Về Phương Pháp Và Công Cụ Xử Lý Thông Tin (Method/tools):



2002). Chính vì vậy, rất cần một nghiên cứu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách có được bức tranh tổng thể về kết quả xuất khẩu rau quả thông qua: (1) Tổng quan lý thuyết về kết quả xuất khẩu; và (2) Lượng hóa các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả trong giai đoạn hiện nay; và (3) Hàm ý cần thiết để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu cho doanh nghiệp.

1.1.2 Bối cảnh nghiên cứu về lý thuyết

Kết quả xuất khẩu được xem như kết quả của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tại thị trường xuất khẩu (Shoham, 1996; Katsikeas và cộng sự, 2000; Chenvà cộng sự, 2016); như là sự đánh giá mục tiêu của doanh nghiệp (bao gồm cả chiến lược và tài chính), liên quan đến việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường, đều đạt được thông qua thực hiện chiến lược marketing xuất khẩu (Cavusgil & Zou, 1994); như mức độ mà doanh nghiệp hoàn thành các mục tiêu khi bán sản phẩm ra thị trường quốc tế (Navarro và cộng sự, 2010); như kết quả của các hoạt động quốc tế của doanh nghiệp (Jalali, 2012).

Trong hơn 2 thập niên qua đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước về lĩnh vực này (được trình bày cụ thể trong chương 2 của luận án). Khi thực hiện nghiên cứu về kết quả xuất khẩu thì các nhà khoa học tiếp cận theo 02 hướng: (i) góc độ vi mô, góc độ doanh nghiệp bằng phương pháp định lượng thông qua khảo sát doanh nghiệp xuất khẩu sử dụng dữ liêu sơ cấp (Peter và Ramadhani, 1998; Katsikeas và cộng sự, 1995; Craig, 2003; Tuba và Selcuk, 2005; Miltiadis và cộng sự, 2008; Seyed, 2012; Salem, 2014; Trần Thanh Long và cộng sự, 2014; Bùi Thanh Tráng và Lê Tấn Bửu, 2015), hoặc (ii) tiếp cận ở góc độ vĩ mô, góc độ nền kinh tế, bằng phương pháp định lượng sử dụng mô hình trọng lực (Gravity model) thông qua các chỉ tiêu của nền kinh tế sử dụng dữ liệu thứ cấp (Nguyễn Quỳnh Huy, 2018; Trần Nhuận Kiên và Ngô Thị Mỹ, 2015; Drama và cộng sự, 2014; Hatab và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại những quốc gia phát triển có nhiều khác biệt về mức độ phát triển kinh tế và văn hóa so với Việt Nam;thực hiện tại những thời điểm trước có nhiều khác biệt nhất là khi Việt Nam là thành viên chính thức của Hiệp định Đối tác toàn diện



và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership – CPTPP), cộng đồng ASEAN chính thức có hiệu lực; thực hiện trên các sản phẩm công nghiệp, thủy sản, cà phê nên có nhiều khác biệt so với sản phẩm rau quả.

Xuất phát từ vấn đề thực tiễn và lý thuyết nêu trên, nên rất cần một nghiên cứu thực nghiệm để xác định và lượng hóa các yếu tố tác động đến kết quả hoạt động xuất khẩu của các công ty xuất khẩu rau quả tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý nghiên cứu nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất rau quả nói riêng và nông sản của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy, tác giả đã chọn luận án: “Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế chuyên ngành quản trị kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.

1.2 MỤC TIÊU VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1.2.1 Mục tiêu của luận án:

Các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam - 3

Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu tổng quát của luận án là xác định và lượng hóa các yếu tố tác động kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu rau quả của các doanh nghiệp Việt Nam.

Mục tiêu cụ thể:

Để đạt được mục tiêu tổng quát ở trên thì luận án có 03 mục tiêu cụ thể bao gồm:

1. Xác định các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam;

2. Đo lường mối quan hệ giữa kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả;

3. Đề xuất một số gợi ý quản trị nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả.



1.2.2 Các câu hỏi nghiên cứu:

Từ những mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời được những câu hỏi sau:

1. Các yếu tố nào tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả của Việt Nam?

2. Mối quan hệ giữa kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu rau quả như thế nào?

3. Những hàm ý quản trị nào là cơ bản và cần thiết nhằm nâng cao kết quả xuấtkhẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam?

1.3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của luận án là kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam.

Đối tượng khảo sát: trưởng/phó phòng trở lên tại các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả ở Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu của luận án

Nghiên cứu của luận án được thực hiện trong phạm vi sau đây: Góc tiếp cận về mặt lý thuyết:

Kết quả xuất khẩu có thể được tiếp cận theo 03 cách (Katsikeas & cộng sự, 2000; Altıntas & cộng sự, 2007): (1) Theo góc độ tài chính (Economic/Financial),

(2) Góc độ phi tài chính (Nonfinancial/Noneconomic), và (3) góc độ khái quát (Generic). Tuy nhiên, các doanh nghiệp thường không sẵn lòng cung cấp thông tin tài chính từ hoạt động của mình (Altıntas & cộng sự, 2007). Vì vậy, tiếp cận kết quả xuất khẩu dưới góc độ khái quát là cách tốt nhất để thu thập thông tin từ doanh nghiệp, tức xem xét nhận thức hay sự hài lòng của doanh nghiệp về hoạt động xuất khẩu. Trong nghiên cứu này, tác giả thực hiện đo lường kết quả xuất khẩu theo cách tiếp cận dưới góc độ khái quát.

Góc tiếp cận về mặt không gian:

Luận án thực hiện thảo khảo sát các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả tại Tp.HCM và các doanh nghiệp ĐBSCL.



Góc tiếp cận về mặt thời gian:

Luận án thực hiện nghiên cứu định tính trong giai đoạn từ 04/2016 đến 10/2016 để khám phá và điều chỉnh thang đo các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả của Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện trong giai đoạn trong 11/2016 với cỡ mẫu là 100 doanh nghiệp để điều chỉnh thang đo.

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện trong giai đoạn từ 01/2017 đến 04/2017 với cỡ mẫu là 300 doanh nghiệp để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1 Về phương pháp luận (Methodology):

Dựa trên hệ nhận thức thực dụng, phương pháp luận được tác giả sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp hỗn hợp bằng cách kết hợp giữa nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua 02 cuộc thảo luận nhóm tập trung với doanh nghiệp xuất khẩu rau quả để hình thành mô hình và điều chỉnh các biến quan sát.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp các đối tượng khảo sát để thực hiện việc kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

1.4.2 Về phương pháp và công cụ xử lý thông tin (Method/Tools):

(1) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê, World Bank qua các năm 2017, 2016, 2015, 2014, 2013, 2012, 2011,

2010.

(2) Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp:

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua thảo luận nhóm tập trung và điều tra khảo sát. Cụ thể:

Thảo luận nhóm: tác giả thực hiện thảo luận nhóm tập trung các đối tượng khảo sát để xác định lại các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu rau quả của



doanh nghiệp; và điều chỉnh các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu;

Điều tra khảo sát: tác giả thực hiện điều tra khảo sát 02 lần: (i) lần 1: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 100 đáp viên là các đối tượng khảo sát thông qua bảng câu hỏi chi tiết theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện để điều chỉnh và xác định lại cấu trúc thang đo; (ii) lần 2: thực hiện phỏng vấn trực tiếp 300 đáp viên là các đối tượng khảo sát để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu.

(3) Công cụ xử lý thông tin:

Dữ liệu thu thập từ các đáp viên (các bảng câu hỏi) được xem xét và loại đi những bảng không đạt yêu cầu. Sau đó dữ liệu được mã hóa và làm sạch bằng phần mềm SPSS 20.0

(4) Công cụ phân tích và kiểm định mô hình nghiên cứu:

Dữ liệu thu thập từ các đối tượng khảo sát được sử dụng để đánh giá thang đo bằng công cụ phân tích độ tin cậy (Reliability Analysis) thông qua hệ số Cronbach‟s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratary Factor Analysis), phân tích nhân tố khẳng định CFA (Confirmatory Factor Analysis) và mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Structural Equation Modeling) được sử dụng để kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu thông qua phần mềm SPSS 20.0

1.5 ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

Luận án có một số điểm đóng góp về mặt học thuật và thực tiễn như sau:

1.5.1 Đóng góp về học thuật:

Một là, kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng minh được: kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả chịu tác động trực tiếp bởi:(1) Chiến lược marketing xuất khẩu; (2) Đặc điểm ngành rau quả; (3) Đặc điểm và năng lực của công ty; (4) Đặc điểm thị trường nước ngoài; (6) Đặc điểm quản lý; (6) Đặc điểm thị trường trong nước. Như vậy, so với mô hình lý thuyết của Chen và cộng sự (2016) thì kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả Việt Nam còn chịu tác động bởi 01 yếu tố mới mang tính đặc thù của ngành rau quả tại Việt Nam đó là vai trò của Hiệp hội, điều này có nghĩa là khi Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn đề thông tin về thị trường xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những



vướng mắc trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đề xuất các cơ chế chính sách đối với cơ quan chức năng nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các doanh động quảng bá sản phẩm rau quả tại thị trường trong và ngoài nước, và hỗ trợ doanh nghiệp trong các vấn về về tài chính thì sẽ làm gia tăng kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hai là, kết quả nghiên cứu của luận án giúp bổ sung vào hệ thống thang đo kết quả xuất khẩu và các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu rau quả vào hệ thống thang đo lý thuyết.

1.5.2 Đóng góp về thực tiễn:

Một là, kết quả nghiên cứu giúp các nhà quản lý doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, nhà hoạch định chính sách, nhà nghiên cứu có được bức tranh tổng thể về các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả. Trên cơ sở đó có các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

Hai là,luận án là nguồn tài liệu tham khảo cho nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp quan tâm đến lĩnh vực xuất khẩu nói chung, xuất khẩu rau quả nói riêng về cách tiếp cận khái quát.

1.6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Luận án nghiên cứu bao gồm 05 chương được trình bày theo thứ tự như sau: Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày lý do chọn luận án; mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của luận án; phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận án; phương pháp nghiên cứu được sử dụng để thực hiện luận án; điểm mới của luận án; và cuối cùng là phần kết cấu của luận án.

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về kết quả xuất khẩu, bao gồm: các mô hình lý thuyết về kết quả xuất khẩu, tổng quan các công trình nghiên cứu thực nghiệm của các nhà khoa học trong và ngoài nước về kết quả xuất khẩu. Trên cở sở đó, tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của mình.

Chương 3: Thiết kế nghiên cứu



Trong chương này, tác giả trình bày thiết kế nghiên cứu được tác giả sử dụng trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến kết quả xuất khẩu của doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Nội dung của chương này bao gồm: toàn bộ quy trình và tiến độ tác giả thực hiện cho nghiên cứu của mình. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ cũng được tác giả trình bày trong chương này.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Trong chương này, tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu chính thức của luận án bao gồm: kết quả thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, kết quả kiểm định các thang đo nghiên cứu, kết quả kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu đề xuất trong chương 2.

Chương 5: Kết luận và hàm ý nghiên cứu

Trong chương này, tác giả thực hiện thảo luận kết quả nghiên cứu của luận án có được ở chương 4. Đồng thời, dựa trên kết quả nghiên cứu này tác giả đề xuất một số hàm ý nghiên cứu nhằm nâng cao kết quả xuất khẩu của các doanh nghiệp rau quả tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong chương này tác giả cũng trình bày những hạn chế và hướng nghiên cứu cho các luận án tiếp theo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1


Chương 1 đã trình bày tổng quan, tức phác họa một bức tranh tổng thể, về luận án nghiên cứu của tác giả từ bối cảnh nghiên cứu, xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng cho đến đóng góp của luận án.



CHƯƠNG 2


CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU GIỚI THIỆU

Chương này, tác giả trình bày lý thuyết về xuất khẩu. Trước tiên, tác giả tổng kết lý thuyết nền về thương mại quốc tế, bao gồm: Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith; Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo; Lý thuyết Heckscher- Ohlin; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter; Lý thuyết về thể chế mới; Lý thuyết nguồn lực; Lý thuyết tổ chức ngành; Lý thuyết mạng lưới xã hội và thực hiện lược khảo về lý thuyết kết quả xuất khẩu bao gồm 02 nội dung: (i) lược khảo mô hình lý thuyết về kết quả xuất khẩu và (ii) thực hiện tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về kết quả xuất khẩu của các nhà khoa học trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất mô hình và các giả thuyết nghiên cứu của cho trường hợp xuất khẩu rau quả tại thị trường Việt Nam.

2.1 LÝ THUYẾT NỀN VỀ XUẤT KHẨU


2.1.1 Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith


Adam Smith (1723 - 1790) là người đầu tiên đưa ra học thuyết lợi thế tuyệt đối. Lợi thế tuyệt đối là lợi thế đạt được trong trao đổi thương mại quốc tế khi mỗi quốc gia tập trung chuyên môn hoá vào sản xuất và trao đổi những sản phẩm có mức chi phí sản xuất thấp hơn hẳn so với các quốc gia khác và thấp hơn mức chi phí trung bình của quốc tế thì tất cả các quốc gia đều cùng có lợi.

Học thuyết lợi thế tuyệt đối của ông đã giải thích nguồn gốc của hoạt động ngoại thương, giải thích được lợi ích của các quốc gia khi tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế. Nền tảng của học thuyết lợi thế tuyệt đối dựa trên nguyên tắc phân công lao động. Các quốc gia nên chuyên môn hóa và tập trung sản xuất những hàng hóa mà quốc gia mình có lợi thế thông qua đó cho phép quốc gia đó sản xuất sản phẩm với chi phí thấp hơn các quốc gia khác, sau đó tiến hành trao đổi với các quốc gia khác thì cả hai bên đều có lợi. Trong điều kiện đó, đòi hỏi quốc gia phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình. Như vậy, lợi thế tuyệt đối đã

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí