzolo và cộng sự (2015) cho rằng giá dầu thể hiện cầu của nền kinh tế thế giới với vai trò nguyên liệu của giá dầu.

2.2.2 Các yếu tố nội tại của ngân hàng

Các yếu tố nội tại của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến nợ xấu. Ngân hàng có nhiều yếu tố đặc thù, trong đó có một số yếu tố tác động trực tiếp đến nợ xấu: lãi suất cho vay trung bình, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, suất sinh lợi tài sản, tỉ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tăng trưởng tín dụng, qui mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước.

Suất sinh lợi tài sản (ROA) là chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng bằng việc sử dụng tài sản để mang về lợi nhuận.

Qui mô ngân hàng (SIZE) thể hiện năng lực thị trường của ngân hàng đó, được tính bằng tỷ lệ số dư tiền gửi của khách hàng đối với tổng số tiền gửi của khách hàng đối với các NHTM.

Tăng trưởng tín dụng (GrL) là sự thay đổi trong tổng số tiền vay so với kỳ trước, được tính theo tỷ lệ phần trăm.

Tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản (LA) là tỷ lệ phần trăm của tổng dư nợ với tổng tài sản của ngân hàng, là một trong các chỉ tiêu để đánh giá rủi ro tín dụng.

12


Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (OPE): phản ánh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để tạo được 1 đơn vị thu nhập.

Tỷ lệ nợ xấu năm trước (LNPL): là giá trị của tỷ lệ nợ xấu năm trước.

2.2.3 Mối quan hệ giữa các yếu tố tác động tới tỷ lệ nợ xấu

2.2.3.1 Các biến vĩ mô Tăng trưởng GDP:

Tăng trưởng GDP phản ánh tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế tăng trưởng tốt sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh được thuận lợi, từ đó nâng cao khả năng thanh toán các khoản vay của người đi vay.

Tăng trưởng GDP được tổng hợp từ website của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2006-2016.

Tỷ lệ lạm phát

Khi lạm phát tăng, người tiêu dùng giảm nhu cầu chi tiêu khiến hàng hóa tiêu thụ thấp hơn, doanh nghiệp gặp khó khăn do hoạt động kinh doanh bị trì trệ, doanh nghiệp lợi nhuận thấp hơn kỳ vọng thậm chí có thể xảy ra tình trạng lỗ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Điều này khiến cho nợ xấu NHTM tăng lên.

Tỷ lệ lạm phát (dựa trên CPI) được tổng hợp từ trang website của Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2006-2016.

Tỷ lệ thất nghiệp

Nghiên cứu của Makri và cộng sự (2014) sử dụng phương pháp hồi quy với mẫu 14 trong số 17 quốc gia thuộc khu vực đồng Euro, kết quả cho thấy có mối quan hệ rõ ràng giữa tỷ lệ thất nghiệp và nợ xấu, nợ xấu tăng lên do sự tăng trưởng của tỷ lệ thất nghiệp.

Tỷ lệ thất nghiệp được thu thập từ nguồn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2006-

2016.

Lãi suất cho vay trung bình

13


Lãi suất cho vay cao góp phần gia tăng nợ xấu, gây ra gánh nặng thanh toán nghĩa vụ cho khoản vay, ảnh hưởng đến khả năng tài chính của khách hàng (Collins và Wanjau, 2011).

Lãi suất cho vay trung bình lấy số liệu từ nguồn Ngân hàng Thế giới giai đoạn 2006-2016.

Giá dầu

Theo Al-Khazali và cộng sự (2017) thực hiện nghiên cứu dữ liệu từ 2310 NHTM các quốc gia xuất khẩu dầu giai đoạn 2000 – 2014 kết luận: (i) thay đổi về giá dầu tăng (giảm) tác động đáng kể đến việc giảm (tăng) nợ xấu; (ii) cú sốc về giá dầu sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề; (iii) tác động tiêu cực của giá dầu gây bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay, điều này thường rõ ràng hơn đối với các ngân hàng .

2.2.3.2 Các biến nội tại


Biến kiểm soát nhằm mục đích cụ thể hơn những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô đến tỷ lệ nợ xấu các NHTM giúp hiệu quả tốt hơn cho kết quả của mô hình và cụ thể biến kiểm soát trong nghiên cứu này bao gồm:

Tỷ lệ chi phí trên thu nhập

Nhằm phản ánh chi phí mà ngân hàng phải bỏ ra để tạo được 1 đơn vị thu nhập. Khi chi phí cao từ các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng đến lãi suất cho vay. Khi lãi suất cho vay cao khiến các khách hàng gặp khó khăn do áp lực về nghĩa vụ trả nợ cao hơn làm nợ xấu gia tăng. OPE được tính bằng công thức:

OPE(%) = Chi phí hoạt động

Lợi nhuận sau thuế

× 100

Theo Berger và DeYoung (1997) có mối quan hệ tích cực giữa tỷ lệ chi phí trên thu nhập với tình hình nợ xấu ngân hàng.

Suất sinh lợi tài sản (ROA)

Khi ngân hàng hoạt động hiệu quả thì lợi nhuận cao và sẽ không bị áp lực về doanh số mà cho vay các khoản kém chất lượng. Theo Makri và cộng sự (2014), ROA

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022