Cơ Sở Lý Luận, Phương Pháp Nghiên Cứu


- Dịch vụ call center để tư vấn hỏi đáp

Molla và Licker 2001

- Dịch vụ 24/24

Molla và Licker 2001

- Dịch vụ giao hàng

Xuan 2007

- Dịch vụ sau bán hàng

Molla và Licker 2001

- Thông tin phản hồi

Molla và Licker 2001

- Trang cộng đồng

Xuan 2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.


(Nguồn: Thống kê, 2015)


2.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất


Từ Bảng 2.2 có thể thấy được có rất nhiều yếu tố tác động đến sự thành công của doanh nghiệp TMĐT B2C ở trên thế giới. Doanh nghiệp TMĐT Việt Nam tuy đi sau hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp thế giới nhưng không nằm ngoài các yếu tố đó, ngoài ra có thêm một số yếu tố thuộc mang tính chất đặc thù chung tại Việt Nam. Chính vì vậy mô hình nghiên cứu TMĐT B2C được đề xuất không chỉ bao gồm các yếu tố tại Bảng 2.2 mà còn được bổ sung thêm 5 yếu tố mới: Nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về TMĐT, Cơ sở hạ tầng về giao thông, Hệ thống giao nhận hàng

- Logistic, Văn hóa mua sắm của người Việt Nam, Văn hóa vùng miền.


Yếu tố nguồn nhân lực được đào tạo chuyên môn về TMĐT được đề xuất vào mô hình để thực hiện nghiên cứu vì nguồn nhân lực đóng vài trò quan trọng góp mặt trong tất cả hoạt động kinh doanh, tác động trực tiếp đến việc vận hành của doanh nghiệp, tuyển được nguồn nhân lực chất lượng cao có chuyên môn về TMĐT là yếu tố cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Yếu tố Cơ sở hạ tầng về giao thông và hệ thống giao nhận hàng logistic đóng vai trò quan trọng không kém trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMĐT nói riêng. Cơ sở hạ tầng về giao thông tác động đến việc đi lại, vận chuyển, đặc biệt về tình trạng kẹt xe, tắc đường tại Việt Nam, chính vì vậy yếu tố này được đề xuất nghiên cứu nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, yếu tố về Hệ thống giao nhận hàng – logistic cũng được đề xuất nghiên cứu chủ yếu đánh giá về các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận hàng logistic làm cơ sở để cho sự phát triển của doanh nghiệp TMĐT, chính vì vậy hai yếu tố về Cơ sở hạ tầng giao thông và Hệ thống giao nhận – logistic được gộp vào nhóm yếu tố cơ sở hạ tầng để thực hiện nghiên cứu.

Yếu tố văn hóa mua sắm truyền thống được đề xuất thêm trong mô hình khi thực hiện nghiên cứu, vì người Việt Nam đã gắn bó với hình thức mua sắm truyền thống rất lâu thông qua hình thức mua sắm trực tiếp, còn TMĐT là hình thức thực hiện mua sắm thông qua máy tính và mạng Internet, chính vì yếu tố này có thể tác động đến hoạt động kinh doanh TMĐT của doanh nghiệp. Ngoài ra yếu tố Văn hóa vùng miền cũng được đề xuất nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu vì mỗi vùng miền có văn hóa, thói quen mua sắm khác nhau. Do đó hai yếu tố trên được gộp vào nhóm Các yếu tố văn hóa để thực hiện nghiên cứu.

Quá trình nghiên cứu thực tế doanh nghiệp được thực hiện nghiên cứu xoay quanh 51 yếu tố được chia làm 9 nhóm yếu tố:

(H1): Yếu tố tổ chức (H2): Yếu tố về quản lý

(H3): Yếu tố về chiến lược TMĐT (H4): Yếu tố bên ngoài

(H5): Yếu tố nguồn nhân lực chuyên môn TMĐT (H6): Yếu tố cơ sở hạ tầng

(H7): Yếu tố văn hóa


(H8): Yếu tố về người tiêu dùng


(H9): Yếu tố hệ thống thông tin TMĐT



Hình 2 1 Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố thành công của mô hình TMĐT 1


Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất các yếu tố thành công của mô hình TMĐT B2C tại Việt Nam


26

Từ mô hình đề xuất bên trên, từng yếu tố của mô hình sẽ được tiến hành nghiên cứu để phân tích làm rõ ở các chương tiếp theo.

Tóm tắt, Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về TMĐT, tiếp theo đó tóm tắt sơ bộ về tình hình sử dụng Internet và tình hình giao dịch TMĐT B2C tại Việt Nam từ đó thấy rõ được thực trạng TMĐT B2C tại Việt Nam. Ngoài ra Chương 2 đã trình bày cơ sở lý thuyết và thực tiễn từ các nghiên cứu trong và ngoài nước từ đó hình thành mô hình nghiên cứu lý thuyết và đề xuất thêm các yếu tố mang tính đặc thù ở TP.HCM để hình thành nên mô hình nghiên cứu đề xuất, mô hình này được trình bày ở Hình 2.1 để tiến hành nghiên cứu thực tế tại bốn doanh nghiệp. Bước tiếp theo là chọn phương pháp nghiên cứu được trình bày ở Chương 3.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này giới thiệu về các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong nghiên cứu khoa học, đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu và các lý do chọn phương pháp nghiên cứu đến chọn tình huống nghiên cứu, thu thập số liệu và xử lý số liệu, từng bước được diễn tả theo cấu trúc sau:

Hình 3. 1: Cấu trúc phương pháp nghiên cứu


Cơ sở lý luận về phương pháp nghiên cứu

Chọn phương pháp nghiên cứu và lý do chọn PPNC

Chọn tình huống và số lượng tình huống nghiên

cứu


Tổng kết chương

Nghiên cứu dữ liệu

Thu thập dữ liệu


3.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


3.1.1 Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là xác định, thăm dò một số yếu tố giúp ta hiểu sâu sắc về bản chất, nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của vấn đề nhằm để trả lời các câu hỏi như: Cái gì, tại sao, như thế nào.

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa và hành vi của con người và của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành. Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày.

Nghiên cứu định tính dựa trên một chiến lược nghiên cứu linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện ra những yếu tố quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chưa bao quát được trước đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phương pháp thu thập thông tin được chuẩn bị trước, nhưng có thể được điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.

Phương thức tiếp cận là phát triển các lý thuyết từ các tình huống thực tế trong các bối cảnh cụ thể.

Các phương pháp thu thập số liệu trong nghiên cứu định tính:


Phỏng vấn sâu (In-depth Interview)

Phỏng vấn không cấu trúc (Unstructure Interview): Là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội học. Khi sử dụng phương pháp này nhà nghiên cứu phải nhớ một số chủ đề cần phỏng vấn và có thể sử dụng một danh mục chủ đề để khỏi bỏ sót trong khi phỏng vấn. Nhà nghiên cứu có thể chủ động thay đổi thứ tự của các chủ đề tùy theo hoàn cảnh phỏng vấn và câu trả lời của người được phỏng vấn. Phỏng vấn không cấu trúc giống như nói chuyện, làm cho người được phỏng vấn cảm thấy thoải mái và cởi mở trả lời theo các chủ đề phỏng vấn. Điều cốt yếu quyết định sự thành bại của phỏng vấn không cấu trúc là khả năng đặt câu hỏi khơi gợi một cách có hiệu quả, tức là khả năng kích thích người trả lời cung cấp thêm thông tin.

Phỏng vấn bán cấu trúc (Semi-Structure Interview): Phỏng vấn bán cấu trúc là phỏng vấn dựa theo danh mục các câu hỏi hoặc các chủ đề cần đề cập đến. Tuy nhiên thứ tự và cách đặt câu hỏi có thể tuỳ thuộc vào ngữ cảnh và đặc điểm của đối tượng phỏng vấn. Các loại phỏng vấn bán cấu trúc gồm:

- Phỏng vấn sâu có trọng tâm (In-depth Interview)


- Nghiên cứu trường hợp (Case study)


- Lịch sử đời sống (Life – History)

Phỏng vấn có cấu trúc hoặc hệ thống (Structure/System Interview): Là phương pháp phỏng vấn tất cả các đối tượng những câu hỏi như nhau. Thông tin thu được bằng phương pháp này có thể bao gồm cả các con số và các dữ liệu có thể đo đếm được. Phương pháp này được coi là một bộ phận trong nghiên cứu định tính vì chúng giúp cho việc mô tả và phân tích các đặc điểm văn hóa và hành vi của đối tượng nghiên cứu. Phỏng vấn có cấu trúc nhằm phát hiện và xác định rõ các phạm trù văn hóa thông qua sự tìm hiểu “những quy luật văn hóa” trong suy nghĩ của cá nhân, tìm hiểu xem họ nghĩ và biết gì về thế giới xung quan họ và cách họ tổ chức các thông tin này như thế nào. Các loại phỏng vấn có cấu trúc gồm:

- Liệt kê tự do (Free listing)


- Phân loại nhóm (Group category)


- Phân hạng sử dụng thang điểm (Scale category)


Thảo luận nhóm (Group Discussion)

Thảo luận nhóm tập trung (FGD: Focus Group Discussion): Thảo luận nhóm tập trung thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc. Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 8 người có chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính.

Thảo luận nhóm không chính thức (Informal Group Discussion): Phương pháp này dùng kỹ thuật phỏng vấn bán cấu trúc hoặc phỏng vấn tự do. Phương pháp này dễ dàng thực hiện nhưng ít có tính hệ thống do đó khó sử dụng để so sánh giữa các nhóm. Phương pháp này có giá trị đối với các can thiệp đã được lập kế hoạch từ trước.

Phương pháp quan sát (Observation)

Phương pháp phỏng vấn này cung cấp các thông tin về quan niệm, thái độ, giá trị và hành vi tự thuật của đối tượng. Phương pháp quan sát cung cấp thông tin về hành vi thực cho phép hiểu rõ hơn hành vi được nghiên cứu. Người ta có thể quan sát trực tiếp

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/12/2022