Lý Thuyết Về Lợi Thế Cạnh Tranh Của Michael Porter



mô tả được hướng chuyên môn hóa và trao đổi giữa các quốc gia và giải thích được một phần lý do của thương mại quốc tế đối với một số mặt hàng và giữa các nước đang phát triển với các nước phát triển.

Tuy nhiên, học thuyết tuyệt đối của tác giả Adam Smith không thể lý giải tại sao các quốc gia có cùng lợi thế như nhau lại mua bán với nhau. Chẳng hạn, một quốc gia nếu có sự bất lợi trong việc sản xuất tất cả các loại sản phẩm, hoặc giữa các nước đó có điều kiện tương tự nhau về chi phí sản xuất các loại hàng hóa thì liệu có thương mại quốc tế không? Để giải thích vấn đề này, lý thuyết lợi thế so sánh của David Ricacdo (1772 - 1823) đã ra đời. (Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách); tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội-1996).

2.1.2 Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo


Nếu như lý thuyết về lợi thế tuyệt đối xây dựng trên cơ sở sự khác biệt về vốn và lao động giữa các quốc gia thì lý thuyết lợi thế so sánh lại xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối.

David Ricardo cho rằng mỗi quốc gia sẽ được lợi khi nó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩunhững hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối thấp (hay tương đối có hiệu quả hơn các nước khác); ngược lại, mỗi quốc gia sẽ được lợi nếu nó nhập khẩu những hàng hóa mà mình có thể sản xuất với chi phí tương đối cao (hay tương đối không hiệu quả bằng các nước khác). Nguyên tắc lợi thế so sánh cho rằng một nước có thể thu được lợi từ thương mại bất kể nó tuyệt đối có hiệu quả hơn hay tuyệt đối không hiệu quả bằng các nước khác trong việc sản xuất mọi hàng hóa. Nguyên tắc lợi thế so sánh là khái niệm trọng yếu trong nghiên cứu thương mại quốc tế.

Như vậy, theo David Ricardo, nếu một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm thì quốc gia đó vẫn có thể tham gia vào thương mại quốc tế để tạo ra lợi ích cho quốc gia mình, bằng cách chuyên môn hóa tập trung sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa có lợi thế tương đối và


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 174 trang tài liệu này.


nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất chúng gặp nhiều bất lợi nhất. Như vậy thương mại quốc tế vẫn có thể diễn ra cho mọi quốc gia trên thế giới, cho phép các quốc gia sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của mình đồng thời mang lại lợi ích cho cả đôi bên, cũng như làm cho của cải thế giới tăng lên.

Lý thuyết về lợi thế so sánh cho rằng, nếu một quốc gia biết tập trung vào sản xuất, trao đổi những hàng hóa mà việc sản xuất chúng thể hiện mối tương quan thuận lợi giữa các mức chi phí cá biệt của quốc gia đó so với mức trung bình của thế giới, đồng thời biết lựa chọn và kết hợp hợp lý giữa ưu thế của quốc gia mình với ưu thế của quốc gia khác thì sẽ đạt được hiệu quả tối đa mặc dù nguồn lực có bị hạn chế. Vì một quốc gia mà việc sản xuất các loại hàng hóa và dịch vụ không có hiệu quả bằng các quốc gia khác nhưng trong nhiều trường hợp họ vẫn thu được lợi ích, thậm chí lợi ích cao hơn những quốc gia khác nếu quốc gia đó chuyên môn hóa sản xuất và xuất khẩu những hàng hóa đòi hỏi nguồn lực tương đối rẻ và sẵn có trong nội địa, nhập khẩu những hàng hóa mà việc sản xuất ra chúng cần nhiều yếu tố đắt và khan hiếm trong nước.

Mặc dù lý thuyết lợi thế so sánh vẫn còn gặp một số bế tắc khi giải quyết các vấn đề phức tạp của thương mại quốc tế hiện đại, nhưng lý thuyết này đã đóng vai trò quan trọng trong việc chi phối sự phát triển của thương mại quốc tế, là cơ sở khoa học để mỗi quốc gia lựa chọn và xác định các sản phẩm xuất khẩu phù hợp dựa trên cơ sở phân tích các lợi thế so sánh về nguồn lực sản xuất, từ đó tham gia tích cực vào phân công và hợp tác quốc tế, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và của thế giới. (Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách); tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội-1996

2.1.3 Lý thuyết Heckscher – Ohlin


Mô hình Heckscher-Ohlin, nhiều khi được gọi tắt là Mô hình H-O, là một mô hình toán cân bằng tổng thể trong lý thuyết thương mại quốc tế và phân công lao động quốc tế dùng để dự báo xem quốc gia nào sẽ sản xuất mặt hàng nào trên cơ sở những yếu tố sản xuất sẵn có của quốc gia.



Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt về năng suất lao động. Do vậy, liệu Ghana có hiệu quả hơn Hàn Quốc trong sản xuất cacao phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng các nguồn lực của nước này. Ricardo nhấn mạnh tới năng suất lao động và lập luận rằng những sự khác biệt về năng suất lao động giữa các nước ngụ ý về lợi thế so sánh. Hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào năm 1933) đã đưa ra cách giải thích khác về lợi thế so sánh. Họ chứng tỏ rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác biệt trong độ sẵn có các yếu tố sản xuất.

Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các yếu tố hai tác giả muốn đề cập đến mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn. Các nước có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của nhân tố đó càng rẻ.

Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó.

Như vậy, lý thuyết H-O cố gắng giải thích mô hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O lại lập luận rằng mô hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao động.

Lý thuyết H-O dễ dàng được minh chứng trên thực tế. Ví dụ như đất nước Hoa Kỳ trong một thời gian dài là một đất nước xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng nông sản, và điều này phản ánh một phần về sự dồi dào khác thường của Hoa Kỳ về diện tích đất có thể canh tác. Hay ngược lại, Trung Quốc nổi trội về xuất khẩu những hàng hóa được sản xuất trong những ngành thâm dụng lao động như là dệt may và giày dép. Điều này phản ánh mức độ dồi dào tương đối của Trung Quốc về lao động giá rẻ. Hoa Kỳ, vốn không có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là đất nước



nhập khẩu chủ yếu những mặt hàng này. Lưu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, không phải con số tuyệt đối; một nước có thể có số lượng tuyệt đối các nhân tố đất đai và lao động nhiều hơn hẳn so với nước khác, nhưng lại chỉ có mức độ dồi dào tương đối một trong hai yếu tố đó mà thôi.(Paul R.Krugman-Maurice Obsfeld, kinh tế học quốc tế- lý thuyết và chính sách); tập I (Những vấn đề về thương mại quốc tế); NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội-1996.

2.1.4 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter


Lý thuyết về lợi thế so sánh được áp dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, hiện nay để nghiên cứu quan hệ kinh tế, thương mại giữa các nước, các nhà nghiên cứu thường đề cập đến một số tiêu chí dùng để so sánh trình độ phát triển kinh tế giữa các nước với nhau như môi trường kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực, vai trò của thể chế, hệ thống tài chính, độ mở của nền kinh tế…Tổng hợp các yếu tố trên người ta thường dùng khái niệm lợi thế cạnh tranh hay tính cạnh tranh của quốc gia. Đó là năng lực của nền kinh tế quốc dân để đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao trên cơ sở các chính sách, thể chế và đặc trưng kinh tế khác. Theo M.Porter thì lợi thế cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào các yếu tố như:

(1) Điều kiện hay tình trạng về nhân tố sản xuất thể hiện vị thế quốc gia về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kết cấu hạ tầng, tiềm năng khoa học kỹ thuật…(2) Tình trạng về nhu cầu trong nước phản ánh bản chất của nhu cầu thị trường tại quốc gia đó đối với sản phẩm và dịch vụ một ngành; (3) Chiến lược, cơ cấu công ty và đối thủ cạnh tranh thể hiện cách thức, môi trường mà trong đó công ty được thành lập, tổ chức và quản lý cũng như trạng thái, bản chất của các đối thủ cạnh tranh trong nước; (4) Thực trạng các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan có khả năng cạnh tranh quốc tế; (5) Các yếu tố bất thường như: phát minh khoa học, công nghệ sinh học, đột biến chi phí đầu vào như cú sốc tiền tệ, thị trường tài chính tiền tệ, tăng cầu đột biến, các sự việc bất khả kháng như đảo chính, chiến tranh…và

(6) Vai trò của Chính phủ trong việc tác động lên các nhân tố xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia.(Michael E. Porter, Lợi thế cạnh tranh, NXB Trẻ, 2016).



Tóm lại: Lý thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith(1723 - 1790); Lý thuyết về lợi thế so sánh của David Ricardo (1772 – 1823); Lý thuyết Heckscher – Ohlin; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael Porter (1947- nay), đều đưa ra lợi ích của việc xuất khẩu và các quốc gia tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế với hai lý do cơ bản; mỗi lý do đều liên quan đến cái lợi thu được từ thương mại. Thứ nhất, các nước tiến hành buôn bán với nhau vì họ khác nhau. Cũng như cá nhân con người, các quốc gia có thể được lợi từ những khác biệt giữa họ bằng cách đạt tới một sự dàn xếp theo đó mỗi nước sẽ làm những gì mà xét một cách tương đối nước đó làm tốt hơn. Thứ hai, các nước tiến hành buôn bán với nhau để đạt được lợi thế nhờ quy mô sản xuất. Điều đó có nghĩa là, nếu như mỗi nước đi vào chuyên môn hóa, ở một số loại hàng hóa, nó có thể sản xuất mỗi loại hàng này ở quy mô lớn hơn và do đó có hiệu quả hơn là trong trường hợp nước đó sản xuất mọi thứ. Trong thế giới hiện thực, những mô thức thương mại quốc tế phản ánh sự tác động qua lại của cả hai động cơ trên.Tuy nhiên, bước đi đầu tiên đến chỗ hiểu được nguyên nhân và tác động của thương mại, là cần phải xem xét những mô hình đã được đơn giản hóa trong đó chỉ có một trong những động cơ trên được thể hiện.

2.1.5. Lý thuyết thể chế mới


Thuật ngữ “thể chế” được vay mượn từ chữ “Institution”.Có nhiều cách tiếp cận khác nhau vềthể chế.Theo trường phái kinh tế học thể chế nguyênbản, mà đại diện là Thorstein Veblen (1857 -1929), thể chế là tính quy chuẩn của hành vi hoặccác quy định xác định hành vi trong những tìnhhuống cụ thể, được các thành viên của nhóm xãhội chấp nhận về cơ bản và sự tuân thủ các quytắc đó là do bản thân tự kiểm soát hoặc do quyềnlực bên ngoài khống chế” (Nguyễn Hồng Nga, 2015). Ông cũng chorằng, các thể chế không chỉ đơn thuần ràng buộchành động của cá nhân, mà còn bao gồm các cáchthức tư duy và hành vi nói chung; bản chất của sựthay đổi thể chế có tính kế thừa và theo đường phụthuộc (Path-Dependent), sự phát triển của côngnghệảnh hưởng tới sự thay đổi thể chế, và nhấnmạnh tính “trọng tiền” trong các thể chếở Mỹ thờiđiểm đó (Rutherford, 2001).



Theo trường phái “kinh tế học tân thể chế”, màmột trong những đại diện kiệt xuất là Douglass C.North, thể chế là những ràng buộc do con ngườitạo ra, nhằm định hình các mối quan hệ tương tácvề chính trị, kinh tế và xã hội. Những ràng buộcnày bao gồm các ràng buộc phi chính thức (nhữngđiều cấm đoán theo phong tục tập quán, truyềnthống và quy tắc ứng xử cộng đồng) và các ràngbuộc chính thức (hiến pháp, pháp luật, quyền sởhữu). Các thể chế cung cấp cấu trúc khuyến khíchđối với nền kinh tế; khi cấu trúc này tiến triển, nóđịnh hình hướng thay đổi của nền kinh tếtheochiều tăng trưởng, trì trệ hay suy giảm (North, 1991). Tuynhiên, cần thấy rằng với quan điểm đó không trảlời được câu hỏi: Làm thế nào mà những ràng buộcphi chính thức có được sựảnh hưởng sâu rộng đếnđặc trưng dài hạn của các nền kinh tế?

Lý thuyết thể chế mới (New institutional theory) là một trào lưu kinh tế học hiện đại có đối tượng nghiên cứu là những quy ước xã hội, những quy định pháp lý ảnh hưởng đến hành vi của chủ thể kinh tế và có phương pháp nghiên cứu là mô hình hóa các hành vi kinh tế duy lý của chủ thể kinh tế trong môi trường đầy rủi ro không xác định được.

Kinh tế học thể chế mới tuy cũng nghiên cứu về thể chế nhưkinh tế chính trị thể chế, song phương pháp nghiên cứu lại khác. Các lý luận và mô hình chủ yếu của kinh tế học thể chế mới gồm lý luận chi phí giao dịch, lý luận ủy thác và đại lý, lý luận về quyền sở hữu, lý luận thông tin phi đối xứng, lý luận hành vi chiến lược, lý luận rủi ro đạo đức, lý luận tuyển chọn ngược, chi phí giám sát, động cơ, mặc cả, hợp đồng, tự vệ, chủ nghĩa cơ hội, tính duy lý giới hạn, v.v... Trên cơ sở các mô hình và lý luận này, kinh tế học thể chế mới tập trung phân tích các hệ thống và chế độ kinh tế, quản trị doanh nghiệp, giám sát tài chính, chiến lược doanh nghiệp, v.v..

2.1.6 Lý thuyết nguồn lực

Theo Barney, J. (1991) thì tư tưởng chính của quan điểm nguồn lực RBV (Resource-Based View) là lợi thế cạnh tranh của một doanh nghiệp nằm chủ yếu trong việc doanh nghiệp đó sử dụng hiệu quả một tập hợp các nguồn lực hữu hình và/hoặc vô hình có giá trị. Các doanh nghiệp trên thị trường khác nhau vì sở hữu các nguồn lực khác nhau.Theo RBV, doanh nghiệp được định nghĩa là nơi tập trung, kết



phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với thị trường.Doanh nghiệp sẽ thành công nếu được trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và biết phối kết hợp các nguồn lực một cách hiệu quả hơn so với các đối thủ cạnh tranh.RBV tập trung phân tích các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng như liên kết các nguồn lực bên trong với môi trường bên ngoài. Do vậy, theo RBV, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực và năng lực cốt lõi của doanh nghiệp.

Hình 1: Lợi nhuận và sự khác nhau giữa các doanh nghiệp


Nguồn Barney 1991 Mô hình trên thể hiện và giải thích sự khác biệt giữa các 1

(Nguồn: Barney,1991) Mô hình trên thể hiện và giải thích sự khác biệt giữa các doanh nghiệp.Vì các doanh nghiệp sở hữu những nguồn lực khác nhau và không thể chuyển đổi hoàn toàn, do đó triển khai các chiến lược khác nhau và đạt được vị thế cạnh tranh khác nhau; từ đó dẫn đến hiệu quả kinh doanh giữa các doanh nghiệp cũng là khác nhau. Hiệu quả kinh doanh này được thể hiện thông qua hai loại lợi nhuận có được từ sự khan hiếm của nguồn lực và bán lợi nhuận(Barney,1991).



2.1.7 Lý thuyết tổ chức ngành.

Lý thuyết tổ chức ngành được đưa ra bởi Tirole (1988) là một lĩnh vực trong kinh tế học ứng dụng nghiên cứu hành vi chiến lược của các doanh nghiệp hay nhóm doanh nghiệp sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, nghiên cứu cơ cấu của các thị trường và sự tương tác giữa các xí nghiệp.

Những phân tích lý luận của tổ chức ngành này sử dụng nhiều các công cụ của kinh tế học vi mô, kinh tế lượng, lý thuyết trò chơi.

Lý thuyết tổ chức ngành chia ra thành các mảng sau:

(1) Mảng nghiên cứu về cơ cấu thị trường: cụ thể là nghiên cứu về cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền bán, độc quyền nhóm bán, độc quyền mua, độc quyền nhóm mua.

(2) Mảng nghiên cứu về hậu quả của cạnh tranh: xây dựng giá phân biệt, khác biệt hóa sản phẩm, hàng lâu bền, thị trường thứ cấp, xung đột, mua lại và sáp nhập, thông tin, xâm nhập và rút lui.

2.1.8 Lý thuyết mạng lưới xã hội (social network theory)

John A. Barnes (1954), nhà xã hội học thuộc trường phái Manchester lần đầu tiên sử dụng phân tích bằng thuyết mạng lưới xã hội công bố trên tạp chí quan hệ con người (Human relations). G.Simmel (1955) thì tập trung khắc hoạ hình thức mạng tương tác xã hội, Jacos Moreno (1934) thì phát triển kĩ thuật trắc nghiệm xã hội nhằm xây dựng các đồ thức xã hội để tiến hành nghiên cứu định lượng về các kiểu mạng lưới xã hội và vai trò giữa các chủ thể trong sự thống nhất và hội nhập xã hội.

Những tư tưởng tiên phong tiếp tục xuất hiện trong triết học xã hội của Georg Simmel đầu thế kỷ XX, tư tưởng tâm lý xã hội của Moreno đầu những năm 1930, nhân học cấu trúc chức năng của Radcliffe Brown (1940). Nghiên cứu mạng lưới hoàn chỉnh dựa vào lý thuyết về biểu đồ hay ma trận để phân tích các dữ liệu về mối quan hệ nhằm làm rõ các đặc tính cấu trúc mạng lưới. Đặc điểm thì về mặt cấu trúc của một mạng lưới xã hội dựa trên các yếu tố: đặc điểm của mối quan hệ (loại tương tác) định hướng, không định hướng; đối xứng, phi đối xứng; trực tiếp, gián

Xem tất cả 174 trang.

Ngày đăng: 31/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí