Chọn Phương Pháp Nghiên Cứu Và Lý Do Chọn Phương Pháp Nghiên Cứu

các hành vi thực tế hoặc có thể quan sát các dấu hiệu của hành vi. Đôi khi chỉ có thể quan sát gián tiếp dấu hiệ phản ảnh hành vi.

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp đo lường kích thước, độ lớn, sự phân bố, kết hợp của các biến số. Các câu hỏi liên quan đến phương pháp nghiên cứu định lượng là: Bao nhiêu?

Các kỹ thuật thu thập số liệu: Đo lường, số liệu có sẵn, dùng bảng câu hỏi.

Phương pháp tiếp cận kiểm tra các lý thuyết – các nhân tố và mối quan hệ được cho là đã biết.

3.1.3 Phương pháp nghiên cứu kết hợp

Là phương pháp nghiên cứu kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Trong luận văn này, tác giả chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp nhằm có được một kết quả nghiên cứu đánh giá chính xác, khách quan về các yếu tố bên trong (nghiên cứu định tính) và các yếu tố bên ngoài (nghiên cứu định lượng) dẫn đến sự thành công của hình thức TMĐT B2C tại Việt Nam.

3.2 CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ LÝ DO CHỌN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này tìm cách để kiểm tra các mối quan hệ phức tạp trong hoạt động kinh doanh TMĐT, không chỉ là vấn đề kỹ thuật mà còn có các yếu tố ảnh hưởng tác động như đến như: Môi trường bên ngoài, yếu tố khách hàng. Chính vì vậy nghiên cứu tình huống (Case Study) là cách tiếp cận nghiên cứu được lựa chọn và tất cả nghiên cứu dưới đây sẽ giải thích lý do vì sao chọn nghiên cứu tình huống là phương thức tiếp cận phù hợp nhất cho nghiên cứu này.

Nghiên cứu tình huống (Case study) là một cách tiếp cận tốt trong việc nghiên cứu xem xét mối quan hệ tương tác phức tạp giữa con người và tổ chức, khoa học xã hội thường đối mặt với những quy trình và những người khác nhau mà luôn luôn thay đổi không ngừng, khó kiểm soát (Bonoma, 1985; trích trong Xuan, 2007), chính vì vậy, nghiên cứu tình huống là cách tiếp cận phù hợp nhất trong bối cảnh nghiên cứu này.

Đặc biệt, nghiên cứu tình huống thường được sử dụng để trả lời các câu hỏi “Làm thế

nào?” và “Tại sao?” trong môi trường biến động đầy phức tạp (Yin, 2009), nghiên cứu này nhằm để tìm hiểu và xây dựng một mô hình mới của TMĐT thành công thông qua việc trả lời câu hỏi nghiên cứu chính vì vậy nghiên cứu tình huống (Case study) là phương pháp được đề xuất lựa chọn.

Dube và Pare (2003; trích trong Xuan, 2007) đã đưa ra lý do giải thích nghiên cứu tình huống trong việc nghiên cứu hệ thống thông tin của doanh nghiệp:

- Các vấn đề nghiên cứu liên quan đến tổ chức hệ thống thông tin chứ không chỉ là vấn đề kỹ thuật thuần túy, chính vì vậy nghiên cứu tình huống là phù hợp.

- Nghiên cứu tình huống cho phép điều tra sâu và mở đường cho những ý tưởng mới và những ý kiến mới, đồng thời xác định cơ hội, thách thức và các vấn đề phải đối mặt của các chuyên gia và nhà quản lý CNTT.

- Nghiên cứu tình huống phù hợp nghiên cứu sự tương tác phức tạp trong các tổ chức giữa con người và công nghệ.

- Nghiên cứu tình huống có thể được sử dụng để thăm dò, giải thích và để thử nghiệm giả thuyết.

Nghiên cứu tình huống (Case study) cũng chính là một cuộc điều tra thực nghiệm điều tra một hiện tượng hiện đại trong bối cảnh thực tế, đặc biệt là khi ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh không rõ ràng (Yin, 2009), TMĐT là một lĩnh vực nghiên cứu mới phải đối mặt với những thách thức nhưng nó thiếu một mô hình hướng dẫn và một ranh giới.

Những lý thuyết trên có thể thấy rằng nghiên cứu tình huống (case study) là cách tiếp cận phù hợp nhất để thực hiện của nghiên cứu này.

3.3 CHỌN TÌNH HUỐNG VÀ SỐ LƯỢNG CHỌN TÌNH HUỐNG NGHIÊN CỨU

3.3.1 Chọn số lượng tình huống nghiên cứu


Nghiên cứu tình huống (Case study) được đưa ra bởi Yin (2009) gồm có hai trường hợp nghiên cứu: Nghiên cứu một tình huống và nghiên cứu nhiều tình huống

cùng lúc. Yin (2009) chỉ ra rằng việc thiết kế nghiên cứu tạo ra “bằng chứng từ nhiều tình huống nghiên cứu thường được xem là hấp dẫn hơn và làm cho các nghiên cứu có cái nhìn tổng thể thiết thực hơn”. Do đó trong nghiên cứu này sẽ chọn trường hợp nghiên cứu nhiều tình huống với mục đích điều tra và tìm hiểu chi tiết hơn về các yếu tố tác động đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C ở TP.HCM. Mặc dù chọn trường hợp nghiên cứu nhiều tình huống, nhưng đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu bốn doanh nghiệp TMĐT B2C lớn để tiến hành thực hiện nghiên cứu.

Mặt khác tham khảo đề tài nghiên cứu trước đây cho Luận văn Tiến sĩ của Weibing Xuan ở tại Trường Đại Học Southern Cross, Australia viết về đề tài Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của ngành công nghiệp bán lẻ trực tuyến Trung Quốc năm 2007 cũng chỉ nghiên cứu trường hợp một tình huống duy nhất, nhưng để có được những bằng chứng cụ thể về các yếu tố quyết định đến sự thành công của mô hình TMĐT B2C nên đề tài này cũng chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu tình huống bốn doanh nghiệp ở TP.HCM.

3.3.2 Chọn tình huống nghiên cứu

Chọn trường hợp nghiên cứu cho nghiên cứu này phải phù hợp các yếu tố sau:


- Những doanh nghiệp có website đã tham gia hoạt động TMĐT B2C cung cấp sản phẩm trực tiếp từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.

- Đầy đủ tính năng website phục vụ từ hoạt động mua hàng đến thanh toán.


- Website B2C có thứ hạng và lượng truy cập cao ở Việt Nam theo thứ hạng đánh giá Alexa.com.

- Doanh nghiệp có website lớn đứng đầu ngành bán lẻ trực tuyến và chỉ bán hàng trực tuyến.

Bốn website TMĐT B2C được chọn nghiên cứu thỏa mãn các điều kiện trên tại Việt Nam gồm: Hotdeal.vn, Scj.vn, Lazada.vn và Vinabook.com.

Website Hotdeal.vn là một trong những website bán hàng theo nhóm online (Groupon) lớn ở Việt Nam hiện nay, được phát triển và quản lý bởi công ty TNHH HOTDEAL, thành lập vào năm 2010.

Theo VECITA (2014), Hotdeal.vn là website dẫn đầu thị trường về doanh thu của các website khuyến mại trực tuyến, chiếm 60% thị phần trên tổng số 960 tỷ đồng.

Hiện tại Hotdeal.vn đang phục vụ hơn 3,1 triệu lượt khách hàng mỗi tháng và lượng thành viên lên tới 2,5 triệu người. Phân khúc khách hàng chủ yếu đến từ giới trẻ tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh (Thế giới Doanh nhân, 2015).

Mới đây, Công ty Transcosmos (Công ty Dịch vụ thuê ngoài cho doanh nghiệp, Tiếp thị số, Trung tâm chăm sóc khách hàng và Thương mại điện tử One-Stop tại 18 nước trên thế giới) có trụ sở chính tại Tokyo vừa hoàn thành thương vụ mua lại 30% cổ phần từ HOTDEAL (Cafef, 2015).

Việc liên kết với Transcosmos sẽ tạo nên bước đột phá trong vấn đề cải thiện chất lượng dịch vụ cũng như thúc đẩy những kế hoạch mở rộng kinh doanh của Hotdeal, không chỉ Việt Nam mà còn sang các thị trường đang phát triển mạnh tại Đông Nam Á (Cafef, 2015).

Website Lazada.vn trực thuộc Công ty TNHH RECESS được thành lập vào tháng 3/2012, LAZADA Việt Nam là thành viên của Lazada Group, trung tâm mua sắm trực tuyến số một Đông Nam Á, hiện đã có mặt tại Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.

Tại Việt Nam, LAZADA đã gặt hái được nhiều thành công vượt trội. Điển hình năm 2014, Lazada.vn tăng trưởng hơn 5 lần so với năm 2013, số sản phẩm bán ra tăng

300.000 món hàng. Bên cạnh đó, việc đầu tư và phát triển nền tảng kinh doanh (marketplace) đã giúp Lazada.vn đạt được con số trên 1500 nhà bán hàng tính tới cuối năm 2014 (Thông Tin Công Nghệ, 2015).

Chỉ sau ba năm đi vào hoạt động, Lazada Group đã đạt cột mốc 1 tỉ USD tổng giá trị giao dịch năm tính đến tháng 3/2015 vừa qua (Thông Tin Công Nghệ, 2015).

Chỉ tính 7 tháng đầu năm 2015, website Lazada.vn đã đạt được con số 110 triệu lượt truy cập, kết quả này cũng cho thấy hiện LAZADA đang là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực TMĐT tại thị trường Việt Nam (Kinh tế và Đô Thị Online, 2015).

Lazada.vn là website được công ty nghiên cứu thị trường ComScore khảo sát (2013) là một trong 5 website TMĐT B2C lớn nhất tại Việt Nam khi nghiên cứu về các website TMĐT B2C tại Đông Nam Á, là công ty chỉ bán hàng trực tuyến trực tiếp giao hàng đến người tiêu dùng.

Lazada.vn là một trong 3 sàn giao dịch TMĐT dẫn đầu về doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ TMĐT (chiếm 26%). Sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam, Lazada.vn đã chính thức chiếm ngôi vương trên thị trường thương mại điện tử với 36% thị phần (Theo VECITA, 2014).

Website Scj.vn là hệ thống mua sắm tại gia đích thực đầu tiên tại Việt Nam – SCJ TV Shopping được quản lý bởi công ty TNHH SCJ TV SHOPPING, thành lập vào năm 2011. Đây là liên doanh giữa Công ty CJO Shopping (Hàn Quốc) và Công ty TNHH Truyền hình Cáp Saigontourist (Việt Nam) để cho ra đời kênh mua sắm SCJ Life On.

Theo chia sẻ của SCJ TV Shopping, công ty có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng khoảng 20%/năm (VietPress, 2012).

Trung bình một tháng SCJ TV Shopping nhận được khoảng 40.000 đơn đặt hàng trực tuyến, tốc độ tăng trưởng doanh thu mỗi tháng khoảng 10-15% (Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 2013).

Với kinh nghiệm 15 năm có mặt tại thị trường home shopping Hàn Quốc, đại diện CJO Shopping hoàn toàn tin tưởng sẽ thành công tại Việt Nam. Đặc biệt, Việt Nam hiện có hơn 60% dân số ở độ tuổi 35, rất nhạy bén với các kênh mua sắm hiện đại (VietPress, 2012).

Nhiều chuyên gia về TMĐT cho rằng, TV Shopping có triển vọng phát triển rất tốt trong thời gian tới tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%/năm.

Những con số này sẽ được coi như điểm sáng để những nhà kinh doanh dịch vụ bán hàng trên truyền hình hướng tới (Tin Kinh Tế, 2011).

Website Vinabook.com là Nhà sách trên mạng được thành lập vào 12/2004, Vinabook.com thuộc công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch vụ MEKONG COM (Mekong COM JSC) là một trong số ít công ty TMĐT đầu tiên tại Việt Nam.

Từ khi thành lập đến nay, Vinabook.com luôn là Nhà sách trên mạng hàng đầu tại Việt Nam và được ghi nhận từ nhiều cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

- Năm 2007, Vinabook.com được quỹ đầu tư IDG Việt Nam đầu tư và trở thành Nhà sách trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam nhận được đầu tư từ quỹ đầu tư mạo hiểm IDG.

- Năm 2008 đến 2013, Vinabook.com liên tục được nhận giải thưởng website TMĐT tiêu biểu của năm (ECAWARD).

- Năm 2013, Mekong COM được trao giải thưởng Top 100 Công ty Công nghệ Đột Phá của Châu Á, do tạp chí Toàn cầu Red Herring trao tặng.

- Năm 2014, Vinabook.com được trao tặng Website TMĐT tiêu biểu của năm 2014.


Với hơn 50,000 tựa sách và đều cập nhật mới mỗi ngày, Vinabook.com là nhà sách trên mạng có số lượng đầu sách lớn nhất hiện nay.

Phương pháp thu thập dữ liệu


Như đã trình bày ở trên, nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp định tính và định lượng, nên việc thu thập dữ liệu cũng được tiến hành theo hai phần: thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính và thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng.

Phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu định tính thực tế được thực hiện qua các nguồn chính bằng các cuộc phỏng vấn sâu bốn doanh nghiệp trên. Các cuộc phỏng vấn chuyên sâu xung quanh các yếu tố, nhóm yếu tố của mô hình đã đề xuất như Bảng 2.1 (Chương 2) đối với các yếu tố sau với mục đích nhằm phân tích 51 yếu tố của mô hình nghiên cứu trong đó gồm các nhóm yếu tố sau:

- Hệ thống thông tin TMĐT


- Các yếu tố tổ chức


- Các yếu tố về quản lý


- Các yếu tố nguồn nhân lực chuyên môn TMĐT


- Các yếu tố cơ sở hạ tầng


- Chiến lược TMĐT


- Các yếu tố văn hóa


- Các yếu tố bên ngoài


- Các yếu tố về người tiêu dùng Việt Nam


Để có được đầy đủ thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu, 16 cuộc phỏng vấn tay đôi với 36 Đáp viên của bốn công ty đã được tiến hành bao gồm: website Hotdeal.vn thuộc công ty TNHH HOTDEAL (2 cán bộ quản lý, 3 nhân viên, 1 nhân viên IT và 3 khách hàng thường xuyên sử dụng website Hotdeal.vn), website Lazada.vn thuộc công ty TNHH RECESS (2 cán bộ quản lý, 3 nhân viên, 1 nhân viên IT và 3 khách hàng thường xuyên sử dụng website Lazada.vn), website Scj.vn thuộc công ty TNHH SCJ TV SHOPPING (2 cán bộ quản lý, 3 nhân viên, 1 nhân viên IT và 3 khách hàng thường xuyên sử dụng website Scj.vn), website Vinabook.com thuộc công ty Cổ phần Thương Mại và Dịch vụ MEKONG COM (2 cán bộ quản lý, 3 nhân viên, 1 nhân viên IT và 3 khách hàng thường xuyên sử dụng website Vinabook.com).


Bảng 3.1: Bảng tổng hợp nguồn thu thập dữ liệu từ phỏng vấn


Yếu tố

Nguồn thu thập dữ liệu

Đối tượng phỏng vấn


Các yếu tố tổ chức


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty


Các yếu tố về quản lý


Phỏng vấn sâu


Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty

Chiến lược TMĐT

Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty


Các yếu tố bên ngoài


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Khách hàng của công ty

Các yếu tố nguồn nhân lực chuyên ngành TMĐT


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Khách hàng của công ty


Các yếu tố hạ tầng - logistic


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Khách hàng của công ty


Yếu tố văn hóa


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Khách hàng của công ty


Hệ thống thông tin TMĐT


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Chuyên viên IT của công ty, Khách hàng của công ty


Yếu tố người tiêu dùng


Phỏng vấn sâu

Cán bộ quản lý của công ty, Nhân viên của công ty, Khách hàng của công ty

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Các yếu tố quyết định sự thành công của phương thức Thương mại điện tử B2C tại Việt Nam - 6


Để thuận tiện cho việc trình bày được rõ ràng và ngắn gọn, lần lượt vị trí của các đối tượng phỏng vấn được mã hóa theo bảng 3.2:

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 25/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí