14
thể hiện hiệu quả hoạt động ngân hàng đã đưa ra kết luận tồn tại mối quan hệ tiêu cực giữa suất sinh lợi tài sản và nợ xấu của ngân hàng. ROA được tính bằng công thức:
ROA = Lợi nhuận sau thuế của NHTM
Tổng tài sản của NHTM
Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản
× 100
Dash và Kabra (2010) kết luận rằng mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản với nợ xấu là cùng chiều. Nguyên nhân là các ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao có thể dẫn tới các khoản nợ xấu cao. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản được tính bằng:
LA (%) = Tổng cho vay Tổng tài sản của NHTM
× 100
Tăng trưởng tín dụng
Theo Salas và Saurina (2002) mẫu nghiên cứu là các khoản vay có vấn đề của các ngân hàng ở Tây Ban Nha thì tín dụng tăng trưởng nóng là một trong các nguyên nhân làm tăng các khoản nợ xấu. Thông thường trong hoạt động kinh doanh các ngân hàng cạnh tranh gay gắt để giành giật khách hàng, chính điều này đã làm họ lờ đi những khoản vay kém chất lượng, nhiều rủi ro để đạt mục tiêu tăng trưởng nhanh. Công thức tăng trưởng tín dụng:
GrL(%) = Tổng cho vay năm nay − Tổng cho vay năm trước × 100
Tổng cho vay năm trước
Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng tác động tích cực đến nợ xấu ( Misra và Dhal, 2010) và tiêu cực (Salas và Saurina, 2002). Nghiên cứu cho rằng: các ngân hàng lớn đa dạng hóa danh mục cho vay do đó hạn chế được rủi ro tín dụng. Mặt khác nó cũng có tác động tiêu cực, đó là các ngân hàng lớn sẽ dễ chấp nhận rủi ro cao hơn do tin rằng chính phủ sẽ bảo hộ, theo quan điểm quá lớn không thể bị phá sản.
Quy mô ngân hàng = Ln( tài sản ngân hàng)
Tỷ lệ nợ xấu năm trước đó
Theo Marki và cộng sự (2014), việc thu hồi nợ không hiệu quả là nguyên nhân tăng nợ xấu cũng như những khó khăn gặp phải khi xử lý các khoản nợ xấu buộc phải ra. Thêm vào đó, các khoản nợ xấu tồn đọng các năm trước đến hiện tại chưa được giải quyết triệt để thì sẽ làm tăng nợ xấu trong năm hiện tại.
2.3 Lược khảo một số nghiên cứu trước và đề xuất nghiên cứu của luận văn
Hiện tại có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Luận văn này dựa trên cơ sở các nghiên cứu trên thế giới để lựa chọn một số biến đo lường đại diện và kiểm tra lại tác động của các biến này đối với tình trạng nợ xấu của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
Bảng 2.1 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu
Đối tượng nghiên cứu | Mục đích | |
Keeton và Morris (1987): “Why do banks’ loan losses differ?” | Mẫu nghiên cứu: 2470 ngân hàng thương mại tại Mỹ trong giai đoạn 1978 – 1985. | Nghiên cứu cho rằng các ngân hàng có mức vốn hóa cao thì sẽ có sự cải thiện mạnh mẽ về mức độ tự chủ, đồng thời nghiên cứu cũng kết luận rằng điều đó sẽ giúp duy trì mức lạm phát thấp. |
Berger và DeYoung (1997): “Problem Loans and Cost Efficiency in Commercial Banks.” | Nghiên cứu kiểm tra giả thuyết về mối quan hệ giữa chất lượng vay, hiệu quả chi phí và vốn ngân hàng với mẫu là các ngân hàng thương mại Mỹ giai đoạn 1985-1994 | Nghiên cứu cho rằng có mối quan hệ giữa hiệu quả chi phí và chất lượng tín dụng. Nghiên cứu cho thấy việc tăng khoản nợ xấu sẽ làm cho hiệu quả chi phí giảm đi đồng thời sẽ làm tăng thêm chi phí giám sát các khoản nợ xấu này hoặc |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 1
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 2
- Tổng Quan Nghiên Cứu Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Ngân Hàng Thương Mại
- Thực Trạng Về Nợ Xấu Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
- Tỷ Lệ Dư Nợ Tín Dụng Trên Tổng Tài Sản (Loan To Assets – La)
- Bảng Mô Tả Các Biến Được Sử Dụng Trong Nghiên Cứu
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
phải quản lý nhiều hơn danh mục cho vay hiện tại. | ||
Salas và Saurina (2002): “Credit Risk in Two Institutional Regimes: Spanish Commercial and Savings Banks” | Nghiên cứu nợ xấu các ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1985-1997. | Theo đó, nghiên cứu kết luận nợ xấu trong quá khứ cao do khả năng quản lí kém đồng thời nó cũng tác động cùng chiều với nợ xấu hiện tại. |
Jimenez và Saurina (2006): “Credit cycles, credit risk and prudential regulation” | Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và các tổn thất khoản vay | Các ngân hàng dự đoán khi xảy ra suy thoái kinh tế thì doanh nghiệp và các hộ gia đình đều gặp khó khăn trong thanh khoản, từ đó gây ra việc chậm trễ các nghĩa vụ tài chính |
Mirsa và Dhal (2010): Pro- cyclical management of banks’ non performing loans by the Indian public sector banks | Mẫu nghiên cứu: 27 ngân hàng công tại Ấn Độ giai đoạn 1996-2008 | Nghiên cứu cho rằng các yếu tố: về điều khoản tín dụng, quy mô ngân hàng có ảnh hưởng đến nợ xấu. |
Dash và Kabra (2010): “The determinants of non- performing assets in Indian commercial bank: An econometric study” | Mẫu nghiên cứu: 27 ngân hàng khu vực công tại Ấn Độ trong giai đoạn 2001 – 2005 | Nghiên cứu nhằm xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến các khoản nợ xấu của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn 2001 – 2005. |
Collins và Wanjau (2011): “The effects of interest rate spread on the level of non- | Mẫu nghiên cứu: 43 ngân hàng tại Kenya năm 2009 | Nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của sự lan rộng của lãi suất đối với |
các tài sản rủi ro tại các ngân hàng thương mại ở Kenya | ||
Skarica (2013): “Determinants of non- performing loans in Central and Eastern European countries” | Mẫu nghiên cứu: 7 quốc gia trung và Đông Châu Âu trong giai đoạn quý 3/2007 đến quý 3/2012: Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Hungary, Latvia, Romania vả Slovakia | đưa ra kết luận GDP, lạm phát và tỷ lệ thất nghiệp có mối liên quan chặt chẽ với các khoản nợ xấu của ngân hàng |
Makri và cộng sự (2014): “Determinants of Non- Performing Loans: The Case of Eurozone” | Nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của 17 quốc gia khu vực Châu Âu giai đoạn 2000 - 2008 | Nghiên cứu xác định được mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ lệ nợ xấu với tăng trưởng GDP; và cùng chiều với tỷ lệ thất nghiệp. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ nợ xấu năm trước và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. Khi GDP tăng trưởng thì tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng có xu hướng giảm. |
Klein (2013): “Non- performing loans in CESEE: Determinants and | Các khoản nợ xấu ở Trung Đông, Đông Nam Châu Âu giai đoạn 1998-2011. | Nghiên cứu cho rằng nợ xấu do cả yếu tố vĩ mô: tăng trưởng GDP, thất |
nghiệp, tỷ lệ lạm phát và yếu tố nội tại ngân hàng. Nghiên cứu kết luận rằng các nước CESEE nợ xấu cao phải đối mặt với vấn đề tốc độ phục hồi kinh tế tiêu cực hơn. | ||
Ekanayake (2015): “Determinants of non- performing loans in licensed commercial banks: Evidence from Sri Lanka” | Mẫu nghiên cứu: 9 ngân hàng thương mại tại Sri Lanka giai đoạn năm 1999 đến năm 2012 | Nghiên cứu cho thấy rằng nợ xấu do tác động của cả các yếu tố vĩ mô và các yếu tố cụ thể bên trong ngân hàng. Trong các yếu tố vĩ mô thì GDP và lạm phát có tác động tiêu cực (theo nghiên cứu này thì trong tình hình lạm phát cao thì tỷ lệ nợ xấu lại thấp hơn so với các thời điểm khác) và lãi suất cho vay có tác động tích cực với nợ xấu |
Ravazzolo và cộng sự (2015): “A New Monthly Indicator of Global Real Economic Activity” | Mẫu nghiên cứu: 34 quốc gia OECD, thời gian từ tháng 01/1975 đến 2015. | Nghiên cứu đề xuất chỉ số mới, phát triển phương pháp tiếp cận về các đặc tính kinh tế lượng để đánh giá tài sản ngắn hạn, dài hạn và có khả năng dự báo các chỉ số. |
Al-Khazali và cộng sự | Mẫu nghiên cứu: 2310 | Nghiên cứu kết luận: (i) |
NHTM các quốc gia xuất khẩu dầu giai đoạn 2000 – 2014 | thay đổi về giá dầu tăng (giảm) tác động đáng kể đến việc giảm (tăng) nợ xấu; (ii) cú sốc về giá dầu sẽ ảnh hưởng đến các khoản vay có vấn đề; (iii) tác động tiêu cực của giá dầu gây bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay, điều này thường rõ ràng hơn đối với các ngân hàng lớn | |
Nguyễn Thị Hồng Vinh (2015): “Yếu tố tác động đến nợ xấu các ngân hàng thương mại Việt Nam” | Mẫu nghiên cứu: 22 NHTM Việt Nam giai đoạn 2007 - 2014 | Nghiên cứu nhằm mục đích tìm ra mối quan hệ giữa khả năng sinh lời, tăng trưởng kinh tế với nợ xấu. Nghiên cứu đưa ra kết luận các yếu tố đặc thù và vĩ mô đều có tác động quan trọng đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam |
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây
Dựa trên các nghiên cứu đã được thực hiện trong nước và ngoài nước, tác giả tổng hợp thành bảng các yếu tố tác động như sau:
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp các yếu tố tác động
+ | - | ||
Các yếu tố vĩ mô | (i) GDP | Salas và Saurina (2002) Makri và cộng sự (2014) | |
(ii) Tỷ lệ lạm phát | Salas và Saurina (2002) | Ekanayake (2015) | |
(iii) Tỷ lệ thất nghiệp | Salas và Saurina (2002) Makri và cộng sự (2014) | ||
(iv) Lãi suất cho vay trung bình | Collins và Wanjau (2011) | ||
(v) Giá dầu | Al-Khazali và cộng sự (2017) | ||
Các yếu tố nội tại ngân hàng | (vi) Tỷ lệ chi phí trên thu nhập | Berger và DeYoung (1997) | |
(vii) Suất sinh lợi tài sản | Makri và cộng sự (2014) | ||
(viii) Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản; | Dash và Kabra (2010) | ||
(ix) Tăng trưởng tín dụng | Salas và Saurina (2002) | Nguyễn Hồng Vinh (2014) | |
(x) Quy mô ngân hàng | Misra và Dhal (2010) | Salas và Saurina (2002) |
(xi) Tỷ lệ nợ xấu năm trước đó | Makri và cộng sự (2014) |
Nguồn: Tổng hợp từ các nghiên cứu
Chú thích: (+) Tác động cùng chiều
(-) Tác động ngược chiều
Những đóng góp mới của đề tài: Tác giả tham khảo các đề tài về các yếu tố tác động đến nợ xấu trong và ngoài nước. Các đề tài khi phân tích các yếu tố vĩ mô chỉ đề cập các yếu tố vĩ mô tác động chung trong nước, chưa có biến vĩ mô nào của thế giới tác động đến nợ xấu. Trong luận văn này, tác giả đề cập đến biến vĩ mô về giá dầu, đây là biến vĩ mô thế giới có những tác động đến tình hình nợ xấu trong nước. Với tính mới đề tài sẽ góp phần đánh giá tổng quát hơn về nợ xấu.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 trình bày các lý thuyết về nợ xấu, các nguyên nhân cũng như những ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động ngân hàng trong các nghiên cứu trong nước và thế giới. Từ đó, tác giả chọn ra các yếu tố phù hợp với đề tài nghiên cứu của mình từ các báo cáo tài chính của 24 ngân hàng thương mại tại Việt Nam mà tác giả có số liệu để xây dựng mô hình nghiên cứu trong chương 4.