Thực Trạng Về Nợ Xấu Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

3.1 Tổng quan các NHTM tại Việt Nam

Theo số liệu của NHNN, hệ thống các TCTD tại Việt Nam đến năm 2016 có tổng cộng 126 tổ chức và chia thành các nhóm sau: NHTM có vốn Nhà nước chi phối, NHTM cổ phần, Ngân hàng liên doanh và Ngân hàng nước ngoài, Công ty tài chính và Công ty cho thuê tài chính.

Các tổ chức hiện nay đều có các chiến lược về tăng quy mô như tăng tổng tài sản, vốn tự có và mở rộng mạng lưới nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.

Tổng tài sản hệ thống tài chính năm 2016 tăng 13,5%, tổng vốn chủ sở hữu tăng 6,8% so với cuối năm 2015. Hệ thống tài chính cung ứng nguồn vốn lớn cho nền kinh tế khoảng 1 triệu 230 nghìn tỷ đồng cho nền kinh tế. Trong đó, khu vực ngân hàng 68,1%, thị trường vốn 31,9%. Đến cuối năm 2016, tổng nguồn vốn hệ thống tài chính cung ứng cho nền kinh tế 181,2% GDP (Theo Ủy ban giám sát tài chính quốc gia).

3.2 Thực trạng hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.1 Thực trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2006-2016

Nợ xấu là vấn đề không mới nhưng đối với các nhà quản lý thì nó luôn gây khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hình 3.1 thể hiện nợ xấu luôn nằm xung quanh mức 3 – 4% qua các năm. Do Việt Nam chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Các nước hạn chế nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam. Kết quả là hàng hóa tiêu thụ kém, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh nói chung. Ngoài ra còn bị tác động tiêu cực từ thị trường chứng khoán, lĩnh vực bất động sản đã làm ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, khiến nợ xấu tăng cao.

Việc Chỉ thị 02 về xử lý nợ xấu và tham chiếu thông tin Trung tâm tổ chức tín dụng CIC có hiệu lực khiến nợ xấu phát sinh cao. Theo nội dung của Chỉ thị thì chỉ cần

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.


doanh nghiệp phát sinh một khoản nợ chuyển sang nợ xấu thì các khoản nợ còn lại cũng tự động chuyển thành nợ xấu.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 5

3.00

NPL

2.85

2.70

2.50

2.22

2.23

2.26

2.07

2.00

1.68

1.61

1.68

1.50

1.32

NPL

0.99

1.00

0.50

0.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Nguồn: Thống kê từ báo cáo tài chính của 24 NHTM

Hình 3.1: Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam (%)

Ngoài ra, do năng lực quản lý yếu kém về con người cũng như công nghệ cũng tác động tiêu cực đến chất lượng tín dụng, điều đó đã tạo ra nhiều kẻ hở cho những cán bộ tha hóa thực hiện các hành vi tham nhũng, vụ lợi nhằm đạt mục đích cá nhân lên trên mà lờ đi lợi ích chung của tập thể, tổ chức.

Nợ xấu tăng nhanh giai đoạn 2006 -2012, do tác động khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, ngoài ra còn do chính sách nới lỏng tiền tệ trong 2006 – 2007 chính đều này đã làm gia tăng nhanh chóng các khoản vay về bất động sản và chứng khoán. Chính vì thế nợ xấu tập trung vào đây là rất lớn.

Tuy nhiên năm 2013 – 2016 giảm do nỗ lực thu hồi nợ , trích lập dự phòng của các NHTM cũng như những cơ chế của NHNN đã ban hành được nhiều quyết định, Thông tư để xử lý nợ xấu như: Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015 của


NHNN. Hoạt động mua bán nợ có sự tham gia của của VAMC như Nghị định 53/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 18/5/2013, số 34/2015/NĐ-CP ngày 31/3/2015 và số 18/2016/NĐ-CP của chính phủ, Thông tư 19/2013/TT-NHNN ngày 06/9/2013, Nghị quyết 42/1017/NĐ-QH14 của Quốc hội.

Thấy được tình hình trên, trong những năm qua NHNN đã đưa ra các giải pháp nhằm kiểm soát tình hình nợ xấu như: công tác quản lý, khâu thẩm định, giám sát sau cho vay, xử lý nợ…

Ngày 18/5/2013, Nghị định 53/2013/NĐ-CP thành lập công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). VAMC là tổ chức phi lợi nhuận được hưởng ưu đãi về thuế để hỗ trợ cho hoạt động mua bán nợ. VAMC xử lý nợ bằng nguồn tài chính được cấp tại vốn điều lệ và phát hành trái phiếu đặc biệt để mua nợ. Việc xử lý nợ xấu của Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) có chiều hướng khả quan hơn cụ thể cuối năm 2015, kết quả xử lý nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam đã đạt mức dưới 3% qua việc VAMC mua lại các khoản nợ xấu của các ngân hàng.

Tính đến ngày 31/12/2016, VAMC thu hồi được 50.169 tỷ đồng (chiếm 19,8% số nợ đã mua). Công ty đã thực hiện mua 25.062 khoản nợ bằng trái phiếu đặc biệt, tổng nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua 227.848 tỷ đồng. Hình thức xử lý nợ chủ yếu của VAMC là phát hành trái phiếu mua nợ xấu cho ngân hàng trong vòng 5 năm. Ngoài ra, VAMC còn phối hợp với các TCTD bằng các hình thức như bán nợ, bán tài sản bảo đảm.


3.2.2 Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.2.2.1 Tổng sản phẩm quốc nội


Tăng trưởng GDP là thước đo cho tình trạng nền kinh tế của quốc gia.


Tăng trưởng kinh tế và Nợ xấu

8.00

7.00

6.00

5.00

% 4.00

3.00

2.00

1.00

0.00

6.98

7.13

6.42

6.24

6.70

6.21

5.66

5.98

5.40

5.25

5.42

2.85

2.70

2.22

2.23

2.26

1.68

1.61

2.07

1.68

0.99

1.32

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

GDP

NPL

Nguồn: Thống kê từ WB và báo cáo tài chính 24 NHTM

Hình 3.2: Mối quan hệ NPL và tăng trưởng GDP (%)

Hình 3.2 cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng kinh tế với tỷ lệ nợ xấu các NHTM Việt Nam.

Năm 2014, tăng trưởng GDP có các chuyển biến tích cực, cụ thể như sau: đạt 5,98% trong khi các năm 2013 (5,42%) và năm 2012 (5,25%). Khi nền kinh tế hồi phục thì thu nhập của các doanh nghiệp sẽ tăng lên và và làm tỷ lệ nợ xấu sẽ được thấp xuống.

3.2.2.2 Lạm phát


CPI và Nợ xấu

25.00

23.09

20.00

18.58

15.00

%

9.19

10.00

8.44

7.40

6.60

9.20

5.00

6.72

4.09

0.63

2.66

0.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

CPI

NPL

Nguồn: Thống kê từ WB và báo cáo tài chính của 24 NHTM

Hình 3.3: Mối quan hệ NPL và tỷ lệ lạm phát (%)

Qua hình 3.3 cho thấy, năm 2011 lạm phát lên mức 18,58% do đồng tiền mất giá. Sau đó đến năm 2012, lạm phát được kiểm soát ở dưới mức 10%. Có được kết quả đó, Chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh trong việc giá cả hàng hóa, thuế, lãi suất, lương.

Giai đoạn 2012-2014, lạm phát có dấu hiệu giảm nhưng tỷ lệ nợ xấu vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân do nợ xấu cần khoảng thời gian dài để xử lý.

3.2.2.3 Tỷ lệ thất nghiệp


Thất nghiệp và nợ xấu

6.00

5.00

4.78

4.06

4.00

3.58

3.00

2.79

2.67

2.85

2.70

2.22 2.23

22..0074

2.26

1.88

2.31

2.18

2.00 1.68

1.61

1.78

1.73

1.68

1.32

0.99

1.00

0.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

UNE

NPL

Nguồn: Thống kê từ WB và báo cáo tài chính của 24 NHTM

Hình 3.4: Mối quan hệ NPL và tỷ lệ thất nghiệp (%)

Tỷ lệ thất nghiệp năm 2014 là 2,45%, năm 2013 (2,75%) và năm 2012 (2,74%). Trong đó, khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị: nông thôn là 3,01%, là 1,18%.

Nguyên nhân do nhân lực chất lượng kém, trình độ chuyên môn chưa đảm bảo theo yêu cầu tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, các kỹ năng mềm chưa tốt như làm việc nhóm, khả năng hợp tác, gánh chịu rủi ro,… Thêm vào đó, khả năng hạn chế về ngoại ngữ cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm để tự nâng cao chất lượng làm việc của mình. Do đó, khi chất lượng đội ngũ nhân viên kém sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và có thể xảy ra các trường hợp hoạt động thua lỗ thậm chí ngưng hoạt động hay phá sản thì khi đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp.


3.2.2.4 Lãi suất cho vay trung bình


18.00

AWPRt và NPL

16.95

15.78

16.00


14.00

13.14

12.00

11.18 11.18

13.47 10.37

10.00

%

8.00

10.07

7.12

8.66

6.00

6.96

4.00


2.00


0.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

AWPRt

NPL

Nguồn: Thống kê từ WB và báo cáo tài chính của 24 NHTM

Hình 3.5: Mối quan hệ NPL và lãi suất cho vay trung bình (%)

Chính phủ dùng lãi suất như là công cụ để điều tiết thị trường. Thông qua việc điều hành linh hoạt lãi suất nhằm kiểm soát lạm phát và điều hành ổn định kinh tế vĩ mô.

Năm 2012, Chính phủ thực hiện các biện pháp mạnh để giảm lãi suất cho vay cơ bản xuống. Nhờ vậy lãi suất cho vay thấp hơn nên các doanh nghiệp thuận ít áp lực hơn trong việc thanh toán các nghĩa vụ cho các khoản vay ngân hàng, tạo đà cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt hơn, mang hiệu quả cao hơn có cơ hội tiếp cận nguồn vốn với giá rẻ hơn trong điều kiện kinh tế đang hồi phục.

3.2.2.5 Gía dầu (Oil Price)


Giá dầu và Nợ xấu

120.00

2.85

107.97

109.64

1120.7.603

3.00

100.00

91.45

2.22

921..2830

2.26

2.50

2.07

80.00

1.68

62.31

74.67

1.61

62.16

1.68

2.00

60.00

514.3.027

1.50

0.99

41.58

37.72

40.00 1.00

20.00

0.50

0.00

0.00

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016

Oilprice

NPL

Nguồn: Thống kê từ IMF và báo cáo tài chính 24 NHTM

Hình 3.6: Mối quan hệ NPL và giá dầu

Giá dầu có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu. Theo hình giá dầu tăng cao vào các năm 2008, 2012, 2013. Khi giá dầu tăng sẽ kéo theo giá cả các loại hàng hóa tăng cao hay nói cách khác gánh nặng chi phí tài chính sẽ tăng lên. Từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng đang vay vốn ngân hàng và nguy cơ nợ xấu tăng cao.

3.3 Thực trạng các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2016

Luận văn phân tích thực trạng về các yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2006-2016. Các yếu tố vi mô bao gồm: tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tỷ suất sinh lời tài sản, tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản, dự phòng rủi ro cho các khoản nợ xấu, tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng

3.3.1 Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (Operating expense to Income – OPE)

Sau khi Việt Nam gia nhập vào WTO đã có thời gian, các ngân hàng TMCP Việt Nam thành lập rất nhiều, đẩy số lượng của hệ thống ngân hàng tăng lên đang kể. Tuy nhiên đi kèm theo đó có những bất cập đáng kể về chất lượng chưa được chú trọng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022