Thực Trạng Pháp Luật Việt Nam Về Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân Kinh Doanh Đối Với Người Tiêu Dùng Trong Thương Mại Điện Tử

hội quan trọng cho NTD để cải thiện quyết định của họ nếu họ thay đổi quyết định hoặc xác định được một ưu đãi tốt hơn nữa42

NTD do yếu thế về thông tin, đặc biệt trong giao dịch điện tử, NTD không có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, hoàn toàn dựa trên sự tin tưởng về những thông tin mà tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp. Chính vì lý do này mà nhiều khi sản phẩm NTD nhận được khác xa so với những thông tin quảng cáo từ phía tổ chức, cá nhân kinh doanh. Để bảo vệ lợi ích hợp pháp của NTD trong trường hợp này, Nghị định 99/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVQLNTD đã quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD tại Điều 17: “Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trong trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp không đúng, không đầy đủ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì trong thời hạn mười (10) ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng NTD có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng đã giao kết và thông báo cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. NTD không phải trả bất kỳ chi phí nào liên quan đến việc chấm dứt đó và chỉ phải trả chi phí đối với phần hàng hóa, dịch vụ đã sử dụng”. Vậy khi tổ chức, cá nhân kinh doanh không cung cấp hoặc cung cấp không đúng các thông tin được quy định tại khoản 1 Điều 17 như các thông tin về chất lượng, tính năng, công dụng, giá cả của sản phẩm v.v… thì NTD được quyền chấm dứt hợp đồng mà không chịu bất kỳ hậu quả pháp lý nào. Tuy nhiên, thời hạn được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng là 10 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng sẽ gây khó khăn cho NTD vì thời điểm giao kết hợp đồng theo Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 là thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết, và cụ thể nếu NTD đặt mua hàng trực tuyến trên website điện tử thì thời điểm giao kết hợp


42 European Commission (2011), Commission Staff Working Paper: Consumer Empowerment in the EU, (Brussels), tr.469.

đồng là thời điểm NTD nhận được trả lời của thương nhân chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng43, giả sử NTD được nhận hàng sau 15 ngày kể từ thời điểm giao kết hợp đồng và lúc đó mới phát hiện ra hàng hóa không đúng như thông tin của thương nhân cung cấp thì cũng không thể vận dụng được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng nữa. Bên cạnh đó, để thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định trên, NTD cũng sẽ phải chứng minh những thông tin mà thương nhân cung cấp là không đúng hoặc không đủ như yêu cầu tại khoản 1 Điều 17 (các thông tin về tổ chức, cá nhân kinh doanh; phương thức giao hàng; chất lượng hàng hóa, dịch vụ; …). Điều này gây khó khăn cho NTD, vì nhiều khi những thông tin này được cung cấp thông qua website, ở nhiều mục khác nhau và có thể thường xuyên thay đổi, nếu NTD không lưu trữ lại những thông tin này khi giao kết hợp đồng để có thể làm bằng chứng chứng minh cho yêu cầu đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình là hợp pháp thì sẽ khó thực hiện được quyền này trên thực tế.

Pháp luật EU quy định thời hạn để NTD đơn phương chấm dứt hợp đồng điện tử là 14 ngày kể từ khi nhận được hàng hóa mà không cần đưa ra lý do cho việc đơn phương chấm dứt hợp đồng44. Bộ luật dân sự Đức quy định thời hạn này là 2 tuần kể từ khi NTD nhận được hàng hóa45. Quy định thời hạn cho quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD kể từ ngày nhận hàng hóa sẽ đảm bảo cho NTD đủ thời gian để thực sự nhận biết đúng đắn về hàng hóa, dịch vụ mà mình đã mua liệu có giống với thông tin thương nhân cung cấp, theo đó NTD có thể quyết định có thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng hay không mà không cần phải có lý do. Việc quy định như trên giúp NTD trong giao dịch điện tử được bảo vệ một cách cụ thể và triệt để nhất. Điểm khác biệt lớn nhất của quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của NTD theo pháp luật


43 Điều 21 Nghị định 52/2013/NĐ-CP

44 Xem: Điều 9 Chỉ thị 2011/83/EU về quyền của NTD.

45 Xem: Điều 312d Bộ luật dân sự Đức

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Việt Nam và pháp luật Châu Âu chính là đòi hỏi cần phải có lí do cho sự huỷ bỏ hợp đồng. Việc đòi hỏi NTD phải có lí do cho sự trả lại hàng hoá, dịch vụ theo pháp luật Việt Nam gây khó khăn cho NTD nhưng đồng thời cũng sẽ hạn chế tình trạng NTD lợi dụng quyền này để trả lại sản phẩm vô căn cứ, gây thiệt hại cho thương nhân. Tuy nhiên trên quan điểm bảo vệ quyền lợi NTD, tăng cường niềm tin của NTD vào TMĐT, và trên thực tế tình trạng NTD bị lừa dối trên TMĐT thì pháp luật bảo vệ NTD cần xem xét lại quy định này để bảo đảm quyền NTD cũng như thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

2.2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử ở Việt Nam - 14

Đây là một nội dung quan trọng và đặc thù trong pháp luật bảo vệ NTD trên thế giới và tại Việt Nam. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD được quy định tại mục II Luật BVQLNTD năm 2010 gồm:

- Trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho NTD;

- Trách nhiệm cung cấp bằng chứng giao dịch;

- Trách nhiệm trong việc thực hiện hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung;

- Trách nhiệm bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện;

- Trách nhiệm thu hồi hàng hóa có khuyết tật;

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hàng hóa có khuyết tật gây ra.

Những trách nhiệm này áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành giao dịch với NTD nói chung và trong giao dịch điện tử nói riêng. Đây là những nghĩa vụ mà tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện và nếu vi phạm sẽ phải chịu những biện pháp chế tài khác nhau. Ngoài ra, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh khi tiến hành giao dịch điện tử với NTD còn được quy định tại các văn bản pháp luật khác như Luật Công nghệ thông tin 2006, Nghị định TMĐT. Tuy nhiên, người viết không đi sâu vào phân tích tất cả các trách nhiệm mà chỉ tập trung vào các trách nhiệm đặc thù của tổ chức,

cá nhân kinh doanh trong giao dịch điện tử, cụ thể là các trách nhiệm về cung cấp thông tin, bảo vệ thông tin, cung cấp bằng chứng giao dịch, bảo đảm chất lượng của vật mua bán và trách nhiệm đối với các điều khoản hợp đồng không công bằng.

2.2.1. Trách nhiệm bảo vệ thông tin của người tiêu dùng

Khi tiến hành giao dịch điện tử với tổ chức, cá nhân kinh doanh, do đặc thù của phương thức giao dịch này là các bên trong giao dịch không tiếp xúc trực tiếp với nhau nên NTD thường phải cung cấp các thông tin cá nhân để có thể tiến hành giao dịch mua bán, thanh toán và nhận hàng. Những thông tin mà NTD cung cấp có thể là các thông tin về nhân thân, số điện thoại, địa chỉ nhà, tài khoản ngân hàng… mà nếu bị đánh cắp, bị lợi dụng thì những thông tin này sẽ gây bất lợi cho NTD cả về tinh thần cũng như vật chất. Bên cạnh đó, nhiều công nghệ hiện đại như định vị toàn cầu GPS, phần mềm gián điệp mà doanh nghiệp sử dụng sẽ dễ dàng thu thập được những thông tin này và sử dụng nó cho các mục đích khác nhau, xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của NTD. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh về bảo vệ thông tin của NTD khi NTD tiến hành giao dịch điện tử với mình được quy định rải rác ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Điều 46 Luật Giao dịch điện tử năm 2005 về bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Tương tự như vậy, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng quy định về trách nhiệm đối với việc thu thập, xử lý, lưu trữ thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng ở Điều 21, 2246. Thêm vào đó, Luật An toàn thông tin mạng coi hành vi "thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh


46 Lại Việt Anh (2010), Bảo vệ quyền lợi NTD trong TMĐT ở Việt Nam, Hội thảo Pháp ngữ khu vực “Bảo vệ quyền lợi NTD: Từ hai góc nhìn Á- Âu”, Hà Nội, 27&28/9/2010.

trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để thu thập, khai thác thông tin cá nhân" là một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7, đồng thời đề ra những quy định cụ thể khi thu thập, sử dụng, cập nhật hay huỷ bỏ thông tin cá nhân trên mạng tại mục 2 Chương II của Luật này.

Hiện nay, trách nhiệm bảo vệ thông tin của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với NTD được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật BVQLNTD năm 2010. Theo đó, trường hợp thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của NTD thì tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm sau:

- Thông báo rõ ràng, công khai trước khi thực hiện với NTD về mục đích hoạt động thu thập, sử dụng thông tin của NTD. Việc này yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành thông báo cho NTD trước khi tiến hành thu thập hay sử dụng thông tin của họ. Đây là yêu cầu cần thiết đảm bảo cho quyền bí mật đời tư được quy định trong Bộ luật dân sự, NTD có quyền đồng ý hoặc không đồng ý cho phép thương nhân được thu thập những thông tin như tên, tuổi, địa chỉ của mình khi tiến hành giao dịch.

- Sử dụng thông tin phù hợp với mục đích đã thông báo với NTD và phải được NTD đồng ý. Nếu NTD đồng ý cung cấp thông tin cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm phải sử dụng những thông tin này đúng như đã thông báo với NTD, không được sử dụng cho mục đích khác như mua bán, chuyển nhượng cho bên thứ ba.

- Bảo đảm an toàn, chính xác, đầy đủ khi thu thập, sử dụng, chuyển giao thông tin của NTD. Khi tổ chức, cá nhân kinh doanh tiến hành việc lưu trữ thông tin của NTD để sử dụng hay chuyển giao thì họ phải có những biện pháp bảo mật nhằm tránh việc để lộ những thông tin cá nhân của NTD ra bên ngoài, ảnh hưởng tới lợi ích của NTD. Ngoài ra, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải đảm bảo thu thập thông tin chính xác và đầy đủ về NTD, tránh việc sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả về mặt vật chất hay tinh thần cho NTD.

- Tự mình hoặc có biện pháp để NTD cập nhật, điều chỉnh thông tin khi phát hiện thấy thông tin đó không chính xác. Đây là một trách nhiệm quan trọng của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc bảo vệ thông tin của NTD, tuy nhiên trên thực tế thường hay bị thương nhân bỏ qua. Việc cho phép NTD sửa chửa kịp thời các sai sót về mặt thông tin vừa có lợi cho tổ chức, cá nhân kinh doanh trong việc chăm sóc khách hàng, vừa có lợi cho NTD tránh khỏi những thiệt hại không đáng có do thông tin sai sót gây nên, ví dụ như việc giao hàng sai địa chỉ, trừ tiền nhầm tài khoản…

- Chỉ được chuyển giao thông tin của NTD cho bên thứ ba khi có sự đồng ý của NTD, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Quy định này đảm bảo cho thông tin của NTD không bị lợi dụng như một mặt hàng có thể mua bán, trao đổi để kiếm lợi nhuận cho tổ chức, cá nhân kinh doanh. NTD thường chỉ đồng ý cung cấp thông tin của mình khi việc làm này là cần thiết cho việc thực hiện giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh và họ muốn thông tin này phải được đảm bảo bởi tổ chức, cá nhân kinh doanh đó. Nếu những thông tin này bị chuyển giao cho bên thứ ba sẽ kéo theo rất nhiều phiền toái cho NTD như việc bị gọi điện chào hàng, nhận những tin nhắn rác… Vì vậy, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh là phải đảm bảo bí mật thông tin của NTD, nếu NTD chưa đồng ý thì không được phép chuyển giao những thông tin này cho bên thứ ba.

Bên cạnh đó, NĐ 52/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về TMĐT đã dành hẳn Mục 1 Chương 5 với 6 Điều47 để quy định về bảo vệ thông tin cá nhân NTD trong TMĐT, ngoài các quy định khá quen thuộc như Sử dụng thông tin cá nhân, Bảo đảm an toàn thông tin cá nhân, Kiểm tra, cập nhật và sửa đổi thông tin cá nhân,.. thì điểm đặc biệt đó là quy định về việc trách nhiệm bảo vệ thông tin cá nhân của NTD sẽ thuộc về chủ thể nào48, kể cả trong trường hợp đã uỷ


47 Từ Điều 68 đến Điều 72

48 Điều 68 quy định trách nhiệm này thuộc về thương nhân, tổ chức, cá nhân thực hiện việc thu thập thông tin cá nhân của NTD.

quyền cho bên thứ ba xử lý thông tin49. Quy định trong Nghị định này khá đầy đủ và cụ thể tuy nhiên lại chỉ giành riêng cho thông tin cá nhân của NTD khi giao dịch trên các trang TMĐT mà thôi.

Trong báo cáo về thực trạng công tác bảo vệ dữ liệu cá nhân năm 2019, Bộ Công an cho biết qua rà soát sơ bộ đã phát hiện hơn 60 tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động mua bán, sử dụng trái phép thông tin, dữ liệu cá nhân trên không gian mạng. Các đối tượng này bao gồm: các công ty cung cấp giải pháp công nghệ, nhân viên môi giới bất động sản, nhân viên ngân hàng, cơ quan nhà nước, người có khả năng truy cập vào hệ thống chính quyền điện tử về giáo dục, y tế, chứng khoán, bệnh viện...

Theo Bộ Công an, các gói dữ liệu thô được rao bán liên quan tới nhiều lĩnh vực: danh sách cán bộ, danh sách nội bộ (thậm chí bao gồm cả các đơn vị công an, quốc phòng, thuế...); điện lực; thuê bao Internet; ngân hàng (chi tiết tới cả số dư tài khoản); bảo hiểm; hồ sơ đăng ký kinh doanh; giáo dục (phụ huynh, giáo viên, học sinh sinh viên); bất động sản (kèm theo khả năng tài chính); nhân sự có chọn lọc (mức thu nhập, chức vụ)...50

Mới đây, thông tin về một vụ việc rao bán dữ liệu cá nhân gây chấn động dư luận xuất hiện từ ngày 13/5/2021, trên diễn đàn "R***forums" - một trang web thường diễn ra các giao dịch mua dữ liệu mà giới hacker (tin tặc) đánh cắp được. Kẻ rao bán tệp dữ liệu dung lượng 17GB chứa đựng thông tin cá nhân của 9.667 người Việt. Trong bài viết, người này cho biết mình đang sở hữu một số lượng lớn dữ liệu KYC (Know Your Customer - dữ liệu để xác minh thông


49 Khoản 2 Điều 68 quy định: “Nếu hợp đồng giữa hai bên không quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên thì thương nhân, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh TMĐT chịu trách nhiệm."


50 Báo Tuổi trẻ online, Trắng trợn rao bán thông tin cá nhân, nguồn: https://congnghe.tuoitre.vn/trang-tron-rao-ban-thong-tin-ca-nhan-20200601075612973.htm ngày truy cập 10/12/2021.

tin người dùng), bao gồm 5 tập hợp file dữ liệu khác nhau, trong số đó có 1 tệp tin dung lượng 1,4 GB chứa thông tin của 3,6 nghìn người, bao gồm họ tên, ngày sinh, ảnh đại diện, địa chỉ, hộ khẩu, email, số điện thoại, số CMND, CCCD, ảnh chụp CMND, CCCD mặt sau và mặt trước51.

Việc thông tin cá nhân của NTD bị rao bán có thể gây ảnh hưởng lớn tới tài sản, sức khoẻ, tinh thần, danh dự của NTD, và quan trọng những thông tin đó bị lọt ra bằng cách nào và từ đâu, đồng thời trách nhiệm của các bên liên quan tới việc bảo mật thông tin của NTD cấp thiết phải được các cơ quan thực thi pháp luật kiểm tra, xử lý để tránh những trường hợp đáng lo ngại như trên.

Pháp luật Việt Nam chỉ quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm gì khi tiến hành thu thập, sử dụng hay chuyển giao thông tin của NTD mà không quy định nguyên tắc cơ bản của việc thu thập, sử dụng thông tin của NTD phải là cần thiết để có thể thực hiện được hợp đồng giữa NTD với tổ chức, cá nhân kinh doanh và một khi mục đích sử dụng thông tin đã hoàn thành, ví dụ như hợp đồng đã hoàn tất thì thông tin của NTD phải được xóa ngay lập tức. Điều này dẫn đến việc các doanh nghiệp tiến hành thu thập thông tin của NTD một cách thiếu chọn lọc, không cần thiết và sau đó lưu trữ lại, không sử dụng khiến cho những dữ liệu này dễ dàng bị lọt ra ngoài vì không được doanh nghiệp quan tâm bảo mật.

2.2.2. Trách nhiệm cung cấp thông tin cho người tiêu dùng

Trong giao dịch điện tử, thông tin về hàng hóa, dịch vụ, về tổ chức, cá nhân kinh doanh đóng vai trò mấu chốt khiến cho NTD quyết định có giao kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân kinh doanh hay không. Với đặc thù của giao dịch điện tử là NTD không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm, đánh giá sản phẩm theo cảm quan của mình mà hoàn toàn dựa vào những thông tin do tổ chức, cá nhân


51 Báo Công an nhân dân online, Hiểm hoạ khi thông tin cá nhân bị rao bán, nguồn: https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/Hiem-hoa-khi-thong-tin-ca-nhan-bi-rao-ban-i606342/ ngày truy cập 10/12/2021.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 17/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí