Mô Hình Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Kết Quả Xuất Khẩu



tiếp; tính đồng nhất trong sự tương đồng về đặc điểm giữa các nhân tố về các mối quan hệ, sức mạnh của các quan hệ, tần suất tương tác… và đặc điểm của cấu trúc: kiểu quan hệ, mật độ của các mạng lưới, khoảng cách giữa các thành viên trong mạng lưới, các dạng thức tập trung, những lỗ hổng cấu trúc.

Mạng lưới xã hội được hiểu là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân hay tổ chức. Trong đó, các cá nhân thường được gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông qua những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích, trao đổi tài chính, quan hệ tình dục, mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín. Những điểm nút gắn kết cá nhân với xã hội chính là mối liên hệ xã hội của mỗi cá nhân.Trong đó, mạng lưới xã hội cũng có thể được dùng như nguồn vốn xã hội và giá trị mà cá nhân có được thông qua nó. Fitchter đồng thời nhấn mạnh đến mạng lưới xã hội bao gồm nhiều mối quan hệ đôi. Mỗi người trong mạng lưới có liên hệ với ít nhất hai người khác nhưng không ai có liên hệ với tất cả những thành viên khác (Fichter, J. H; 1957)

Quan điểm khác cho rằng, mạng lưới xã hội là một tập hợp các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội.Các thực thể xã hội này không chỉ là các cá nhân mà còn là các nhóm xã hội, các tổ chức, các thiết chế, các công ty xí nghiệp và cả các quốc gia. Các mối quan hệ giữa các thực thể xã hội cũng có thể mang nhiều nội dung khác nhau từ sự tương trợ, trao đổi thông tin cho đến việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ (Lê Minh Tiến ; 2006).

Như vậy, nền tảng của lý thuyết mạng lưới xã hội (social network theory) là mọi người có xu hướng suy nghĩ và hành động giống nhau vì họ được kết nối. Lý thuyết này xem xét tập hợp các mối quan hệ (cá nhân, nhóm hoặc tổ chức) được xác định, với quan điểm rằng toàn bộ các mối quan hệ đó có thể được sử dụng để diễn giải hành vi xã hội của các bên liên quan Mọi người có được vốn xã hội thông qua vị trí của họ trong cấu trúc xã hội hoặc mạng lưới xã hội.

2.2 LÝ THUYẾT VỀ KẾT QUẢ XUẤT KHẨU


2.2.1 Khái niệm về kết quả xuất khẩu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.


Một doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài cần tiến hành hàng loạt hoạt động: nghiên cứu thị trường, đánh giá năng lực xuất khẩu doanh nghiệp, xác định sản phẩm, nhu cầu, thị hiếu khách hàng ở thị trường mục tiêu, tìm kiếm nguồn vốn tài trợ, tổ chức các hoạt động xuất khẩu, v.v. Sau một thương vụ, hoặc thời gian nhất định điều mà doanh nghiệp đạt được sẽ phản ánh thông qua kết quả kinh doanh xuất khẩu. Vì vậy, có thể nói kết quả kinh doanh xuất khẩu của doanh nghiệp là bức tranh đa chiều về những thành công và thất bại của doanh nghiệp khi xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài.

Kết quả xuất khẩu được xem như kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu (Shoham, 1996; Katsikeas và cộng sự, 2000; Chenvà cộng sự, 2016); như là sự đánh giá mục tiêu của doanh nghiệp (bao gồm cả chiến lược và tài chính), liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường, đều đạt được thông qua thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994); như mức độ mà doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu khi bán sản phẩm ra thị trường quốc tế (Navarro et al., 2010); như kết quả của các hoạt động quốc tế của doanh nghiệp (Jalali, 2012).

2.2.2 Phương pháp đo lường


Các nghiên cứu tổng quan cho thấy kết quả xuất khẩu có thể được tiếp cận theo nhiều cách: (1) Theo góc độ tài chính (Economic/Financial), kết quả xuất khẩu tập trung vào doanh số, lợi nhuận và thị phần (Zou & Stan, 1998; Katsikeas & cộng sự, 2000; Leonidou & cộng sự, 2002; Altıntas& cộng sự, 2007), (2) Góc độ phi tài chính (Nonfinancial/Noneconomic) tập trung vào đo lường sản phẩm, thị trường và một số yếu tố khác, như: Đóng góp của xuất khẩu đối với nền kinh tế, danh tiếng của doanh nghiệp, số lượng giao dịch xuất khẩu, và dự báo về hoạt động xuất khẩu (Zou & Stan, 1998; Katsikeas & cộng sự, 2000; Leonidou & cộng sự, 2002; Altıntas & cộng sự, 2007), và (3) góc độ khái quát (Generic) tập trung vào nhận thức hoặc sự hài lòng của doanh nghiệp về hoạt động xuất khẩu (Katsikeas & cộng sự, 2000; Altıntas & cộng sự, 2007). Phương pháp phổ biến nhất sử dụng để đo lường kết quả xuất khẩu là đo lường tăng trưởng về doanh thu xuất khẩu, hay phần trăm của doanh



thu (khả năng thâm nhập thị trường) từ hoạt động xuất khẩu (Aaby & Slater, 1989; Cavusgil & Zou, 1994; Altintas & cộng sự, 2007). Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không sẵn lòng cung cấp thông tin tài chính từ hoạt động của mình (Altıntas & cộng sự, 2007). Vì vậy, tiếp cận kết quả xuất khẩu dưới góc độ khái quát là cách tốt nhất để thu thập thông tin từ doanh nghiệp, tức xem xét nhận thức hay sự hài lòng của doanh nghiệp về hoạt động xuất khẩu. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện đo lường kết quả xuất khẩu theo cách tiếp cận dưới góc độ khái quát (phù hợp với nghiên cứu của Katsikeas & cộng sự, 2000; Altintas & cộng sự, 2007; Nguyễn Viết Bằng và cộng sự, 2017).

2.2.3 Mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu


Với sự phát triển nhanh chóng của hoạt động kinh doanh quốc tế, xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp (Chen & cộng sự, 2016).Vì vậy, để duy trì được sự cạnh tranh trong thị trường toàn cầu, các doanh nghiệp tại các thị trường mới nổi cần cải thiện được kết quả xuất khẩu của mình (Adu-Gyamfi & Korneliussen, 2013).

Kết quả xuất khẩu được xem như yếu tố quan trọng để xác định sự thành công trong hoạt động của các doanh nghiệp (Nuseir, 2016). Chính vì vậy, việc xác định các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu thu hút sự quan tâm từ các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà làm chính sách và các nhà nghiên cứu hiện nay (Sousa & cộng sự, 2008; Moghaddam & cộng sự, 2012). Đã có rất nhiều nhà khoa học thực hiện tổng quan các nghiên cứu để đưa ra mô hình lý thuyết về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu, như: Madsen (1987), Aaby và Slater (1989), Gemünden (1991), Zou và Stan (1998), Leonidou và cộng sự (2002), Sousa và cộng sự (2008), Moghaddam và cộng sự (2012), Chen và cộng sự (2016). Cụ thể:

Mô hình của tác giả Madsen (1987)

Tác giả Madsen (1987) đã thực hiện tổng quan 17 nghiên cứu về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu được công bố từ năm 1964 đến 1985 thì cho rằng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp chịu tác động trực tiếp bởi 03 yếu tố: (i) yếu tố môi



trường bên ngoài (Environment), (ii) yếu tố tổ chức của doanh nghiệp (Oranization), và yếu tố về chiến lược của doanh nghiệp (Strategy).


Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu của tác giả Madsen 1987 Nguồn Madsen 1987 Mô hình của 1

Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu của tác giả Madsen (1987)


(Nguồn: Madsen, 1987)


Mô hình của Aaby và Slater (1989)

Trên cơ sở tổng quan 55 bài nghiên cứu về kết quả xuất khẩu trong 10 năm từ năm 1978 đến năm 1988, tác giả Aaby và Slater (1989) cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi các yếu tố như: yếu tố môi trường bên ngoài (External Influences) và các yếu tố tác động bên trong (Internal Influences) bao gồm: (i) năng lực của doanh nghiệp (Competencies), (ii) đặc điểm của doanh nghiệp (Firm level characteristics), (iii) định hướng Marketing (Marketing Orientation), (iv) chiến lược của doanh nghiệp (Strategy).


Hình 2 2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Aaby và Slater 1989 Nguồn Aaby và Slater 2


Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu của tác giả Aaby và Slater (1989)


(Nguồn: Aaby và Slater, 1989)


Mô hình của Gemünden (1991)

Tác giả Gemünden (1991) đã thực hiện tổng quan 50 công trình nghiên cứu về kết quả xuất khẩu từ năm 1964 đến năm 1987 thì cho rằng: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp chịu tác động bởi 05 yếu tố: (i) đặc điểm của doanh nghiệp (Characteristics of the Firm), (ii) thị trường nội địa (Home Country), (iii) năng lực quản trị doanh nghiệp (Managers), (iv) các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp (Activities Export), và (v) đặc điểm của thị trường nước ngoài (Market Characteristics).


Hình 2 3Mô hình nghiên cứu của tác giả Gemünden 1991 Nguồn Gemünden 1991 Mô hình 3


Hình 2.3Mô hình nghiên cứu của tác giả Gemünden (1991)


(Nguồn: Gemünden, 1991)


Mô hình của Zou và Stan (1998)

Dựa trên mô hình lý thuyết của tác giả Aaby và Slater (1989), tác giả Zou và Stan (1998) đã thực hiện nghiên cứu 50 bài bào khoa học về kết quả xuất khẩu được công bố từ năm 1987 đến 1997 thì cho rằng kết quả xuất khẩu chịu tác động trực tiếp bởi 08 yếu tố: (i) Chiến lược marketing xuất khẩu (Export Marketing Strategy),

(ii) thái độ và nhận thức của doanh nghiệp về xuất khẩu (Management Attitudes and Perceptions); (iii) đặc điểm quản lý của doanh nghiệp (Management Characteristics); (iv) đặc điểm của doanh nghiệp (Firm‟s Characteristics and Competencies); (v) đặc điểm của ngành công nghiệp xuất khẩu (Industry Characteristics); (vi) đặc điểm thị trường nước ngoài (Foreign Market Characteristics) và (vii) đặc điểm của thị trường trong nước (Domestic Market Characteristics).


Hình 2 4Mô hình nghiên cứu của tác giả Zou và Stan 1998 Nguồn Zou và Stan 1998 Mô 4


Hình 2.4Mô hình nghiên cứu của tác giả Zou và Stan (1998)

(Nguồn: Zou và Stan, 1998)

Mô hình của Katsikeasvà cộng sự (2000)

Tác giả Katsikeas và cộng sự (2000) thực hiện tổng quan 103 bài báo trong thập niên 1990. Kết quả quả cho thấy kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: Các yếu tố quản lý (Managerial Factors), các yếu tố tổ chức (Organizational Factors), các yếu tố môi trường (Environmental Factors), các yếu tố mục tiêu (Targeting Factors) và các yếu tố chiến lược marketing (Marketing Strategy Factors).


Hình 2 5Mô hình nghiên cứu của tác giả Katsikeas và cộng sự 2000 Nguồn Katsikeas 5


Hình 2.5Mô hình nghiên cứu của tác giả Katsikeas và cộng sự (2000)


(Nguồn:Katsikeas và cộng sự, 2000)


Mô hình của Leonidou và cộng sự (2002)

Tác giả Leonidou và cộng sự (2002) thực hiện tổng quan 36 bài báo công bố từ năm 1960 đến năm 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả xuất khẩu chịu tác động bởi: Đặc điểm quản lý (Management Characteristics), yếu tố tổ chức (Organizational Factors), yếu tố về môi trường (Environmental Factors), mục tiêu xuất khẩu (Export Targeting), và chiến lược marketing xuất khẩu (Export Marketing Strategy).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2024